Nhiễm Độc Phóng Xạ

 

Ngày 23 tháng 11, 2006, Alexander Valterovich Litvinenko, Trung tá của Sở t́nh báo Nga (FSB) đă chết v́ bị đầu độc phóng xạ do chính người Nga chủ trương tại London, Anh Quốc. Từ thông tin nầy, chúng ta có thể trích ra nhiều bài học và kinh nghiệm về nhiễm dộc do chất phóng xạ.

 

Chất phóng xạ theo định nghĩa được chia làm hai loại: phóng xạ ion hóa và phóng xạ không ion hóa. Phóng xạ không ion hóa đến từ các dạng như ánh sáng, các làn sóng điện radio hay radar, microwave. Loại phóng xạ nầy thông thường không ảnh hưởng đến tế bào và mô của cơ thể con người. C̣n loại phóng xạ ion hóa gây ra những phản ứng hoá học tức khắc lên tế bào khi bị tiếp nhiễm như: tia quang tuyến X, tia Gamma, và các cấu tử tạo ra sự ion hoá phóng xạ như tia trung ḥa tử (neutron), âm điện tử (electron), dương điện tử (proton). Các loại phóng xạ nầy hoặc được dùng trong y khoa với mục đích chẩn đóan, thăm ḍ, nghiên cứu, hay trị liệu, hoặc trong công nghệ thử nghiệm vũ khí, cùng một số áp dụng trong các hệ thống an ṭan trong các quy tŕnh sản xuất cao cấp như các khoá đóng mở trong ḷ năng lượng hach nhân, trong kỹ nghệ tàu biển, hay trong vận hành nhà máy xi măng v.v& ..

 

Việc tiếp nhiễm phóng xạ, trước tiên là nguyên nhân chính gây ra thương tổn lên hệ thống miễn nhiễm của con người, sau đó lây lan đến các tế bào trong cơ thể. Ngoài ra chất phóng xạ c̣n là nguyên nhân của sự biến đổi gene, từ đó có thể xuất hiện nhiều biến chứng như ung thư, và có thể gây ra t́nh trạng dị h́nh dị dạng cho con cháu về sau.

 

Bài viết sau đây có mục đích tŕnh bày khía cạnh khoa học về việc nhiễm độc phóng xạ do chất đồng vị Polonium-210

 

Ngộ độc Polonium-210

 

Đứng về phương diện độc tố học, chất phóng xạ tạo ra những nguyên tử (atom) có khả năng ức chế tế bào của cơ thể con người, điện hoá các tế bào trên và sau cùng tiêu hủy chúng. Đối với việc tiếp nhiễm do phóng xạ thiên nhiên ở nồng độ thấp, các tế bào bị điện hoá được cơ thể tái tạo lại sau đó, do đó nguy cơ bị ngộ độc không xảy ra.

 

Tuy nhiên, khi cơ thể tiếp nhiễm một số lượng lớn phóng xạ như trường hợp của Litvinenko, cơ thể không thể tự hàn gắn và trấn áp cùng thay thế các tế bào đă bị hủy diệt, từ đó nguy cơ tử vong rất cao. Các lọai tế bào trong cơ thể bị ảnh hưởng trực tiếp và bị nhiễm độc là bạch huyết cầu (white blood cell) và tế bào sinh sản hồng huyết cầu và bạch huyết cầu.

 

Sự thiếu hụt tế tào trong cơ thể là chỉ dấu đầu tiên của sự ngộ độc phóng xạ; sau đó, tế bào ruột non bị xâm nhập tạo ra sự nôn mữa kéo theo cơ thể bắt đầu bị mất nước.

 

Thời gian tiếp theo, tùy theo cường độ bị tiếp nhiễm và thể loại phóng xạ (có thời gian bán huỷ khác nhau), phóng xạ bắt đầu tàn phá các mô cứng và mềm (hard and soft tissue) qua các chứng sau đây như: - nhức đầu, - hơi thở dồn dập, - tim đập nhanh, - ho khan (không có đàm), - lồng ngực bị đau từng cơn, - da bắt đầu chuyển sang màu sậm, - ở phần dưới da và bất cứ nơi nào trong cơ thể đều xuất hiện những hạt máu nhỏ do các tĩnh mạch bị vỡ ra, - và chứng thiếu máu trầm trọng xuất hiện.

 

Trầm trọng hơn nữa, nếu bị tiếp nhiễm nặng khoảng 10 Gray (Gy- đơn vị phóng xạ), nạn nhân có thể mất mạng trong ṿng hai đến bốn tuần lễ. Cường độ của mức phóng xạ tiếp nhiễm cho phép chúng ta có thể ước tính được mức nguy hai đến nạn nhân như sau:

-           Nếu cơ thể bị tiếp nhiễm 100 Roentgen, các chứng bịnh do phóng xạ bắt đầu xuất hiện;

-           Nếu cơ thể bị tiếp nhiễm khoảng 400 Roentgen, nửa phần cơ thể có thể bị liệt;

-           Nếu cơ thể bị tiếp nhiễm khoảng 100.000 Roentgen, nạn nhân bị hôn mê tức khắc và chết trong ṿng một tiếng đồng hồ.

