Ảnh Hưởng Lên Sức Khoẻ Của Hoá Chất Bảo Vệ Thực Vật  I

Health Effects On Vegetable Protective Chemicals I

 

Trong kỹ nghệ thực phẩm ngày nay trên thế giới, hóa chất không chỉ được xử dụng trong công nghiệp mà c̣n được đưa vào nguồn thức ăn thức uống nữa. Hoá chất đang góp một phần không nhỏ vào thực phẩm tiêu dùng của con người. Do đó, con người đă gián tiếp hấp thụ hóa chất qua thực phẩm, và t́nh trạng sức khỏe có thể bị ảnh hưởng qua việc tiếp nhiễm nầy. Tc KH&MT lần nầy trao đổi với TS MTT về một số vấn đề liên quan đến việc xử dụng hoá chất bảo vệ thực vật (BVTV), cũng như ảnh hưởng về lâu về dài lên sức khỏe con người qua thực phẩm đă được trồng trọt bằng hoá chất hay được chế biến có trộn lẫn hóa chất. Phần tiếp theo sẽ là một số đề nghị trong việc giảm thiểu nguy cơ bị tiếp nhiễm qua đường thực phẩm.

 

Hỏi 1: Trước hết, xin Ts MTT cho thính giả của Đài ACTD biết khái lược về các loại hóa chất BVTV.

Đáp 1: Kính chào Quư thính giả của Đài ACTD, Thưa Anh. Theo định nghĩa thuốc BVTV là những hoá chất dùng để bảo vệ mùa màng, hoa màu. Chúng có thể được dùng như một yếu tố kích thích tăng trưởng để cải thiện phẩm chất và tăng trọng lượng của hoa màu như làm cho thân, lá phát triển nhanh và to hơn, các hoa quả và rễ cũ lớn hơn để từ đó năng suất thu hoạch cùng lợi nhuận tăng nhiều hơn. Và sau hết hoá chất BVTV c̣n được dùng như một loại thuốc dùng để bảo quản những loại nông sản và hoa màu để tránh bị sâu mọt hay hư thúi hoặc giữ cho độ tươi của rau quả lâu hơn.

Do đó, hóa chất BVTV là tên gọi chung của tất cả hoá chất dùng trong việc tẩy trừ côn trùng, sâu bọ, diệt nấm móc, diệt chuộc, diệt ốc, ngăn chặn vi khuẩn xâm nhập vào thực phẩm và làm tăng trưởng  cân lượng và phẩm chất của cây trồng.

 

Hỏi 2: Việt Nam có xử dụng các loại hoá chất mà ông vừa kể trên hay không?

Đáp 2: Đa số những hóa chất trên đều bị cấm xử dụng nhất là trong thực phẩm căn cứ vào công ước Stockholm. Danh sách các hoá chất bị cấm ngày càng được thêm vào nhiếu hớn. Đó là các hợp chất hữu cơ một hay nhiều nhân benzene chứa phosphor như Diazinon, Malathion, Parathion, hoặc chứa chlor như DDT, Aldrin, Lindane, Chlordane. Ngoài ra c̣n có các hợp chất hữu cơ chứa lưu huỳnh, nitrogen. Hầu hết các hoá chất trên đều có tính độc hại ảnh hưởng lên sức khỏe con người. Và những đặc tính độc hại đó  thễ được so sánh như dioxin, một phế phẩm có trong thuốc diệt cỏ dại mà quân độu Hoa Kỳ đă xử dụng trong thời gian chiến tranh ở Việt Nam từ năm 1962 đến 1971 trong chiến dịch Ranch Hand, có mục đích khai quang những khu rừng rậm thưa dân cư để tránh sự ẩn náo và xâm nhập của CSBV thời bấy giờ. V́ có chung đặc tính độc hại cho nên các hoá chất trên c̣n có tên c̣n có tên chung là dioxin-tương đương.

Việt Nam đang xử dụng hầu hết các hóa chất có những thương hiệu vừa kể trên, đặc biệt là thuốc diệt muỗi DDT, hoá chất sau nầy được Việt Nam dùng như là một chất đệm trong việc pha chế những loại hoá chất BVTV có đặc tính khác nhau. Do đó, hàng năm Việt Nam nhập cảng hàng trăm ngàn tấn DDT.

