NHỮNG BẤT THỪƠNG VÀ TAI HẠI CỦA KINH TẾ XHCN VIÊT NAM

 

( Tóm tắt phát biểu trong buổi họp mặt “Ngày quốc hận”  tai Westminster ngày 26 –4-08

  do Tổng hội CSV Quốc gia Hành chánh tổ chức)

                                                                                             

Nguyễn Bá Lộc

 

Sau khi chiếm miền Nam, CSVN tưởng rằng công cuộc phát triển kinh tế dẽ dang., nhanh chóng.

Nhưng 10 năm sau  (1985) nền kinh tế bị kiệt quệ. Lợi tức đầu người chỉ có 120 mỹ kim. Viet nam XHCN là một trong 10 nước nghèo nhứt thế giới. Lạm phát lên mức kinh khủng 700%. Kỹ nghệ suy tàn . Nông nghiệp tăng không bao nhiêu . Lương thực không đủ ăn. T́ng trạng kinh tế xă hội thật bi đát.

Để cưú nguy chế độ , CSVN đă thay đổi đường lối kinh tế trong một mô h́nh mới “ Kinh tế thị trường định hướng XHCN” ( từ 1986) Nền kinh tế được phục hồi một phần nào sau đó và tới bây giờ. Tỷ suất phát triển cao ( 8-8.5% một năm, hạng nh́ Á châu sau Trung quốc). Lợi tức đầu người tăng lên 500 mỹ kim ( gấp 4 lần trong 20 năm) .Một số người kể cả cơ quan viện trợ quốc tế, trong cái nh́n phiến diện  cho rằng VN đă và sẽ phát triển rất tốt, rất nhanh.

Những kết quả mà nhiều người thấy được và biết được thấy được đó chỉ là bề ngoài. Tuyệt đại đa số người dân c̣n quá nghèo khó. Nhứt là nông dân và công nhân thường, với lợi tức đầu người không tới 100mỹ kim/ năm. Tỷ suất phát triển kinh tế cao không đủ mà c̣n nhiều yếu tố khác như mức lạm phát , sự cách biệt giàu nghèo , phẩm chất cuộc sống. Ngaỳ nay VN hảy c̣n nằm trong nhóm những nước có lợi tức thấp.Ví dụ so với Nam hàn, năm 1960 lợi tức đầu người của Nam Hàn chỉ có 60 mỹ kim/ năm , nghèo hơn miền Nam lúc đó; nhưng 30 năm sau (1990) lợi tức  lên tới 10.000 mỹ kim và nay,  (2007), theo World Bank, lên 12.270 mỹ kim. tức là hơn Việt nam bây giờ gấp 22 lần.

Để hiểu thực sự nền kinh tế Việt nam XHCN cần phải đi sâu hơn , xa hơn. V́ nên kinh tế đó c̣ nhiều bất thường.

Nguyên nhân chính của sự kém cỏi đó là do đảng CSVN quản lư kém nền kinh tế quốc dân và nhứt là   đảng viên CS cố ư và âm mưu chiếm đoạt quá nhiều tài sản công và tư , kể cả tiền viện trợ.

Hôm nay, nhân kỹ niệm 33 năm CS chiếm miền Nam, trên b́nh diện kinh tế, chúng tôi xin nêu lên đây  một vấn đề là : CSVN đă mắc một món nợ kinh tế to lớn đối với Tổ quốc và dân chúng Việt nam.

CSVN chiếm đoạt tài sản cách có ư đồ , có tổ chức và rất qui mô dù nền kinh tế đó thay h́nh đổi dạng. Chúng ta có thể kể một số trường hợp.

