T̀NH TRẠNG Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG Ở TRUNG HOA: VẤN ĐỀ QUỐC GIA HAY THẢM HỌA THẾ GIỚI?

 

Nguyễn Minh Quang

Tháng 10 năm 2007

 

Ô nhiễm không khí từ một nhà máy ở Yutian, Hebei (AFP)

 


PHẦN MỞ ĐẦU

 

Vấn đề ô nhiễm môi trường ở Trung Hoa có lẽ là “một phản ứng phụ” tai hại của chương tŕnh đổi mới kinh tế do Chủ tịch Deng Xiaoping khởi xướng khi ông nắm quyền lực từ năm 1978.  Với chủ trương “Phát triển trên hết” và “Làm giàu là vinh quang,” ông đă giúp Trung Hoa thoát ra khỏi những giáo điều cứng nhắc để đạt được một số thành quả “kỳ diệu” chỉ sau một phần tư thế kỷ (1).  Kinh tế Trung Hoa bắt đầu tăng trưởng nhanh.  Tổng sản lượng quốc gia (GDP) tăng 9,6 % mỗi năm từ 1979 đến 2004 và đạt 11,1 % trong năm 2006, một thành quả gây chú ư trên toàn thế gioi

                                      Chủ tịch Deng Xiao Ping

                                      “Phát triển trên hết” (1)

Cùng với sự phát triển kinh tế, môi trường càng ngày càng ô nhiễm nghiêm trọng khiến cả thế giới phải quan tâm, nhất là sau vụ nổ một nhà máy hóa   chất ở Jilin làm ô nhiễm nguồn nước của sông Songhua vào năm 2005 (3).

 

Nhưng chủ trương “Phát triển trên hết” đă được “áp dụng sai;” cho nên, sự tăng trưởng kinh tế luôn luôn được xem như là ưu tiên hàng đầu của Trung Hoa và là thước đo hiệu năng làm việc của viên chức chánh phủ (4).  Chánh quyền địa phương, với quyền hạn rộng răi lại được khuyến khích theo đuổi việc phát triển kinh tế, không màng đến hậu quả tai hại đối với môi trường và chỉ chú trọng đến các dự án năng lượng hoặc kỹ nghệ nặng để thúc đẩy nền kinh tế địa phương.  Để thu hút đầu tư, nhiều địa phương đă áp dụng chánh sách “ô nhiễm trước, tẩy xóa sau” (pollute now, clean up later) bằng cách hạ thấp tiêu chuẩn môi trường hoặc bao che cho các cơ sở gây ô nhiễm quan trọng.  Chánh sách nầy đă giúp Trung Hoa trở thành “một nền kinh tế phát triển nhanh nhất thế giới,” nhưng Trung Hoa “... cũng đạt được một thành tích đáng sợ khác: số chết non do ô nhiễm không khí cao nhất thế giới” (5).

Trong Hội nghị Chuyên đề về những Thách thức Y tế Môi trường mà Trung Hoa đang Đối mặt (Symposium on Environmental Health Challenges Facing China) do Hiệp hội cho Tiến bộ Khoa học Hoa Kỳ (American Association for the Advancement of Science) tổ chức vào ngày 19 tháng 2 năm 2000, các nhà khoa học quốc tế, kể cả các nhà khoa học Trung Hoa, đă cảnh báo về t́nh trạng ô nhiễm không khí ở Trung Hoa (6); nhưng t́nh h́nh càng ngày càng trở nên tồi tệ mặc dù Trung Hoa đă áp dụng nhiều biện pháp và chánh sách để kiểm soát ô nhiễm.

 

Bài viết nầy nhằm mục đích t́m hiểu t́nh trạng ô nhiễm môi trường ở Trung Hoa hiện nay, t́m hiểu các biện pháp mà chánh quyền Trung Hoa đă, đang, và sẽ áp dụng để bảo vệ và cải thiện môi trường, và sau cùng t́m hiểu xem liệu t́nh trạng ô nhiễm môi trường ở Trung Hoa có thể gây thảm họa cho thế giới và các biện pháp mà cộng đồng thế giới áp dụng để đối phó.

 

HIỆN TRẠNG Ô NHIỄM

MÔI TRƯỜNG Ở TRUNG HOA

 

Ô nhiễm không khí

 

Ở Shanxi, nhà cửa đóng đầy bụi khói,

mặt người thợ mỏ lấm đen,

và không khí khét lẹt mùi than cháy (9).

 

Trung Hoa đă, đang, và sẽ c̣n sử dụng than đá như là nguồn năng lượng chính trong việc phát triển kinh tế v́ nước nầy có trữ lượng than đá lớn nhất thế giới.  Trung Hoa là quốc gia sản xuất và tiêu thụ than đá lớn nhất thế giới, nhưng kỹ nghệ than đá ở Trung Hoa vẫn tiếp tục tăng trưởng và được xem như là “động lực của kinh tế quốc gia” và “lương thực của kỹ nghệ.”  Sản lượng than tăng từ 1,55 tỉ tấn năm 2003 lên 1,95 tỉ tấn năm 2004 và  2,1 tỉ  tấn năm 2005 (40% sản lượng than trên thế giới) (7).  Mức tiêu thụ than đá ở Trung Hoa tăng nhanh trong những năm gần đây để đáp ứng nhu cầu điện trong việc phát triển kinh tế.  Ba phần tư số điện nầy được sản xuất từ các nhà máy điện chạy bằng than đá và cứ mỗi tuần th́ có một nhà máy mới được xây cất (8).