 

(Đơn vị đo lường phóng xạ gồm: - Roentgen: lượng phóng xạ phóng thích do tia gamma trong 1 cm3 không khí, kư hiệu là R; - Rad: lượng phóng xạ hấp thụ qua tiếp nhiễm. Đơn vị nầy dùng để ước tính lượng phóng xạ có trong cơ thể; - Gray: Kư hiệu là Gy, là đơn vị chuẩn quốc tế (SI) tương đương với 100 Rad.)

 

Cơ chế của sự ngộ độc Polonium-210

 

Qua trường hợp của Litvinenko, ảnh hưởng sinh hoá học lên cơ thể của các đồng vị phóng xạ được soi rọi rơ ràng hơn v́ trước đây, những việc tiếp nhiễm (nhiễm độc) cấp tính với liều lượng cao chỉ được diễn đạt qua tính toán và ước tính mà thôi.

 

Trung tá Litvinenko là nạn nhân của một sự thanh trừng thường thấy dưới các chế độ độc tài ṭan trị như ở Liên bang Nga hiện tại. Qua bức thư trước khi qua đời, mặc dù không nêu đích danh Putin, nhưng mọi người đều biết ông ta là kẽ chủ mưu chính trong cái chết nầy: Ông (Putin) có thể thành công trong việc làm tôi im lặng, nhưng sự im lặng sẽ đổi lấy một giá đắc cho ông. Ông đă tự cho thấy chính ông là dă man và sắt máu mà thế giới đă từng phê phán ông. Ông đă mặc nhiên tự nhận là đă không tôn trọng đời sống con người, sự tự do, và bất cứ giá trị nào của thế giới văn minh.

 

Trở laị nguyên tố có chứa phóng xạ Polonium-210, đây là hóa chất đă từng được dùng để chế bom nguyên tử qua tính tách rời (fission) các tia alpha. Những tia nầy có đời sống bán hủy (half life) là 138 ngày. Nguyên tố Polomium-210 sau khi tách rời tất cả tia alpha, sẽ biến thành nguyên tố ch́ bền vững (Lead-206) và nhân Helium cùng phóng thích ra 5,3 MeV năng lượng.

 

Tia alpha rất dễ dàng bị ngăn chận bởi một mănh giấy mơng, do đó Polonium-210 chỉ độc hại một khi đă xâm nhập vào bên trong cơ thể qua đường khí quản hoặc thực quản mà thôi.

 

Nếu Litvinenko uống vào 1ug Po-210 dưới dạng muối citrate hay chloride (đă được các nhà khoa học phỏng đóan), th́ có khoảng 3.1015 (3 ngàn ức) đồng vị phóng xạ đă vào cơ thể ông ta, một lượng đồng vị đủ để cho hàng trăm đồng vị kết hợp với mỗi tế bào của cơ thể. Ở mỗi điểm đến của tia alpha, chúng để lại một số năng lượng lớn trong một vùng nhỏ của tế bào, căn cứ vào kết quả nghiên cứu của GS Roger Howell thuộc Đại học Y khoa New Jersey. Mỗi tia alpha sẽ ngăn cách tế bào tạo thành một chuổi gốc (radical) lần lần thiêu hủy protein của cơ thể cũng như gây thương tổn đến các chuổi DNA.

 

Litvinenko qua đời sau 22 ngày ngày bị đầu độc, theo TS Wiley Jr. thuộc Radiation Emergency Assistance Center, Tennessee, có lẽ đến từ nguyên do là các tia alpha đă phá hủy các tế bào gốc (stem) trong tủy bộ (bone marrow). Hiện tượng nầy làm mất sự cân bằng của số lượng hồng huyết cầu và ảnh hưởng đếán các tế bào trong hệ miễm nhiễm của cơ thể.

 

Dù sao, chúng ta cũng phải chờ đợi kết quả chung cuộc sau khi giảo nghiệm tử thi mới có thể có kết luận chính xác về sự tiếp nhiễm trước khi, trong khi, và sau khi bị ngộ độc. Thông thường qua kinh nghiệm về các vụ ngộ độc do phóng xạ, nếu nạn nhân chịu đựng được khoảng sáu tuần lễ sau khi bị ngộ độc, hy vọng cơ thể có thể kháng cự được sự tàn phá tế bào của tia alpha, và các mô của cơ thể có nhiều khả năng hồi phục.

 

Phương pháp chữa trị

 

Trong giai đoạn đầu sau khi bị nhiễm độc, thuốc ngăn chận ói mữa và các loại thuốc chống đau nhức có thể được xử dụng để chống lại các dấu hiệu ban đầu qua ảnh hưởng của phóng xạ. C̣n các ảnh hưởng tiếp theo, cần phải có thuốc kháng sinh mạnh trong việc trị liệu. Và nạn nhân cần phải được truyền máu để chống laị bịnh thiếu máu (anaemia).

