Ngày Nước Thế Giới 2005 - 2005 World Water Day

 

Hàng năm đến ngày 22 tháng 3, LHQ và các quốc gia trên thế giới tổ chức Ngày Nước Thế giới để duyệt xét lại t́nh trạng phân bổ và t́nh h́nh trongnăm qua ở các quốc gia có nhu cầu được trợ giúp về nguồn nước sinh hoạt. Ngày Nước Thế giới đă được Đại hội đồng LHQ quyết định vào ngày 22/3/1993. Cứ mỗi 3 năm, thế giới lại nhóm họp dưới danh nghĩa Diễn đàn Nước Thế giới, và Diễn đàn kỳ 4 sẽ diễn ra tại thủ đô Mexico City, Mexico vào năm 2006.

 

Chủ đề của năm nay là Nước cho cuộc sống (Water as Life) và cũng là năm đầu tiên cho Thập kỷ Hành động Quốc tế 2005- 2015 về nước để đánh dấu quyết tâm của LHQ về việc cung cấp nguồn nước sạch cho mọi người trên thế giới vào năm 2015.

 

Bài viết ghi nhận những diễn tiến đă xảy ra tại một số quốc gia trên thế giới trong ngày nầy để từ đó chúng ta có thêm nhiều thông tin về t́nh trạng cũng như nhu cầu nước ở từng nơi.

 

Liên Hiệp Quốc 

 

Tại diễn đàn LHQ Geneva, Hội Hồng thập tự và Hội Lưỡi liềm đỏ Quốc tế đă kêu gọi khẩn thiết nhu cầu có một nguồn nước sạch cho mọi người. Bức tranh dùng làm chủ đề cho năm nay là h́nh ảnh một người Nigeria đang thả gàu để múc nước giếng với mực nước rất sâu tại tỉnh Kano của xứ nầy. LHQ cũng nhắc nhở nhu cầu thiếu nước măn tính của các quốc gia đang phát triển, đặc biệt là ở Phi châu với những số liệu đáng bi quan là: 1,1 tỷ người trên thế giới không có nguồn nước an toàn, và 2,4 tỷ không có hệ thống phóng uế hợp vệ sinh. Điều nầy dẫn đến hàng năm có trên 3 triệu người chết v́ hai t́nh trạng trên trong đó trẻ em dưới 5 tuổi chiếm đa số.

 

TS Lee Jong Wook, Chủ tịch Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đă phải phát biểu như sau:Có nhiều người trên thế giới đă lạm dụng nguồn nước sạch để uống, nấu nướng, tắm giặt, trong lúc đó trên một tỷ đồng loại không có chọn lựa nào khác hơn là một nguồn nước ít ỏi và không hợp vệ sinh. Cũng trong ngày nầy, Tổng thu kư LHQ, ông Kofi Annan nhấn mạnh rằng: Cần phải tăng cường hiệu quả của việc xử dụng nước, nhất là trong nông nghiệp. Chúng ta cần giải phóng phụ nữ và trẻ em trong việc hàng ngày phải đi lấy nước thường xuyên và ở cách xa nhà.

 

Sau cùng, LHQ đề ra mục tiêu phấn đấu để tất cả mọi người trên thế giới đều có nguồn nước sạch, và hệ thống phóng uế hợp vệ sinh vào năm 2015. Cơ quan nầy chỉ thị cho các quốc gia trong Ủy ban Phát triển Bền vững lần thứ 13 nhóm họp tại New York vào tháng 4, 2005 phải hoạch định chính sách và biện pháp cụ thể thích hợp để bảo đảm đều cam kết trên. Nghị tŕnh cũng yêu cầu Ủy ban lưu ư việc bảo vệ nguồn nước trong tương lai cũng như hệ sinh thái toàn cầu như bảo tồn đa dạng sinh học ở sông, núi, hồ, vùng ngập nước (wetlands), thềm lục địa biển v.v...