 

Các nhà máy điện chạy bằng than đá nầy liên tục nhả ra bụi khói (soot), sulfur dioxide, carbon dioxide, và các chất ô nhiễm độc hại khác vào không khí.  Nhiều vùng rộng lớn ở vùng trung bắc Trung Hoa bị ô nhiễm trầm trọng với “... khói xám nhạt của bụi sulfur và các chất ô nhiễm khác làm âm u bầu trời và làm mờ những cánh đồng múa ḿ xanh tươi và những vườn đào đang nở hoa trắng ở xa xa...  Đường sá bị bao phủ bởi nhựa than, nhà cửa được tráng một lớp bụi khói, các thợ mỏ mặt mủi lọ lem kéo các xe đầy than đá, và không khí th́ khét lẹt mùi than cháy” (5).  Mức độ ô nhiễm càng thêm trầm trọng trong mùa đông, nhiều lúc phải mở đèn trong lúc lái xe dù là ban ngày.  Theo một nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới th́ có đến 16 thành phố ở Trung Hoa lọt vào danh sách 20 thành phố ô nhiễm nhất thế giới, trong số đó có Beijing, thường bị che phủ bởi bụi mù ô nhiễm (smog) nặc mùi (9).  “Hôm nay – cũng như hôm qua và hôm kia - bầu trời của thành phố [Beijing] tối sầm v́ bụi mù sulfur dày đặc, tưởng như nuốt chững các nhà chọc trời...  Bay ngang qua cả nước, bạn sẽ thấy hết thành phố nầy đến thành phố khác bị bao phủ bởi một màn sương xám hầu như bất tận” (10).  Trong số nầy, phải kể đến Shanghai, bởi v́ “Dường như ngày nào cũng vậy, một màn sương vàng treo lơ lửng trên những công trường xây cất náo nhiệt frenzy) ở Shanghai” (11).  Trong năm 2005, có khoảng 50 % thành phố ở Trung Hoa không đạt tiêu chuẩn không khí (12).

Sulfur dioxide phát sinh từ việc đốt than đá là mối đe dọa trực tiếp và tức thời đối với sức khỏe của người dân Trung Hoa, khiến khoảng 400.000 trẻ em bị chết non hàng năm (9).  Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), con số nầy lên đến 656.000 (5) và theo một nghiên cứu mới đây của Ngân hàng Thế giới (WB), con số đó có thể lên đến 750.000 (13).  Mặc dù có các kế hoạch để giảm 2 % chất ô nhiễm trong năm qua, lượng sulfur dioxide phóng thích vào khí quyển đă lên đến 25,9 triệu tấn trong năm 2006, nhiều hơn năm 2005 khoảng 1,5 % (14).

 

                                                          Ô nhiễm không khí ở Beijing (Tracey Allen)

 

Sulfur dioxide kết hợp với nước trong khí quyển thành acid sulfuric và rơi xuống đất cùng với nước mưa hoặc tuyết, gọi là mưa acid.  Mưa acid có thể gây thiệt hại cho hoa màu và cây cối, gây bệnh hoặc giết chết cá trong sông hồ, và gây hư hại cho nhiều công tŕnh kiến trúc.  Theo đà gia tăng lượng sulfur dioxide phóng thích vào khí quyển, t́nh trạng mưa acid ở Trung Hoa càng ngày càng trở nên nghiêm trọng và không c̣n kiểm soát nổi.  Trong năm 2004, mưa acid được ghi nhận ở 250 thành phố trong cả nước (15).  Đến năm 2005, mưa acid bao trùm một phần ba lănh thổ Trung Hoa khiến phẩm chất đất và an toàn thực phẩm bị đe dọa.  Hơn phân nửa con số 696 trạm khí tượng trên toàn quốc ghi nhận mưa acid; trong số đó, có một vài thành phố ghi nhận 100 % nước mưa acid (16).

 

Ô nhiễm nguồn nước

 

T́nh trạng ô nhiễm nguồn nước ở Trung Hoa đă lên đến mức báo động và gây quan ngại cho nhiều cơ quan và tổ chức quốc tế.  Kết quả nghiên cứu do Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (Organization for Economic Cooperation and Development (OECD)) ở Paris, Pháp thực hiện cho thấy 1/3 chiều dài của các con sông, 75% các hồ lớn, và 25% bờ biển ở Trung Hoa bị ô nhiễm cao v́ nước thải gia dụng, nông nghiệp, và kỹ nghệ được xả thẳng vào nguồn nước.  Hầu hết nguồn nước chảy qua các vùng đô thị ở Trung Hoa th́ không thích hợp để uống hoặc nuôi cá và mỗi ngày gần 300 triệu người đang uống nước ô nhiễm (17).  Nhưng những con số nầy chắc chắn không phản ánh chính xác mức độ ô nhiễm nguồn nước ở xứ nầy v́ nó được ước tính theo tiêu chuẩn nước uống của Trung Hoa, một tiêu chuẩn rất thấp so với tiêu chuẩn nước uống do Tổ chức Y tế Thế giới ấn định.

