Hoa Kỳ Chấm dứt Dự án Nghiên cứu  Ảnh hưởng của Chất da cam/Dioxin đối với Dị tật Bẩm sinh ở Việt Nam.

(United States Cancels Project on Birth Defects and Agent Orange/Dioxin in Vietnam)

Nguyễn Minh Quang, P.E.

 

Theo một bản tin đăng trên tạp chí New Scientist ngày 20 tháng 3 năm 2005, Hoa Kỳ đă quyết định chấm dứt nghiên cứu ảnh hưởng của chất da cam đối với dị tật bẩm sinh ở Việt Nam kể từ ngày 25 tháng 2 năm 2005 v́ không nhận được sự hợp tác cần thiết của chánh phủ Việt Nam.  Nhưng người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Dũng khẳng định là phía Hoa Kỳ đă quyết định đơn phương ngừng chương tŕnh hợp tác nghiên cứu ảnh hưởng của chất da cam/dioxin đă thỏa thuận với Việt Nam. 

 

 Sau Hội nghị Khoa học về Ảnh hưởng của Chất da cam/Dioxin đối với Sức khỏe và Môi trường ở Việt Nam,  diễn ra tại Hà Nội từ ngày 3 đến 6 tháng 3 năm 2002, đại diện chánh phủ Hoa Kỳ và Việt Nam thỏa thuận một chương tŕnh nghiên cứu hỗn hợp (joint research plan) được ghi trong Biên bản Ghi nhớ (MOU) kư kết vào ngày 10 tháng 3.  Chương tŕnh nghiên cứu nầy bao gồm lănh vực nghiên cứu, phương thức hợp tác trong việc nghiên cứu, và tiến tŕnh tài trợ và hướng dẫn việc nghiên cứu.  Dự án nghiên cứu Ảnh hưởng của Chất da cam/Dioxin đối với Dị tật Bẩm sinh ở Việt Nam  nằm trong khuôn khổ của chương tŕnh nghiên cứu được ghi trong Biên bản Ghi nhớ vừa nêu.

 

Theo thỏa thuận về tiến tŕnh tài trợ và hướng dẫn việc nghiên cứu được ghi trong Biên bản Ghi nhớ, một Ủy ban Cố vấn Hỗn hợp Việt Mỹ phải được thành lập để điều hành chương tŕnh nghiên cứu hỗn hợp.  Ủy ban nầy có nhiệm vụ xác định mục tiêu của chương tŕnh nghiên cứu, điều hợp chương tŕnh nghiên cứu, cứu xét, và chấp thuận nội dung của các cuộc nghiên cứu.  Ủy ban nầy cho đến nay vẫn chưa được thành lập; do đó, dự án nghiên cứu Ảnh hưởng của Chất da cam/Dioxin đối với Dị tật Bẩm sinh ở Việt Nam chưa được xem là một thành phần của chương tŕnh nghiên cứu hỗn hợp.

 

Viện Khoa học Y tế Môi trường Quốc gia (VKHYTMTQG) (NIEHS) là cơ quan đại diện trực tiếp của Hoa Kỳ trong việc thực hiện chương tŕnh nghiên cứu hỗn hợp.  Sau khi Biên bản Ghi nhớ được kư kết năm 2002, Giám đốc của Viện là Bác sĩ (BS) Ken Olden đă hai lần gởi văn thư chánh thức đến các đối tác Việt Nam để thông báo việc đề cử thành viên Hoa Kỳ cho Ủy ban Cố vấn Hỗn hợp Việt Mỹ và yêu cầu phía Việt Nam phúc đáp.  Măi cho đến nay, phía Việt Nam vẫn chưa phúc đáp hoặc đề cử thành viên cho Ủy ban Cố vấn Hỗn hợp Việt Mỹ.  Trong khoảng từ tháng 9/2002 đến tháng 2/2004, VKHYTMTQG đă mời 3 phái đoàn do chánh phủ Việt Nam chọn lựa sang Hoa Kỳ nhằm thúc đẩy việc thực thi Biên bản Ghi nhớ.  Chính Tiến sĩ (TS) Anne Sassaman, người kư tên trong Biên bản Ghi nhớ, cũng sang Việt Nam hai lần trong năm 2003 và đă gặp Ông Mai Ái Trực, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, cơ quan đại diện trực tiếp của Việt Nam để xúc tiến việc thực thi Biên bản Ghi nhớ. Nhưng các cố gắng của VKHYTMTQG đă không mang lại kết quả mong muốn.