 

Hỏi 3: Trong nông phẩn và hoa màu, ngoài những ảnh hưởng độc hại của các hoá chất trên, c̣n có nguy cơ hóa chất nào khác xâm nhập vào thức ăn của con người hay không, thưa ông?

Đáp 3: Dạ có thưa Anh. Nguyên nhân ảnh hưởng lên sức khỏe con người gồm nguyên nhân chủ quan và khách quan. Nguyên nhân chủ quan là do con người mang hoá chất vào nguồn thực phẩm để đạt được một số mục tiêu như chúng tôi vừa đan cử ở phần trên. C̣n nguyên nhân khách quan cũng đă góp phần ảnh hưởng không nhỏ vào việc tác động lên sức khỏe của con người. Đó là những tia phóng xạ radon hay uranium trong thiên nhiên. Trong nguồn nước dùng để tưới tiêu c̣n có vô số vi khuẩn và siêu vi khuẩn. Ngoài ra, trong ḷng đất, qua sự hấp thụ của rễ cây, các kim loại độc hại như arsenic, thủy ngân, ch́ v.v. .. cũng là một vấn nạn không nhỏ trong việc nhiễm độc gián tiếp của thực phẩm.

Nói tóm lại, con người tiếp xúc với nhiều hoá chất độc hại tiềm ẩn trong chuổi dây chuyền thực phẩm qua nguồn nước, không khí, và đất đai.

 

Hỏi 4: Trong những lần trao đổi với TS trong thời gian qua, chúng tôi có nghe ông nhắc đến hóa chát PCBs, đó là một hoá chất độc hại trong kỹ nghệ, xin ông cho biết nguồn gốc và ảnh hưởng của chúng lên sức khoẻ như thế nào?

Đáp 4: Nhu chúng tôi đă phát biểu nhiều lần là PCBs (số nhiều) có tên là polychlorinated biphenyls. Đây là một chuỗi hóa chất được xem như là dioxin-tương đương, có nhiều nguyên tử chlor ở nhiều vị trí khác nhau. PCBs trong kỹ nghệ được dùng như một chất bán dẫn, làm vật cách điện, chúng ta có thể thấy trên các cột điện ngoài đường phố. PCBs cũng c̣n được xử dụng như là một loại dầu làm trơn trong mộ số máy móc kỹ nghệ. Ở nhiệt độ cao, PCBs bị phân giải và biến thành dioxin. Ở Việt Nam, PCBs được dùng nhiều nhất trong kỹ nghệ ciment. Qua thời gian PCBs phế thải trong kỹ nghệ nầy đă là một vấn nạn lớn cho Việt Nam. Hiện tại ở Cty ciment Thủ Đức, có hơn 30 tấn PCBs phế thải vẫn không có phương cách giải quyết, và công nhân nơi đây đă dùng hoá chất trên trong công việc tẩy rữa dầu mở trên cơ thể sau một ngày làm việc. Về ảnh hưởng lên môi trường, PCBs được hấp thụ vào thực vật qua đường rễ cây. Con người qua thực phẩm, có thể bị tiếp nhiễm dài hạn, PCBs có thể làm thay đổi hệ thống miễm nhiễm, thay đổi hormone trong cơ thể, hệ thống thần kinh cùng các enzyme (diếu tố).

 

Hỏi 5: Bây giờ, xin đi thẳng vào vấn đề ảnh hưởng lên sức khoẻ, xin Ts lần lượct tŕnh bày mức tác động của hóa chất BVTV như thế nào?

Đáp 5: V́ đây là những hợp chất hữu cơ có một hay nhiều nhân benzene chứa chlor hoặc phosphor qua những thương hiệu khác nhau đă kể trên. Qua hàng trăm công tŕnh nghiên cứu, kết luận của các nhà khoa học là những hoá chất trên đă làm thay đổi hệ thống miễn nhiễm của động vật được mang ra làm thí nghiệm như chuột, bọ, thỏ .. . Do đó chúng có nguy cơ bị nhiễm bịnh nhiều hơn v́ sức đề kháng với vi khuẩn giảm đi. Các hoá chất trên c̣n làm giảm số lượng tế bào bạch huyết trong máu, làm cho hệ thống miễn nhiễm không c̣n khả năng phản ứng và tiêu diệt vi khuẩn hay siêu vi khuẩn. Chúng có thể làm thay đổi sự phát triển của lá lách, cơ quan tạo nguồn miễn nhiễm chính của cơ thể.

