GÓP Ư VỚI TIẾN SĨ NGUYỄN VĂN TUẤN VỀ VẤN ĐỀ CHẤT MÀU DA CAM, DIOXIN VÀ HỆ QUẢ

 

Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (VAST)

Tháng 7 năm 2008

 

 

MỞ ĐẦU

 

Tờ Việt Tide, một tuần báo phát hành tại Orange County, California và Houston, Texas, trong số 350, Mar. 28th – Apr. 03rd, 2008, với chủ đề “Agent Orange: Lá bài của Hà Nội đối với Washington,” có đăng tải một bài phỏng vấn của Đinh Quang Anh Thái (ĐQAT) với Tiến sĩ (TS) Nguyễn Văn Tuấn có tựa đề “Về Vấn đề Chất màu Da cam, Dioxin và Hệ quả.”  [1]  Có lẽ v́ không “hài ḷng” với Việt Tide về bài phỏng vấn nên TS mới cho đăng lại trên blog của ḿnh vào ngày 3 tháng 7 năm 2008 với tựa đề “Chất độc Da cam và Việt Nam” cùng lời bạt như sau: “Lúc vụ kiện chất độc da cam ở vào thời ‘cao điểm’ (đầu năm nay) đào [đài] Little Saigon ở Bolsa phỏng vấn tôi về những luận điểm đằng sau vụ này, và sau đây là trả lời của tôi. V́ ở xa nên tôi không có dịp theo dơi họ phát thanh hay đăng báo ra sao, nhưng tôi vẫn đăng lại để bạn đọc có vài thông tin về vấn đề này.” [2].  Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (VAST) xin mạn phép góp ư với TS, trên lănh vực khoa học kỹ thuật, về một vài điểm trong bài phỏng vấn “Chất độc Da cam và Việt Nam;” v́ chúng tôi tin rằng, đó mới là quan điểm trung thực và chính xác của TS.

 

CHẤT ĐỘC DA CAM?

 

Điểm nổi bật và quan trọng nhất mà TS không hài ḷng có lẽ là việc ĐQAT dùng danh từ “chất màu da cam” thay cho danh từ “chất độc da cam” mà TS thường dùng, kể cả đề tựa của cuốn sách có “tầm vóc lịch sử (sic)” Chất độc Da cam, Dioxin & Hệ quả [3].  Nhưng trên phương diện ngôn ngữ học và độc tố học, danh từ “chất độc da cam” dường như không chính xác.

 

Danh từ “chất độc da cam” dường như được TS dùng để dịch danh từ “agent orange (AO)” trong tiếng Anh sang tiếng Việt.  Theo Tự điển Anh Việt của Nguyễn Văn Khôn th́ chữ “agent” có nghĩa là “tác nhân,” c̣n chữ “orange” có nghĩa là “màu cam hay màu da cam.”  Do đó, AO phải được dịch một cách chính xác là “tác nhân màu cam” hay “tác nhân màu da cam.”  Để cho ngắn gọn, chữ “chất” thường được dùng thay cho chữ “tác nhân;” cho nên, AO có nghĩa là “chất da cam” hay “chất màu da cam.”

 

Như chúng ta đă biết, chất da cam là một loại thuốc khai quang hay diệt cỏ (herbicides) thông dụng và được sử dụng nhiều nhất trong cuộc chiến Việt Nam.  Loại thuốc khai quang nầy là một hỗn hợp 50/50 của hai loại thuốc diệt cỏ 2,4-dichlorophenoxyacetic (2,4-D) và 2,4,5-trichlorophenoxyacetic (2,4,5-T), là hai loại thuốc diệt cỏ rất thông dụng được sử dụng rộng răi trong nông nghiệp ở Hoa Kỳ và nhiều quốc khác trên thế giới.  Thuốc được gọi là chất da cam v́ nó được đựng trong những thùng 55 gallons có sơn một sọc màu da cam rộng 4 inches ở giữa và chung quanh thùng để phân biệt với những loại thuốc khai quang khác.  Phúc tŕnh Cựu chiến binh và Chất da cam - Cập nhật 2006 của Viện Y khoa Hoa Kỳ (Institute of Medicine (IOM)) (Phúc tŕnh Cập nhật 2006) cho biết, “Các nghiên cứu về ảnh hưởng của 2,4-D và 2,4,5-T được công bố sau Phúc tŕnh Cập nhật 2004 th́ phù hợp với kết luận từ trước là hai hóa chất nầy không phải là chất độc cấp tính và có khả năng gây ung thư rất yếu (Studies of effects of 2,4-D and 2,4,5-T published since Update 2004 are consistent with the earlier conclusion that these chemicals are not acutely toxic and have only weak carcinogenic potential).” [4]

 

Trong tiến tŕnh sản xuất, 2,4,5-T có thể chứa một số lượng rất nhỏ chất ô nhiễm bất đắc dĩ.  Đó là chất 2,3,7,8-tetrachlorodibenzo-p-dioxin (TCDD hay dioxin), được xem như là một chất độc.  Nhưng không phải v́ thế mà gọi AO là “chất độc da cam,” cũng như chúng ta không thể gọi vaccine là chất độc v́ nó có chứa một lượng rất nhỏ chất độc thủy ngân!  Và cũng không phải v́ thế mà có thể đồng hóa chất da cam với dioxin.