 

Dự án nghiên cứu Ảnh hưởng của Chất da cam/Dioxin đối với Dị tật Bẩm sinh ở Việt Nam khởi thủy là một dự án có tiêu đề Ảnh hưởng của Dioxin đối với Thường dân Việt Nam do BS David Carpenter, Khoa trưởng khoa Khoa học Y tế Môi trường của Đại học Tiểu bang New York ở Albany (UAlbany), đề nghị lên VKHYTMTQG vào tháng 6 năm 2002.  Dự án được sự cộng tác của BS Nguyễn Văn Tường thuộc Trường Đại học Y khoa Hà Nội. Đến tháng 12/2002, một ủy ban của VKHYTMTQG đă cứu xét và chấp thuận đề nghị của BS Carpenter.  Nhưng v́ có yêu cầu thay đổi từ phía Việt Nam, đề nghị của BS Carpenter được chuyển đến Hội đồng Cố vấn Quốc gia về Khoa học Y tế Môi trường để duyệt xét.  Đến tháng 5/2003, Hội đồng chấp thuận đề nghị với khuyến cáo là nên biến thành một thỏa ước hợp tác với thể thức tài trợ cho phép chuyên viên của VKHYTMTQG được giám sát và theo dơi dự án.  Mục tiêu của dự án được giới hạn trong phạm vi dị tật bẩm sinh và các mẩu máu có thể do một pḥng thí nghiệm ở Canada phân tích.

 

Mục đích của dự án là thực hiện một cuộc nghiên cứu về dị tật bẩm sinh có thử nghi?m thích hợp về nồng độ của dioxin và các hóa chất gây xáo trộn (confounding substances) để có thể thu thập bằng chứng vững chắc (conclusive evidence) để có thể kết luận dioxin có làm gia tăng nguy cơ gây dị tật bẩm sinh hay không.  Các mẩu thử nghiệm gồm có máu của cha mẹ để phân tích dioxin, PCBs, và hóa chất bảo vệ thực vật; mẩu máu để thử nghiệm di truyền; và mẩu phân của trẻ sơ sinh để phân tích PCBs và hóa chất bảo vệ thực vật.  Ngoại trừ các mẩu thử nghiệm dioxin, các mẩu khác sẽ được lưu trữ cho việc nghiên cứu về sau.

 

Dự án sẽ nghiên cứu các trường hợp dị thai ống năo (neural tube defects), sứt môi sứt miệng (cleft lip/cleft palate), và tay chân biến dạng (limb reductions/abnomalies) ở Bệnh viện Từ Dũ, thành phố Hồ Chí Minh, Bệnh viện Trung Ương Huế, Huế và Bệnh viện Phụ sản Quốc gia, Hà Nội.  Dự án sẽ thu thập dữ kiện của tất cả các trường hợp dị tật bẩm sinh (cases) hội đủ điều kiện và một số trường hợp so sánh (controls) tương đương, nhưng các trường hợp dị thai ống năo sẽ được phân tích ưu tiên v́ đây là trường hợp dị tật bẩm sinh phổ biến nhất ở Việt Nam.

 

Dự án sẽ cho thấy sự hợp tác giữa các nhà nghiên cứu Việt Mỹ và sẽ chứng minh rằng phụ nữ Việt Nam, với nồng độ dioxin trong máu khác nhau, sẽ sinh con b́nh thường hoặc sẽ sinh con có mang một trong những trường hợp dị tật bẩm sinh được nghiên cứu.  Nếu được BS Carpenter và BS Tường đồng ư, kết quả nghiên cứu sẽ được đăng trong một tạp chí quốc tế nổi tiếng.

