Bangsa Champa

 

Kính thưa Ban Tổ chức,

Kính thưa Quư vị Quan khách,

 

Trước hết, tôi xin cảm ơn Ban Tổ chức đă tạo điều kiện cho tôi phát biểu ư kiến ngày hôm nay, nhân buổi RA MẮT SÁCH Bangsa Champa của hai tác giả Dohamide và Dorohiêm. Hai anh Dohamide và Dorohiêm đều lớn tuổi hơn tôi, tốt nghiệp Đại học trước tôi và viết sách cũng trước tôi.

 

Tôi đọc được sách của hai anh vào năm 1965, khi tôi mới ra trường. Gần đây, tôi lại có cơ duyên quen anh Dohamide tại nhà anh Mai Thanh Truyết. Xin cảm ơn anh Truyết. Anh Dohamide cũng đă đọc sách của tôi, nên khi gặp nhau, chúng tôi dễ dàng chia sẻ những vấn đề lịch sử, nhất là mối quan hệ Việt Chăm trong quá khứ.

 

Hôm nay, tôi rất mừng được đọc quyển Bangsa Champa (viết tắt BC) do hai anh biên soạn. Theo các anh, trong tiếng Chăm, từ ngữ bangsa có nghĩa khá rộng, nó hàm ư là ḍng giống, là nguồn gốc, là chủng tộc... (BC tr. 12) Sách BC là cuộc hành tŕnh của hai tác giả t́m về nguồn cội cách xa của các anh là nước Champa, đă một thời oanh liệt tại miền Trung Việt Nam ngày nay.

 

Thưa quư vị,

 

Tuy theo ngành sử khá sớm, tôi chỉ bắt đầu suy nghĩ nhiều về vấn đề Champa khi tôi tiếp xúc với các em học sinh Chăm gốc Phan Rang lên Di Linh học Trung học năm 1965. Tôi c̣n nhớ, lúc đó, vào cuối tập vở chép bài sử, các em học sinh Chăm thường chép bản nhạc Hận Đồ Bàn của Xuân Tiên và các bài thơ của Chế Lan Viên.

 

Nỗi thương nhớ nguồn cội của các em học sinh Chăm làm cho một người dạy sử như tôi phải suy nghĩ. Từ đó, tôi thường tự hỏi: Phải chăng tổ tiên chúng ta đă tiêu diệt Champa? Phải chăng tổ tiên chúng ta đă phạm phải một lỗi lầm kinh khủng là tội diệt chủng đối với người Chăm?

 

Từ đó, cũng như hai anh Dohamide và Dorohiêm, tôi chú tâm vào vấn đề nguồn cội dân tộc Việt để t́m hiểu thêm liên hệ giữa hai nước Việt Champa trong lịch sử. Tôi đọc kỹ các bộ Việt sử do các tác giả hiện đại viết như Trần Trọng Kim, Phạm Văn Sơn, Phan Xuân Ḥa; các bộ chánh sử cũ như Đại Việt sử kư toàn thư, Khâm định Việt sử thông giám cương mục. Tôi cũng t́m kiếm những sử liệu Trung Hoa cũng như Tây phương. Cho đến nay, tuyệt nhiên tôi chưa t́m ra dấu vết diệt chủng của bất cứ một chính quyền Việt nào đối với người Chăm. Ngược lại, các bộ chánh sử đă ghi rằng vua Lê Hiến Tông (trị v́ 1497-1504) đă ra sắc chỉ nghiêm trị những ai đối xử bất công đối với người Chăm.

 

Từ thế kỷ thứ 10 đến thế kỷ 18, khi dần dần tiến về phương nam, người Việt đă ảnh hưởng đến đời sống của người Chăm, nhưng đồng thời văn hóa Chăm cũng tác động trên đời sống của người Việt. Đâylà tác động giao thoa qua lại giữa hai nền văn hóa Việt Chăm.

 

Đối với người Việt, ảnh hưởng Chăm quá lâu ngày, trở trành quen thuộc mà đôi khi người Việt không c̣n để ư. Sau đây là một vài thí dụ dễ nhận ra.

 

·         Về phương diện tôn giáo, nữ thần Pô Inư Nagar tứcThiên Y A Na khi vào nước Việt, biến thể thành Thánh mẫu Liễu Hạnh, và cả hai đều được thờ phượng tại núi Ngọc Trản ở Huế. Một tín đồ nổi tiếng của đạo nầy là vua Đồng Khánh (trị v́ 1885-1888). Đền thờ Thiên Y A Na ở Điện Ḥn Chén (Ngọc Trản) ở Huế và Tháp Bà ở Nha Trang, được người Việt đến chiêm bái quanh năm.

