Ngày Môi trường Thế giới – 2005 - World Environment Day - 2005

 

Hàng năm, các đại diện NGO, Thị trưởng các thành phố khắp nơi trên thế giới, những nhà môi trường học, v.v... quy tụ về một địa điểm chọn lựa để nói lên quan điểm quốc tế về phát triển bền vững trong tương lai. Đây là một trong những quy kết của Nghị định thư Kyoto.

 

Hỏi 1: Hàng năm đến ngày 5 tháng 6, các quốc gia trên thế giới đều cử hành Ngaỳ Môi trường Thế giới. Trước hết, xin TS cho biết qua về lịch sử h́nh thành và mục tiêu căn bản của ngày trọng đại nầy.

Đáp 1: Kính chào thính giả Đài ACTD. Thưa anh, Ngày Môi trường Thế giới (NMTTG) đă được Đại Hội đồng LHQ chọn và thông qua ngày 5/6/1972 để đánh dấu buổi khai mạc Hội nghị Stockholm về môi trường cho nhân loại. Cũng tại ngày nầy, một Quyết nghị của Đại Hội đồng để thành lập Chương tŕnh Môi trường LHQ (UNEP). NMTTG của LHQ nhằm khuyến khích chính phủ, người dân và các tổ chức của tất cả quốc gia trên thế giới đẩy mạnh mọi hoạt động nhằm cải thiện môi trường ở nước ḿnh.

 

Hỏi 2: Như vậy hàng năm các quốc gia làm thế nào để đánh dấu ngày nầy, và có những hành động nào cụ thể để cải thiện t́nh trạng môi trường chung trên thế giơí hay từng quốc gia một hay không?

Đáp 2: Hàng năm NMTTG được tổ chức dưới nhiều h́nh thức khác nhau tùy theo điều kiện của từng nước như diễn hành bằng xe đạp, ḥa nhạc xanh, thi viết khảo luận và tŕnh bày về việc bảo vệ môi trường ở các trựng học, chiến dịch trồng cây, tăng cường công cuộc tái sinh các nhu cầu phục vụ đời sống con người, xử lư và phục hoạt những nơi bị ô nhiễm v.v...

Ở nhiều quốc gia, ngày nầy cũng là một diễn đàn hàng năm để nói lên chương tŕnh hành động và ảnh hưởng chính trị của đảng đối lập hay cầm quyền nhất là trong những năm bầu cử.

 

Hỏi 3: Ngoài những diễn biến ở các nước, đứng trên b́nh diện thế giới, LHQ có làm ǵ không thưa TS?

Đáp 3: Dạ có thưa anh. Hàng năm LHQ chọn một chủ đề cũng như chọn một địa điểm thích hợp cho những ngày hội nghị về chủ đề đă được nêu ra. Như năm 2004, LHQ đă chọn thành phố Barcelona, Tây Ban Nha làm địa điểm cho Hội nghị dưới chủ đề: Cảnh báo'! Biển và Đại dương - sự Chết và sự Sống? trong đó thuyết tŕnh viên của nhiều quốc gia tập trung vào việc xử lư và đối xử tử tế biển và đại dương, cũng như thiết lập chương tŕnh hành động để giữ ǵn biển và đại dương đầy đủ sức khỏe và giao cho Chương tŕnh Môi trường LHQ theo dơi chương tŕnh nầy.

 

Năm nay, Hội nghị NMTTG được tổ chức tại San Francisco, CA từ ngày 1 đến 5 tháng 6. Chủ đề cho năm nay là Thành phố Xanh và biểu tượng của Hội nghi là Hành tinh! (Planet!). Chương tŕnh Môi trường LHQ vinh danh thành phố San Francisco trong hội nghi năm nay. Sở dỉ San Francisco được chọn là nhờ những thành quả môi trường mà thành phố nầy đă đạt được trong năm qua. Đó là, thành phố đă tái sinh được 2/3 rác gia cư và đặc biệt hơn nữa, một hệ thống năng lượng mặt trời đă được thiết lập ở Moscone Convention Center, một trung tâm lớn nhất của thành phố với mục đích làm giảm thiểu khí carbonic, nguyên nhân chính của sự hâm nóng ṭan cầu.

 

Hỏi 4: Chương tŕnh nghị sự của Hội nghị như thế nào?

