Cập Nhật Hóa Vụ Kiện Da Cam

 

Như tất cả chúng ta đều biết, vào ngày 20/9/2005, Hội Nạn nhân chất Da cam/Dioxin VN (NNCDC/D VN)  đă tiến hành và hoàn tất thủ tục kháng án lên ṭa Kháng Án Khu vực 2. Như thế có nghiă là Hội đă chính thức tiếp tục cuộc tranh tụng với 37 Cty hóa chất Hoa kỳ qua con đường pháp lư. Sau đây là những diễn biến tiếp theo trong quá tŕnh tranh thủ sự thắng lợi về phía Việt Nam.

 

Theo sự khuyến cáo của ṭa kháng án, trong hồ sơ tranh tụng kỳ nầy Hội NNCDC/D VN đă không nêu lên những lập luận không có cơ sở đă bị ṭa án Brooklyn bác bơ ngày 10/3/2005 vừa rồi. Trong lần nầy, Hội đă tập trung vào một luận điểm chính là cố gắng chứng minh chất Da cam không những là một chất diệt cỏ mà c̣n là một chất độc (poison). Từ đó có thể căn cứ vào Nghị quyết Geneva 1925 để quy kết chất Da cam là một loại vũ khí giết người hàng loạt qua sự hiện diện của độc chất dioxin.

 

Như trong những lần tranh tụng ở ṭa án Brooklyn trước đây, VN đă lập luận rằng, một trong hai hóa chất để tạo ra hỗn hợp da cam là 2,4,5-T có chứa dioxin. Như chúng ta được biết, trong quá tŕnh sản xuất chất 2,4,5-T, dioxin là một phó phẩm không thể loại trừ được và có nồng độ thay đổi từ 1 đến 10 phần triệu. VN cho rằng các cty hóa chất Hoa Kỳ biết rất rơ điều nầy và không trừ khử dioxin trước khi đem vào áp dụng trong chiến dịch Ranch Hand. Thêm nữa, các cty c̣n thêm lượng dioxin nguyên chất trộn vào hỗn hợp chất da cam. Do đó chất da cam là một chất độc, là một vũ khí giết người hàng loạt và VN dùng luận điệu nầy để kết án các cty hóa chất.

 

Như chúng ta đă từng biết trong quá khứ, Hội NNCDC/D VN không hề đưa ra bằng chứng có căn bản khoa học đề thuyết phục dư luận cùng những nhà chuyên mộn để củng cố lập luận trên. Trong hầu hết những luận cứ VN đưa ra trong vụ kiện đều là những suy nghĩ chủ quan của VN cũng như các kết luận và con số nạn nhân VN đưa ra đều không được cung cấp tài liệu xác thực hay chứng cớ để chứng minh những kết án đă nêu ra.

 

Kể từ sau ngày 30/9, VN đă huy động toàn bộ hệ thống truyền thông như báo chí, truyền thanh, truyền h́nh trong nước để vận động cả trong và ngoài nước hầu hy vọng kéo theo sự ủng hộ của bè bạn khắp năm châu. Trong suốt tháng 10, VN đă huy động truyền thông để đưa ra nhiều bài viết kêu gọi đồng bào quốc nội ủng hộ vụ kiện...v́ công lư, v́ nhân đạo v.v...Và kể từ đầu tháng 11, VN bắt đầu vận động quốc ngoại và gữi phái đoàn đi ra ngoài, cùng tổ chức những buổi hội thảo, mít tinh, cùng triển lăm h́nh ảnh các nạn nhân da cam.

 

Vào ngày 3/11, tại Hà Nội, TS Furukawa Hisao, Giáo sư ĐH Kyoto đă có buổi họp với các thành viên cao cấp của Hội NNCDC/D VN dưới danh nghĩa của Mạng lưới Đoàn kết v́ Mội trường và Ḥa b́nh. Ông công bố kết quả nghiên cứu của ông qua các con số thống kê như sau: Năm 1970, không có trường hợp nào sinh con dị tật; Giai đoạn năm 1971-75 tỷ lệ con dị tật là 6,6%. Giai đoạn 1976-80, tỷ lệ nầy tăng lên 15,7%, rồi tăng lên 19,6% trong giai đoạn 1981-85. Từ 1986-88 tỷ lệ tăng lên đến 30,3%. Ông đưa ra những con số thống kê như trên và kết luận đây là nạn nhân chất da cam trong thời gian chiến tranh Việt Mỹ mà không giải thích phương pháp nghiên cứu cũng như cung cách lấy mẫu và làm thống kê. Số phần trăm ông nêu ra dựa theo tỷ số bịnh nhân từng vùng hay áp dụng cho toàn quốc? Và sau cùng, Ông cũng đề nghị một chương tŕnh nghiên cứu và xử dụng vùng đất bị nhiễm dioxin để cải thiện đời sống và phục hồi sinh thái.

