Hoạt Động Bảo Vệ Môi Trường của Việt Nam

Việt Nam Environmental Protection Activities

 

Hỏi 1: Tc KH&MT hôm nay tiếp tục trao đổi với TS MTT về Báo cáo Hiện trạng Môi trường 2005. Sau các nhận định về sức ép lên môi trường, cùng ảnh hưởng của việc phát triển kinh tế xă hôị, câu hỏi đầu tiên cho Ts là các hoạt động bảo vệ môi trường của VN trong thời gian qua như thế nào?

Đáp 1: Thưa anh. Nói về hoạt động bảo vệ môi trường của Việt Nam trong thời gian qua, nh́n chung, chúng ta có thể nói rằng, Việt Nam đă có nhiều cố gắng để cải thiện t́nh trạng xuống cấp chung của môi trường trong bốn lănh vực sau đây: thay đổi hệ thống quản lư môi trường, nhân sự quản lư, chính sách quản lư, và nguồn vốn đầu tư. Chúng ta sẽ lần lượt trao đổi về những thay đổi trên so với trời gian trước đây.

 

Hỏi 2: Trước hết xin Ts nói về những thay đổi hay cải thiện trong hêï thống bảo vệ môi trường của Việt Nam.

Đáp 2: Theo chúng tôi nhận thấy, có một thay đổi chính là bắt đầu từ năm 2002, VN đă thành lập Bộ Tài nguyên và Môi trường, nghĩa là Việt Nam đă chuyển đổi suy nghĩ và muốn quản lư việc bảo vệ môi trường từ trung ương đến địa phương, cùng với việc kết hợp quản lư và kiểm soát tài nguyên quốc gia. Quyết định nầy c̣n có một ư nghĩa khác nữa là Việt Nam đă nhận thức được những kẻ hở trước đây trong cung cách quản lư môi trường là không thể kiểm sóat và kết hợp các địa phương lại. Điều nầy đă là một trong nhiều nguyên nhân làm cho môi trường khắp nước xuống cấp trầøm trọng trong thời gian qua. Hệ thống quản lư hiện tại có thể tóm tắt như sau: Từ Bộ ở trung ương, đến Sở ở các tỉnh và đô thị có phát triển cao, tớiù pḥng TN&MT ở các quận huyện. Đặc biệt như ở TpHCM, ng̣ai Sở TN&MT, c̣n có Chi cục Bảo vệ MT, Pḥng quản lư MT và Chi cục quản lư chất thải rắn do tính chất phức tạp và quan trọng trong phát triển của Tp nầy.

 

Hỏi 3: C̣n về nhân sự quản lư th́ sao thưa Ts?

Đáp 3: Hiện tại trên ṭan quốc có khoảng 150 nhân sự quản lư ở cấp trung ương. Có 64 Sở TN&MT với chỉ số nhân viên từ 4 đến 5 người. C̣n lại khoảng 100 nhân sự cho cấp quận huyện và địa phương. Như vậy, các con số trên cho chúng ta thấy vấn đề nhân sự trong quản lư môi trường c̣n quá thấp, khoảng 5,5 người/1 triệu dân số. So với các quốc gia Đông Nam Á, tỷ lệ nầy biến thiên từ 20 đến 30 người/ 1 triệu dân. Bên cạnh số lượng nhân sự c̣n quá ít ỏi, cũng cần nên nói thêm là lực lượng  quản  vẫn c̣n quá yếu kém về tŕnh độ chuyên môn trong khi phải đăm nhiệm một khối lượng lớn công việc như thiết lập chính sách, chiến lược bảo vệ môi trường, cũng như báo cáo hiện trạng môi trường, và nhất là việc kiểm soát ô nhiễm và thanh tra môi trường. Theo Báo cáo hiện nay, chỉ có khoảng 50% số tỉnh đă thành lập Pḥng TN&MT ở cấp huyện, nhưng trên thực tế công tác quản lư ở địa phương hầu như c̣n bỏ ngơ.