-       Trong Kế hoạch kiểm kê và quốc hữu hóa trong hai năm 1975 và 1976 :

Công tác quan trọng của CSVN là kiểm kê tức tốc các phương tiện sản suất và thương mại để rồi tịch thu gần hết tài sản . Đó là : Vàng và ngoaị tê của Ngân hàng quốc gia  (350 tấn vàng không mang đi kịp v́ để quá sát cận cuộc tấn công vào Saigon không có công ty bảo hiểm nào dám nhận, theo lời anh cựu Giám đốc Ngân quĩ của Ngân hàng Quốc gia Viet nam.);. 200000 tấn gạo an toàn của Tổng cuộc thực phẩm. Một số hàng c̣n tồn kho hoặc tàu vừa cập bến , phần lớn hàng hóa nầy do Viện trợ Mỹ đài tho. ( Một năm Hoa kỳ viện trợ thương mại 800 triệu mỹ kim). Tich thu tất cả cơ sở kỹ nghệ quốc doanh và tư nhân, tất cả tàu bè xe chuyên chở, tất cả nhà máy xay lúa, tất cả công ty xuất nhập cảng., các hảng xăng dầu và tram xăng , các tiệm vàng, các đồn điền cao su ca phê…Nói tóm lại gần 100% tài sản cho sản xuất và kinh doanh.lớn của miền Nam. CSVN chỉ buông tha cho các tiệm chạp phô , hay quán cà phê nhỏ.

Ngoài phương tiện sản xuất , tài sản tư c̣n bị tịch thu là chương mục ngân hàng , nhà ở, vàng . Tổng trị giá như vậy có đến nhiều tỷ mỹ kim.

Câu hỏi đặt ra cho CSVN về chiến dịch thu tóm đó :

Các nhà công kỹ thương gia miền nam đă phạm tội ǵ, đă cướp giựt hay bóc lột ai.?

Số tài sản tịch thu đó là bao nhiêu. Dùng nó như thế nào?

Đến khoảng 1980 th́ tài sản kinh tế đó cạn gần hết , nhà máy tê liệt không có phụ tùng thay thế. Kinh tế tuột dốc thê thảm. Quốc doanh moc lên tùm lum, từ trung ương đến phường. Nhưng t́nh trạng không cải thiện ǵ được . Hàng hóa khan hiếm , kể cả lương thưc không đủ ăn. Dân bị xua đuổi đi khu kinh tế mới.

Một số nhà kinh doanh lớn c̣n bị CS cho vào tù và có một số chết trong tù . Thí vụ như Cựu Nghị sĩ Ḥang kim Qui, ông Lư Thanh Chủ tịch Hội thương gia mễ cốc Phong dinh …đă chết trong tù..

Nguyên nhân chánh của sự suy sụp kinh tế trong mấy năm đó là tiền và vàng , tài sản nói trên đă bị đảng viên chia gần hết. Họ sử dụng rất ít cho sự phát triển kinh tế chung.Tất cả nhà cửa tich thu được chia cho đảng viên và cán bộ. Đến khoăng năm 1992, CSVN họp thức hóa nhà cửa bằng hóa giá và bán lại cho đảng viên với giá độ 1/5 hay 1/10giá thị trựng. Sau nầy nhiều nhà ở Saigon đảng viên bán lại , có cái cả triệu mỹ kim.

 Qua thời gian dồi mới kinh tế, sự chiếm đoạt  kính đáo hơn tinh vi hơn , qui mô hơn , trầm trọng và bất lương hơn.

-       Về lư luận : Khi cho nhiều thành phần kinh tế , từ 1990, Có nhiều thành phần kinh tế : quốc doanh , Hợp tác xă, tư doanh , Liên doanh , kinh tế cá thể , mà trước 1986 chỉ có quốc doanh và Hợp tác xă. Nghị quyết của đại hội đảng lần V̀I (1990) lập luận rằng chấp nhận nhiều thành phàn kinh tế là để tạo sự đoàn kết toàn dân , mọi người đều có thể đóng góp vào sự nghiệp phát triển kinh tế. Đó chỉ là một mánh khoé , v́ ràng các quốc doanh đă bị lỗ lă nhiều ,(60% bị lỗ) tài sản đâu c̣n bao nhiêu. Sự chiếm đoạt chia chác không được nhiều.Nay mở rộng nhiều người kinh doanh là mở rộng đối tương bị chiếm đoat

Một thí dụ khác về tư duy của CS : Trong nghị quyết đại hội VII (1990) có phần nói về quyền sở hưu tài sản của công ty quốc doanh : tài sản của công ty quốc doanh là tài sản của nhân dân giao cho quốc doanh qua Nhà nuớc. CSVN cố ư mập mờ v́ về luật tài sản th́ giao cho có hai nghĩa , hoặc là chỉ ủy quyền quản lư xử dụng mà thôi; c̣n nghĩa thứ hai là giao cho là cho luôn, không c̣n quyền ǵ nữa.