 

Phản ứng của các quốc gia trong ngày Nước thế giới

 

Với chủ đề Nước cho cuộc sống trong năm nay, các quốc gia trên thế giới có những phản ứng khác nhau, nhưng tựu trung là nhắm vào lănh đạo quốc gia để đ̣i hỏi có được nguồn nước sạch. Sau đây là vài phản ứng tiêu biểu:

1-         Ấn Độ: Hàng ngàn người kéo về thủ đô Ấn từ các thành phố khắp nước để làm một cuộc tuần hành không bạo động với mục đích phản đối chính phủ không làm đủ bổn phận trong việc bảo quản nguồn nước của quốc gia, mặc dù Tối cao pháp viện Ấn Độ đă ra nghị định là chính phủ phải bảo đăm nguồn nước sạch cho tất cả mọi người. Kiến nghị của những người biểu t́nh cũng nêu ra những nơi bị ô nhiễm nặng như nguồn nước ở thành phố Kodai bị nhiễm thủy ngân, Kerala bị nhiễm hóa chất từ kỹ nghệ v.v...

 

2-         Hoa Kỳ: Mặc dù Hoa Kỳ là một quốc gia có một bộ luật rất nghiêm ngặt về việc quản lư nguồn nước, nhưng năm nay một số Hội thiện nguyện NGO như  Sierra Club, Concerned Citizens Coalitions, Michigan Welfare Rights Organization đă đặt vấn đề tư nhân hóa việc quản lư nguồn nước thay v́ để cho chính phủ chịu trách nhiệm căn cứ vào luật Phẩm chất môi trường (Environmental Quality Act) . Luật nầy đ̣i hỏi chính quyền phải trực tiếp tham gia vào việc bảo vệ và bảo đăm phẩm chất nguồn nước.

    

3-         Các quốc gia đang phát triển và đặc biệt những xứ vùng sa mạc Sahara, Phi châu, than phiền rằng mọi giúp đỡ về vấn đề nước và hệ thống phóng uế hợp vệ sinh của LHQ không thực sự đến tay những quốc gia có nhu cầu cần giúp đỡ. Một thí dụ điển h́nh là Haiti, mộttrong những quốc gia nghèo nhất thế giới, chỉ nhận được trợ cấp cho nguồn nước kém hơn 10 lần viện trợ cho Ai Cập là quốc gia có nguồn lợi tức trung b́nh. Điều nầy đă được Hội thiện nguyện NGO Tearfund nêu lên trong Ngày Nước Thế giới năm nay. Hội cũng tố cáo rằng trên 50% viện trợ LHQ đă vào tay các quốc gia có lợi tức trung b́nh từ năm 1998 đến 2002. Trung b́nh các quốc gia nầy nhận được 279 bảng Anh/người/năm, tính luôn cả tiền viện trợ và cho vay dài hạn, so với các quốc gia nghèo chỉ nhận được 10 bảng Anh/ngưới. Hội Tearfund c̣n dự phóng rằng Phi Châu sẽ cần đến 35 năm nữa mới có thể hy vọng giải quyết 2 vấn đề trên chứ không phải là năm 2015 như dự tính của LHQ.

 

V́ lư do đó, Hội yêu cầu LHQ, qua Mục tiêu Phát triển Niên kỷ (Millenium Development Goal) với ngân sách trong tay hàng năm trung b́nh từ 5,6 đến 19 tỷ bảng Anh, cần  phải chú ư đến những quốc gia nghèo nầy ở Phi Châu.

 

4-  Việt Nam: Trở qua Việt Nam, tại Hà Nội Bộ Tài nguyên và Môi trường đă tổ chức Ngày Nước Thế giới và kêu gọi cộng đồng thế giới cũng như mỗi quốc gia trên trái đất hăy bảo vệ nguồn tài nguyên nước cho sự phát triển bền vững của nhân loại trong tương lai.