 

Ô nhiễm sông Yellow ở Lanzhou, Gansu (AP)

Phân nửa chiều dài của 7 hệ thống sông chánh ở Trung Hoa, kể cả trung và hạ lưu sông Yangtze và hạ lưu sông Pearl, bị ô nhiễm trầm trọng.  86% các thủy lộ đô thị không đạt tiêu chuẩn nguồn nước.  Kết quả phân tích mẩu nước thu thập trong một đoạn dài 2.000 km của sông Huai cho thấy 78,7% không đạt tiêu chuẩn nước uống, 79,7% không đủ tiêu chuẩn để nuôi cá, và 32% không đủ tiêu chuẩn để canh tác.  Năm 2001, vùng ven biển ở Trung Hoa có 77 đợt thủy triều đỏ (red tide) với diện tích khoảng 15.000 cây số vuông so với 28 đợt với diện tích khoảng 10.000 cây số vuông trong năm 2000. (2).

 

T́nh trạng ô nhiễm dường như xảy ra ở khắp mọi nơi trong cả nước.  Ở Xiditou, cách Beijing khoảng 60 dặm về phía đông, “... Hàng chục nhà máy hóa chất ở địa phương - những nhà sản xuất hóa chất độc hại kể cả acid sulfuric - xả nước thải trực tiếp vào sông Feng Chan đen ng̣m như mực và đầy rác rến.  Các con kinh gần đó cũng đổi màu như vậy, cho nên người dân địa phương gọi chúng là ‘xiao hong he’ tức ‘sông đỏ nhỏ’...  Ông Li Baoqi, một người bán thuốc thú y 41 tuổi, nói: ‘Nước thật kinh khủng.  Uống nước nầy chẳng khác nào tự      vận’” (18)

 

 

Nước thải từ các nhà máy hóa chất

xả vào sông Feng Chan (18)

Trong năm 2006, có 842 tai nạn môi trường quan trọng xảy ra ở Trung Hoa, trong đó có khoảng 480 vụ liên quan đến ô nhiễm nước.  Vào tháng 9, hai nhà máy hóa chất ở Hunan đă xả bất hợp pháp một hợp chất arsenic rất độc hại vào một nhánh của hồ Dongting, hồ nước ngọt lớn thứ hai ở Trung Hoa, làm gián đoạn việc cung cấp nước cho gần 80.000 cư dân.  Vào tháng 5/2007, rong xanh đă bùng phát ở hồ Taihu khiến cho nước máy của thành phố Wuxi, Jiangsu phải ngừng hoạt động trong một tuần lễ (14) và 5 triệu cư dân phải dùng nước chai để ăn uống và tắm rửa (11).  Sau đó không lâu, là hồ Dianchi ở miền tây nam Trung Hoa rồi đến hồ Xinlicheng, nguồn nước chính của thành phố Changchun, Jilin với 3 triệu dân ở miền bắc.  Nguyên nhân bắt nguồn từ các nhà máy, phân bón, hoặc nước thải chưa gạn lọc (11).

 

Rong xanh bùng phát trong

hồ Dianchi ở Haigeng, Yunnan (SEPA)

 

 

 

Rong xanh bùng phát trong

hồ Taihu ở Wuxi, Jiangsu (AP)

Trong khi các viên chức nhà nước cho rằng mức độ ô nhiễm trong sông Yangtze, một con sông nổi tiếng của Trung Hoa, th́ không đáng kể, thông tấn xă nhà nước Xinhua cho là “mầm bệnh ung thư” (cancerous).  Các nhà khoa học Trung Hoa cho rằng t́nh trạng ô nhiễm của sông Yangtze rất nghiêm trọng và có nguy cơ biến thành một ḍng sông chết.  Theo các kết quả khảo sát gần đây, sông Yangtze phải tiếp nhận khoảng 25 tỉ tấn nước thải mỗi năm, tức khoảng 40% tổng số nước thải của cả nước.  Trên 80% số nước nầy không được gạn lọc và được xả thẳng vào sông.  Dọc theo sông có khoảng 500 trạm bơm để lấy nước uống.  Một vài trạm đă được dời ra giữa ḍng để tránh nước ô nhiễm cao chảy gần bờ (19).

Nước thải kỹ nghệ xả thẳng vào

sông Yangtze ở Yichang, Hubei (Xinhua)

 

Giá trị kinh tế

của ô nhiễm môi trường

 

Bây giờ th́ không c̣n một ai có thể phủ nhận cái giá trị kinh tế của t́nh trạng ô nhiễm môi trường, kể cả các viên chức chánh quyền trung ương lẫn địa phương ở Trung Hoa.  Nó ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân, giảm hoặc làm mất sức lao động, gặm nhắm sự tăng trưởng kinh tế quốc gia, và gây bất ổn xă hội (20).  Cái giá đó là bao nhiêu th́ vẫn c̣n trong ṿng tranh căi.

