Báo Cáo Hiện Trạng Môi Trường Quốc Gia Năm 2005 (I)

2005 Report On National Environment Status (I)

 

Vào trung tuần tháng 12 năm 2005, Bộ Tài Nguyên và Môi Trường đă công bố Báo Cáo Hiện trạng Môi trường Quốc gia năm 2005 nhằm mục đích đánh giá t́nh trạng môi trường trong giai đoạn I của Chiến lược Môi trường 2001- 2010, cũng như xem xét lại các tác động môi trường qua việc phát triển kinh tế xă hội. Tc KH&MT lần nầy trao đổi với Ts MTT về báo cáo trên.

 

Hỏi 1: Trước hết xin TS MTT phát thảo sơ lược về báo cáo vừa nói trên.

Đáp 1: Thực sự Bộ TN&MT đă công bố hai báo cáo: Báo cáo hiện trạng môi trường và Báo cáo chuyên đề về Đa dạng Sinh học. Chúng tôi sẽ tŕnh bày trong những kỳ thảo luận tới về hai Báo cáo nầy. Theo công bố của Bộ, Báo cáo tổng quan về môi trường kỳ nầy có mục đích thẩm định lại những công tác bảo vệ môi trường khi thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế trong giai đoạn I 2001- 2005 vừa qua, và chuẩn bị cho giai đoạn II là 2006- 2010 nằm trong Chiến lược môi trường vừa kể trên. Báo cáo nầy gồm những thẩm định về nhiều khía cạnh môi trường riêng rẽ như:

1-         Động lực phát triển kinh tế là nguyên nhân sâu xa của việc biến đổi môi trường;

2-         Áp lực là do các nguồn ô nhiễm gây ra suy thoái môi trường;

3-         Những hiện trạng gây ra sự thay đổi phẩm chất của các thành phần môi trường như không khí, đất, và nước;

4-         Các tác động môi trường lên hệ sinh thái, lên sức khỏe của con người, cùng ảnh hưởng đến phát triển kinh tế-xă hội về lâu về dài;

5-         Và sau cùng, các giải pháp bảo vệ môi trường qua kinh nghiệm của những quốc gia tiên tiến.

 

Hỏi 2: Theo như TS vừa tŕnh bày tổng quát, Báo cáo nầy tương đối có tầm quan trọng cao, xin ông cho biết chi tiết từng phần một và ư kiến cá nhân của ông trong việc thẩm định nầy. Trước hết xin ông cho biết các sức ép của phát triển kinh tế-xă hội lên môi trường đă được báo cáo mô tả như thế nào?

Đáp 2: V́ tầm quan trọng của vấn đề, chúng tôi sẽ lần lượt đi vào chi tiết từng phần một, và Tc KH&MT sẽ được trao đổi nhiều kỳ để chia xẻ cùng thính giả nội dung của Báo cáo. Về sức ép của phát triển lên môi trường, Báo cáo có nêu rơ 7 nguyên nhân. Đó là dân số tăng nhanh, công nghệ xây dựng, năng lượng và hệ thống giao thông vận tải, nông nghiệp tăng trưởng, việc khai thác và chăn nuôi thủy sản, việc phát triển du lịch ở ven biển, việc đô thị hóa không đồng bộ và không cân đối, và sau cùng bộ mặt trái của việc hội nhập vào phát triển kinh tế quốc tế.

 

Hỏi 3: Để mở đầu phần nói về sức ép của phát triển, đề nghị ông cho biết việc gia tăng dân số ảnh hưởng như thế nào đối với việc phát triển.