 

Cũng cần nhắc lại, Diễn đàn Thế giới kỳ 3 diễn ra tại Tokyo năm 2003 có nhấn mạnh rằng t́nh trạng ô nhiễm nguồn nước ngọt và nước biển gần bờ trên thế giới ngày càng trầm trọng và trung b́nh mức phí phạm hàng năm lên đến 1000 km3 (1 km3 = 1 triệu m3).

 

Nh́n lại chủ đề năm 2004 là Nước và Tai ương, sau hơn một năm phấn đấu, vấn đề nước càng trở nên xấu hơn. Điều nầy có thể nhận thấy được qua số nạn nhận chết v́ nước tăng thêm mà đa số là trẻ em. Đặc biệt trong năm nay LHQ đă khẩn cấp tiếp cứu trên 500 ngàn người thiếu nước cho hai quốc gia Indonesia và Sri Lanka qua nạn sóng thần Tsunami.

 

Nguồn nước trên thế giới

 

Để có thêm khái niệm về t́nh trạng nước trên thế giới, xin đan cử ra đây vài số liệu cần nên biết. Tổng sản lượng nước trên thế giới gồm: 97,5% nước biển (mặn) và chỉ 2,5% nước ngọt. Trong 2,5% nầy chỉ có 0,4% nước mặt gồm sông ng̣i, ao hồ và hơi nước trong không khí, 30,1% nước ngầm, và phần c̣n lại là những tảng băng trải rộng ở Bắc và Nam cực. Và sau cùng trong 0,4% nước mặt đó, có 67,4% nước ao hồ, 1,6% sông ng̣i, 12,2% nước đă thấm vào đất, 9,5% hơi nước trong không khí, và phần c̣n lại gồm các vùng đất ngập nước (wetland). (dữ kiện từ National Geographic 9/02). Trử lượng nước ở địa cầu không nhiều như chúng ta tưởng.

 

Sự phân bổ nước trên thế giới hoàn toàn không đồng bộ do điều kiện địa lư từng vùng, do sự lạm dụng của những quốc gia kỹ nghệ, và sự nhắm mắt làm ngơ không giúp đở các quốc gia nghèo của các nước lớn. Theo ước tính, có 70% lượng nước trên thế giới được xử dụng cho nông nghiệp, 20% cho kỹ nghệ, và 10% cho sinh hoạt gia đ́nh. Hàng ngày, trong nhiều vùng ở Phi Châu, phần đông cư dân không có hơn một lít nước dùng cho sinh hoạt cá nhân; trong lúc đó ở Hoa kỳ, mức tiêu thụ nước cho mỗi người dân có thể lên đến 700 lít cho một ngày; và người dân Paris tiêu thụ 100L/ngày.

 

Thêm nữa, sự gia tăng dân số kéo theo nhu cầu cần phải phát triển nông nghiệp, do đó việc tận dụng nguồn nước, nhất là nước ngầm sẽ là một nguy cơ làm cạn kiệt nguồn nước trong tương lai. Theo tính tóan, muốn sản xuất 1 kg gạo cần phải tiêu tốn 6.000 lít nước. Trước mắt, các quốc gia đang phát triển phải trực diện với nạn gia tăng dân số v́ không có khả năng ngăn chặn mức sinh sản của người dân, các nước nầy sẽ là những nạn nhân đầu tiên của nạn khan hiếm nguồn nước trên thế giới.