 

Ô nhiễm không khí ở Hohhot, Inner Mongolia

 

Giá trị kinh tế đầu tiên được thế giới biết đến có lẽ được tŕnh bày trong phúc tŕnh Trung Hoa 2020 - Nước Trong Trời Xanh (China 2020 – Clear Water Blue Skies) do Ngân hàng Thế giới phổ biến vào năm 1997.  Phúc tŕnh nầy nhấn mạnh đến hậu quả kinh tế của t́nh trạng suy thoái môi trường ở Trung Hoa và ước tính rằng giá trị kinh tế của t́nh trạng ô nhiễm không khí và nước ở Trung Hoa có thể thay đổi từ 3,5 đến 8 % GDP (21).  Sau khi phúc tŕnh nầy được công bố, chánh phủ Trung Hoa yêu cầu Ngân hàng Thế giới hợp tác với các viện nghiên cứu Trung Hoa và quốc tế để thiết lập một mô h́nh giá trị kinh tế môi trường (environmental cost model (ECM)) dựa theo những phương thức phù hợp với t́nh trạng đặc thù ở Trung Hoa. 

 

Một thợ mỏ dính đầy bụi than

ở Hanjing, Shanxi (9)

 

Năm 2004, Ngân hàng Thế giới kư hợp đồng với một toán chuyên viên quốc tế, đặt dưới hướng dẫn của ông Guo Xiaoming, cố vấn cao cấp của Cơ quan Quản trị Môi trường Nhà nước Trung Hoa (State Environmental Protection Administration (SEPA)), để duyệt xét kết quả nghiên cứu ECM trên thế giới và thiết lập và áp dụng những phương thức mới trong việc ước tính giá trị kinh tế hàng năm của t́nh trạng ô nhiễm môi trường không khí và nước ở Trung Hoa từ cấp trung ương đến địa phương.  Sau hơn 3 năm nghiên cứu, một bản thảo phúc tŕnh với tựa đề Giá trị Kinh tế của Ô nhiễm ở Trung Hoa: Ước tính Kinh tế của Thiệt hại Vật chất (Cost of Pollution in China: Economic Estimates of Physical Damages) được phổ biến để chuẩn bị cho hội nghị quốc tế với chủ đề “Phát triển Khả chấp” (Sustainable Development) được tổ chức tại Beijing vào ngày 2 tháng 3 năm 2007.  Theo phúc tŕnh nầy, tổng số giá trị kinh tế của t́nh trạng ô nhiễm không khí và nước ở Trung Hoa vào năm 2003 lên đến 362 tỉ yuan hay 2,68 % GDP.  Nhưng giá trị kinh tế có thể lên đến 781 tỉ yuan hay 5,78 % GDP nếu kết quả nghiên cứu ở Shanghai và Chongqing được áp dụng (12).

 

Nhưng Trung Hoa đă tạm ngưng vô thời hạn việc phổ biến giá trị kinh tế của t́nh trạng ô nhiễm môi trường ở Trung Hoa v́ giới chức ở các cơ quan chuyên môn không đồng ư về phương pháp tính toán, và quan trọng hơn, một số chánh quyền địa phương đă chống đối việc phổ biến những tin tức “nhạy cảm” về ô nhiễm môi trường do chính họ gây ra (21).  Quyết định nầy được đưa ra có lẽ v́ giá trị kinh tế được ước tính càng ngày càng tăng một cách chóng mặt.  Giá trị kinh tế của t́nh trạng ô nhiễm môi trường, được ước tính khoảng 100 tỉ yuan hay 12,8 tỉ US đô la mỗi năm (khoảng 1,4 % GDP) từ 1990 đến 1998 (2) đă lên đến 511,8 tỉ yuan hay 68 tỉ US đô la (khoảng 3 % GDP) trong năm 2004 (20,22) và 1.505,8 tỉ yuan hay 200 tỉ US đô la trong năm 2005 (khoảng 9 % GDP là 2.260 tỉ US đô la) (23-25).  Ô nhiễm môi trường h́nh như đă xóa sạch mức tăng trưởng kinh tế của Trung Hoa! 

 

                                                                    Chủ ao cá chết v́ ô nhiễm môi trường

                                                  ở Hangzhou, Zhejiang (23)

 

THẢM HỌA THẾ GIỚI

 

Sông Sungari (Songhua) ở Khabarovsk (Internet)

 

T́nh trạng ô nhiễm ở Trung Hoa trở thành một mối đe dọa trực tiếp cho cộng đồng quốc tế sau vụ nổ ở nhà máy hóa dầu của Công ty Dầu hỏa và Hóa chất Jilin vào tháng 11 năm 2005.  Vụ nổ khiến sông Songhua, nguồn nước duy nhất của 9 triệu cư dân Harbin, bị ô nhiễm benzene, một tác nhân gây ung thư (26-27), buộc nhà máy cung cấp nước cho thành phố Harbin ngừng hoạt động.  Sự kiện nầy khiến các cơ quan môi trường và cứu cấp ở Nga lo ngại nên họ bắt đầu theo dơi phẩm chất nước trong sông Amur ngay biên giới với Trung Hoa.  Sông Songhua, được gọi là sông Sungari ở Nga, là một phụ lưu của sông Amur, nguồn cung cấp nước uống chánh của thành phố Khabarovsk với 600.000 dân ở ngay cạnh biên giới với Trung Hoa (28).

