Đơn Khiếu nại của các Công ty Hóa chất Hoa Kỳ Phản bác của Hội Nạn nhân Chất Độc Da Cam/Dioxin Việt Nam đối với Yêu cầu Hủy bỏ

(Vietnam Association for Victims of Agent Orange/Dioxin’s Opposition

to U.S. chemical companies’ motion to dismiss all claims)

RFA - Tạp Chí Khoa Học và Môi Trường

 

 

Tạp chí Khoa học và Môi trường kính chào quư thính giả.  Đến với quư thính giả mỗi tối thứ tư, tạp chí tŕnh bày cùng quư vị những vấn đề khoa học và môi trường qua cuộc trao đổi giữa Biên tập viên của Ban Việt ngữ và Tiến sĩ (TS) Mai Thanh Truyết thuộc Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, một tổ chức phi chính phủ bất vụ lợi (NGO) có trụ sở tại California, Hoa Kỳ.

 

Như đài Á Châu Tự Do có loan tin, ngày 18 tháng 1 năm 2005 vừa qua, luật sư đại diện cho các nguyên đơn Việt Nam đă gởi văn kiện đến ṭa án Brooklyn ở New York để phản bác yêu cầu hủy bỏ đơn khiếu nại của các công ty hóa chất Hoa Kỳ, đă được đệ nạp lên ṭa vào ngày 2 tháng 11 năm 2004.  Để t́m hiểu thêm về diễn biến mới nhất của vụ kiện chất da cam của Việt Nam, chúng tôi có trao đổi với Kỹ sư (KS) Nguyễn Minh Quang, một chuyên viên thuộc Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam.

 

Hỏi 1: Trước hết, KS có tin tức ǵ về các văn kiện mà luật sư bên nguyên đơn đă đệ nạp tại ṭa án Brooklyn, New York không?

 

Đáp: Dạ thưa có, v́ đúng theo quy định của chánh án Weinstein, ngày 18 tháng 1 năm 2005, luật sư bên nguyên đơn đă đệ nạp lên ṭa án Brooklyn tất cả 23 văn kiện dày hơn 1.000 trang để phản bác các lập luận mà luật sư bên bị đơn đưa ra để yêu cầu ṭa hủy bỏ đơn khiếu nại của Việt Nam.  Quan trọng nhất là ba văn kiện có tiêu đề (1) “Biên bản ghi nhớ về luật pháp để phản đối việc yêu cầu ṭa hủy bỏ tất cả đơn khiếu nại v́ thiếu cơ sở pháp lư của luật pháp quốc gia,”  (2) “Biên bản ghi nhớ về luật pháp của nguyên đơn để phản đối việc yêu cầu ṭa bác đơn khiếu nại dựa trên luật bảo vệ nhà thầu của chánh phủ,” và (3) “Bảng tóm tắt để phản đối việc yêu cầu ṭa bác bỏ các khiếu nại về thương tật cá nhân dựa trên luật giới hạn an toàn sản phẩm.”

 

Hỏi 2: KS có thể cho biết thêm chi tiết về các văn kiện nầy không ạ?

 

Đáp: Trong văn kiện đầu tiên dài tổng cộng 219 trang, nguyên đơn lập luận rằng các công ty hóa chất Hoa Kỳ đă có những “hành động tội lỗi (culpable conduct)” v́ đă “cung cấp hóa chất độc hại (toxic chemicals), mặc dù họ biết rằng các hóa chất nầy rất nguy hiểm và không thích hợp và được dùng trong cuộc chiến để đầu độc (poison) cũng như để gây thiệt hại bừa băi (indiscriminate harm), khổ đau không cần thiết (unnecesary suffering), thương tật, và tử vong cho thường dân cũng như chiến binh ở nhiều vùng rộng lớn Việt Nam.  Nguyên đơn cũng lập luận rằng “việc cung cấp một số lượng hóa chất độc hại lớn lao mặc dù biết rằng chúng sẽ được phun xuống nhiều vùng có dân cư rộng lớn trong cuộc chiến Việt Nam th́ vi phạm luật pháp quốc gia” mà điển h́nh là Điều 23 của Quy định Hague, Quy ước Geneva 1949, và Nghi thức Geneva 1925.  Nguyên đơn cũng yêu cầu ṭa ra lệnh cho bị đơn phải “bồi thường (make restitution)” những thiệt hại mà họ đă gây ra cho dân tộc và đất nước Việt Nam, những thiệt hại do quân đội Hoa Kỳ vô t́nh tác động nhưng các công ty hóa chất có thể tiên đoán và pḥng tránh.”