 

Hỏi 4: Với nguồn nhân sự vốn đă thiếu và không đủ chuyên môn lại phái gánh vác một số lượng công việc bảo vệ môi trường toàn quốc, như vậy chính sách bảo vệ môi trường VN như thế nào để có thể kiểm soát được toàn bộ khối lượng công việc trên thưa ông?

Đáp 4: Như chúng tôi vừa tŕnh bày, với nguồn nhân sự c̣n thiếu thốn, nhưng trong những năm gần đây và nhất là khi Bộ TN&MT được thành lập, nhiều chủ trương, chính sách, và các văn bản quy phạm pháp luật xuất bản về môi trường đă được thành lập làm cho t́nh trạng quản lư môi trường lần lần đi vào nề nếp như:

-           Bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước;

-           Nghị định, quy định về xử phạt vi phạm hành chánh trong lănh vực BVMT;

-           Quy chế quản lư an toàn sinh học;

-           Kế hoạch hành động để bảo tồn và phát triển bền vững;

-           Đẩy mạnh công tác quản lư chất thải rắn v.v...

 

Thêm nữa, luật BVMTsau 17 lần sửa đổi từ ngày ban hành lần đầu tiên năm 1994, đă được quốc hội VN chấp thuận và thông qua vào cuối năm 2005. Luật nầy tăng lên thành 10 chương trong đó đặt trọng tâm nhiều về quyền lợi, nghĩa vụ, và trách nhiệm của mọi tầng lớp trong xă hội, và việc quản lư môi trường tương đối rơ ràng hơn so với Bộ luật cũ. Các văn bản trên đây góp phần vào việc đẩy mạnh quản lư và bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, chúng tôi nhận thấy vẫn c̣n nhiều sai sót, mâu thuẫn và chưa có tính khả thi cao giữa các văn bản trên. Nhiều luật lệ c̣n chồng chéo nhau, nhất là trong trách nhiệm quản lư giữa các Ủy ban nhân dân địa phương và ủy ban nhân dân tỉnh và trung ương. Chính điều nầy, đôi khi làm cho công cuộc quản lư trở nên phức tạp hơn v́ tính không nhất quán và tùy tiện suy diễn ở từng nơi. Từ đó những mâu thuẫn địa phương có điều kiện phát sinh và khó kiểm soát trong tương lai.

Quan trọng hơn nữa, vẫn c̣n thiếu nhiều điều luật quy định việc BVMT cùng với chính sách xử dụng năng lượng, công cuộc bảo vệ tài nguyên thiên nhiên cùng đa dạng sinh học cần phải được lưu ư và đào sâu thêm. Một điều căn bản chính yếu trong luật môi trường là quy định các nhà sản xuất công kỹ nghệ phải thiết lập Báo cáo tác động môi trường (EIA) trước khi dự án được chấp thuận và được cấp giấy phép hoạt động. Nhưng cho đến nay, có gần 700 ngàn cơ sở công nghiệp lớn nhỏ trên toàn quốc đang hoạt động, vẫn chưa có nơi nào nộp bảng nghiên cứu tác động môi trường theo đúng quy định của luật.

 

Hỏi 5: C̣n vấn đề đầu tư nguồn vốn hiện tại có làm tăng thêm việc BVMT hay không thưa ông?

Đáp 5: Theo thống kê, hàng năm ngân sách tiêu dùng cho việc BVMT toàn quốc là từ 7 đến 9 triệu Mỹ kim, trong đó 25% nguồn vốn dùng để chi tiêu cho việc phát triển các dự án xây dựng những trạm quan trắc và phân tích môi trường. Do đó, kinh phí hoạt động cho việc BVMT rất ít, hoàn ṭan không đủ để giải quyết những vấn nạn môi trường cho toàn quốc. Trong lúc đó, một thí dụ điển h́nh trong việc cải thiện môi trường kinh Nhiệu Lộc trước đây, kinh phí đă lên đến hàng trăm triệu Mỹ kim mà vẫn chưa hoàn tất.