 

Riêng tại Việt Nam, nguồn nước tương đối dồi dào. Tổng sản lượng nước mặt trung b́nh vào mùa mưa hàng năm là 800 tỷ m3, phần lớn do sông Hồng và sông Cửu Long cung cấp. Tuy nhiên, vào các tháng khô hạn, lượng nước chỉ c̣n lại khoăng 15 - 30% mà thôi. Về lượng nước ngầm, theo ước tính Việt Nam chứa khoảng 48 tỷ m3/năm và trung b́nh hàng năm, người dân xử dụng khoảng 1 tỷ m3. Theo báo cáo của Chương tŕnh Môi trường LHQ, nhu cầu tưới tiêu trong năm 2000 ở Việt Nam hàng năm là 76,6 tỷ m3 chỉ đủ cung ứng cho 80% đất trồng trọt trên toàn quốc (9,7 triệu hecta). Do đó, nhiều nơi t́nh trạng thiếu nước cho nhu cầu nông nghiệp vẫn c̣n là một yếu tố cần phải giải quyết.

 

Tiêu chuẩn nước sạch

 

Nước là một nhu cầu không thể thiếu của con người. Trung b́nh nước chiếm độ 75% trọng lượng của cả cơ thể. Nói về nước sạch, theo định nghĩa, nước sạch là nước chỉ chấp nhận sự hiện diện của các hợp chất hữu cơ, kim loại và các ions ḥa tan với một vi lượng rất nhỏ tuỳ theo độc chất của các chất kể trên. Và định mức nầy đă được LHQ cũng như các quốc gia trên thế giới chấp nhận tùy theo điều kiện phát triển của từng quốc gia. Tuy nhiên, các tiêu chuẩn cho nước uống ở các nơi cũng gần giống nhau. Căn cứ theo Code of Federal Regulations thuộc EPA Hoa kỳ, các tiêu chuẩn cần có cho nước uống gồm:

 

Ions: nồng độ của Fluor trong nước không được quá 2mg/L; Chlor, 250 mg/L; Sulfate, 250 mg/L; Nitrate, 45 mg/L&.. .

Kim loại: Aluminum, 0,2 mg/L; Antimony, 0,006 mg/L; Arsenic, 0,010 mg/L; Chromium, 0,050 mg/L; Thủy ngân, 0,002 mg/L; Nickel, 0,100 mg/L; Selenium, 0,050 mg/L; Đồng, 1,0 mg/L; Sắt, 0.3 mg/L; Manganese 0,050 mg/L; Bạc, 0,100 mg/L; Kẽm, 5.0 mg/L.

Ng̣ai ra, tiêu chuẩn c̣n có ghi thêm trên 100 hợp chầt hữu cơ với hàm lượng cho phép hiện diện trong nước rất thấp tính từ phần tỷ đền phần ức (ppb và ppt).

Về các yếu tố vật lư th́ độ dẫn điện (specific conductance) không được vượt quá 900 microhmos. Lượng chất rắn ḥa tan (TDS) cũng không được quá 550 mg/L.

Cũng cần phải kể thêm tiêu chuẩn vi sinh, tức tổng lượng Coliforms không quá 23 MPN/100mL (most probable number-MPN).

 

Nói chung, nước được gọi là sạch và hợp vệ sinh khi đạt được các tiêu chuẩn yêu cầu trên và có độ pH trong khoảng từ 6,5 đến 7,5 (pH trung ḥa trong nước là 7,0). Các tiêu chuẩn kễ sau đây tuy không nằm trong định mức của tiêu chuẩn quy định cho nước sạch, nhưng là những chỉ dấu đầu tiên để xét nghiệm phẩm chất của nước. Đó là Độ oxy ḥa tan (DO), và Nhu cầu oxy hóa học (COD); chỉ số sau cùng nầy để ước tính mức độ hợp chất hữu cơ có trong nước.

 

Nước và Việt Nam

 

Trong Ngày Nước Thế giới năm 2003, Việt Nam cũng công bố một báo cáo về t́nh h́nh Nước ở Việt Nam, Ban Chỉ Đạo Quốc Gia (BCĐQG) đă công bố một báo cáo tương đối đầy đũ, trong đó t́nh trạng về việc cung cấp nguồn nước sạch cũng như vệ sinh môi trường được diễn đạt bằng những số thống kê cùng một số dự phóng tương lai cho hai vấn nạn trên.