 

Thông thường trong những tai nạn về phóng xạ, như trường hợp ở Chernobyl, Liên bang Nga cách đây hơn 20 năm, ảnh hưởng của phóng xạ vẫn c̣n tiếp tục, và các chứng bịnh kể trên vẫn c̣n hiện diện. Các cơ quan trong cơ thể bị ảnh hưởng dài hạn như các tuyến nôị tiết (endocrine) và tuyến hormone bài tiết (hormone secreting).

 

Tại Chernobyl, số lượng nạn nhân bị ung thư tuyến giáp trạng (thyroid) ở Belarus, quốc gia bị ảnh hưởng nặng nhất, tăng gấp 100 lần 20 năm sau khi tai nạn xảy ra.

 

Về các bịnh liên quan đến thần kinh, theo kết quả UNICEF công bố là bịnh rối loạn (disorder) về xương, bắp thịt tăng 43%, về mắt tăng 62%. Đặc biệt trong trường hợp tai nạn Chernobyl, TS George Vargo, thuộc Chương tŕnh An ṭan Hạch nhân Quốc tế (INSP) thuộc LHQ đă ra một khuyến cáo là hiện tượng suy dinh dưởng và việc không đủ phương tiện y khoa để chữa trị như trường hợp ở Belarus cũng có thể là nguyên nhân của sự gia tăng số lượng nạn nhân, ngoài ảnh hưởng chính là do tiếp nhiễm phóng xạ.

 

Riêng về ảnh hưởng đến các thế hệ về sau, hiện tại, các khoa học gia vẫn c̣n đang tranh căi về ảnh hưởng của phóng xạ lên hệ thống di truyền v́ DNA của người bị tiếp nhiễm bị biến thể và chuyển qua các thế hệ tiếp nối. Điều nầy đă được chứng nghiệm qua trường hợp Chernobyl, nhưng vẫn chưa có báo cáo khoa học nào về vấn đề nầy đối với nạn nhân ở Hiroshima và Nagasaki trong thời đệ nhị thế chiến.

 

Kết luận

 

Câu chuyện của Alexander Litvinenko, thêm một lần nữa, là một bài học cho những người sống trong những quốc gia độc tài hay những quốc gia c̣n trong gọng kềm cộng sản. Đối với lănh đạo của các quốc gia kể trên, họ không thể nào chấp nhận một cuộc đối thoại b́nh đẳng để giải quyết các xung đột hay t́m một sự đồng thuận trong việc quản lư quốc gia.

 

Mọi sự phản kháng về đường lối, chính sách, tự do, nhân quyền v.v.. đều bị trù dập và triệt tiêu dưới bất cứ h́nh thức nào. Làm người Việt Nam, dù sống trong hay ngoài nước, chắc chúng ta hẳn đă chưa quên những hiện tượng trên. Đảng CS Việt Nam không những triệt tiêu những nhà hoặc nhóm đối lập với họ, mà chính họ, trong 60 năm cai trị đất nước, cũng đă thủ tiêu dưới nhiều h́nh thức khác nhau, những đồng chí đă từng kề vai sát cánh dưới cờ CS. Gương Đinh Bá Thi, Đại sứ Việt Nam CS c̣n đó. Cái chết đầy nghi vấn của Phạm Hùng, Cựu Thủ tướng, cái chết của Đào Văn B́nh, cựu Trưởng ban Tư tưởng Đảng vẫn c̣n đó. Cái chết đầy nghi vấn của Tướng Trần Văn Trà ở Tân Gia Ba. Cái chết của toàn bộ phái đ̣an Quân ủy trung ương qua vụ rớt máy bay trong khi đi họp ở Lào, của phái đoàn chỉ huy Quân khu 2 qua vụ rớt máy bay ở biển Đông  vẫn c̣n đó. Và c̣n bao cái chết hay tai nạn mờ ám vẫn c̣n đang được Đảng ém nhẹm. Cũng như hiện tại, Đảng cũng thẳng tay triệt hạ phong trào đ̣i dân chủ trong nước áp dụng toàn bộ chính sách vô sản chuyên chính thời Stalinit bằng cách cho tông xe, bằng cách khủng bố, cho vào nhà thương điên Biên Ḥa, bao vây kinh tế v.v... những nhà dân chủ trẻ trong nước.

 

Đây quả thật là một bài học lớn cho những ai c̣n mang hoài băo đối thoại với người cộng sản, với suy nghĩ, dù sao trước khi trở thành người cộng sản, họ cũng là máu đỏ da vàng, cùng chung một tổ quốâc Việt Nam.

 

Hy vọng cái chết của Litvinenko là tiếng chuông cảnh giác cho những người c̣n nuôi niềm hy vọng, là dưới ánh sánh văn minh của nhân loại sẽ làm thay đổi được năo trạng của người cộng sản Việt Nam trong tương lai.

 

Mai Thanh Truyết

Đầu năm Dương lịch 2007