 

Hỏi 3: Theo sự hiểu biết của chúng tôi th́ các luật lệ mà KS vừa nêu chỉ có thể áp dụng cho việc sử dụng chất độc (poison) hoặc vũ khí chứa chất độc (poisoned weapons) của các lực lượng chiếm đóng (occupying powers).  KS có thể cho biết tại sao nguyên đơn Việt Nam lại trích dẫn các luật lệ nầy cho việc sử dụng thuốc khai quang ở Việt Nam?

 

Đáp: Thưa đúng như vậy.  Nhưng v́ muốn sử dụng các luật lệ quốc tế nổi tiếng nầy nên nguyên đơn đă khẳng định “chất da cam/dioxin” là “thuốc độc” và cáo buộc rằng “... môi trường Việt Nam ở nhiều nơi vẫn bị ô nhiễm và nó [chất da cam/dioxin] tiếp tục đầu độc, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đối với sức khỏe, và gây thống khổ không cần thiết cho cư dân ở đây cho đến ngày nay.”   Văn kiện phản bác đầu tiên của nguyên đơn cũng ghi rơ rằng: “Mặc dù bị đơn có thể chất vấn nguyên đơn trong việc tham khảo luật và án lệ thuộc về tội ác của các lực lượng chiếm đóng, vai tṛ của Hoa Kỳ và Việt Nam Cộng Ḥa trong cuộc chiến nổi dậy ở Việt Nam th́ giống như một lực lượng chiếm đóng hơn là một phe tham chiến b́nh thường. Chất da cam không được phun ở miền Bắc, nó được phun ở miền Nam, là một tỉnh của Mỹ và Việt Nam Cộng Ḥa, ở đó các căn cứ và các cuộc tuần pḥng bị tấn công bởi lực lượng nổi dậy.”

 

Hỏi 4: KS có cho biết một trong những cơ sở pháp lư mà bên bị đơn dùng để yêu cầu hủy bỏ đơn khiếu nại của Việt Nam là luật bảo vệ nhà thầu của chánh phủ.  Phía nguyên đơn phản bác như thế nào?

 

Đáp: Thưa đúng như vậy.  Phía bị đơn đă dùng luật bảo vệ nhà thầu của chánh phủ để chứng minh rằng họ không có trách nhiệm với chất da cam mà họ sản xuất dựa theo luật an toàn sản phẩm.  Chính chánh án Weinstein cũng chấp nhận cơ sở pháp lư nầy khi hủy bỏ vụ kiện của hai cựu chiến binh Hoa Kỳ Isaacson và Stephenson vào ngày 16 tháng 11 năm 2004 vừa qua.  Nhưng bên nguyên đơn lập luận rằng luật bảo vệ nhà thầu của chánh phủ không thể áp dụng cho đơn khiếu nại của Việt Nam v́ chánh phủ Hoa Kỳ đă vi phạm luật pháp quốc tế khi quyết định sử dụng chất da cam và các hóa chất khác mặc dù chánh phủ Hoa Kỳ biết ngay từ đầu là chúng có chất độc hoặc không chịu ngừng sử dụng khi khám phá ra tính độc hại của dioxin.  Nguyên đơn c̣n cáo buộc rằng việc dùng thuốc diệt cỏ và thuốc khai quang chứa đầy (laden) chất độc dioxin cũng bao gồm trong định nghĩa của Nguyên tắc Nuremberg về tội ác chiến tranh (war crimes) và tội ác chống nhân loại (war against humanity).  

 

Hỏi 5: Tại sao nguyên đơn không nói thẳng là việc sử dụng thuốc diệt cỏ và thuốc khai quang vi phạm Nguyên tắc Nuremberg thay v́ nói là bao gồm trong định nghĩa về tội ác chiến tranh và tội ác chống nhân loại?

 

Đáp: Có thể nói đây là một xảo thuật của các luật sư kiện tụng (trial layers) cho phù hợp với lập luận cố hữu của nhà cầm quyền miền Bắc, bởi v́ từ năm 1961, họ đă tố cáo Hoa Kỳ tiến hành chiến tranh hóa học chống lại nhân dân Việt Nam và vi phạm Nguyên tắc Nuremberg, nhưng Nguyên tắc Nuremberg không hề đề cập đến việc sử dụng thuốc diệt cỏ hoặc thuốc khai quang.  Nguyên tắc Nuremberg về tội ác chiến tranh bao gồm ám sát; ngược đăi hay nô lệ thường dân trong vùng bị chiếm đóng; ám sát hay ngược đăi tù binh hoặc thường dân; giết con tin; cướp bóc tài sản công hoặc tư, phá hủy bừa băi thành phố, thị trấn, và làng mạc; hoặc những tàn phá không cần thiết về mặt quân sự.  Nguyên tắc Nuremberg về tội ác chống nhân loại bao gồm ám sát; tiêu diệt; nô lệ; trục xuất; hành động vô nhân tính đối với thường dân; hành hạ v́ chính kiến, tôn giáo, hoặc chủng tộc khi các hành động nầy vi phạm tội chống lại ḥa b́nh hoặc tội ác chiến tranh.