 

Cư dân Harbin xếp hàng lấy nước uống (Internet)

 

Nhưng hiểm họa cho thế giới chính là việc phân tán không khí ô nhiễm ở Trung Hoa trên phạm vi toàn cầu.  Sulfur dioxide và thủy ngân phát xuất từ việc đốt than đá đă tràn qua các nước Đông Bắc Á (29). Không ảnh do vệ tinh SeaWiFS của Cơ quan Quản trị Hàng không và Không gian Hoa Kỳ (NASA) chụp vào năm 2004 cho thấy luồng không khí ô nhiễm trên vùng trời phía đông Trung Hoa tràn ra biển và bay về hướng đông bắc (30).  Các quốc gia lân bang như Nhật bản, Đài loan, Đại hàn, và cả Philippines đă ghi nhận mưa acid do việc đốt than đá ở Trung Hoa.

 

Hạt ô nhiễm li ti (particulates), thủy ngân, và bụi phát xuất từ Trung Hoa đang làm suy thoái phẩm chất không khí ở bờ tây Hoa Kỳ.  Các nhà nghiên cứu ở Hoa Kỳ ước tính rằng có đến 1/3 số hạt ô nhiễm li ti ở California phát xuất từ Trung Hoa.  Trong năm 2006, các nhà nghiên cứu ở trường Đại học California/Davis cho biết hầu hết hạt ô nhiễm li ti ở hồ Tahoe bắt nguồn từ Trung Hoa.  Các nghiên cứu khác cho biết có ít nhất 1/5 số thủy ngân trong sông Willamette ở Oregon phát xuất từ nước ngoài, dường như từ Trung Hoa.  Số thủy ngân nầy bắt đầu tích lũy đến mức độc hại trong loài thú hoang ở địa phương (29).  Theo ước tính của Cơ quan Bảo vệ Môi sinh Hoa Kỳ (EPA), trong nhiều ngày, gần 25 % hạt ô nhiễm li ti trên bầu trời Los Angeles phát xuất từ Trung Hoa.  Một số chuyên viên tiên đoán rằng 1/3 mức ô nhiễm không khí của toàn tiểu bang California phát xuất từ Trung Hoa (31).

  

Không ảnh SeaWiFS năm 2004cho thấy

luồng bụi ô nhiễm bay từ Trung Hoa ra biển (30)

 

Các nghiên cứu khác cho biết bụi - từ sa mạc Gobi ở Mông Cổ và sa mạc Taklamakan ở phía tây Trung Hoa - cuốn theo gió về phía đông, trộn với chất ô nhiễm từ các vùng kỹ nghệ nặng, đổi từ màu vàng sang nâu, rồi bay ra Thái B́nh Dương và có khả năng bay ṿng quanh trái đất trong 3 tuần lễ.  Những ḍng không khí ô nhiễm nầy, có thể rộng hơn sông Amazon và sâu hơn Grand Canyon, có khả năng làm thay đổi khí hậu trên thế giới.  Ở đây, những luồng bụi ô nhiễm nầy cấy mây đại dương khiến cho những cơn mưa giông trở nên dữ dội hơn.  Ảnh hưởng của những luồng bụi ô nhiễm nầy đối với thời tiết rất phức tạp.  Chúng có thể làm nguội khí quyển v́ ngăn chận hơn 10 % ánh sáng mặt trời ở Thái B́nh Dương và hạt sulfate lạnh trong luồng bụi ô nhiễm có thể vô hiệu hóa ½ ảnh hưởng của hiện tượng hâm nóng toàn cầu.  Trái lại, các luồng bụi ô nhiễm cũng có khả năng làm nóng bầu khí quyển v́ bụi khói (soot) hấp thụ năng lượng mặt trời (32).

 

[science journal]

Không ảnh SeaWiFS năm 2001 cho thấy

bụi từ Á Châu bay đến California (32)

 

BIỆN PHÁP ĐỐI PHÓ

 

B́nh diện quốc gia

 

Nhà cầm quyền Trung Hoa biết rất rơ ảnh hưởng kinh tế và xă hội của t́nh trạng ô nhiễm môi trường và đă đưa ra một số chánh sách quan trọng liên quan đến môi trường kể từ năm 1978.  Bảo vệ môi trường được xem như quốc sách từ năm 1983.  Năm 1994, một kế hoạch tổng thể đă được soạn thảo để thực hiện phát triển khả chấp trong Nghị tŕnh 21 của Trung Hoa (China Agenda 21) do Liên Hiệp Quốc khởi xướng.  Đến năm 1996, lần đầu tiên một kế hoạch ngủ niên để bảo vệ môi trường được công bố.  Năm 1998, Cơ quan Quản trị Môi trường Nhà nước SEPA được nâng lên cấp bộ với nhiều quyền hạn hơn với một ngân khoản chiếm gần 1 % GPD với nhằm mục tiêu chấm dứt t́nh trạng suy thoái môi trường vào năm 2010 (33).

 

Hiến pháp của Trung Hoa được tu chính năm 1982 với Điều 26 quy định rằng “nhà  nước có nhiệm vụ bảo vệ và cải thiện môi trường sống của người dân và hệ sinh thái, ngăn ngừa và kiểm soát ô nhiễm và các nguy hiểm công cộng, bảo tồn tài nguyên thiên nhiên và động vật hoang dă.”  Tính đến nay, Trung Hoa đă ban hành 6 bộ luật về pḥng ngừa ô nhiễm, 9 bộ luật về bảo vệ tài nguyên, 29 bộ điều lệ bảo vệ môi trường, hơn 70 quy chế, và trên 900 bộ điều lệ của địa phương.