 

CHẤT ĐỘC DA CAM HAY DIOXIN LÀ NGUYÊN NHÂN GÂY RA BỆNH TẬT Ở VIỆT NAM?

Khi được hỏi về những bằng chứng khoa học cho thấy hệ quả của chất da cam gây ra cho người dân Việt Nam, TS khẳng định rằng: “Cho đến nay, Viện Y khoa Mĩ đă chính thức công nhận chất độc da cam hay dioxin là nguyên nhân [nhấn mạnh của VAST] gây ra một số bệnh như ung thư tế bào mềm, ung thư máu dạng Non-Hodgkin và Hodgkin, ung thư tuyến tiền liệt, ban clor, chứng nứt đốt sống, v.v. Tất cả bằng chứng khoa học để Viện Y khoa đi đến kết luận trên đây không chỉ dựa vào nghiên cứu từ cựu quân nhân Mĩ, mà c̣n – một phần lớn – dựa vào nghiên cứu từ các nước ở Âu châu (đặc biệt là từ Thụy Điển và Ư), Úc, v.v…” [2].  C̣n trên Việt Tide th́ TS nói rằng: “Dựa vào tiêu chuẩn nầy, dioxin được xem là nguyên nhân [nhấn mạnh của VAST] của các bệnh sau đây: Ung thư bạch cầu măn tính (chronic lymphocytic leukemia, CLL), ung thư mô mềm (soft-tissue sarcoma), ung thư dạng phi Hodgkin (non-Hodgkin’s lymphoma), ung thư dạng Hodgkin (Hodgkin’s disease), ban clor (chloracne).” [1]

Nhưng kết quả nghiên cứu ghi trong Bảng S-1 của Phúc tŕnh Cập nhật 2006 th́ không phù hợp với những lời phát biểu vừa nêu của TS.  Kết quả nầy được tóm tắt như sau:

 

            1.Đủ bằng chứng (sufficient evidence) về sự liên hệ (association) giữa việc tiếp xúc với 2,4-D, 2,4,5-T, hay dioxin và các bệnh trạng sau đây:

                                                              i.                                                                                                  Soft-tissue sarcoma (including heart)

                                                             ii.                                                                                                  Non-Hodgkin’s lymphoma

                                                            iii.                                                                                                  Chronic lymphocytic leukemia (CLL)

                                                            iv.                                                                                                  Hodgkin’s disease

                                                             v.                                                                                                  Chloracne

2.                                                               Bằng chứng giới hạn hoặc gợi ư (limited or suggestive evidence) về sự liên hệ giữa việc tiếp xúc với 2,4-D, 2,4,5-T, hay dioxin và các bệnh trạng sau đây:

                                                              i.                                                                                  Laryngeal cancer

                                                             ii.                                                                                  Cancer of the lung, bronchus, or trachea

                                                            iii.                                                                                  Prostate cancer

                                                            iv.                                                                                  Multiple myeloma

                                                             v.                                                                                  AL amyloidosis (category change from Update 2004)

                                                            vi.                                                                                  Early-onset transient peripheral neuropathy

                                                           vii.                                                                                  Porphyria cutanea tarda

                                                          viii.                                                                                  Hypertension (category change from Update 2004)

                                                            ix.                                                                                  Type 2 diabetes (mellitus)

                                                             x.                                                                                  Spina bifida in offspring of exposed people

3.                                                               Bằng chứng không thích hợp hoặc không đầy đủ (inadequate or insufficient evidence) để xác định xem việc tiếp xúc với 2,4-D, 2,4,5-T, hay dioxin có liên hệ đến các bệnh trạng được duyệt  xét sau đây:

                                                              i.                                                                                  Cancers of the oral cavity (including lips and tongue), pharynx (including tonsils), or nasal cavity (including ears and sinuses)

                                                             ii.                                                                                  Cancers of the pleura, mediastinum, and other unspecified sites within the respiratory system and intrathoracic organs

                                                            iii.                                                                                  Esophageal cancer (category change from Update 2004)

                                                            iv.                                                                                  Stomach cancer (category change from Update 2004)

                                                             v.                                                                                  Colorectal cancer (including small intestine and anus) (category change from Update 2004)

                                                            vi.                                                                                  Hepatobiliary cancers (liver, gallbladder, and bile ducts)

                                                           vii.                                                                                  Pancreatic cancer (category change from Update 2004)

                                                          viii.                                                                                  Bone and joint cancer

                                                            ix.                                                                                  Melanoma

                                                             x.                                                                                  Non-melanoma skin cancer (basal cell and squamous cell)

                                                            xi.                                                                                  Breast cancer

                                                           xii.                                                                                  Cancers of reproductive organs (cervix, uterus, ovary, testes, and penis; excluding prostate)

                                                          xiii.                                                                                  Urinary bladder cancer

                                                         xiv.                                                                                  Renal cancer

                                                          xv.                                                                                  Cancers of brain and nervous system (including eye) (category change from Update 2004)

                                                         xvi.                                                                                  Endocrine cancers (thyroid, thymus, and other endocrine)

                                                        xvii.                                                                                  Leukemia (other than CLL)

                                                       xviii.                                                                                  Cancers at other and unspecified sites