Nh́n chung, theo báo cáo, th́ nguồn nước ở Việt Nam đang bị ô nhiễm. Trên cả nước, chỉ có 40% dân chúng sống ở nông thôn xử dụng nguồn nước sạch. Ngoài ra cần phải kễ: 1) hàng ngày có 19.315 tấn chất thải đi thẳng vào nguồn nước, trong đó có 10.162 tấn chất thải công nghiệp, 211 tấn chất thải bịnh viện, và 8.941 tấn chất thải gia cư. Riêng tại Hà Nội có trên 20 bịnh viện thải hồi 11 tấn và hàng trăm m3 nước thải chứa vi khuẩn và hoạt chất độc hại; 2) Cả nước có 13 triệu người không có cầu tiêu tiểu, và 30 triệu không có điều kiện vệ sinh phóng uế; 3) 100% trẻ em miền Bắc từ 4 đến 14 tuổi bị sán lải, từ 50 đến 80% có sên, sán trong gan , ruột.. .; 4) Các hoạt chất độc hại như thuốc băo vệ thực vật, hóa chất phế thải của bịnh viện và các viện bào chế& tạo ra ung thư, quái thai.

 

Từ những vấn nạn vừa kể trên, BCĐQG cũng đă công bố một dự phóng tương lai góp phần vào việc giải quyết hoặc cải thiện một số tồn đọng về những ảnh hưởng của môi trường lên đời sống dân chúng. Về nước sạch, ngân sách dự trù cho đến năm 2005 là 16.339 tỷ Đồng để tái tạo nguồn nước sạch và xử lư môi trường. Nếu tính trung b́nh cho 80 triệu dân, mỗi đầu người được chi là 279 Đồng/ngày. Trong ngân sách trên, 490 tỷ đă được trích ra để xây dựng nhà máy xử lư nước rỉ của băi rác Đông Thạnh (Hốc Môn), và nhà máy nầy đă được khánh thành vào tháng 6,2003, và chỉ vận hành được 6 ngày! Và từ đó đến nay, (2005) nước rỉ vẫn c̣n tồn đọng tại Đông Thạnh và một phần lớn nước rỉ đă tràn vào sông Rạch Tra, sau đó chảy ra sông Sài g̣n.

 

Trong lúc đo chỉ tiêu của BCĐQG cho đến năm 2005 là toàn vùng nông thôn sẽ có được 80% nước sinh hoạt. Nhưng cho đến nay, chỉ tiêu nầy chỉ là một con số nằm trong kế hoạch nhà nước mà thôi.

 

Đứng trước vấn nạn về nước thải kỹ nghệ, BCĐQG nhận định rằng, trên toàn quốc có tất cả 66 khu công nghiệp, tuy nhiên chỉ có khu chế xuất Tân Thuận và Sông Bé có vài nhà máy xử lư nhỏ. Tuyệt đại đa số c̣n lại đều không dự trù ngân sách cho công cuộc bảo vệ môi trường nầy. Cũng theo dự tính, khu xử lư chất thải đầu tiên sẽ dự định xây dựng tại khu công nghiệp Biên Ḥa với ngân sách 1,88 triệu Mỹ kim trong đó dự trù xây dựng: - một nhà kho chứa chất thải rắn, - hai băi chôn lấp gồm 26.000 m2, - và một trạm quan trắc kiểm soát.