 

Xe gắn máy lậu bị tịch thu

ở Guangzhou, Guangdong (AP)

 

Nhưng những lời tuyên bố và cam kết liên quan đến môi trường Trung Hoa dường như chỉ ở đầu môi.  Mặc dù các thành quả về luật lệ môi trường có vẽ rất hấp dẫn, chúng không cho thấy một chút hiệu năng nào trong việc bảo vệ môi trường.  Cho đến nay, việc thi hành luật lệ môi trường ở Trung Hoa cũng có những yếu kém giống như các luật lệ khác: luật lệ không rơ ràng, hệ thống tư pháp yếu kém và không độc lập, luật pháp không được thi hành hoặc thi hành lỏng lẻo.  Thêm vào đó, lợi ích của việc bảo vệ môi trường thường không thể hiện ngay lập tức; cho nên, không ai có quyết tâm chính trị để đối phó với những vấn đề môi trường ngay ngày hôm nay (33).

 

B́nh diện quốc tế

 

Tiên đoán được thảm họa toàn cầu mà t́nh trạng ô nhiễm không khí trầm trọng ở Trung Hoa có thể gây ra trong tương lai, cộng đồng thế giới - qua nhiều chánh phủ, tổ chức đa phương, và tổ chức phi chánh phủ (NGOs) – rất tích cực trong việc đối phó với nhiều vấn đề ô nhiễm không khí qua các dự án năng lượng tái tạo (renewable energy), than sạch, hiệu năng trong việc sử dụng năng lượng (energy efficiency), và quản trị theo nhu cầu (demand-side management) (34).  Sau đây là một số hoạt động tiêu biểu.

 

Nhật Bản có lẽ là quốc gia tích cực nhất trong việc hợp tác với Trung Hoa để giảm thiểu mưa acid.  Điều nầy cũng dễ hiểu v́ hệ sinh thái ở Nhật Bản đă chịu ảnh hưởng của mưa acid phát xuất từ Trung Hoa.  Nhật Bản đề nghị rất nhiều dự án giảm mưa acid bằng cách tài trợ cho các thành phố Trung Hoa với lăi suất thấp trong 5 năm.  Chánh phủ Nhật đồng ư tài trợ 10 tỉ US đô la, nhưng chánh phủ Trung Hoa cho biết các dự án cần ít nhất 15 tỉ và Nhật Bản phải tài trợ đầy đủ nếu thật sự quan tâm đến mưa acid (35).

 

Hoa Kỳ, qua Cơ quan Bảo vệ Môi sinh EPA, cũng đă hợp tác với Trung Hoa, qua Cơ quan Quản trị Môi trường Nhà nước SEPA, trong nhiều vấn đề môi trường trong hơn 20 năm qua.  Vào tháng 12 năm 2003, một biên bản ghi nhớ (memorandum of understanding) đă được EPA và SEPA kư kết để thiết lập một Nhóm công tác về Không khí và Năng lượng sạch nhằm mục đích giảm thiểu t́nh trạng ô nhiễm không khí và khí thải gây hiệu ứng nhà kiếng (greenhouses gases).  Các dự án hợp tác giữa EPA và SEPA chú trọng vào các lănh vực quản trị phẩm chất không khí, giao thông, điện, và xi măng (36). Gần đây, EPA tài trợ cho Viện Tin tức Than đá Trung Hoa (China Coal Information Institute) một ngân khoản 100.000 US đô la cho dự án sản xuất điện bằng khí methane từ than đá có phẩm chất thấp lấy từ một mỏ than ở Anhui hoặc Henan (37).  Từ năm 1996, Hội đồng Bảo vệ Tài nguyên Thiên nhiên (Natural Resources Defense Council (NRDC)), một NGO có tiếng tăm ở Hoa Kỳ, đă phát động một dự án có tên Năng lượng Sạch cho Trung Hoa (China Clean Energy) để hổ trợ cho việc phát triển một hệ thống năng lượng khả chấp (sustainable energy) qua việc cải thiện hiệu năng và sử dụng năng lượng tái tạo (38).

 

Liên hiệp Âu Châu, qua Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế OECD, đă phát động một chương tŕnh đối thoại và hợp tác với Trung Hoa từ năm 1995 để trao đổi kinh nghiệm về chánh sách trọng tâm cho việc tăng trưởng và phát triển khả chấp.  Trong năm 2005, chi phí cho chương tŕnh nầy lên đến 15 % ngân khoản mà OECD dành cho các quốc gia không phải là thành viên.  Chương tŕnh bao gồm 19 lănh vực đối thoại, trong đó có vấn đề bảo vệ môi trường.  Trong 10 năm qua, OECD đă hợp tác với Trung Hoa trong việc củng cố thị trường để đạt các chỉ tiêu môi trường, cải thiện hệ thống tin tức môi trường, và khuyến khích việc chấp nhận dữ kiện về sản phẩm hóa học.  Lần đầu tiên, phúc tŕnh Duyệt xét Thành quả Môi trường Trung Hoa (Environmental Performance Review of China) đă được công bố vào năm 2007 (39).