                                                         xix.                                                                                  Infertility

                                                          xx.                                                                                  Spontaneous abortion (other than for paternal exposure to TCDD, which appears not to be associated)

                                                         xxi.                                                                                  Neonatal or infant death and stillbirth in offspring of exposed people

                                                        xxii.                                                                                  Low birth weight in offspring of exposed people

                                                       xxiii.                                                                                  Birth defects (other than spina bifida) in offspring of exposed people

                                                       xxiv.                                                                                  Childhood cancer (including acute myelogenous leukemia) in offspring of exposed people

                                                        xxv.                                                                                  Neurobehavioral disorders (cognitive and neuropsychiatric)

                                                       xxvi.                                                                                  Movement disorders, including Parkinson’s disease and amyotrophic lateral sclerosis (ALS)

                                                      xxvii.                                                                                  Chronic peripheral nervous system disorders

                                                     xxviii.                                                                                  Respiratory disorders

                                                       xxix.                                                                                  Gastrointestinal, metabolic, and digestive disorders (changes in liver enzymes, lipid abnormalities, and ulcers)

                                                        xxx.                                                                                  Immune system disorders (immune suppression, allergy, and autoimmunity)

                                                       xxxi.                                                                                  Ischemic heart disease

                                                      xxxii.                                                                                  Circulatory disorders (other than hypertension and perhaps ischemic heart disease)

                                                     xxxiii.                                                                                  Endometriosis

                                                     xxxiv.                                                                                  Effects on thyroid homeostasis

4.                                                               Bằng chứng giới hạn hoặc gợi ư về sự không liên hệ (no association) giữa việc tiếp xúc với 2,4-D, 2,4,5-T, hay dioxin và các bệnh trạng sau đây:

                                                              i.                                                                                  Spontaneous abortion and paternal exposure to TCDD

 

Kết quả trong Bảng S-1 trên đây cho thấy IOM chưa hề công nhận chất da cam hay dioxin là “nguyên nhân” gây ra bất cứ một bệnh tật nào, kể cả chloracne.  IOM chỉ xác nhận mức độ tin cậy của sự liên hệ giữa việc tiếp xúc với chất da cam hay dioxin và các bệnh được duyệt xét bằng các phương pháp nghiên cứu dịch tễ học. 

 

TS nói rằng IOM “... đă chính thức công nhận chất độc da cam hay dioxin là nguyên nhân gây ra một số bệnh như... ung thư tuyến tiền liệt [prostate cancer]... chứng nứt đốt sống [spina bifida in offspring of exposed people]...” [2], nhưng theo Bảng S-1, IOM vẫn chưa có đủ bằng chứng (chỉ có bằng chứng giới hạn hoặc gợi ư) để kết luận hai bệnh trạng nầy có liên hệ với việc tiếp xúc với chất da cam hay dioxin.

 

Có thể TS cho rằng “liên hệ là nguyên nhân,” nhưng trong dịch tễ học th́ không hẳn như vậy.

 

“Dịch tễ học là môn học nghiên cứu để t́m hiểu xem bệnh tật trong các nhóm dân số của con người và thú vật xảy ra như thế nào, ở đâu, và lúc nào.  Các chuyên gia dịch tễ học cố gắng xác định các yếu tố liên hệ đến bệnh tật (yếu tố rủi ro (risk factors)) và các yếu tố có thể giúp con người và thú vật chống lại bệnh tật (yếu tố bảo vệ (protective factors))...  Các nghiên cứu dịch tễ học không bao giờ có thể chứng minh nguyên nhân (causation); điều đó có nghĩa là, nó không thể chứng minh rằng một yếu tố rủi ro nào đó đích thực là nguyên nhân của bệnh tật được nghiên cứu.  Bằng chứng dịch tễ học chỉ có thể cho thấy rằng yếu tố rủi ro nầy có liên hệ (kiên kết (correlated)) với việc bệnh tật xảy ra nhiều hơn trong dân số tiếp xúc với yếu tố rủi ro đó.  Sự liên kết càng cao th́ sự liên hệ càng chắc chắn, nhưng nó không thể chứng minh là nguyên nhân.” [5]

 

KHÔNG CẦN BẰNG CHỨNG TỪ VIỆT NAM!

 

Trong khi trả lời về những bằng chứng khoa học cho thấy hệ quả của chất da cam gây ra cho người dân Việt Nam, TS phát biểu rằng: “... để đi đến một kết luận về mối liên hệ giữa dioxin và bệnh tật trong người Việt Nam, không ai lại ngớ ngẩn đi hỏi phải có bằng chứng từ Việt Nam; bằng chứng từ Mĩ hay Âu châu, một khi đúc kết cho có hệ thống cũng đủ để đi đến kết luận.” [2]

 

Về mặt khoa học, chúng tôi, và có lẽ cả cộng đồng khoa học thế giới nữa, muốn được học hỏi phương pháp mà TS đă dùng để đi đến một kết luận về mối liên hệ giữa dioxin và bệnh tật trong người Việt Nam mà không cần phải có bằng chứng từ Việt Nam!  Chúng tôi nghĩ rằng các nghiên cứu bằng phương pháp dịch tễ học, cho dù được đúc kết có hệ thống cách mấy, cũng không thể áp dụng được v́ chúng được thực hiện bằng dữ kiện khác nhau trên các nhóm dân số khác nhau.

