Kỹ Nghệ Làm Đẹp

Beauty Industry

 

Kỹ nghệ làm đẹp nói chung gồm những nghề làm móng tay, móng chân, hớt tóc, uốn tóc, sữa sắc đẹp v.v... trong đó nghề làm móng tay hay nghề nail chiếm đa số. Kỹ nghệ bắt đầu thịnh hành từ khi có những cuộc di dân Việt Nam đến đất nước nầy. Và từ hơn 10 năm qua kỹ nghệ nầy thực sự nằm trong tay của cộng đồng Việt Nam khắp nơi trên đất Mỹ. Từ sự phát sinh ra một kỹ nghệ c̣n non trẻ, vấn đề an toàn lao động thiết nghĩ cũng cần nên được biết thấu đáo hơn trong mục đích băo vệ các kỹ thuật viên (KTV) trong nghề. Tc KH&MT hôm nay trao đổi với TS MTT về vấn đề trên cùng những phức tạp trong việc tiếp cận với hóa chất trong khi hành nghề làm đẹp cho người.

 

Hỏi 1: Trước hết xin TS MTT cho biết khái quát về kỹ nghệ làm đẹp nầy.

Đáp 1: Thưa anh, dịch vụ làm đẹp ở Hoa Kỳ đă được cộng đồng VN chú ư đến và lần lần chiếm lĩnh thị trường của những cộng đồng di dân khác đang hành nghề tại đây. Đây là một nghề cần phải khéo tay và tỉ mỉ. Vă lại một số nguy cơ ảnh hưởng lên sức khỏe do việc tiếp cận với hóa chất cũng là một thách thức lớn của những người làm trong nghề. Theo ước tính hiện tại, cứ mỗi 3 người Việt nhập cư chọn nghề nầy, có 2 người là lao động mới, và 1 người c̣n lại chiếm chỗ của dân làm nail chuyên nghiệp khác không phải gốc VN.

 

Trong khoăng thời gian từ 1987 đến 2002 theo thống kê, tại Cali đă có 121.761 hồ sơ đăng kư kinh doanh hành nghề của người VN tại đây. Thêm nữa, kể từ năm 1996 trở đi, việc thi lấy bằng hành nghề ở Cali được nới rộng bằng cách cho phép xử dụng tiếng Việt thay v́ hoàn toàn bằng tiếng Anh như trước kia. Do đó số kỹ thuật viên (KTV) VN có bằng ngày càng đông hơn.

 

Hỏi 2: Nghề nail ở Cali đă bùng nổ như TS vừa nói, nhưng c̣n ở những tiểu bang khác th́ sao?

Đáp 2: Ở các tiểu bang có đông người Việt, trong khoăng thời gian vừa kể trên, nói chung theo thống kê số KTV làm móng tay tăng gấp 10 lần, đưa họ từ tỷ lệ 10% so với tổng số thợ trên toàn quốc ở những khu thị tứ năm 1987, lên đến 59% vào năm 2002. Nếu tính chung cho toàn quốc HK, thống kê năm 2002 c̣n cho thấy cả nước có gần 313 ngàn cửa hiệu hành nghề dịch vụ thẩm mỹ so với 125 ngàn tiệm trong năm 1996 gồm các tiệm làm tóc, săn sóc da, móng tay, móng chân v.v...thâu dụng trên 1,6 triệu KTV làm việc. Trung b́nh mỗi tiệm có 5 đến 6 người làm. Tuy không có con số thống kê rơ ràng, nhưng theo một số ước tính có căn bản vững chắc, kỹ nghệ làm đẹp trên toàn quốc Hoa Kỳ có khoăng 80% người VN đang hành nghề và số nhân viên có bằng chứng nhận  là khoăng 200 ngàn người.

 

Hỏi 3: Nghề làm đẹp là một nghề tiếp xúc với hóa chất. Là một chuyên gia về hóa học và môi trường, ông có thể cho biết một cách tổng quát người thợ thẩm mỹ nói chung hay người thợ làm nail có bị ảnh hưởng lên sức khỏe do các hóa chất trên hay không?