 

Dự án được VKHYTMTQG hoàn toàn tài trợ qua U. Albany với điều kiện được chánh phủ Việt Nam chấp thuận.  Chi phí tổng cộng cho dự án được ước tính vào khoảng 3,2 triệu Mỹ Kim.  Một ngân khoản 347.933 Mỹ Kim được dự trù cho tài khóa 2004 để hoàn tất một số công việc (milestones) theo lịch tŕnh (timeline) được ấn định trong thỏa ước hợp tác.  Ngân khoản c̣n lại, khoảng 2,9 triệu Mỹ Kim, sẽ được lần lượt tháo khoán cho đến tài khóa 2007.

 

Sau khi được VKHYTMTQG chấp thuận, U. Albany đă kư một Biên bản Ghi nhớ với Trường Đại học Y khoa Hà Nội vào ngày 19 tháng 11 năm 2003 trong khi dự án đang được Bộ Y tế Việt Nam cứu xét.  V́ muốn tháo khoán ngân khoản tài trợ cho tài khóa 2004 trong tháng 7, VKHYTMTQG đă nhờ BS Marie Sweeney, Tùy viên Y tế Ṭa Đại sứ Hoa Kỳ ở Việt Nam, với sự giúp đỡ của Đại sứ Burghart, vận động với Bộ Kế hoạch và Đầu tư để dự án được chánh phủ Việt Nam chấp thuận.  Vào ngày 9 tháng 6, Thứ trưởng Nguyễn Bích Đạt thông báo với Ṭa Đại sứ rằng Thủ tướng đă đồng ư nhận dự án (agreed to receive the project) và giao cho Bộ Y tế trách nhiệm triển khai dự án và chỉ đạo Trường Đại học Y khoa Hà Nội trong việc cộng tác với U. Albany.  BS Sweeney và VKHYTMTQG xem đây là sự chấp thuận chính thức của chánh phủ Việt Nam.  Ngày 23 tháng 7 năm 2004, VKHYTMTQG tháo khoán ngân khoản 347.933 Mỹ Kim cho tài khóa 2004 để U. Albany bắt đầu tiến hành dự án.

 

Sau khi nhận được tài trợ từ VKHYTMTQG, BS Carpenter đă gặp gỡ các cộng tác viện ở Việt Nam để thực hiện dự án.  Trong khoảng thời gian từ tháng 8/2004 đến tháng 1/2005, BS Carpenter đă chỉ định nhân sự chủ chốt ở các bệnh viện địa phương, soạn các câu hỏi (questionnaire) và dịch các văn kiện sang tiếng Việt.  Ông không biết rằng dự án chưa được Bộ Y tế Việt Nam chấp thuận cho đến khi VKHYTMTQG khám phá trong khi theo dơi tiến triển của dự án. 

 

Nhiếu cố gắng đă được thực hiện để t́m hiểu chi tiết về những quan tâm của Bộ Y tế và lịch tŕnh cho các giải pháp, trong đó có buổi họp giữa Đại sứ Marine và Bộ trưởng Y tế Trần Thị Trung Chiến vào ngày 14 tháng 1 năm 2005.  Cho đến nay, vẫn chưa có phúc đáp về đề nghị cho các phiên họp tiếp theo với các giới chức có thẩm quyền của Bộ Y tế Việt Nam để thảo luận về dự án.

 

Vào ngày 4 tháng 2 năm 2005, VKHYTMTQG và U. Albany đă thảo luận và đồng ư rằng, mặc dù cả hai cơ quan đă nỗ lực để thực hiện dự án, lịch tŕnh và công việc ấn định trong thỏa ước hợp tác vẫn chưa được hoàn tất, trong khi chưa có dấu hiệu nào cho một giải pháp với Bộ Y tế  Việt Nam trong tương lai gần.  Do đó, VKHYTMTQG và U. Albany đă đồng ư chấm dứt dự án.

 

Nguyễn Minh Quang

Hội KH&KT Việt Nam (VAST)

4/2005