 

Về mặt pháp lư, chúng tôi xin trích một đoạn trong Reference Manual on Specific Evidence để góp ư với TS.  “Dịch tễ học quan tâm đến sự xảy ra của bệnh tật trong các nhóm dân số (populations) và không đề cập đến câu hỏi về nguyên nhân gây bệnh của cá thể (cause of an individual’s disease).  Câu hỏi nầy, thỉnh thoảng được gọi là nguyên nhân cá biệt (specific causation), nằm ngoài phạm vi của dịch tễ học. Dịch tễ học đạt đến giới hạn của nó sau khi xác định sự liên hệ giữa một tác nhân và một bệnh tật là nguyên nhân gợi ư (nguyên nhân tổng quát) và mức độ rủi ro của tác nhân nầy; có nghĩa là, dịch tễ học xem xét xem một tác nhân có thể gây ra một bệnh tật hay không, chứ không thể xem xét xem một tác nhân đă gây bệnh cho một nguyên đơn cá biệt.

 

Dù sao, vấn đề nguyên nhân cá biệt là một yếu tố tư pháp cần thiết trong một vụ kiện về chất độc.  Nguyên đơn không những phải chứng minh rằng tác nhân của bị đơn (defendant’s agent) có khả năng gây ra bệnh (capable of causing disease) mà c̣n phải chứng minh rằng nó đă gây bệnh cho ḿnh (did cause the plaintiff’s desease).  Do đó, một số ṭa án bị đặt trước câu hỏi pháp lư về tiêu chuẩn cho bằng chứng của nguyên nhân cá biệt và vai tṛ của bằng chứng dịch tễ học trong việc trả lời câu hỏi pháp lư nầy.  Đây không phải là câu hỏi mà dịch tễ học có thể trả lời.” [6]     

 

SỐ “NẠN NHÂN DA CAM” Ở VIỆT NAM

 

Khi được hỏi về con số “nạn nhân da cam” ở Việt Nam, TS cho biết: “Nhà nước Việt Nam đưa ra con số nạn nhân là 1 triệu.  Tôi nghĩ con số đó hoàn toàn có cơ sở khoa học, nhưng thấp hơn thực tế.” [2] TS cũng trích dẫn kết quả nghiên cứu của TS Jeanne Mager Stellman, Đại học Columbia nói rằng có “... 4,8 triệu người phơi nhiễm độc chất,” và có lẽ “nhất trí” với con số nầy v́ không có ư kiến.   

 

Một lần nữa, chúng tôi hy vọng TS có thể chia sẻ với chúng tôi và cộng đồng khoa học quốc tế những cơ sở khoa học mà TS đă dùng, hoặc nhà nước Việt Nam đă dùng, để nói rằng con số nạn nhân da cam ở Việt Nam là 1 triệu người.  Chúng tôi cũng mong TS chia sẻ con số nạn nhân mà TS gọi là “thực tế.”  Nhưng dường như TS chưa kịp cập nhật hóa (update) dữ kiện của ḿnh, v́ trong buổi điều trần trước Tiểu ban Á Châu, Thái B́nh Dương, và Môi trường Toàn cầu của Hạ Viện Hoa Kỳ hôm 15 tháng 5 năm 2008, Hội Nạn nhân Chất độc da cam/Dioxin Việt Nam cho biết con số nạn nhân “trên 3 triệu.”  Con số nầy phù hợp với con số 3 triệu được TS Vaughan Turekian cho biết trong buổi điều trần là do chánh phủ Việt Nam cung cấp [7].

 

Ngay sau khi nghiên cứu của Đại học Columbia được công bố, VAST đă liên lạc với TS Stellman để t́m hiểu thêm về kết quả nghiên cứu v́ “... chúng không phù hợp với dữ kiện do chính bà ‘khám phá’ và có tính cách thổi phồng.” [8]  Về con số 4,8 triệu người được cho là bị phun trực tiếp “... TS Stellman thừa nhận rằng Bà ‘... phải tính hết cả ô cho an toàn [?]’ (59), v́ theo cách tính của Bà, một xă ấp hay một người được xem là tiếp xúc trực tiếp (hay bị phun trực tiếp) với thuốc diệt cỏ nếu xă ấp hay người đó nằm trong một ô vuông có cạnh khoảng 1,1 km, cho dù xă ấp hay người đó nằm ở gần một góc của ô vuông và thuốc được phun ở gần góc đối diện, cách xa nhau khoảng 1,5 km.” [8]

 

CHẤT DA CAM GÂY DỊ TẬT BẨM SINH?