Cũng như Đại hội X ( 10/2006)đảng CSVN đă chấp thuận cho đảng viên làm kinh tế, nghĩa là không c̣n là vô sản mà có thể trở thành tư sản. Đảng CS cho rằng đảng viên luôn luôn đi tiên phong , có kỹ luăt , nên cần phài đi đầu trong chánh sách Chánh phủ là tất cả cho phát triển kinh tế.Hơn nữa đảng viên là người làm gương , không khi nào bóc lột dân. Đó là cách để hơp thức hóa tài sản phi pháp quá lớn của đảng viên.

-       Về quản lư kinh tế: Về quản lư kinh tế đại tương , chúng tôi muốn đưa ra đây một số thí dụ điển h́nh trong âm mưu chiếm đoạt tài sản công và tư.

Về xuất cảng gạo ( VN chiếm hạng nh́ thế giới), Tổng công ty xuất cảng lương thực đă tự đông giử lấy 40% trị giá xuất cảng gạo.Nông dân chỉ c̣n độ 25%, phần c̣n lại là của cáa cở sở thu mua chế biến. ( Tin từ tạp chí Far East Economic Review 7/ 1996). Đây là một trong những phi lư của kinh tế VN.

Trường hợ p chia quota xuất cảng quân áo may mặc : Bộ Thương mại là tổng thầu xuất cảng. Ngoài số tiền Bộ lấy chánh thức , Các viên chức bộ nầy c̣n buộc các nhà xuất cảng phải nộp một số tiền rất lớn .Hai năm trước vụ đổ bể, Thứ trương Bộ Thương maị và một số viên chức bị tù.

Một trường hợp nữa là vụ lấy tiền viện trợ , vụ Tổng giám đốc công ty giao thông vận tải PMU 18 tiêu xài hoang phí hàng triệu mỹ kim. NộI vụ thua cá độ đá banh cũng gần hai triệu. ( số tiề hai triệu đủ nuôi 500 gia đ́nh nông dân sống trong một năm)Vụ đổ bể phải nằm tù.

Và c̣n biết bao ngàn vụ lấy công quỹ , lấy viên trợ, lấy tiền dân,  làm tác động xấu lên nền kinh tế.Trong đó việc chiếm đoạt tiền viện trợ là to lớn là tai hại lâu dài nhứt. V́ mỗi năm các cơ quan quốc tế như World Bank , Asian Development Bank , và một số quốc gia cho VN vay lên tới hàng tỷ mỹ kim, như năm 2004 là 4,4 tỷ mỹ kim. Chẳng những thiệt hạI cho kinh tế hiện tạI mà các thế hệ sau phải trả nợ Theo tin từ các đaị biểu Quốc hội VN và các đại diện Cơ quan viện trơ th́ số thất thoát có thể tới 20%/ năm,  vào khoảng 500- 800 triệu mỹ kim

Và số mất mát lớn nên tính vào nữa là tiền thuế ( mọi thứ thuế). Tồng số thu thuế hàng chục tỷ mỹ kim / năm. Ví dụ năm 2004 là 11.6 tỷ , theo Báo cáo World bank. Số tiền vào tay đảng viên viên chức do chia chác thuế không dưới 25% / năm.(khoảng 3 tỷ mỹ kim)

C̣n nhiều nhiều lắm. Đảng viên càng ngày càng giàu gấp nhiều lần mức gia tăng kinh tế quốc gia. Nông dân , công nhân phải chịu nghèo và có cuộc sống cách biệt thật lớn.

Phần lớn tài sản công và tài sản tư đă chuyển quyền sở hữu trong mấy năm đàu , rồi chục năm sau lại chuyển một lần nữa để thuộc sở hữu của đảng viên , của  môt tập đoàn  cai trị  thật đông đảo , có ư đồ và thật bất nhơn hơn bao giờ hết trong lịch sử Việt nam.

 Đảng CSVN ít nhứt mắc hai tội : tội chiếm đoạt tài sản và tội h́nh sự kinh tế.

                                                                                                          

 Cali Tháng tư,  2008