Đáp 4: Theo chương tŕnh, các chủ đề đă được đưa ra là: - vấn đề con người phải trực diện với những vấn nạn môi trường, - khuyến khích và nhấn mạnh công cuộc phát triển bền vững, - chuyển đổi những tư tưởng tiêu cực trước những vấn nạn trên, - và sau cùng cổ súy việc hợp tác hổ tương giữa các quốc gia để nhân loại cùng chia xẻ một đời sống an ṭan hơn và thịnh vượng hơn trong tương lai.

 

Hỏi 5: Xin TS cho biết thêm chi tiết về các chủ đề trên.

Đáp 5: Những đề tài thuyết tŕnh chính thức cho hội nghị diễn ra tại Thư viện thành phố SF. Chúng tôi thấy có hai đề tài đáng quan tâm nhất là: Kiến trúc xanh có ư nghĩa như thế nào? (What does Green Architecture mean?) do Willem Maas, Chủ bút tạp chí Green House, và Michael Mc Cutcheon, TGĐốc Mc Cutcheon Construction, trong đó các diễn giả nêu ra nhiều khaí niệm và niềm tin vững chắc vào sự phát triển bền vững về phương diện kiến trúc như: thiết kế, khuynh hướng xây dựng mới, sự thông gió và không khí bên trong các cao ốc, v.v...

 

Vào ngày cuối của hội nghị, chủ đề chính được nêu ra là: Ảnh hưởng của sự hâm nóng ṭan cầu tại California (The effect of global warming on California). Diễn giả chính là Michael Vasey, Giáo sư Môi trường học, CSU San Francisco phối hợp cùng Stephen Schneider, Khoa trưởng Viện Quốc tế khảo cứu Môi trường ở Monterey, CA. Hai ông đă đưa ra những luận cứ để chứng minh là sự hâm nóng ṭan cầu đă ảnh hưởng lên tiểu bang Cali và cảnh báo rằng hiểm họa có thể xảy ra trong một tương lai không xa nếu chúng ta không có biện pháp thích ứng để giảm thiểu lượng khí thải carbonic vào không khí. Một trong những biện pháp trên là phải biến các thành phố đông dân cư hiện tại thành những thành phố xanh.

 

Hỏi 6: C̣n các tiểu bang khác ở HK và các quốc gia ngoài HK đă hưởng ứng NMTTG như thế nào, thưa TS?

Đáp 6: Hầu hết các thành phố lớn trên ṭan nước Mỹ đều có tổ chức NMTTG dưới nhiều h́nh thức khác nhau như: diễn hành, ḥa nhạc, và hôị thảo nói lên ư nghĩa của ngày nầy. Như tại Tp Oakland, CA đề tài được thảo luận là Năng lượng bền vững và các kiểu mẩu bền vững. Tại Tp Landover, Maryland, tổ chức phi chính phủ PRIDE thảo luận về Sự bảo ṭan và chăm sóc môi trường dưới các đề tài sau: Sự căng thẳng sinh thái (The Ecology stress), và Cây cối bị chết non do bịnh tật và côn trùng, nguyên do chính là do kết quả của các công nghệ mới.

 

Đối với các quốc gia trên thế giới như  Thái Lan, vào ngày 3/6 có cuộc thi đua về việc tái xử dụng tối đa của các cơ quan như văn pḥng dịch vụ, ngân hàng, bịnh viện tại tỉnh Mudahan.

Tại Colombo, Srilanka, Trung tâm Môi trường tổ chức một hội luận về ảnh hưởng của sóng thần Tsunami lên những vùng bờ biển của quốc gia nầy để từ đó hoạch định kế hoạch thiết lập ṿng đai xanh cho ṭan bờ biển.

 

Hỏi 7: Như vậy, Ngày MTTG đă đạt được kết quả ǵ sau 5 ngày hội nghị?

Đáp 7: Kết quả trước mắt là một kết ước về Sự Đồng thuận Môi trường Đô thị (Urban Environmental Accords) đă được các đại diện Hôị nghị đồng giao kết để chiến đấu với sự hâm nóng ṭan cầu mặc dù có sự thiếu vắng của nhiều chính phủ của các quốc gia không tham dự như Hoa Kỳ...