Khi được yêu cầu giải thích tại sao có nhiều sĩ quan và binh sĩ Quân đội Việt Nam Cộng Ḥa đă từng sống và sử dụng nước trong vùng bị phun thuốc da cam mà họ không hề bị ảnh hưởng, TS chỉ nói rằng “phát biểu như thế không có giá trị khoa học cao” (tức là có giá trị khoa học, phải không TS?) và dành hầu hết phần trả lời để nói về vấn đề dị tật bẩm sinh.  TS phát biểu rằng: Nghiên cứu cơ bản đă chứng minh cho thấy dioxin có khả năng gây dị tật bẩm sinh, và đó chính là lí do tại sao chính phủ Hoa Ḱ quyết định ngưng chiến dịch phun chất độc màu da cam ở Việt Nam.  Nghiên cứu trên hơn 20 quần thể ở Mĩ và Việt Nam mà chúng tôi tổng kết cho thấy người bị phơi nhiễm dioxin có tỉ lệ sinh con dị tật bẩm sinh cao hơn người không bị phơi nhiễm đến 2-3 lần. Đó là một sự thật khoa học không thể chối căi được.” [2]

Nếu “nghiên cứu cơ bản” mà TS đề cập đến là các nghiên cứu trên loài chuột th́ quả thật, dioxin có khả năng gây dị tật bẩm sinh, và đó là lư do khiến chánh phủ Hoa Kỳ ngưng sử dụng thuốc khai quang ở Việt Nam.  Nhưng trên phương diện khoa học, chuột không thể là... người! Do đó mà măi cho đến nay, như TS đă biết, ngay cả IOM cũng không thể kết luận rằng việc tiếp xúc với chất da cam hay dioxin có liên hệ (xin lập lại, có liên hệ) đến dị tật bẩm sinh ở con người v́ chưa có đủ bằng chứng (xin xem Bảng S-1).

 

Nếu cái nghiên cứu trên hơn 20 quần thể ở Mỹ và Việt Nam mà TS đề cập đến là cái nghiên cứu chung với Bác Sĩ (BS) Ngô Đức Anh, “Sự liên hệ giữa chất da cam và dị tật bẩm sinh: duyệt xét có hệ thống và phân tích tổng hợp (Association between Agent Orange and birth defects: system review and meta-analysis)” [9], chúng tôi nghĩ rằng ư kiến sau đây của BS Arnold Schecter, người được TS ca tụng là đă bỏ cả đời để nghiên cứu AO, thật là đầy đủ và thích hợp.

 

“Đề tài nghiên cứu của BS Ngô và các tác giả đă được nhắc đến từ thập niên 1960: Việc tiếp xúc với chất da cam được phun ở Việt Nam từ 1962 đến 1971, hay chất ô nhiễm dioxin của nó (2,3,7,8-tetrachlorodibenzodioxin hay TCDD), có làm gia tăng số trường hợp dị tật bẩm sinh ở Việt Nam hay không?  Từ năm 1983, có một số tham luận trong các buổi hội thảo ở Việt Nam hổ trợ lập luận (belief) cho rằng việc tiếp xúc với chất da cam có liên quan đến dị tật bẩm sinh ở Việt Nam.  Tuy nhiên, các phúc tŕnh ủy ban của IOM thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia Hoa Kỳ (National Academy of Sciences), công bố mỗi hai năm từ năm 1994 và gần đây nhất là ‘Cựu chiến binh và Chất da cam, Cập nhật 2004,’ kết luận rằng, ngoại trừ spina bifida và anencephaly, tài liệu đă công bố và được duyệt xét không hổ trợ một cách thuyết phục sự liên hệ giữa việc tiếp xúc với thuốc diệt cỏ hay dioxin và dị tật bẩm sinh ở con người...  Trong và sau chiến tranh, chắc chắn có nhiều người Việt Nam bị nhiễm chất cực độc nầy.  Dựa trên kết quả nghiên cứu độc tố học và dịch tễ học từ nhiều quốc gia, chúng tôi tin rằng (it is our belief) dioxin có thể có ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe ở Việt Nam.  Nhưng chúng tôi không tin (not convinced) rằng các nghiên cứu liên kết dị tật bẩm sinh với dioxin của Việt Nam có giá trị nào khác ngoài việc gợi ư (suggestive).  Chúng tôi không thấy một nghiên cứu ở ngoài Việt Nam nào liên kết thuốc diệt cỏ hay dioxin với dị tật bẩm sinh, ngoại trừ spina bifida và anencephaly.  Một số nghiên cứu hoặc phúc tŕnh ở Việt Nam trước đó cũng cho rằng có sự liên hệ đến ung thư gan, hydatidiform mole, và choriocarcinoma; nhưng sự liên hệ nầy không thể đứng vững sau khi được nghiên cứu kỹ lưỡng bởi khoa học gia Tây phương và Việt Nam.  Bài viết nầy cùng với phương pháp mới và khác thường (novel approach) của nó cho thấy nhu cầu trong việc nghiên cứu kỹ lưỡng và có kiểm soát (rigorously controlled research) để có thể trả lời một cách chắc chắn câu hỏi đă nêu ở trên.  Cho đến nay, câu trả lời thuận lợi nhất là “không vững chắc về mặt khoa học (scientifically equivocal),” và câu trả lời bất lợi nhất là “không có bằng chứng khoa học có giá trị (without valid positive scientific evidence).” [10]

 

Cũng xin nhắc lại là BS Schecter đă từng tuyên bố, từ năm 1999, rằng: “... hầu hết các trường hợp dị dạng của trẻ em ở Việt Nam gần như chắc chắn không phải do dioxin hoặc chất da cam gây ra (It appears most of the malformations seen in Vietnamese children are almost certainly not from dioxin or Agent Orange).” [11]

 

Chúng tôi hy vọng TS sẽ tiếp tục “đi t́m bằng chứng khoa học có giá trị” như BS Schecter đề nghị, bởi v́ theo lời TS, “the absence of evidence does not mean that the evidence is absent (bằng chứng chưa đầy đủ không có nghĩa rằng không có bằng chứng)” [12].