Đáp 3: Tùy theo các dịch vụ làm đẹp riêng rẽ, nói chung nghề nầy là một nghề có nguy cơ tiếp xúc với các hóa chất độc hại rất cao, v́ người hành nghề tiếp cận trực tiếp với chúng qua đường khí quản, qua da, thậm chí cũng có thể qua đường thực quản trong khi ăn uống tại môi trường làm việc. Đó là chưa kể đến việc bị tiếp nhiễm vi khuẩn qua việc tiếp xúc với khách hàng. Các hóa chất độc hại được chia ra làm nhiều nhóm sau đây:

 

-           Đối với nghề tóc, gồm có: hóa chất nhuộm tóc, hóa chất tẩy màu, dung dịch làm cho tóc giữ vơn sóng, thuốc gội đầu, các hóa chất đặc biệt giữ tóc theo h́nh dáng thời trang (hair styling agents).

-           Trong nghề móng tay có: hóa chất làm móng tay và da, hóa chất làm thẳng (straighteners), hóa chất trong lănh vực làm đẹp mí mắt và phần da phía dưới mắt (brow and lash tints), hóa chất dùng để tách móng hay lột da (chemical peels), nước đái quỷ (hydrogen peroxide), các dung môi đánh bóng (wax solvents), và những thuốc khử trùng và làm sạch nơi làm việc.

 

Do đó, việc tiếp xúc với những loại hóa chất trên có thể làm tăng nguy cơ nhiễm bịnh cho KTV làm đẹp cho người.

 

Hỏi 4: Như vậy ảnh hưởng thực sự lên sức khỏe qua việc tiếp nhiễm các hóa chất độc hại kể trên như thế nào thưa TS?

Đáp 4: Thưa anh, v́ khuôn khổ của một buổi thảo luận không cho phép chúng tôi đi sâu vào chi tiết, nhưng có thể nói là ảnh hưởng đầu tiên và hầu hết KTV làm việc lâu năm trong nghề đều vướng phải là các bịnh ngoài da. Có hai loại bịnh ngoài da: - Bịnh do trực tiếp tiếp xúc với hóa chất gây ra ngứa ngái khó chịu như các loại thuốc gội đầu; - Bịnh do KTV dị ứng hóa chất đang xử dụng. Trong trường hợp nầy phải kể đến bịnh hen suyển. Các hóa chất dùng trong kỹ nghệ làm tóc, móng tay, và những dịch vụ làm đẹp khác đều có khả năng làm dị ứng hoặc làm tăng thêm cường độ dị ứng, đôi khi chúng biến thành cơn dị ứng phản xạ khi người thợ bước vào nơi làm việc. Ngoài ra, c̣n có nhiều bịnh cấp tính khác như mắt bị ngứa, bị cay hoặc trong cổ họng bị khó chịu, bị ngứa bên trong v.v...

 

Thêm nữa, ngoài các bịnh về da, KTV trong những ngành nghề làm đẹp c̣n có thể bị tiếp nhiễm lâu dài những hóa chất có nguy cơ gây ra ung thư như các thuốc tẩy rữa chứa chlor.

 

Tóm lại, cường độ của những chứng bịnh liệt kê trên tùy theo mức độ tiếp nhiễm của KTV như: mức độc hại của từng hóa chất, liều lượng hóa chất thường dùng trong khi làm việc, thời gian tiếp nhiễm lâu dài, chu kỳ của việc tiếp nhiễm, cung cách tiếp nhiễm vào cơ thể như tiếp nhiễm qua sự hấp thụ của da, qua đường thực quản hay khí quản.

 

Hỏi 5: Như vậy làm sao ngăn ngừa hoặc hạn chế việc tiếp nhiễm trong khi làm việc trong ngành nghề nầy thưa ông?