Hiện tại, nghiên cứu ảnh hưởng của những hoá chất trên lên con người vẫn c̣n trong ṿng hạn chế. Do đó, nguy cơ tiếp nhiễm và ảnh hưởng chưa được thẩm định đúng đắn và có tính thuyết phục. Các định mức an toàn lên con người chỉ là những ước tính rủi ro suy từ kết quả qua việc thử nghiệm lên động vật. Tuy nhiên, có một kết luận không thể chối cải là nguy cơ ảnh hưởng lên hệ thống miễn nhiễm càng tăng cao khi người bị tiếp nhiễm là trẻ em, trẻ sơ sinh, người lớn tuổi, và những người bị suy dinh dưởng.

 

Hỏi 6: C̣n nguy cơ gây ra ung thư của các loại hoá chất BVTV th́ sao, thưa ông?

 

Đáp 6: Thưa Anh. Dù muốn dù không, trước tiến tŕnh ṭan cầu hóa và sự phát triển của công nghệ hoá chất trên ṭan thế giới, mỗi ngày, con người đang bị tiếp nhiễm thường trực với nhiều loại hoá chất BVTV khác nhau qua không khí thở, qua các dư lượng hoá chất trong nguồn nước, và nhất là qua nguồn thực phẩm trong sinh hoạt hàng ngày. Do đó, con người không thể tránh khỏi việc tiếp nhiễm trên ít hay nhiều tùy theo cách sống, và vùng sinh sống. Có một điều chắc chắn là từ khi có cuộc cách mạng công nghiệp hóa chất cách đây khoảng một thế kỷ, tỷ lệ người bị bịnh ung thư tăng dần đến mức độ báo động ngày hôm nay. Theo ước tính của những nhà dịch tể học Hoa Kỳ, hiện nay có khoảng một trong hai người đàn ông, và một trong ba phụ nữ Hoa Kỳ đang và sẽ mắc bịnh ung thư của một bộ phận nào đó trong cơ thể của họ.

 

Đa số thuốc BVTV đều có chứa nguyên tố chlor hay được chlor hoá. V́ vậy lượng chlor trong hoá chất sẽ dễ dàng tạo ra những hợp chất hữu cơ có chlor trong cơ thể như ở các tế bào mỡ và sữa mẹ. Chính v́ vậy mà nguy cơ ảnh hưởng lên sức khoẻ của thai nhi và trẻ sơ sinh rất cao so với người lớn. Tiếp theo đó, hóa chất đi vào gan và thận. Đối với trẻ em, so với tỷ lệ trọng lượng cơ thể, trẻ em uống nhiều nước, ăn nhiều thực phẩm, và thở nhiều hơn người đă trưởng thành. V́ vậy, nhiều bộ phận của trẻ em bị ảnh hưởng trực tiếp và nặng nề nhất là ở hệ thần kinh, cơ quan sinh sản, và hệ thống miễn nhiễm. Ba bộ phận nầy phát triển rất nhanh ở những năm đầu đời. Do đó, nếu bị tiếp nhiễm các hoá chất độc hại trong giai đoạn nầy th́ hậu quả có thể bị mất đi tính thông minh, tính miễn nhiễm bị giảm thiểu, cùng nguy cơ ung thư càng có tỷ lệ cao hơn so với người đă trưởng thành. Và tỷ lệ tử vong ở những lứa tuổi nhỏ nầy tăng lên nhiều ở các quốc gia đang phát triển là điều không thể tránh khỏi, v́ t́nh trạng dinh dưỡng c̣n thấp kém và môi trường sống c̣n quá nhiều bất ổn.

 

Trong kỳ hội luận tới, chúng tôi sẽ tiếp tục về vấn đề nầy và nêu lên một số gợi ư trong việc giải quyết vấn nạn trên.