Quy ước Rotterdam

Rotterdam Convention

 

Sau Quy ước Stockholm về việc cấm sản xuất và xử dụng một số hóa chất độc hại vào năm 2000, tiếp theo đó quy ước Rotterdam ra đời nhằm mục đích chia xẻ trách nhiệm và việc hợp tác chặt chẽ giữa các quốc gia trong việc chuyển vận một số hoá chất độc hại để bảo đảm an ṭan sức khoẻ cho con người và bảo vệ môi trường chung trên thế giới. Tc KH&MT kỳ nầy trao đổi với TS MTT về nội dung của QƯ trên.

 

Hỏi 1: Trước hết xin TS MTT cho thính giả của Đài ACTD biết khái lược về sự h́nh thành QƯ Rotterdam.

Đáp 1: Thưa anh. QƯ R là tên gọi tắt của Hội nghị Đa Quốc gia về Quy ước Rotterdam (CPRV). Đây cũng là kết quả của Hội nghị thượng đỉnh nhóm họp tại Rio de Janerio năm 1992. Hội nghị Rotterdam lần đầu tiên đă diễn ra tại Geneva từ 22 đến 24 tháng 9, 2004 và Quy ước R được thành lập có mục đích kiểm sóat và theo dơi tất cả các trao đổi, chuyển vận một số hoá chất độc hại giữa các quốc gia. Đây không phải là QƯ cấm vận chuyển các hoá chất độc hại trên, nhưng QƯ  R cũng như hội đồng Tổng thư kư của QƯ là một bộ phận được thành lập để bảo đảm việc an ṭan quản lư trong những trao đổi trên.

 

Hỏi 2: Như vậy từ ngày thành lập năm 2004, QƯ có họp hàng năm không thưa ông?

Đáp 2: Dạ có thưa anh. Năm nay, QƯ lần thứ 3 sẽ nhóm họp tại Geneva từ 9 đến 13 tháng 10, 2006, nghĩa là từ ngaỳ thành lập đến nay đă có 3 kỳ nhóm họp năm 2004, 2005, và 2006. Đối với kỳ họp đầu tiên, các quốc gia đă đồng ư và chấp thuận QƯ về các chuyển vận hóa chất độc hại và một số hóa chất trừ sâu rầy trong việc trao đổi quốc tế. QƯ đầu tiên gồm 30 Điều và 6 Phụ lục. Ngày 1-2-2005, Phụ lục 3 đă trở thành luật trong đó có ghi danh sách những hoá chất bị cấm chuyển vận hay trao đổi, và một số hoá chất khác th́ bị kiểm soát nghiêm ngặt trong khi chuyển vận.

 

Hỏi 3: Đó là những hoá chất nào thưa ông?

Đáp 3:Có tất cả khoảng 100 hóa chất được ghi trong Phụ lục 3 gồm đa phần là những hóa chất bảo vệ thực vật và một số khác dùng trong kỹ nghệ. Trước tiên là 12 hóa chất dơ bẩn ghi trong QƯ Stockholm. Ngoài ra c̣n có thêm hóa chất diệt cỏ như 2,4,5-T, một hoá chất trong chất da cam dùng trong thời gian chiến tranh Việt Mỹ, hiện đang là một đề tài tranh tụng giữa Việt Nam và Hoa Kỳ.

 

Hỏi 4: Trước khi đi sâu vào chi tiết, xin TS cho biết nội dung của QƯ R

Đáp 4; Thưa anh. Trong 30 Điều có ghi rơ về mục tiêu của QƯ, định nghĩa và trách nhiệm của từng quốc gia liên quan đến việc trao đổi hóa chất như:

-           Các quốc gia cần phải lưu ư đến hậu quả ảnh hưởng lên con người và môi trường trong việc trao đổi quốc tế;

-           Căn cứ vào Nghị tŕnh-21 trong tiến tŕnh phát triển bền vững cho thế kỷ 21 là quản lư chặt chẽ hoá chất độc hại và ngăn ngừa mọi vận chuyển bất hợp pháp của những hóa chất trên;

-           Mọi quốc gia phải tuân thủ những quy định của Chương tŕnh Môi trường LHQ (UNDP) và Cơ quan Lương nông quốc tế (FAO);

-           Cần đặc biệt theo dơi và có những quy định đặc biệt đối với những quốc gia đang phát triển hay những quốc gia đang có nền kinh tề chuyển tiếp;

-           Khuyến khích và đẩy mạnh việc áp dụng cung cách quản lư ứng hợp với chiều hướng ṭan cầu hóa;

-           Và sau cùng, xác định việc bảo vệ sức khoẻ con  người, ngay cả công nhân sản xuất lẫn người tiêu thụ, và bảo vệ an ṭan môi trường trong khi chuyển vận.

