Phát Thải Khí Độc Vào Môi Trường

Exposing Toxic Gas To Environment

 

Theo tin tức báo chí ở Việt Nam ngày 9/7/2006, khu công nghiệp ở Đà Nẵng phát thải  nhiều khí độc vào môi trường như khí monoxid carbon (CO), nitric oxid (NOx), và khói ch́ (Pb) vượt quá định mức cho phép từ 2 đến 65 ngàn lần. Đài ACTD hôm nay trao đổi với TS MTT về vấn đề nầy.

 

Hỏi: Trước hết xin Ông cho thính giả của Đài biết sự độc hại của khí thải monoxid carbon, nitric acid và khói ch́ đối với công nhân  nhà máy và môi trường như thế nào?

 

Đáp: Thưa Anh. Ba hóa chất vừa kể trên là ba kẻ thù chính của con người, hậu quả của quá tŕnh phát triển công nghệp, nhất là công nghệ luyện kim. Tin tức từ  KCN Đà Nẵng chỉ là một điển h́nh trong phát triển chung của VN. Theo Cơ quan An toàn Sức khỏe trong Công nghiệp (OSHA) cũng như các định mức độc tố của Bộ Y tế HK, monoxid carbon là một khí có ái lực (affinity) đối với hồng huyêt cầu gấp 210 so với oxy. Do đó, khi có sự hiện diện của CO trong máu, khả năng hấp thụ oxy của hồng huyết cầu giảm nhanh và oxy không thể được dẫn truyền đi khắp nơi để nuôi cơ thể. Nếu nồng độ của CO trong không khí đạt đến 400 phần triệu, người công nhân hít phải không khí bị nhiễm độc nầy trong ṿng một giờ đầu tiên th́ chưa bị ảnh hưởng, nhưng trong giờ thứ hai trở đi, t́nh trạng ngất xỉu có thể xảy ra. Nghĩa là trong giờ đầu tiên, con người chưa bị ảnh hưởng nhiều v́ CO đang c̣n trong giai đoạn kết hợp với hồng huyết cầu. Nhưng sau đó, v́ thiếu oxy cho cơ thể cho nên người công nhân sẽ thở mạnh, ngắn, hơi thở đứt quảng khi lượng CO trong máu lên đến 20 đến 30%. Từ 30 đến 50%, thần kinh sẽ bị giao động, chóng mặt, thị giác không c̣n hoạt động được nữa và sẽ đưa đến hôn mê. Nếu bị tiếp nhiễm trên 50% CO, có thể bị tử vong sau đó.

 

C̣n về nitric oxids. Đây là một khí độc, gây khó chịu cho da và mắt trước tiên khi bị tiếp nhiễm. Thông thường, NO xuất hiện dưới dạng khí khi acid nitric tác dụng lên chất hữu cơ như gỗ, mạc cưa, hay acid nitric đun nóng, hoặc các chất hữu cơ có chứa nitrogen bị đốt cháy. Trong các ḷ luyện kim, hay hàn x́, nitrogen và oxy trong không khí gây ra phản ứng để tạo ra NO. Đặc tính của NO là ḥa tan trong nước để tạo thành acid nitric hay acid nitrous. Đây là phản ứng trong cơ thể khi hấp thụ NO qua đường khí quản. Các acid tạo thành làm cho cổ họng và cuống phổi bị khô v́ mất nước. Các acid vừa mới tạo thành sẽ bị trung ḥa bằng cách kết hợp với các mô trong cơ thể. Và chất sau nầy sẽ làm cho các động mạch nở lớn làm giảm áp suất của máu gây chứng nhức đầu chóng mặt. Nếu nồng độ tiếp nhiễm từ 60 đến 150 phần triệu, người công nhân sẽ bị khô mũi và cổ họng, ho và đau ngực. Nếu sau đó được hít thở không khí sạch, th́ sẽ được hồi phục trong ṿng một giờ. Nếu bị tiếp nhiễm liên tục trong 24 giờ, hơi thở sẽ bị đứt quảng, mất ngũ, có thể bị chứng cyanosis (máu xanh ở móng tay như trong trường hợp trẻ sơ sinh bị nhiễm nitrate) và sau cùng có thể đi đến tử vong.

 

Sau cùng đối với khói ch́, kim loại nầy đă được EPA HK xếp vào loại gây ra ung thư cho con người. Phổi và thận là hai cơ quan trực tiếp bị ảnh hưởng. Nhiễm độc hơi ch́ là một mối ưu tư hàng đầu trong tất cả loại nhiễm độc trong công nghiệp. Ch́ đi vào cơ thể qua đường khí quản, thực quản hay qua các mô da dưới dạng bụi, khói, hay khí ẩm. Thông thường con người bị tiếp nhiễm nhiều nhất dưới dạng ch́ hữu cơ. Khi ch́ đi vào cơ thể, một phần sẽ không bị hấp thụ và được tống khứ ra ngoài bằng đường đại tiện. Phần c̣n lại sẽ đóng trong túi mật. Ch́ xâm nhập qua đường khí quản độc hại hơn ch́ qua đường thực quản. Khi bị tiếp nhiễm ch́ bám vào tế bào máu, làm cho tế bào bị vỡ ra gây chứng thiếu máu (anemia). Và điểm đến sau cùng của ch́ trong cơ thể là thận, gan, hệ thống thần kinh và tế bào máu.