Dĩ nhiên, những công bố của TS Hisao cũng chỉ là những số liệu khô khan hoàn toàn không có thêm một lập luận hay luận cứ khoa học nào nào khác để có thể làm tăng tính thuyết phục cho những nhà làm khoa học chân chính.

 

Tiếp theo, c̣n nhiều cuộc vận động khác lần lượt được đan cử ra đây vài thí dụ điển h́nh kể theo thứ tự thời gian như sau:

 

Vào ngày 6/11, Hội Hữu nghị Pháp Việt phối hợp với Hội Cựu chiến binh Cộng ḥa Pháp và Phong trào v́ Ḥa b́nh Pháp tổ chức một cuộc tuần hành quy tụ khoảng 300 người gồm VN và Pháp trong đó có một nhà sử học Charles Fourniau. Đây là một cuộc tuần hành tuyên truyền về hậu quả chất độc màu da cam ở VN. Ban tổ chức tuần hành tuyên bố:Đây là một hành động diệt chủng của HK và kêu gọi công lư thắng lợi cho nạn nhân VN.

 

Trở lại VN, ngày13/11 Ủy ban Mặt Trận Tổ Quốc tỉnh Đồng Nai và Biên Ḥa tổ chức cuộc đi bộ mang tên Góp tay xoa dịu nỗi đau da cam nhằm tiếp tục ủng hộ nạn nhân trong vụ tranh tụng ở ṭa kháng án. Và c̣n nhiều cuộc tuần hành tương tự ở các thành phố lớn khắp nơi.

 

Đối với hải ngoại, HK là một mặt trận vận động quan trọng nhất. Do đó, ngày 12/11, một phái đoàn do BS Nguyễn Trọng Nhân cầm đầu gồm 2 nạn nhân da cam là bà Đặng thị Hồng Nhật (tpHCM), và Hồ Sỹ Hải (Thái B́nh). Người đi theo phái đoàn thứ tư là Nguyễn Mười có cha là một binh sĩ VNCH đóng ở A Lưới không được cấp chiếu khán qua HK. Lịch tŕnh của phái đoàn là đi viếng thăm, chiếu phim, triển lăm h́nh ảnh nạn nhân. Các bộ phim sẽ được tŕnh chiếu là Nước mắt sân chơi, Những nẽo đường công lư, và Chất độc da cam và quyền sống của con người. Phái đoàn dự định đi tiếp xúc và thuyết tŕnh tại 12 thành phố ở HK từ 16/11 đến 13/12 như New York, Boston, Washington v.v... Chuyến tiếp xúc đầu tiên đă diễn ra tại nhà thờ Cộng đồng New York ngày 16/11. Cử tọa hoàn toàn là người HK. Phái đoàn đă cho cữ tọa biết diễn tiến và nguyên nhân của vụ kiện trong đó quân đội HK đă xử dụng chất da cam trong chiến tranh VN. Các nạn nhân đă gặp gỡ các cựu chiến binh HK cũng là nạn nhân chất da cam. Chuyến tiếp xúc cuối cùng của phái đoàn sẽ diễn ra tại San Francisco dự trù vào ngày 10/12 tại nhà Tưởng niệm Cựu chiến Binh (War Memorial Veterans Building) pḥng 219, đường Van Ness. Hội Khoa học & Kỹ thuật Việt Nam (VAST) sẽ gữi phái đoàn để hy vọng được đối chất trực tiếp và phân phối các tài liệu khoa học để phản bác lại những luận cứ thiếu căn bản khoa học của phái đoàn Hội NNCDC/D VN trong dịp nầy.