 

Đặc biệt Điều 3 chỉ giới hạn các hoá chất độc hại và những hóa chất bảo vệ thực vật. QƯ không áp dụng cho những hoá chất xử dụng như những loại thuốc an thần hay x́ ke (narcotic), chất phóng xạ, chất phế thải, vũ khí hoá học, dược phẩm, hóa chất áp dụng trong kỹ nghệ thực phẩm, và hoá chất dùng trong nghiên cứu.

 

Hỏi 5; Trở lại danh sách hoá chất bị cấm và hóa chất bị hạn chế di chuyển, làm thế nào một quốc gia nầy có thể chuyển vận trao đổi thương mại các hóa chất trên với một quốc gia khác, thưa TS?

Đáp 5: Muốn làm như thế, cả hai quốc gia đối tác phải phát thảo danh sách và số lượng hoá chất đi và đến cùng giấy xin phép đến văn pḥng TTK của QƯ R 9 tháng trước ngày dự định di chuyển. Trong thời gian 6 tháng sau khi tiếp nhận thông tin, Ông TTK và Hội đồng nhóm họp thẩm định và quyết định đồng ư hoặc không đồng ư cho xuất cảng và nhập cảng những hoá chất ghi trong đơn xin phép và thông báo cho quốc gia liên hệ.

 

Hỏi 6: Nêú Hội đồng trong QƯ R không đồng ư, chuyện ǵ sẽ xảy ra, và việc trao đổi giữa hai quốc gia đối tác sẽ phải được hành xử như thế nào?

Đáp 6: Nếu Hội đồng không đồng ư, một văn bản do văn pḥng TTK soạn thảo nêu tất cả những lư do tại sao không đồng ư việc chuyển vận cùng gữi tiếp theo những câu hỏi liên quan đến hai quốc gia đối tác để biết thêm chi tiết trong việc trao đổi trên cùng những mục tiêu trao đổi nhằm mục đích ǵ. Thông thường, nếu có văn bản giải thích từ phía 2 quốc gia đối tác, nhằm mục tiêu trao đổi thông tin và nghiên cứu chứ không phải thương mại đều được chấp thuận sau đó.

 

Hỏi 7: Trở lại QƯ R, năm nay chương tŕnh nghị sự của QƯ sẽ bàn thảo về những vấn đề ǵ thưa ông?

Đáp 7: Hiện nay, sau hai kỳ hôi nghị đầu tiên, Hội đồng QƯ đă ḥan tất danh sách những Điểm tiếp xúc Chính thức (OCP), tức là danh sách những quốc gia có trách nhiệm để liên lạc tùy theo từng loại hóa chất cần phải quản lư trong di chuyển từ nơi nầy đến nơi khác. Đối với những quốc gia không tham gia vào QƯ R, nếu muốn, vẫn được tham khảo. Cũng cần nên nhắc lại là trong lần họp đầu tiên, một chu kỳ chuyển tiếp 2 năm đă được quy định và QƯ chính thức trở thành luật kể từ ngày 24-2-2006.

Tiểu ban Duyệt xét Hóa chất (Chemical Review Committee-CRC) đă nhóm họp từ ngày 13 đến 17-2-2006 đă thảo luận và ghi thêm những hoá chất mới vừa duyệt xét vào chương tŕnh nghị sự cho tháng 10 sắp đến. Đó là chrytotile, asbestos, endosulfan, và thiobutyl tin.

 

Hỏi 8:Thưa Ông, Ủy ban duyệt xét đă dựa theo tiêu chuẩn nào để đưa vào danh sách hoá chất cấm hay không cấm chuyển vận?

Đáp 8: Mục tiêu cũng như tiêu chuẩn của QƯ R không phải là cấm hay không cấm sự di chuyển các hoá chất được xem là nguy hiểm hay độc hại. QƯ R muốn cho những quốc gia hôị viên ư thức được việc làm trên nhằm nhắm tới các mục đích sau đây:

-           Kiểm sóat việc xuất nhập cảng những hoá chất có nguy cơ độc hại lớn như các hoá chất bảo vệ thực vật;

-           Tạo điều kiện cho các quốc gia đối tác hiểu rơ mức độ ảnh hưởng lên môi trường và con người khi có liên hệ đến những hóa chất trên;

 

Từ hai mục tiêu trên, trong tương lai danh sách trong Phụ lục 3 kể trên chắc chắn sẽ tăng thêm theo thời gian, v́ sẽ có thêm nhiều hóa chất được ghi vào danh sách trong tương lai.