 

Hỏi: Ở HK có khi nào mức độc hạị đă từng lên quá cao như ở Đà Nẵng không? Người ta làm sao để xử lư những loại khí độc hại đó?

Đáp: Thưa Anh, HK qua Cơ quan Bảo vệ Môi trường tức EPA và Cơ quan An toàn Sức khỏe trong công nghiệp tức OSHA đă có quy định rơ ràng các giới hạn cho phép phát thải tối đa vào không khí của từng hóa chất độc hại. Đối với CO và NOx th́ nồng độ phát thải không quá 50 phần triệu c̣n đối với ch́ phải dưới 200 ug/m3. Trong lịch sử công nghệ HK, chúng tôi chưa thấy tài liệu hay tai nạn nghề nghiệp nào trong các tạp chí An toàn sức khỏe. Vă lại, một trong những quy định bắt buộc của HK là trước khi cấp giấy phép xây dựng một nhà máy, nhà đầu tư cần phải nộp hai văn bản quan trọng. ngoài quy tŕnh sản xuất ra. Đó là: nghiên cứu tác động môi trường và việc thiết lập hệ thống xử lư phế thải rắn, lỏng và khí của nhà máy. Do đó trường hợp như đă xảy ra ở Đà Nẵng đă không xảy ra cho HK hay các quốc gia có phát triển cao.

 

Để xử lư những khí độc trên, các nhà máy trước khi phát thải vào không khí, đă lấp đặt những hệ thống xử lư như màng lọc có chứa hóa chất xử lư tùy theo công nghệ sản xuất, xử dụng hệ thống lọc bằng than hoạt tính qua tính chất hấp thu của than v.v..

 

Hỏi: Chính phủ Mỹ hay Âu châu làm ǵ để kiểm soát  mức khí thải, các công ty vi phạm phải chịu h́nh phạt như thế nào?

Đáp: Thưa Anh. Như đă giải thích ở phần trên là trước khi thành lập một cơ sở sản xuất các cơ quan trách nhiệm kiểm soát rất kỹ hệ thống xử lư của cơ sở trước hết. Và ngay sau khi nghiệm thu để cho cơ sở bắt đầu đi vào hoạt động, những đợt kiểm tra xảy ra rất thường xuyên và có định kỳ ngắn hạn trong thời gian đầu. Thêm nữa, vẫn có những đợt kiểm tra đột xuất, nghĩa là không thông báo trước cho cơ sở sản xuất. Tuy nhiên dù kiểm soát chặt chẽ thế nào đi nữa cũng vẫn xảy ra vi phạm. Và khi một cơ sở bị lập thủ tục vi phạm, chính cơ sở đó phải thiếp lập một dự án sửa chữa (corrective action) vi phạm  trong một thời gian ngắn nhất do cơ quan OSHA quy định. Nếu quá hạn quy định cơ sở phải chịu h́nh phạt bằng hiện kim rất nặng, trung b́nh 25 ngàn Mỹ kim cho một ngày vi phạm.

 

Hỏi: Ông có đề nghị giải pháp nào cho t́nh trạng nầy ở VN hay không?

Đáp: V́ VN không có kế hoạch phát triển chung và đồng bộ. Việc phát triển công nghệ ở VN thường do cá nhân và địa phương đảm trách, do đó có nhiều bất cập và hệ lụy xảy ra sau một thời gian khai thác một cơ sở công nghiệp. Một trong những hệ lụy lớn là sự ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng lên sức khỏe của người công nhân.

 

Do đó, các cơ sở sản xuất công nghiệp nặng và tạo ra nhiều khí thải độc hại như công nghệ luyện kim cần phải được xây dựng ở những nơi xa thành phố, thưa dân cư. Hệ thống xử lư phế thải phải được lấp đặt theo quy định trong nghiên cứu tác động môi trường ghi trong Bộ luật Môi trường của VN từ năm 1993. Tiếc thay điều đó không được thực hiện nghiêm chỉnh cho nên t́nh trạng như KCN Đà Nẵng, tuy là cá biệt nhưng cũng có thể được diễn dịch ra t́nh trạng chung cho cả nước. Và sau cùng VN cần phải áp dụng những quy tŕnh tiên tiến, sạch, xử dụng ít nguyên liệu để đạt được hiệu năng tối đa trong sản xuất.

 

Làm được ba điều trên, thiết nghĩ VN sẽ đi một bước dài trong phát triển trước tiến tŕnh toàn cầu hóa trên thế giới.