 

Hỏi 6: Theo chỗ chúng tôi được biết, các công ty hóa chất Hoa Kỳ yêu cầu ṭa hủy bỏ đơn khiếu nại đ̣i bồi thường thương tật cá nhân dựa trên luật giới hạn thời gian.  Phía nguyên đơn phản bác ra sao, thưa KS?

 

Đáp: Dựa theo luật giới hạn về thời gian, bên bị đơn lập luận rằng hầu hết trường hợp của các nguyên đơn phải bị bác v́ họ đă biết thương tật và nguyên nhân của nó mà không khởi kiện trước ngày 30 tháng 1 năm 1994, tức quá thời hạn 10 năm kể từ ngày nộp đơn khiếu nại.  Bên nguyên đơn lập luận rằng măi về sau nầy họ mới biết nguyên nhân của thương tật là chất da cam, chứ trước đó th́ họ chỉ biết họ có tiếp xúc với thuốc diệt cỏ mà thôi.  Nguyên đơn cũng lập luận rằng tin tức tuyên truyền qua các phương tiện truyền thông về ảnh hưởng của chất da cam trước năm 1994 không đủ để chứng minh rằng các nguyên đơn đă biết hoặc có thể biết được nguyên nhân gây thương tật cho họ.  Nguyên đơn cũng không thể mướn luật sư Mỹ để bảo vệ quyền lợi và cũng không thể khởi kiện trước năm 1994 v́ lệnh cấm vận của Hoa Kỳ.

 

Hỏi 7: Sau khi nghiên cứu các văn kiện của nguyên đơn đệ nạp lên ṭa án Brooklyn, KS có nhận xét ǵ về phản bác của nguyên đơn.

 

Đáp: Thưa anh, v́ không phải là một chuyên viên về luật pháp, nên tôi chỉ có thể có nhận xét chung chứ không thể đi sâu vào khía cạnh pháp luật.  Trước tiên, tôi thấy hầu hết các phản bác của nguyên đơn không có cơ sở pháp lư vững chắc mà chỉ dựa trên những luật lệ không thích hợp hoặc suy diễn chủ quan.  Thí dụ như gọi quân lực Việt Nam Cộng Ḥa là lực lượng chiếm đóng, chiến tranh Việt Nam là một cuộc nổi dậy, và việc sử dụng chất da cam ở Việt Nam là một vụ đầu độc và vi phạm Nguyên tắc Nuremberg.  Thứ hai, nguyên đơn để lộ quá nhiều sơ hở mà quan trọng nhất là việc thú nhận dùng luật và án lệ dành cho các lực lượng chiếm đóng.  Thứ ba, các dữ kiện do nguyên đơn đưa ra rất đáng nghi ngờ, thí dụ như nguyên đơn cho rằng chất da cam đă được phun xuống “nhiều vùng đông dân cư rộng lớn ở Việt Nam.”   Sau cùng, nguyên đơn t́m cách kéo dài thời gian khiếu nại qua việc yêu cầu ṭa gia hạn để điều tra về chất màu xanh và màu trắng mà nguyên đơn cho là đă không được điều tra thích đáng trong vụ kiện trước đây của cựu chiến binh, được biết dưới ám số MDL 381.

 

Hỏi 7: Theo KS, kết quả vụ khiếu nại của Việt Nam sẽ như thế nào?

 

Đáp: Thưa anh, tôi nghĩ rằng bản tuyên bố của Bộ Tư pháp Hoa Kỳ gởi cho chánh án Weinstein ngày 12 tháng 1 năm 2005 vừa qua có lẽ là câu trả lời thích hợp nhất.  Trong bản tuyên bố nầy, Bộ Tư pháp Hoa Kỳ đă yêu cầu hủy bỏ đơn khiếu nại của Việt Nam v́ những lư do như sau: (1) việc xét xử đơn khiếu nại sẽ xâm phạm đến quyền hạn vị Tổng tư lệnh của hành pháp, (2) các luật lệ quốc tế mà nguyên đơn đưa ra không đủ để làm cơ sở pháp lư cho đơn khiếu nại, (3) hành pháp đă cứu xét và khẳng định rằng việc sử dụng thuốc khai quang không vi phạm luật pháp quốc tế, (4) ṭa án phải tôn trọng quan điểm của hành pháp trong việc diễn dịch các hiệp ước và luật pháp quốc tế, và (5) nếu ṭa án chấp nhận đơn khiếu nại của nguyên đơn hợp lệ về phương diện luật pháp quốc tế, th́ luật bảo vệ nhà thầu của chánh phủ phải được áp dụng đối với đơn khiếu nại nầy.

 

Trân trọng kính chào Quư thính giả của Đài.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

PhanBacCuaVietNam.doc