 

Hỏi 9: Nếu một quốc gia hội viên không thông báo và xin phép chuyển vận các hoá chất có tên trong Phụ lục 3 của QƯ, có biện pháp chế tài nào từ Văn pḥng TTK của QƯ R không thưa TS?

Đáp 9: Cho đến nay, chưa có biện pháp chế tài náo được áp dụng cả chiếu theo các điều luật QƯ R. Cũng giống như hầu hết các cơ chế của LHQ, ngoại trừ Hội đồng Bảo An có thể huy động quân đội để chế tài do một vi phạm nào đó của một quốc gia; c̣n lại tất cả những cơ chế về tài chính, phát triển, môi trường, cùng các quy ước khác như QU& Stockholm, QƯ R& vẫn không có biện pháp trừng phạt nào cả ngoài những khuyến cáo và cảnh cáo đến các quốc gia vi phạm. Và sau những khuyến cáo trên, Văn pḥng TTK của QƯ chỉ có thể đề nghị các cơ quan cấp viện như Chương tŕnh Môi trường LHQ, Ngân hàng Thế giới có thể ngưng tài trợ hay hạn chế những ngân khoản vay mượn mà thôi.

 

Hỏi 10: Như vậy để kết luận về những vi phạm, TS có đề nghị nào khác hơn các biện pháp trên đây của LHQ không?

Đáp 10: Thưa anh. Tất cả những quy định của LHQ về môi trường đếu đặt trọng tâm vào việc bảo vệ môi trường ṭan cầu cùng an ṭan sức khoẻ cho mọi người dân sống trên địa cầu, không phân biệt chủng tộc, tôn giáo, và màu da để tiến tới việc phát triển bền vững trên thế giới trong thế kỷ 21. Việc các quốc gia hội viên vhay những quốc gia đă phê chuẩn  các quy định về môi trường có tuân thủ những ǵ đă kư kết hay không tùy thuộc vào điều kiện và quyết định của quốc gia đó. Bởi lẽ, dù cho LHQ có biện pháp chế tài cứng rắn đi nữa, vi phạm vẫn tiếp tục xảy ra trên thế giới. Thí dụ như TQ vẫn tiếp tục sản xuất những hoá chất dơ bẩn đă kư kết qua QƯ Stockholm, và xuất cảng sang Việt Nam;  cùng với DDT và những hoá chất bảo vệ thực vật cấm kỵ như 2,4-D và 2,4,5-T là hai loại hóa chất diệt cỏ dại, cấu thành chất Da cam, trong đó dioxin, một phó phẩm của 2,4,5-T. Cũng cần nên biết là Việt Nam đă phê chuẩn QƯ R vào ngày 21-9-2004.

 

Việc các quốc gia khác như Đài Loan chuyển tảïi phế thải độc hại chứa hàm lượng ch́ và thuỷ ngân rất lớn sang Cambodia làm cho nhiều người bị nhiễm độc và thiệt mạng, và trước áp lực quốc tế ĐL lại phải thu hồi và chuyển các phế thải trên về lại bản quốc. Việc LB Nga vẫn tiếp tục chuyển vận phế thaỉ nguyên tử qua các quốc gia lân bang v.v.   Việc Việt Nam vẫn tiếp tục xử dụng những hoá chất cấm kỵ trong phát triển nông nghiệp& Tất cả những việc làm sai trái trên đều không bị trừng phạt ngoài những thông tin, thông báo vi phạm của những Tổ chức phi chính phủ (NGO) như Green Peace, Sierra Club cùng những khuyến cáo về bảo vệ môi trường của LHQ. Các khuyến cáo trên chỉ nặng về tính cách h́nh thức hơn là chế tài.

 

Do đó, đối với những quốc gia đang có cơ chế nặng về tính chuyên chính hay độc đảng, áp lực duy nhất hiện nay cần có là làm thế nào có thêm nhiều tổ chức phi chính phủ hoạt động trong nôị địa của các quốc gia trên để có thể đưa ra những khuyến cáo khách quan và tạo ra áp lực quốc tế đối với quốc gia vi phạm. Từ đó LHQ và những cơ quan cấp viện có thể căn cứ vào đó mà có biện pháp chế tài trong từng trường hợp . Và sự hiện diện của những tổ chức phi chính phủ trong một quốc gia sẽ là một phương tiện cần thiết trong hiện tại  để tháo gở những vấn nạn hay vi phạm môi trường cũng như tạo sức ép để các quốc gia vi phạm có thể tuân thủ những kư kết trong việc bảo vệ môi trường chung ṭan cầu.

 

Kính chào Quư thính giả của Đài ACTD