Đáp 5: V́ các KTV không phải là nhà hóa chất chuyên nghiệp, cũng như không có nhiều khái niệm về tính cách quan trọng của việc tiếp nhiễm các chất độc hại. Do đó, người chủ tiệm phải có trách nhiệm băo vệ tối đa nhân viên trong tiệm. Và biện pháp pḥng ngừa vẫn là biện pháp tốt nhất để băo vệ nhân viên.

 

Trước hết, tất cả những chai lọ đựng hóa chất đều phải có nhản hiệu, và tên hóa chất rơ ràng. Mỗi hóa chất phải có một hồ sơ chỉ dẫn cách dùng, mức độc hại, các tính chất vật lư, hóa học, và mức độ ảnh hưởng lên sức khỏe con người. Các thông tin nầy phải do nhà sản xuất cung cấp và ghi trong Bảng thông tin an toàn vật chất (MSDS). Trong khi làm việc, KTV phải mang đầy đủ trang phục bảo hộ lao động (PPE) như: bao tay, kính đeo mắt, áo tạp dề (apron hay tablier)v. v.. tùy theo chỉ dẫn trong bảng MSDS. Đối với hóa chất làm chảy các chất nhựa dẽo, cần phải có áo băo hộ lao động đặc biệt.

 

Tuy nhiên, những pḥng bị trên đây chỉ làm giăm thiểu sự tiếp nhiễm chứ không thực sự ngăn chận hoàn toàn không bị tiếp nhiễm trong khi làm việc v́ các hóa chất có thể bị thải hồi vào không khí, dễ dàng xâm nhập vào cơ thể con người qua việc tiếp xúc với da hay đường khí quản. Do đó, việc kiểm soát không khí ở nơi làm việc lại là một việc làm cần thiết và quan trọng hơn cả.

 

Hỏi 6: Theo TS, việc kiểm soát không khí là quan trọng hơn cả, tại sao, xin ông cho ư kiến.

Đáp 6: Như đă nói ở phần trên, môi trường làm việc trong nghề làm đẹp nầy rất phức tạp, v́ phải tiếp xúc với nhiều loại hóa chất, trong đó có nhiều loại có thể gây ra phản ứng khi được trộn lẫn với nhau. Đa số hóa chất đều là hóa chất độc hại. Trong khi làm việc như sấy tóc, nhuộm tóc, uốn tóc, hoặc mài dũa móng tay móng chân, tẩy rữa, sơn bóng, định h́nh v.v... lượng những hóa chất trên đă ḥa lẫn trong không khí. Từ đó, cả thân chủ và KTV đều bị ảnh hưởng do môi trường không khí bị ô nhiễm. Ngoài ra, c̣n có thêm bụi móng tay và các loại phấn, bột ...V́ vậy môi trường không khí cần phải được thông hơi.

 

Máy lạnh, ngoài mục đích giữ cho nhiệt độ cố định của nơi làm việc, c̣n có thể làm loăng ô nhiễm chứ không thể tách rời ô nhiễm trong không khí. Ngược lại, máy lạnh làm cho ô nhiễm lan ra khắp tiệm. Do đó cần phải có hệ thống thổi hơi và hút hơi tại mỗi bàn làm việc (station) để hút tất cả bụi bặm, hơi và khí độc trong không khí chung quanh nơi làm việc. Máy hút khí nầy c̣n có nhiệm vụ thải hồi không khí đă bị ô nhiễm ra khỏi khu vực làm việc cho toàn tiệm. Có được như thế mới hạn chế được sự tiếp nhiễm và lây lan qua các cộng sự viên làm việc chung quanh, giăm thiểu được việc lây bịnh nếu có mầm bịnh hiện diện trong không khí.

 

Trong những lần tới chúng tôi sẽ đi vào chi tiết ảnh hưởng lên sức khỏe của từng hóa chất xử dụng trong kỹ nghệ làm đẹp nầy.

 

Kính chào Quư thính giả của Đài ACTD