Đáp 3: Thưa Anh. Dân số VN hiện đứng vào hàng thứ 12 trên thế giới và là một quốc gia có mật độ dân số cao với hơn 82 triệu trên một diện tích 336 ngàn Km2. Trong thập niên 1990- 2000, tốc độ tăng trưởng dân số là 1,30 - 1,35%. Nhưng từ năm 2000 trở đi, mức độ tăng trưởng không kiểm soát được và tăng nhanh từ 1,4  đến 1,5%. Hàng năm có khoảng 1,2 triệu trẻ sơ sinh, không kể khoảng 1,5 triệu trường hợp phá thai. Do đó, nguy cơ tái bùng nổ dân số đang đe dọa sự phát triển đất nước hiện tại. Đây là một áp lực rất lớn đối với việc giải quyết lao động như việc làm, dịch vụ xă hội, phát triển kinh tế, cũng như việc bảo vệ môi trường. Một vấn đề lớn khác trong việc gia tăng dân số là sự phân bố không đồng bộ từ Bắc xuống Nam. Đồng bằng sông Hồng và ĐBSCL chỉ chiếm 17% diện tích đất đai mà lại chứa 43% dân số. Trong khi đó vùng Tây Bắc và Cao nguyên Trung phần chiếm tới 27% đất đai nhưng chỉ có 8,7% dân cư sinh sống. Đây là một vấn nạn lớn cần phải giải quyết càng sớm càng tốt.

 

Hỏi 4: C̣n về sức ép lên phát triển qua công nghiệp, xây dựng, và hệ thống giao thông vận tải th́ sao?

Đáp 4: Về công nghiệp và xây dựng, VN đang trên đà phát triển v́ nhu cầu cho việc phát triển c̣n lớn. Tuy nhiên, phải nói rằng phát triển ở VN trong giai đoạn vừa qua c̣n dựa nhiều vào việc khai thác tài nguyên thiên nhiên, cho nên điều nầy cũng là một trong những sức ép lớn lên môi trường. Thêm nữa, các công nghiệp hiện có ở VN tiêu thụ quá nhiều năng lượng so với số lượng thành phẩm thu hoạch được. Việc tiêu thụ nhiều năng lượng trong quá tŕnh sản xuất là một nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường cao, đặc biệt ở những khu công nghiệp lớn như đồng bằng sông Hồng, TpHCM, và vùng Bà Rịa, Vũng Tàu, Đồng Nai, Sông Bé. Về hệ thống giao thông vận tăi, theo thống kê th́ ở các thành phố lớn đường xá chỉ đáp ứng 35 - 40% so với nhu cầu cần thiết. Do đó, t́nh trạng ứ đọng, kẹt xe làm gia tăng ô nhiễm bụi (PM 10), khí thải và tiếng ồn. Hàng năm VN tiêu thụ 1,5 triệu tấn xăng và dầu diesel. Phẩm chất xăng xử dụng ở VN không đúng tiêu chuẩn , thông thường độ octan chỉ đạt được đến 83, tức là c̣n quá nhiều dư lượng ch́ và benzene, cao gấp 10 lần tiêu chuẩn của xăng có độ octan cho phép tối thiểu là 87 độ octan của các quốc gia Tây Phương.

 

Hỏi 5: C̣n về sức ép của nông ngiệp và môi trường thủy sản ảnh hưởng lên phát triển như thế nào thưa ông?

Đáp 5: VN vẫn c̣n là một quốc gia nông nghiệp với 74% dân sống ở nông thôn, chiếm hơn 60% lực lượng lao động không có tay nghề cao. Nông dân lại bị thiếu hướng dẫn, thiếu thông tin cho nên trong nông nghiệp cũng như việc chăn nuôi thủy sản, nhà nông VN ngày càng xử dụng phân hóa học và các loại hóa chất bảo vệ thực vật ngày càng cao và càng tùy tiện, không tuân thủ những yêu cầu kỹ thuật và chăn nuôi. Đây cũng là một sức ép hết sức quan trọng lên ô nhiễm môi trường. Năm 2005, VN xuất cảng 4,5 triệu tấn gạo và gần 2 triệu tấn thủy sản đủ loại. Ngược lại việc khai thác thủy sản đă để lại hai hậu quả chính là nguồn nước ở những nơi nuôi trồng, khai thác, và chế biến đă bị ô nhiễm trầm trọng với hơn 12 triệu m3 nước thải hàng năm. Thứ nữa, lượng thủy sản giảm dần, sản lượng khai thác ở những năm gần đây chỉ c̣n khoảng 40% so với thời kỳ trước năm 1990. Tệ hại hơn nữa là do việc xử dụng các phương pháp đánh bắt hủy diệt đă bị LHQ cấm như dùng chất nổ, chất độc cyanide (CN-) làm tiêu diệt nguồn cá và hệ sinh thái đặt biệt như nguồn san hô dọc theo bờ biển, môi trường sống chính của tôm cá.

