Ảnh hưởng ở Hạ lưu của Đập thủy điện Yali và Se San 3

Đỗ Hiếu, phóng viên đài RFA

Vào ngày 1-9-2005, một tổ chức có tên là Hệ thống Bảo vệ Se San (Sesan Protection Network) đă phổ biến một thông báo báo chí cho biết nhiều trận lũ lụt đă liên tiếp xảy ra từ ngày 3 đến 13 tháng 8 năm 2005 dọc theo sông Se San nằm trong tỉnh Ratanakiri của Cambodia và gây một số thiệt hại nghiêm trọng cho người dân trong vùng. Cũng theo thông cáo báo chí th́ các trận lũ lụt nầy phát xuất từ việc điều hành Đập thủy điện Yali ở Việt Nam. Để t́m hiểu thêm chi tiết về vấn đề nầy, Đỗ Hiếu trao đổi với Kỹ sư Nguyễn Minh Quang, một kỹ sư công chánh của tiểu bang California và cũng là một chuyên viên thuộc Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam.

Trước năm 1975, KS Quang là một chuyên viên phục vụ tại Ủy ban Quốc gia Thủy lợi trực thuộc Bộ Công Chánh và Giao thông ở Sài G̣n. Ông phụ trách công tác nghiên cứu và soạn thảo các kế hoạch phát triển thủy lợi ở miền Nam Việt Nam cũng như công tác đo đạc thủy học và tiên đoán lụt ở Đồng bằng sông Cửu Long.

Hỏi: Trước hết, KS có thể cho Quư thính giả của Đài biết sơ qua về tổ chức Hệ thống Bảo vệ Se San và những hoạt động của tổ chức nầy?

Đáp: Dạ thưa, Hệ thống Bảo vệ Se San là một tổ chức bất vụ lợi và phi chánh phủ, thường được gọi tắt là NGO. Hệ thống Bảo vệ Se San được cơ quan Oxfam Mỹ Châu (Oxfam America) thành lập tiếp theo sau trận lụt xảy ra trong tháng 3 năm 2000 do việc vận hành Đập thủy điện Yali ở Việt Nam, khiến cho 5 người chết và cuốn trôi nhiều nhà cửa, ruộng vườn, và gia súc.

Hệ thống bao gồm nhiều tổ chức NGOs độc lập ở Phnom Penh, Cambodia; Sydney, Úc; Toronto, Canada; và các nơi khác trên thế giới nhằm mục đích giúp đỡ các tổ chức NGOs địa phương trong việc thu thập tài liệu về ảnh hưởng của Đập thủy điện Yali đối với người dân đang sinh sống ở hạ lưu.

Hoạt động của hệ thống gồm có công tác giáo dục quần chúng về sự thay đổi thủy học, khuyến khích sự cộng tác của chánh quyền địa phương trong việc đạo đạt lên chánh quyền trung ương, nghiên cứu việc thu thập tài liệu và phân tích ảnh hưởng, và cổ vơ sự kết hợp giữa các tổ chức NGOs từ địa phương đến quốc tế để cổ súy cho việc bảo vệ sông Se San.

Hỏi: KS có thể cho Quư thính giả của Đài biết thêm chi tiết và hậu quả của các trận lụt xảy ra từ ngày 3 đến 13 tháng 8 dọc theo sông Se San trong tỉnh Ratanakiri, Cambodia?

Đáp: Dựa theo tin tức và dữ kiện về lưu lượng mà tôi có được th́ việc xả nước từ Đập thủy điện Yali ở Việt Nam là nguyên nhân của các trận lũ lụt dọc theo sông Se San trong tỉnh Ratanakiri. Lưu lượng nước xả ra lần nầy có thể lên trên 10.000 m3/sec, so với khoảng 7.000 m3/sec trong tháng 11/1996 và khoảng 4.400 m3/sec trong tháng 11/1999.

Các trận lũ lụt nầy có ảnh hưởng trực tiếp đến 59 ngôi làng của bốn huyện Andong Meas, O Yadao, Ta Veng, và Voen Say thuộc tỉnh Ratanakiri ở ven sông Se San. Vào ngày 9 tháng 8, ở làng Hat Pok thuộc huyện Voen Say, lũ lụt gây sạt lở bờ sông làm một cây to ngả trúng một chiếc thuyền, khiến 1 người chết và 3 người bị thương nặng. Ở huyện Ta Veng, có 3 người chết v́ bệnh do nước . Nhiều ruộng lúa và đất canh tác trong bốn huyện bị ngập và thiệt hại nặng.