 

Nhận xét đầu tiên được ghi nhận là, trong buổi tiếp xúc đầu tiên ở New York với cử tọa người HK, cũng như trong các cuộc phỏng vấn của kư giả ngoại quốc, BS NTNhân lần nầy có những lời lẽ ḥa dịu hơn xưa như: VN muốn giải quyết hậu quả chiến tranh bằng việc hợp tác giữa hai nước, tương tự giúp đỡ lẫn nhau; và rằng Hội NNCDC/D VN chỉ chuẩn bị một cách tương đối v́ không phải luôn sẳn sàng đi kiện mà muốn gợi ư hợp tác.

 

Tuy nhiên, Ông cũng không che giấu luận điệu đe dọa cố hữu của VN như : VN đă thắng Pháp, thắng Mỹ và một số nước khác, th́ không phải là không thông minh. Cho nên trong vụ kiện nầy, người VN cũng biết suy tính để chuẩn bị. Hay HK lắm khi bịp bợm, cần phải cảnh giác v.v... Và tệ hại hơn nữa, ông cũng không che dấu luận điệu rất trịch thượng của kẽ chiến thắng. Điều nầy thể hiện qua cuộc phỏng vấn của Đài BBC rằng ông vẫn tiếp tục gọi những Người lính Việt Nam Cộng Ḥa là Ngụy.

 

Kết luận sau cùng về việc đánh giá kết quả của cuộc tranh tụng kỳ nầy ở ṭa Kháng Án, có lẽ v́ do ảnh hưởng của kết quả cuộc tranh tụng ngày 10/3 vừa qua, chánh án Jack Weinstein đă ra một phán quyết bác bơ tất cả những tố giác của Hội NNCDC/D VN về việc bồi thường thiệt hại do ảnh hưởng của chất da cam, lần nầy các phát biểu của BS NTNhân tương đối ôn ḥa hơn. Ông đă dịu giọng với các cử tọa người Hoa Kỳ trong việc giải quyết bằng thương lượng ngoài ṭa như trường hợp của cựu chiến binh HK năm 1984. V́ nếu cuộc thương lượng ngoài ṭa xảy ra, VN sẽ không bị mất thể diện hơn là trực diện với một phán quyết bác bơ khác của ṭa Kháng án.

 

Tuy nhiên, đối với đa số những người hiểu biết vần đề Da Cam và chiến dịch Ranch Hand của Hoa Kỳ trong thời gian chiến tranh Việt Nam từ năm 1962 đến 1971, VN chỉ muốn mượn vụ kiện chất độc da cam để làm một cuộc vận động chính trị hầu thu nhận thêm nhiều sự đồng thuận từ phía bè bạn khắp năm châu trong việc tranh thủ dư luận trong cuộc chiến vừa qua. Do đó, đây không phải là một mục tiêu nhân đạo mà VN luôn cổ súy hầu giải quyết và xoa dịu nỗi đau của con số 4,8 triệu (?) nạn nhân VN đưa ra.

 

Và chuyến đi của phái đoàn NTNhân trong vụ kiện da cam kỳ nầy cũng có thể có mục đích khác là làm giảm bớt sự chú ư đến cuộc tranh chấp quyền lực đang diễn ra gay gắt ở VN ngơ hầu đánh lạc hướng dư luận của người Việt trong và ngoài nước, cũng như dư luận quốc tế.

 

Dù muốn dù không, VN đă bơ lỡ nhiều cơ hội để có thể giải quyết được t́nh trạng ô nhiễm môi trường sau giai đoạn phát triển ồ ạt từ năm 1986 trở đi qua kết quả của Hội nghị quốc tế Da Cam vào tháng 3/2001 tại Hà Nội. Trong Biên bản Ghi nhớ của hội nghị, Hoa Kỳ hoàn toàn đồng ư viện trợ, giúp đỡ kỹ thuật, huấn luyện nhân sự để tiến hành một cuộc điều tra cơ bản về ảnh hưởng của tất cả các hóa chất độc hại trong đó có dioxin lên con người và môi trường.

 

Vụ kiện đang diễn ra chỉ làm tăng thêm dị biệt giữa hai quốc gia Mỹ Việt và VN sẽ khó có được một sự trợ giúp nhân đạo nào về phía chính quyền HK trong vấn đề nầy.

 

Mai Thanh Truyết

VAST 11/2005