 

Kết luận

 

Mặc dù mục tiêu của LHQ là luôn đặt trọng tâm vào việc cung cấp nước sạch và xử lư nước sinh hoạt cuủa các quốc gia nghèo, nhưng trên thực tế, theo các thông tin trên rơ ràng là sự phân bổ viện trợ cho hai vấn đề nước và hệ thống phóng uế hợp vệ sinh không được trong sáng và c̣n nhiều chỉ dấu bất công trong việc điều hàng ngân khoản của LHQ trong việc trợ giúp nầy. Cũng cần kể thêm là LHQ cũng đă vấp phải nhiều quyết định sai lầm trong việc cung cấp nước sạch cho Bangla Desh qua việc đào trên 4 triệu giếng vào thập niên 70, để rồi sau cùng kết quả hiện tại là hàng năm tại xứ nầy có trên hàng trăm ngàn người chết và hàng triệu người đang phải chịu đau đớn v́ bị nhiễm độc arsenic do nước giếng gây nên. Điều nầy đă được tái lập ở Việt Nam hiện tại với trên 400.000 giếng đào và đă có chỉ dấu bịnh arsenicosis do bị nhiễm độc  arsenic  nơi người dân Hà Nội và ĐBSCL.

 

Tháng 6 năm 2002, một phương án đă được UNICEF đề ra tại Hội nghị Thế giới về Arsenic ở San Diego (CA) nhằm giảu quyết nạn nhiễm độc arsenic tại Bangla Desh là thực hiệnbnhững hồ chứa nước vào mùa mưa mặc dù vũ lượng nơi đây chỉ có 250 mm nước mưa/năm mà thôi. Và chương tŕnh nầy đă hạn chế số lượng nạn nhân bị chết hàng năm v́ bị nhiễm độc arsenic ở xứ nầy. Cũng theo một tin tức mới vừa công bố ở Thụy Điển là một công ty Ấn Độ, Trung Tâm Khoa Học Mội Trường (Center of Science Environment)  vừa đạt được giải thưởng Nước Sạch do tổ chức Nước Sạch Stockholm (Stockholm Clean Water) trao tặng qua công tŕnh cải thiện nguồn nước dưới đề án: Việc trữ nước mưa trong mùa khô. Giải nầy có gí trị 150.000 Mỹ kim và sẽ được Quốc Vương Thụy Điển trao tặng trong một buổi lễ sẽ diễn ra vào tháng 8/2005 tại Thụy Điển.

 

Qua hai thông tin trên, một lần nữa, biện pháp thiết lập hồ chứa nước mưa ở ĐBSCL đă được Hội KH&KT Việt Nam tại Hoa Kỳ cổ súy từ nhiều năm qua, với mục đích tránh nguy cơ nhiễm độc arsenic ở vùng nầy, càng có thêm căn bản vững chắc hơn nữa v́ vũ lượng nơi đây là 2.000 mm nước mưa hàng năm. Đây là một biện pháp an toàn, dễ dàng thực hiện, và rẽ tiền nhất để hạn chế việc đào giếng, nguyên do của nạn nhiễm độc arsenic trong tương lai.

 

Nh́n chung, t́nh trạng nước và môi trường nước trên thế giới cũng như ở Việt Nam không được sáng sủa. Do đó hàng năm, nhân Ngày Thế Giới Về Nước, LHQ luôn luôn cảnh giác tất cả các quốc gia nhất là những nước đang phát triển cần phải chú trọng hơn nữa việc mang lại nguồn nước sinh hoạt sạch cho người dân, cùng hệ thống vệ sinh phóng uế cũng như những phương hướng bảo vệ sức khỏe bằng cách ǵn giữ vệ sinh cá nhân và ngăn ngừa ô nhiễm.

 

Riêng tại Việt Nam, v́ nhu cầu phát triển quốc gia cho nên một số biện pháp bảo vệ môi trường cần thiết không được chú tâm đúng mức. Và chính t́nh trạng nầy ngày càng làm cho vấn đề môi sinh ở Việt Nam bị xuống cấp trầm trọng. Nếu không thực hiện việc thay đổi chính sách và quyết tâm bảo vệ môi sinh ngay từ bây giờ, chắc chắn Việt Nam sẽ gặp nhiều khó khăn về nhiều mặt của chính sách phát triển quốc gia trong một tương lai rất gần.

 

Mai Thanh Truyết

Hội KH&KT Việt Nam (VAST)