C̣n nguồn vốn tiếp nhận từ viện trợ ngoại quốc tuy có chiều hướng tăng thêm, nhưng vẫn chiếm vị trí khiêm nhường so với các vốn đầu tư để phát triển kinh tế, nguyên nhân chính tạo ra ô nhiễm môi trường.

 

V́ vốn đầu tư cho môi trường quá ít và các cơ quan BVMT chưa có đủ khả năng hoạt động, do đó, nhiều vấn đề môi trường vẫn chưa được theo dơi, cũng như cung cách quản lư không được đi sâu đi sát và không có trao đổi thường xuyên giữa những nhà đầu tư và quản lư ngơ hầu giảm thiểu sự ô nhiễm môi trường.

 

Hỏi 6:  Qua sự tŕnh bày về 4 lănh vực trong hoạt động BVMT của VN, và trong điều kiện và t́nh trạng chung như thế, TS nhận xét về những hoạt động nầy như thế nào trong thời gian qua?

Đáp 6: Có thể nói, VN đă có nhiều cố gắng trong việc đẩy mạnh việc kiểm soát ô nhiễm và BVMT nhất là trong công tác phổ biến thông tin, gây sự chú ư và ư thức tự giác trong công cuộc chung của đất nước. 

Về nhân sự, v́ nguồn đầu tư không đủ do đó một nhân viên phải đảm trách nhiều nhiệm vụ khác nhau cho nên khó chu toàn tất cả các trách nhiệm được giao phó. Từ đó, công tác kiểm tra, giám sát, quản lư chất thải, xử lư vi phạm v.v... c̣n bị hạn chế. Và chính v́ sự thiếu hụt nhân sự, các cơ sở sản xuất có thể lợi dụng khe hở nầy để vi phạm môi trường như phát thải chất thải khí, lỏng, rắn bừa băi vào thiên nhiên không qua xử lư. Cũng chính v́ thiếu nhân sự mà VN không thể giải quyết được các vi phạm, mặc dù đă biết rất rơ cơ sở nào vi phạm và đă thiết lập danh sách đen chiếu theo Nghị quyết xử lư triệt để ban hành vào năm 2003, trong đó có trên 30 ngàn cơ sở sản xuất ở tp HCM nằm trong danh sách cần phải di dời ra khỏi nội thành.

 

Đối với các hoạt động môi trường ở tầm vóc quốc gia như các trạm quan trắc ở lưu vực sông Cửu Long, Đồng Nai, Sài G̣n cần phải được thiết lập, nâng cấp, kiểm soát cũng như lấy mẫu theo chu kỳ thường xuyên hơn để có thể phát hiện và giải quyết kịp thời các tai nạn do thiên nhiên hoặc do con người gây ra trước khi  các vấn nạn nầy có thể thở thành thảm nạn cho đất nước.

 

Sau hết, chúng tôi muốn nói đến việc nhập cảng các phế liệu. Trong suốt thời qian qua, việc nhập cảng phế liệu và các thiết bị có công nghệ lạc hậu từ ngoại quốc đă trở thành một tệ trạng. Các cơ sở sản xuất lợi dụng kẻ hở của Quyết định cho phép nhập cảng của Bộ TN&MT để nhập cảng các chất phế thải phế liệu từ các quốc gia khác như nhựa plastic phế liệu, dầu nhớt phế thải, mạch điện tử, vơ xe hơi cũ, b́nh điện cũ, cũng như những máy móc cũ của Trung Quốc trong hệ thống nhà máy đường của VN.

Do đó, cần nên chấm dứt việc nhập cảng nầy càng sớm càng tốt.

Trong Tc KH&MT lần tới, chúng tôi sẽ thảo luận về các hướng giải quyết tiếp theo về những vần đề môi trường hiện đang xảy ra ở VN.

 

Kính chào Quư thính giả của Đài ACTD.