Hỏi: Theo chỗ chúng tôi được biết, đây không phải là lần đầu tiên người dân Cambodia trong tỉnh Ratanakiri gánh chịu ảnh hưởng của lũ lụt do việc xả nước từ Đập thủy điện Yali. Như vậy, các cơ quan chủ quản và tài trợ có biết trước các ảnh hưởng nầy không?

Đáp: Theo sự suy luận của tôi, cả cơ quan chủ quản là Điện lực Việt Nam lẩn cơ quan tài trợ là chánh phủ Nga và Ukraine có lẽ biết trước các ảnh hưởng nầy, nhưng họ không muốn gây khó khăn cho dự án nên chỉ lượng định ảnh hưởng đối với người dân sinh sống trong một vùng rộng 1 km và dài 8 km ngay phía dưới đập.

Trong một nghiên cứu ảnh hưởng xă hội và môi trường cho dự án Thủy điện Se San 3 do Ngân hàng Phát triển Á Châu (ADB) tài trợ, được công bố trong tháng 4/2000, Công ty Cố vấn Worley WLT LTD của Australia đă kết luận rằng “Lượng định Ảnh hưởng Môi trường (Environmental Impact Assessment (EIA)) của dự án Thủy điện Yali đă không được thực hiện một cách đúng đắn, và việc tích trữ nước hồ chứa Yali và vận hành các máy phát điện đă có ảnh hưởng không thể chấp nhận được ở hạ lưu. Việc điều hành Đập thủy điện Yali theo dự trù sẽ tiếp tục gây ảnh hưởng nghiêm trọng ở hạ lưu.”

Hỏi: Công ty Cố vấn Worley có khuyến cáo ǵ để giảm thiểu ảnh hưởng của Đập thủy điện Yali không?

Đáp: Công ty Worley khuyến cáo Điện lực Việt Nam nên điều hành Đập thủy điện Yali một cách an toàn hơn, có trách nhiệm hơn, và tuân thủ các tiêu chuẩn quốc tế. Công ty Worley đề nghị Điện lực Việt Nam nên (1) thay đổi lối điều hành Đập thủy điện Yali dựa theo lưu lượng tự nhiên của sông Se San cho đến khi lối điều hành tối ưu được Việt Nam và Cambodia thỏa thuận, (2) lượng định các thiệt hại do việc xả nước từ hồ Yali gây ra từ tháng 1/1999 cho đến khi chúng được giảm thiểu, với sự đồng ư của đại diện cư dân Việt Nam và Cambodia ở hạ lưu, (3) bồi thường cho bất cứ ai bị thiệt hại tài sản, thương tật, di dời nhà cửa, thất mùa, bất tiện..., và (4) thiết lập một hệ thống báo động việc xả nước từ hồ Yali để tránh thảm cảnh tương tự xảy ra trong tương lai.

Hỏi: Các đề nghị nầy có được cứu xét để thực hiện không, thưa KS?

Đáp: Lúc đó Ngân hàng Phát triển Á Châu muốn tài trợ dự án Thủy điện Se San 3 như là một dự án kiểu mẫu, với sự đồng ư của chánh phủ Việt Nam, nhằm giảm thiểu ảnh hưởng của Thủy điện Yali v́ dự án nầy nằm cách Đập Yali khoảng 20 km về phía hạ lưu.

Dưới áp lực tài chánh và môi trường quốc tế, Ngân hàng Phát triển Á Châu đă kết hợp các đề nghị của Công ty Worley như là một phần của dự án Thủy điện Se San 3, với chi phí được ước tính lên đến 264 triệu Mỹ Kim.

Chánh phủ Việt Nam, có lẽ không muốn nhận trách nhiệm và đang nóng ḷng trong việc xây dựng dự án, đă từ chối tài trợ của Ngân hàng Phát triển Á Châu và bắt đầu xây dựng dự án Thủy điện Se San 3 trong năm 2004 với sự tài trợ của Nga.

Hỏi: Có giải pháp nào đă được đưa ra để ngăn ngừa hoặc giảm thiểu thiệt hại cho người dân trong vùng bị ảnh hưởng thuộc tỉnh Ratanakiri không?

Đáp: Sau các trận lũ lụt vào cuối năm 1999 và đầu năm 2000 do việc xả nước từ Đập thủy điện Yali, ảnh hưởng của đập đối với tỉnh Ratanakiri đă được Pḥng Ngư nghiệp và Sở Nông Lâm Ngư Nghiệp của tỉnh Ratanakiri nghiên cứu với sự tài trợ của Oxfam Mỹ Châu và Công ty Cố vấn Padrigu của Thụy Điển.