 

Hỏi 8: C̣n Việt Nam th́ sao? Có tổ chức ǵ không thưa TS?

Đáp 8: Việt Nam, bắt đầu từ năm 1982 đă hưởng ứng các hoạt động của Ngày MTTG nầy. Cục Bảo vệ Môi trường phối hợp với các cơ quan liên bộ phát động và tổ chức ở nhiều tỉnh thành những sinh hoạt như: tổ chức các chiến dịch làm sạch và đẹp môi trường sống, môi trường làm việc. Năm nay, trước NMTTG vài ngày, nghĩa là ngày 30 và 31/5 tại Tp Sài G̣n có tổ chức Mộc cuộc Hội thảo quốc gia về Phát triển bền vững thành phố xanh trên lưu vực sông. Chúng tôi sẽ khai triển đề tài nầy trong tạp chí kỳ tới. Và ngày MTTG đă được Câu lạc bộ Hiểu biết Xanh (Green Wit Club)  thuộc Đại học Môi trường Tp Sài G̣n xem ngày nầy như một cơ hội để chào mừng và bảo vệ môi trường dưới chủ đề: Khám phá môi trường. Ư nghĩa của ngày nầy là làm thế nào để mọi người, nhất là sinh viên khám phá tường tận môi trường sống chung quanh ngơ hầu khai triển ư niệm giữ ǵn và bảo vệ môi trường đúng đắn hơn. Chương tŕnh nầy đă được nhiều cơ quan và các tổ chức tư nhân bảo trợ. Cũng trong ngaỳ nầy, tại Hà Nội, Tp Sài G̣n và những thành phố lớn trên ṭan quốc đă diễn ra chiến dịch trồng cây, thu dọn rác và giải tỏa lề đường v.v... Ít ra, Việt Nam cũng có một ngày Môi trường đúng nghĩa trong năm.

 

Thêm nữa, nhật báo Sàig̣n Giải phóng có một ấn bản đặc biệt về NMTTG trong chiều hướng gợi thêm sự chú ư về mối quan tâm đến môi trường dưới khía cạnh thành phố xanh.

 

Hỏi 9: Để kết thúc buổi hôị luận hôm nay, quan điểm của TS như thế nào về các diễn biến trên thế giới trong NMTTG?

Đáp 9: Ngày MTTG do LHQ cổ súy và dưới sự giám sát của Chương tŕnh Môi trường LHQ. Đây là một khái niệm đúng đắn và luôn luôn là một trợ thủ đắc lực trong việc nhắc nhở các quốc gia lưu tâm nhiều hơn nữa công cuộc bảo vệ môi trường. Bảo vệ môi trường trong ư nghĩa của ngày hôm nay là cần phải có một tầm nh́n tương lai xa hơn nữa trước hiểm họa của sự hâm nóng ṭan cầu. Đây là một hiểm họa chung cho nhân loại và tất cả các quốc gia trên thế giới đều phải có bổn phận và trách nhiệm.

Không thể nào có thể có một ngoại lệ nào cả! Nhất là các quốc gia đang phát triển cần phải ư thức đúng đắn công cuộc bảo vệ môi trường và cân bằng giữa phát triển xă hội cùng với việc kiểm soát môi trường.

 

LHQ đă và đang làm một việc cần thiết nhưng chưa đủ. V́, cho đến nay, LHQ chỉ có khả năng phổ biến và hướng dẫn việc bảo vệ môi trường và chỉ đưa ra khuyến cáo đến các quốc gia vi phạm môi trường qua các chương tŕnh viện trợ của Chương tŕnh Môi trường LHQ. Chúng tôi nghĩ, LHQ cần phải có những biện pháp mạnh và tích cực hơn nữa để bắt buộc các nước vi phạm tuân thủ những luật lệ môi trường chung trên thế giới. Các biện pháp có thể là cắt bớt hay ngưng hẳn viện trợ cho phát triển kinh tế hay đầu tư vào hạ tầng cơ sở của các nước vi phạm.

Có được như vậy, mới hy vọng LHQ tạo sức ép và buộc các quốc gia nhận viện trợ phải tuân thủ các quy định chung của quốc tế. Từ đó, thế giới có cơ may sẽ giữ được môi trường sống chung cho cả nhân loại.

 

Kính chào Quư thính giả của Đài ACTD