 

Các cơ quan tài chánh quốc tế cũng quan tâm đến hậu quả của việc sử dụng than đá đối với môi trường thế giới.  Ngân hàng Phát triển Á Châu đang tài trợ một số chương tŕnh kiểm soát ô nhiễm ở Shanxi.  Trong năm 2003, Ngân hàng Thế giới cung cấp cho tổ chức Cơ sở Môi trường Toàn cầu (Global Environmental Facility) một ngân khoản 15 triệu US đô la để xây một nhà máy phát điện hiện đại chuyển than đá sang khí đốt trước khi sử dụng, nhưng chánh phủ Trung Hoa tạm ngưng dự án v́ nhà thầu bỏ giá cao hơn dự tính (10).  Đến năm 2006, Công ty Tài trợ Quốc tế (International Finance Corporation (IFC)), một chi nhánh tư của Ngân hàng Thế giới, cho biết một ngân khoản lên đến 50 triệu US đô la sẽ được đầu tư ở Inner Mongolia để chế tạo dimethyl ether (DME), một nhiên liệu ít làm hại môi trường hơn, để thay thế dầu cặn (diesel) dùng trong ngành vận tải và sản xuất điện (16).

 

Ngay các tổ chức môi trường thân Trung Hoa, chẳng hạn như Môi trường Thái B́nh Dương (Pacific Environment) có trụ sở ở San Francisco, cũng đang gia tăng áp lực yêu cầu Trung Hoa giới hạn lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kiếng theo tinh thần Nghị định thư Kyoto 1997.  Mặc dù Trung Hoa không có trách nhiệm pháp lư trong việc giới hạn hoặc giảm thiểu khí thải gây hiệu ứng nhà kiếng được ghi trong Hội nghị về Thay đổi Khí hậu của Liên Hiệp Quốc 1992 và Nghị định thư Kyoto 1997 (v́ được xem như một quốc gia đang phát triển), phần đóng góp của Trung Hoa vào hiện tượng hâm nóng toàn cầu sẽ có ảnh hưởng quan trọng đến môi trường của mọi quốc gia trên trái đất.  Cung cách quản trị những vấn đề môi trường ở Trung Hoa sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng trên toàn cầu (40).

 

KẾT LUẬN

 

Dưới sự lănh đạo của đảng Cộng Sản và chương tŕnh đổi mới kinh tế từ năm 1978, Trung Hoa đă áp dụng chủ trương “Phát triển trên hết” và “Làm giàu là vinh quang” của Chủ tịch Deng Xiaoping để đạt được một số thành quả kinh tế  “kỳ diệu” chỉ sau một phần tư thế kỷ.  Người Trung Hoa rất tự hào về thành quả nầy: thành quả mà các nước Tây phương phải mất hàng thế kỷ mới thực hiện được (41).  Từ 1979 đến 2004, kinh tế Trung Hoa tăng trưởng ở mức 9,6 % mỗi năm và đạt 11,1 % trong năm 2006, với GDP được Ngân hàng Thế giới ước lượng khoảng 2.670 tỉ US đô la.  Với đà tăng trưởng đó, Trung Hoa có khả năng qua mặt Đức để trở thành cường quốc kinh tế thứ ba của thế giới vào năm 2007, sau Hoa Kỳ và Nhật Bản.

 

Nhưng sau ánh hào quang sáng chói đó, t́nh trạng ô nhiễm môi trường ở hầu hết mọi nơi ở Trung Hoa đă đến mức nguy hiểm chết người (deadly extremes), t́nh trạng mà vài quốc gia tiên tiến trên thế giới xem là “thảm họa”: cư dân trong các thành phố kỹ nghệ ít khi thấy ánh mặt trời, trẻ con chết hoặc mắc bệnh v́ ch́ hoặc các h́nh thức ô nhiễm khác, nước sông hồ bị ô nhiễm v́ nước thải gia dụng hoặc kỹ nghệ, và thủy triều đỏ khiến thủy sản bị tiêu diệt trong nhiều vùng biển ven bờ rộng lớn.  T́nh trạng ô nhiễm môi trường ở Trung Hoa không chỉ là một vấn đề quốc gia mà c̣n có khả năng trở thành một thảm họa của thế giới, nếu nó không được ngăn chận một cách thích đáng.  Dữ kiện đo đạc và kết quả nghiên cứu cho thấy, không khí ô nhiễm ở Trung Hoa đă di chuyển toàn cầu và có thể có ảnh hưởng nghiêm trọng đến khí hậu và hiện tượng hâm nóng toàn cầu.

 

Giá trị kinh tế của t́nh trạng ô nhiễm môi trường, được ước tính khoảng 100 tỉ yuan hay 12,8 tỉ US đô la mỗi năm (khoảng 1,4 % GDP) từ 1990 đến 1998 (2) đă lên đến 511,8 tỉ yuan hay 68 tỉ US đô la (khoảng 3 % GDP) trong năm 2004 và 1.505,8 tỉ yuan hay 200 tỉ US trong năm 2005 (khoảng 9 % GDP).  Ô nhiễm môi trường h́nh như đă xóa sạch mức tăng trưởng kinh tế của Trung Hoa! 