 

LIÊN HỆ GIỮA SUY DINH DƯỠNG VÀ DỊ TẬT BẨM SINH

 

Khi được yêu cầu nhận định về việc trẻ em ở Việt Nam sinh sau năm 1975 bị dị dạng là v́ thiếu dinh dưỡng và do bà mẹ phải sống trong môi trường ô nhiễm của Việt Nam chứ không hề do chất da cam, TS phát biểu như sau: “Tôi thấy nhận định như thế thiếu tính thuyết phục, v́ nó thiếu tính khoa học và thậm chí... ngụy biện.  Cần nhắc lại rằng chúng ta đang nói những trường hợp dị tật bẩm sinh trước năm 1975 chứ không hẳn chỉ sau năm 1975.  Tôi là người làm về dịch tễ học và từng được đào tạo về ngành nội tiết học chưa nghe về mối liên hệ giữa suy dinh dưỡng và dị tật bẩm sinh.  Phát biểu rằng các bà mẹ sống trong môi trường ô nhiễm và do đó có nguy cơ sinh con với dị tật cao th́ tôi e rằng thiếu khoa học và... ngụy biện.  Không rơ “ô nhiễm” ở đây là ô nhiễm ǵ, v́ chúng ta cũng đang sống trong môi trường ô nhiễm.  Vấn đề là bằng chứng khoa học, chứ không nên phát biểu theo niềm tin và cảm nhận cá nhân.” [2]

 

Chúng tôi xin xác nhận với TS là, từ nhiều năm nay, VAST đă nhiều lần lên tiếng về vấn đề nầy qua tài liệu và dữ kiện của các cơ quan có thẩm quyền quốc tế lẫn quốc nội, nhận định tại chỗ của các chuyên viên đáng tin cậy, chẳng hạn như BS Dương Quỳnh Hoa, và vô số tin tức được đăng tải trên báo chí trong nước.  Chúng tôi nghĩ chỉ v́ quá bận rộn với công việc nên TS không có th́ giờ để đọc hoặc t́m hiểu đó thôi!  Nếu có th́ giờ, chúng tôi đề nghị TS “lên mạng” rồi “gơ” malnutrition and birth defects vào cái Google search, TS sẽ biết thế nào là suy dinh dưỡng và mối liên hệ của nó với dị tật bẩm sinh!  Ở đây, chúng tôi xin trích một tài liệu “vỡ ḷng” tiêu biểu trong website của Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc (United Nations Children’s Fund (UNICEF)) để “giới thiệu” cùng TS.

 

“Suy dinh dưỡng là ǵ?

 

Suy dinh dưỡng – là t́nh trạng nuôi dưỡng thiếu thốn (poorly nourished) – không chỉ là kết quả của việc thiếu thực phẩm mà do sự kết hợp của nhiều yếu tố: thiếu chất đạm, năng lượng, và chất vi dinh dưỡng (micronutrients); bị nhiễm trùng và bệnh thường xuyên; cách cho ăn và chăm sóc tồi tệ; dịch vụ y tế không thích đáng; và nước và t́nh trạng vệ sinh không an toàn (unsafe water and sanitation).

 

Hậu quả tàn khốc nhất của suy dinh dưỡng là ở dạ con (womb) – nơi mà thai nhi có thể không phát triển b́nh thường – và ở trong những năm đầu đời của đứa bé, khi suy dinh dưỡng có thể cản trở sự phát triển tinh thần và thể xác của bé.  Suy dinh dưỡng có nhiều dạng và đứa bé có thể bị ảnh hưởng nhiều cách khác nhau cùng một lúc.  Gần 1/3 trẻ em ở các quốc gia đang phát triển bị suy dinh dưỡng – 150 triệu bị thiếu cân.  175 triệu trẻ em khác th́ thiếu chiều cao v́ bệnh tật và thiếu ăn.  Hơn 60% trẻ em th́ không được bú sữa mẹ trong 6 tháng đầu.

 

Hàng triệu trẻ em thống khổ v́ suy vi dinh dưỡng – tức cơ thể thiếu các khoáng chất căn bản – iodine, sắt và kẽm – và sinh tố (vitamins) – sinh tố A, folate.  Cơ thể cần một lượng rất nhỏ chất vi dinh dưỡng để tạo ra enzymes, hormones và các chất cần thiết để điều tiết sự vươn lớn (growth), phát triển và hoạt động của hệ thống miễn nhiễm và sinh sản.  Thiếu chất iodine có thể đưa đến tàn phế thân thể hoặc thần kinh.  Thiếu chất sắt có thể gây thiếu máu thập tử nhất sanh hoặc làm giảm năng suất.  Thiếu sinh tố A có thể bị mù hoặc làm suy yếu hệ miễn nhiễm.  Thiếu chất folate có thể sinh con thiếu cân hoặc dị tật bẩm sinh như spina bifida.” [13]

 