 

Hỏi 6: Sức ép tiếp theo là phát triển các tụ điểm du lịch ven biển, xin ông cho biết di hại nầy như thế nào?

Đáp 6: Cũng giống như những quốc gia đang phát triển, VN có những bờ biển dài, đẹp, cát trắng, cùng những đăo nhỏ không xa bờ. Đây là những lợi điểm để khai thác kỹ nghệ du lịch hầu thu hút ngoại tệ nặng của du khách quốc tế. Do đó, nhiều khu nghĩ mát đă được xây dựng dọc bờ biển và trên các đăo nhỏ. Việc xây dựng trên không chú trọng đến đầu tư về xử lư nước thải, cho nên bờ biển ngày càng bị ô nhiễm chung quanh các khu du lịch, làm hủy diệt hệ sinh thái của từng vùng riêng rẽ, cũng như hủy diệt các nguồn tôm cá sống gần bờ.

 

Hỏi 7: C̣n vần đề đô thị hóa không cân đối như thế nào thưa ông?

Đáp 7: Theo thống kê, hiện tại VN có 679 đô thị chia ra làm 5 loại từ loại 1 tới 5 tùy theo mức độ dân số. Dân số sống trong các đô thị chiếm 22%. Từ năm 1990 đến 2004, toàn quốc tăng thêm 200 đô thị, đặc biệt ở những vùng phát triển kinh tế xă hội mạnh  cả Bắc, Trung và Nam và các đăo lớn như Phú Quốc, Côn Sơn, Cát Bà.... Ở những nơi nầy kinh tế tăng trưởng nhanh so với vùng nông thôn. Như quá tŕnh phát triển nhanh nầy làm cho đất đô thị bị khai thác triệt để, làm giảm diện tích cây xanh, sân giải trí, và các mặt nước ao hồ trong thành phố. Điều nầy làm giảm phẩm chất không khí thở và thường hay xảy ra t́nh trạng úng ngập khi có mưa. Thêm nữa, tốc độ phát triển hạ tầng cơ sở như giao thông, cầu cống không theo kịp mức gia tăng dân số cho nên đây cũng là một sức ép lên môi trường quan trọng.

 

Hỏi 8: Sau cùng sức ép của việc hôi nhập kinh tế thế giới cũng là một bất cập ảnh hưởng lên môi trường, xin ông nói rơ thêm về sức ép nầy.

Đáp 8: Hiện tại, VN đang cố gắng cải tổ, điều chỉnh các luật lệ để đi vào cuộc chơi kinh tế thế giới là gia nhập Tổ chức Thương măi Toàn cầu (WTO) cũng như trong Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), và các tổ chức thế giới khác như Ngân hàng Thế giới, Quỷ Tiền tệ thế giới v.v...

 

Việc hôi nhập đ̣i hỏi VN phải tuân thủ các luật định do sự đồng thuận của đa số các quốc gia hội viên trong tổ chức. Do đó, VN với một hệ thống luật lệ đầu tư, ngân hàng, môi trường, quy chế xuất nhập cảng v.v... c̣n quá nhiều lỏng lẽo, cần phải được sửa đổi để có thể hội nhập vào cuộc chơi chung. V́ thế VN phải chấp nhận một số hy sinh để cải đổi cung cách quản lư vẫn c̣n lạc hậu. Đặc biệt hơn hết là việc hội nhập vào thị trường thế giới VN phải chấp nhận nguy cơ ô nhiễm môi trường quốc nội do phát triển và do các cuộc trao đổi về đầu tư sản xuất. V́ thiếu quản lư chặt chẽ cho nên hiện tại VN đang biến thành một băi thải thiết bị công nghệ lạn hậu khổng lồ và là nơi tiêu thụ những mặt hàng hóa kém phẩm chất, không bảo đăm yêu cầu của môi trường.

Trong những lần hội luận tới, chúng tôi sẽ bàn đến t́nh trạng môi trường VN trong những năm vừa qua, cũng như việc ô nhiễm nguồn nước cùng những hoạt động và biện pháp bảo vệ môi trường.

 

Kính chào Quư thính giả của Đài ACTD