Mặc dù có sự giúp đở tích cực và lâu dài của cộng đồng thế giới, đảng Cộng Sản và chánh quyền trung ương ở Beijing dường như đă bất lực trong việc đối phó với t́nh trạng ô nhiễm môi trường ở Trung Hoa, bởi v́ chánh quyền ở địa phương đă và đang “làm tốt nhiệm vụ trên giao”: trung thành với đảng và đạt chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế cao.  Họ không chú trọng đến việc bảo vệ môi trường (v́ ảnh hưởng đến lợi nhuận), mà nhiều lúc c̣n hạ thấp tiêu chuẩn hoặc bao che cho các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm để thu hút đầu tư cho địa phương của ḿnh.  Đối với họ “ô nhiễm trước, tẩy xóa sau!”

 

Để che lấp phần nào cho sự thất bại, để xoa dịu sự chống đối ngày càng gia tăng (50.000 vụ biểu t́nh trong năm 2005) ở trong nước, và để giảm áp lực của cộng đồng quốc tế; giới chức có thẩm quyền, phương tiện truyền thông, và một số nhà hoạt động môi trường ở Trung Hoa đang phát động một chiến dịch “đổ thừa” cho các quốc gia phát triển và các công ty đa quốc đang hoạt động ở Trung Hoa (3).  Ông Pan Yue, Phó giám đốc Cơ quan Quản trị Môi trường Nhà nước SEPA, khẳng định:

 

“Với đà gia tăng của toàn cầu hóa, các quốc gia đă phát triển đang chuyển kỹ nghệ của họ sang các quốc gia đang phát triển dưới h́nh thức đế quốc môi trường.  Ở Trung Hoa, ô nhiễm di chuyển từ đông sang tây và từ thành thị đến nông thôn.  Người giàu tiêu thụ và người nghèo gánh chịu ô nhiễm.  Sự bất b́nh đẳng giữa kinh tế và môi trường do sự hiểu biết sai lạc của một số viên chức về thành tích chánh trị và tăng trưởng, đi ngược lại những mục tiêu căn bản của chủ nghĩa xă hội và từ bỏ những thành tựu của chủ nghĩa xă hội ở Trung Hoa.  Là một nước xă hội chủ nghĩa, Trung Hoa phải thống nhất với các quốc gia đang phát triển khác để chống lại một trật tự kinh tế quốc tế gây bất b́nh đẳng môi trường.  Ở trong nước, chúng ta cần phải thiết lập các hệ thống để tránh gây rủi ro cho môi trường v́ phát triển thiếu cân bằng.  Từ đó chúng ta có thể thấy quyết tâm và tính đúng đắn của các quan điểm chánh trị của Ban bí thư Trung ương đảng Cộng Sản: cái nh́n khoa học trong sự phát triển và việc xây dựng một xă hội hài ḥa, bảo tồn tài nguyên, và ít gây thiệt hại môi trường và sự cần thiết và cấp bách trong việc thúc đẩy một h́nh thức kỹ nghệ hóa hoàn toàn mới” (41).

 

Cơ quan SEPA của ông Pan Yue đă làm được bao nhiêu để ngăn chận t́nh trạng suy thoái môi trường ở Trung Hoa, theo các quan điểm chánh trị “đúng đắn” của Ban bí thư, th́ chưa được công bố; nhưng những con số thống kê mới nhất làm cho cộng đồng thế giới giật ḿnh và cần phải có những biện pháp tích cực hơn.  Mặc dù có nhiều kế hoạch để cắt giảm 2 % chất ô nhiễm trong năm 2006, số lượng sulfur dioxide tăng đến 25,9 triệu tấn, 1,5 % nhiều hơn năm 2005 (14) và Trung Hoa đă thay thế Hoa Kỳ để trở thành quốc gia phóng thích nhiều khí carbon dioxide nhất thế giới với 6,2 tỉ tấn so với 5,8 tỉ tấn.

 

Biện pháp có hiệu quả nhất để bắt buộc Trung Hoa cải thiện t́nh trạng ô nhiễm môi trường mà cộng đồng thế giới có thể áp dụng có lẽ cũng không nằm ngoài cái luật cung cầu của nền kinh tế thị trường tự do.  T́nh trạng ô nhiễm môi trường ở Trung Hoa, nhất là ô nhiễm không khí, bắt nguồn từ các hoạt động sản xuất để “cung” ứng nhu “cầu” của thị trường thế giới và đang gia tăng theo nhu cầu nầy.  Nếu nhu cầu giảm, ô nhiễm môi trường cũng sẽ giảm theo!

 

Nói th́ rất dễ và ai nói cũng được.  C̣n làm được hay không là chuyện khác!


 

TÀI LIỆU THAM KHẢO

 

(1)           Wikipedia.  Accessed on September 26, 2007. “Deng Xiaoping.” http://en.wikipedia.org/wiki/Deng_Xiaoping.

(2)           Gaoming Jiang and Jixi Gao.  January 12, 2007.  “The terrible cost of China’s growth.”  http://www.chinadialogue.net/article/show/single/en.

(3)           Michael Lelyveld.  December 18, 2006.  “China Shifts Pollution Blame.”  Edited by Richard Finney.  Radio Free Asia. http://www.rfa.org.

(4)           Ma Jun.  January 31, 2007. “How participation can help China’s ailing environment.”  http://www.chinadialogue.net/article/show/single/en.

(5)           Kevin Holden Platt.  July 9, 2007.  “Chinese Air Pollution Deadliest in World, Report Says.”  http://www.nationalgeographic.com/news.