Nếu TS muốn biết “bằng chứng khoa học” ở Việt Nam, chúng tôi đề nghị TS nên xem cái video do Ronin Films thực hiện vào năm 1992 ở Úc, với sự trợ giúp của Film Victoria và SBS TV [14].  Qua video, BS Dương Quỳnh Hoa, nguyên Bộ trưởng Y tế của Chánh phủ Cách mạng Lâm thời Cộng ḥa miền Nam Việt Nam, cho biết, t́nh trạng nghèo đói và suy dinh dưỡng cộng với việc chăm sóc y tế tồi tệ (v́ thiếu phương tiện và nhân viên y tế có khả năng) ở Việt Nam sau chiến tranh, đặc biệt là ở vùng nông thôn và rừng núi, là nguyên nhân chánh yếu của hầu hết trường hợp bệnh tật, kể cả dị tật bẩm sinh mà BS Hoa có dịp quan sát tận mắt.  TS nghĩ sao về nhận định nầy?  Chúng tôi cho rằng nhận định của BS Hoa rất thuyết phục, rất khoa học, không ngụy biện, không dựa theo niềm tin, không dựa theo cảm nhận cá nhân, và nhất là hoàn toàn phù hợp với tài liệu của UNICEF được trích ở trên.

 

Để minh chứng rằng các bà mẹ sống trong môi trường ô nhiễm có nguy cơ sinh con với dị tật cao, chúng tôi xin đưa ra một thí dụ điển h́nh được đăng tải trên báo chí trong nước.  “Chỉ tính trong một tuần trở lại đây, tại địa bàn thành phố đă có hơn 35 nhân viên y tế, điều dưỡng bị ‘dính’ bệnh Rubella qua tiếp xúc với bệnh nhân tại các pḥng khám và một số nơi công cộng khác.  Bác sĩ Lê Thanh Hải - Giám đốc Trung tâm Y tế Dự pḥng TP HCM cho biết, ngày 8/3 [2007], một ổ dịch Rubella đă xuất hiện tại Cty dược Roussel Việt Nam (ở quận 1), khiến 5 nhân viên của Cty này mắc bệnh, trong đó có 2 phụ nữ đang mang thai.  Đáng quan tâm hơn là, một trong số nhân viên mang thai sau khi tiến hành khám thai đă được các bác sĩ tại Bệnh viện Hùng Vương yêu cầu phá bỏ thai nhi v́ nguy cơ bị dị tật bại năo, đục thủy tinh thể ở thai do nhiễm bệnh.” [15].  Qua thí dụ nầy, hy vọng TS có thể thấy được rằng việc các bà mẹ sống trong môi trường ô nhiễm có nguy cơ sinh con bị dị tật bẩm sinh là... có thật chứ không ngụy biện!

 

THAY LỜI KẾT

 

Kể từ năm 2000 cho đến nay, chúng tôi rất ngưỡng mộ tài năng của TS, một khoa học gia trẻ có “nhiệt t́nh” với đất nước và dân tộc Việt Nam.  Lúc nào TS cũng muốn “bàn thảo trong t́nh đồng hương” để nâng cao tŕnh độ của cộng đồng khoa học người Việt ở trong lẫn ngoài nước cũng như để mở mang kiến thức cho sinh viên trong nước, đặc biệt trong lănh vực khoa học.  Chúng tôi rất tâm đắc với nhiều ư kiến của TS, chẳng hạn như các ư kiến sau đây:

 

“Nhà khoa học chân chính là một thành viên có trách nhiệm và lương tâm với xă hội, dân tộc.  Người làm khoa học chân chính phải tuân thủ theo những đạo đức khoa học.  Một số trong những đạo đức căn bản đó là: trung thực với số liệu, thành thật trước đồng nghiệp, và chấp nhận những khiếm khuyết của khoa học.” [16] 

 

“Trong các diễn đàn khoa học, nhà nghiên cứu không khi nào đi ra khỏi sở trường và chủ đề nghiên cứu của ḿnh... Trong khoa học, người ta có câu ‘Garbage in, garbage out,’ nếu phương pháp nghiên cứu hư hỏng, hay sai lầm, th́ kết quả của những nghiên cứu như thế chỉ là rác rưởi mà thôi... Người làm hóa học chưa chắc hiểu được một bài báo y học, và ngược lại, một người làm trong y học chưa chắc hiểu một bài báo hóa học... Suy luận cần phải có kiến thức và kinh nghiệm thực tế, chứ không phải chỉ dựa vào những con số thống kê vô hồn.” [17]

 

“Làm khoa học nói cho cùng là đi t́m sự thật.” [18]

 

“Làm khoa học mà không có phản biện (hay sợ phản biện) th́ không thể xem đó khoa học (hay không nên làm khoa học).” [19]

 

“Trong bất cứ thảo luận nào, chỉ có luận điểm -- chứ không phải cá nhân người phát biểu -- mới là tâm điểm, là đối tượng để bàn luận. Điều quan trọng hơn, những luận điểm đó phải có cơ sở và bằng chứng khoa học. Đối với ư kiến không có bằng chứng khoa học, nhưng người phát biểu lại sử dụng chuyên môn của ḿnh ra làm bảo kê th́ đó là một h́nh thức ngụy biện...  Giảng người khác mà không làm theo điều ḿnh giảng -- nói như ông bà ḿnh vẫn nói -- là đạo đức giả (hypocrisy).” [20]

 

“Vấn đề là bằng chứng khoa học, chứ không nên phát biểu theo niềm tin và cảm nhận cá nhân.” [2]

 

Chúng tôi cho rằng những ư kiến nầy cũng là những tiêu chuẩn cần phải có của một khoa học gia chân chính, vô tư, và khiêm nhường.  Hy vọng TS sẽ tiếp tục theo đuổi và thực hiện những ư kiến đó.