Sau khi kết quả nghiên cứu được công bố vào tháng 5/2000, Ủy ban Quốc gia sông Mekong/Cambodia có yêu cầu phía Việt Nam thảo luận về những biện pháp để giảm thiểu tác hại của Đập thủy điện Yali. Phía Việt Nam đồng ư hợp tác nghiên cứu trong tương lai và đồng ư thông báo cho phía Cambodia biết trước khi xả một khối lượng nước quan trọng.

Phía Việt Nam có thông báo cho phía Cambodia về việc xả nước trong tháng 8/2005, nhưng thông báo nầy không thể đến các địa phương kịp lúc v́ thiếu phương tiện truyền tin. Việc thương thảo để thay đổi phương thức điều hành đập nhằm giảm thiểu ảnh hưởng ở hạ lưu th́ đă bị gián đoạn.

Hỏi: Như vậy có nghĩa là người dân sinh sống ở hạ lưu, kể cả người Cambodia trong tỉnh Ratanakiri, sẽ tiếp tục chịu ảnh hưởng của các dự án Thủy điện Yali và Se San 3?

Đáp: Dạ thưa, đúng như vậy. Cũng cần nói thêm là, nếu không có những biện pháp để giảm thiểu thiệt hại được áp dụng trong tương lai gần đây, ảnh hưởng của các dự án thủy điện trong lưu vực sông Se San sẽ càng ngày càng nghiêm trọng hơn v́ chánh phủ Việt Nam đang xúc tiến xây dựng thêm 4 đập nữa là Đập Se San 3A, Se San 4, Pleikrong, và Thượng Kontum. Quan trọng nhất là Đập Se San 4 v́ nó chỉ cách biên giới Việt-Miên khoảng 20 km.

Điện lực Việt Nam cũng đang dự trù gia tăng mức sản xuất của Đập thủy điện Yali bằng cách tăng công suất từ 720 MW lên 760 MW trong những giờ cao điểm. Việc vận hành nhà máy để đáp ứng nhu cầu trong giờ cao điểm sẽ làm cho lưu lượng sông ở hạ lưu giao động nhiều hơn.

Hỏi: Theo sự hiểu biết của chúng tôi, ngày 5 tháng 4 năm 1995, bốn quốc gia duyên hà là Cambodia, Lào, Thái Lan, và Việt Nam đă kư kết một hiệp định nhằm mục đích phát triển bền vững hạ lưu vực sông Mekong. Qua đó, một cơ quan quốc tế có tên là Ủy hội sông Mekong được thành lập để phối hợp công cuộc phát triển. Ủy hội có biện pháp nào để giúp đỡ cho người dân trong vùng bị ảnh hưởng không, v́ sông Se San là một phụ lưu của sông Mekong?

Đáp: Cho đến giờ phút nầy, tôi vẫn chưa được nghe ư kiến của Ủy hội sông Mekong. Nhưng những ǵ đă và đang xảy ra trong lưu vực sông Se San đă chứng tỏ cái nguyên tắc “các quốc gia thành viên có toàn quyền thực hiện dự án trên lănh thổ của ḿnh sau khi thông báo hoặc hội ư với các quốc gia thành viên khác” của Ủy hội sông Mekong là thiếu thực tiễn và không thể áp dụng được.

Chúng cũng chứng tỏ sự yếu kém của Ủy hội trong việc thực thi những mục tiêu do chính Ủy hội đề ra trong Chương III của Hiệp định 1995, trong đó có mục tiêu “xác định nguyên nhân gây thiệt hại và giải quyết các vấn đề tranh chấp theo nguyên tắc của luật pháp quốc tế.”

Theo sơ đồ tổ chức của Ủy hội, th́ Hội đồng Ủy hội sông Mekong (Mekong River Commission Council), với bốn thành viên cấp bộ trưởng đại diện cho bốn quốc gia duyên hà, có trách nhiệm giải quyết tranh chấp giữa các quốc gia thành viên. Hội đồng nầy dường như chưa bao giờ thảo luận ảnh hưởng của các dự án thủy điện Yali và Se San 3 đối với người dân sinh sống ở hạ lưu và các biện pháp để giảm thiểu các ảnh hưởng đó.

Đỗ Hiếu: Xin cám ơn Kỹ Sư Nguyễn Minh Quang.