TÀI LIỆU THAM KHẢO

 

[1]        Đinh Quang Anh Thái. “Về Vấn đề Chất màu da cam, Dioxin và Hệ quả.”  Việt Tide 350, Mar. 28th – Apr. 3rd, 2008.  Westminster, California.

[2]        Nguyễn Văn Tuấn.  Thursday, July 3, 2008. “Chất độc Da cam và Việt Nam.”  http://tuanvannguyen.blogspot.com

[3]        Nguyễn Văn Tuấn.  Tháng 7 năm 2004.  Chất độc Da cam, Dioxin & Hệ quả.  Nhà Xuất bản Trẻ.  Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam.

[4]        Institute of Medicine.  2007. Veterans and Agent Orange.  Update 2006.  National Academy Press, Washington, D.C.

[5]        Extension Toxicology Network.  September 1993.  “Toxicolgy Information Brief – Epidemiology.”  Cooperative Extension Offices of Cornell University, Michigan State University, Oregon State University, and University of California at Davis. http://pmep.cce.cornell.edu/profiles/extoxnet/TIB/epidemiology.html

[6]        Michael D. Green, D. Michael Freedman, and Leon Fordis.  2000. “Reference Guide on Epidemiology.”  Reference Manual on Scientific Evidence, Second Edition.  Federal Judicial Center.  Washington, D.C.

[7]        Nguyễn Minh Quang – Mai Thanh Truyết. 11 tháng 6 năm 2008. “Nhận xét về buổi Điều trần ‘Trách nhiệm Bỏ quên của Chúng ta: Chúng ta Có thể Là ǵ Để Giúp Nạn nhân Da cam?’ ở Hạ Viện Hoa Kỳ ngày 15 tháng 5 năm 2008.”  Việt Báo.  Westminster, California.

[8]        Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (VAST).  Tháng 10 năm 2004.  Nhận định về vụ kiện chất da cam/dioxin của Việt Nam.  Orange County, California.

[9]        Ngo AD, Taylor R, Roberts CL, Nguyen TV.  “Association between Agent Orange and birth defects: systematic review and meta-analysis.”  International Journal of Epidemiology 2006; 35: 1220-30.  Oxford University Press.

[10]       Arnold Schecter and John D Constable.  “Commentary: Agent Orange and birth defects in Vietnam.”  International Journal of Epidemiology 2006; 35: 1230-32.  Oxford University Press.

[11]       Reuters.  July 5, 1999.  “US Agent Orange study in Vietnam moves up gear.”  Reported from Hanoi, Vietnam by Dean Yates.

[12]       Nguyễn Văn Tuấn.  Tháng 9 năm 2001. “Câu chuyện Dioxin và Bệnh tật, Thực hay Giả?”  Đi Tới, số 50, tháng 10 năm 2001.  Montreal, Canada.

[13]       United Nations Children’s Fund.  “The big picture.”  Accessed July 8, 2008. http://www.unicef.org/nutrition/index_bigpicture.html

[14]       Wendie Llewellyn. 1992. Code Name 7 Roses.  A video produced by Ronin Films with the assistance of Film Victoria and SBS TV.  Australia.

[15]       Lê Nguyễn.  12 tháng 3 năm 2007. “TPHCM: Bệnh Rubella lại bùng phát.”  Tiền Phong.  http://www.tienphong.vn

[16]       Nguyễn Văn Tuấn.  25 tháng 1 năm 2002.  “Dư luận xung quanh vụ ‘Thực phẩm Việt Nam nhiễm độc?’: Khoa học hay phản bội tinh thần khoa học?”  Người Việt.  Westminster, California.

[17]       Nguyễn Văn Tuấn.  6-8 tháng 2 năm 2002. “Phản trí thức và lạm dụng khoa học trong so sánh.”  Người Việt.  Westminster, California.

[18]       Tố Phương.  8 tháng 7 năm 2005. “Giáo sư, Tiến sĩ Y khoa Nguyễn Văn Tuấn (Sydney, Australia), ‘Phía bên kia’ là quê hương tôi!”  Người Viễn Xứ.  http://nguoivienxu.vietnamnet.vn

[19]       Bưu Điện Việt Nam. 15 tháng 3 năm 2008. “Đăng tải thông tin khoa học: Hăy hoài nghi.”  Diễn đàn Nghiệp vụ Báo Chí Việt Nam. http://www.vietnamjournalism.com

[20]       Nguyễn Văn Tuấn.  22 tháng 4 năm 2008. “Bằng chứng khoa học thay v́ lên lớp (trả lời bác sĩ Nguyễn Văn Dũng trên báo Sức khỏe và Đời sống).” http://tuanvannguyen.blogspot.com