 

·         Về phương diện chính trị, trong khi vua Lê và chúa Trịnh ở Đàng Ngoài theo tổ chức Trung Hoa, có một tham tụng là tể tướng đứng đầu triều đ́nh, th́ chúa Nguyễn ở Đàng Trong đặt tứ trụ đại thần đứng đầu triều đ́nh, gồm có Nội tả, Ngoại tả, Nội hữu, Ngoại hữu. Sau đó, triều đ́nh nhà Nguyễn cũng do tứ trụ đại thần đứng đầu là Cần chánh điện đại học sĩ, Văn minh điện đại học sĩ, Vơ hiển điện đại học sĩ, và Đông các đại học sĩ. Theo tác giả Li Tana, trong sách The Nguyễn Cochinchina, Southern Vietnam in the Seventh and Eighteenth Centuries [Chúa Nguyễn ở Đàng Trong, Nam phần Việt Nam vào các thế kỷ 17 và 18] th́ h́nh thức nầy thấy được ở Mă Lai, thuộc văn hóa Ấn Độ, vào Đại Việt qua ngă Champa.

 

·         Về phong tục, áo dài của người phụ nữ Việt Nam ngày nay xuất phát từ chiếc áo dài của phụ nữ Champa.

 

·         Về phương diện nhân quyền, xă hội Champa là một xă hội mẫu hệ. Người phụ nữ rất nhiều quyền hành trong gia đ́nh nếu không muốn nói là điều khiển gia đ́nh. Trong cuộc Nam tiến, do tiếp xúc với xă hội Chăm, người phụ nữ Việt ở Đàng Trong càng ngày càng được tôn trọng rộng răi hơn.

 

·         Về phương diện âm nhạc, những điệu nam ai, nam b́nh và âm nhạc cung đ́nh Huế đều mang âm hưởng Champa.

 

·         Về thực phẩm, người Chăm ăn bốc th́ người Việt ở Đàng Trong thích ăn cuốn do tự tay cầm bánh tráng cuốn. V́ lư do tôn giáo, người Chăm theo Ấn giáo cử ăn thịt ḅ, người Chăm theo Islam cử ăn thịt heo, và nói chung người Chăm có thói quen ăn cá. Từ đó người Việt ở Đàng Trong thường ăn cá và những phó sản từ cá. Ví dụ người Đàng Ngoài thường ăn tương th́ người Đàng Trong ăn nước mắm. Người Đàng Ngoài thích ăn cà muối, cải muối th́ người Đàng Trong ăn mắm nêm, mắm cà, mắm dưa...

 

Trên đây là sơ lược những ảnh hưởng của văn hóa Chăm đối với người Việt. Ngược lại, văn hóa Việt cũng tác động mạnh đến người Chăm, mà cao điểm là ngôn ngữ và chữ viết. Ngày nay, đa số người Chăm đều nói tiếng Việt và viết chữ Việt. Ngay cả trong tiếng Chăm cũng lẫn lộn nhiều từ ngữ Việt.

 

Kính thưa quư vị,

 

Trong lịch sử Việt Nam đă xảy ra hai lần hợp chủng quan trọng. Lần thứ nhất vào thế kỷ thứ 3 trước Công nguyên, nhà Tần rồi nhà Hán đưa quân qua xâm lăng cổ Việt. Người Hoa thuộc chủng Mông Cổ đă kết hợp với dân chúng bản địa Mă-lai Đa đảo, để trở thành người Việt. Lần thứ nh́, ít được chú ư là trong cuộc di dân về phương nam từ thế kỷ thứ 10 đến thế kỷ 18, chắc chắn người Việt đă hợp chủng với người Chăm, và tạo nên những thế hệ Việt ngày nay.

 

Khi đề tựa sách Dân tộc Chàm lược sử của hai tác giả Dohamide và Dorohiêm, xuất bản ở Sài G̣n năm 1963, giáo sư Nghiêm Thẩm đă viết: Ta có thể chắc chắn từ Quảng Nam vào đến Phan Thiết, trong nhiều người Việt đă có pha máu Chàm. Trên tạp chí Làng Văn số 150, xuất bản ở Toronto, tháng 2-1997, trong bài Quê cũ sách xưa, tác giả Trần Văn Tích đă viết: ... Qua những đợt di dân trong lịch sử, những đoàn người từ châu thổ các sông Hồng, sông Mă, đă đến lập nghiệp ở Triệu Phong, Hải Lăng. Chắc phải có những chàng trai tứ chiếng giang hồ từ phương bắc tới gá nghĩa cùng các nàng Mỵ Ê thôn dă địa phương để trở thành viễn tổ của người viết bài nầy...

 

Mốt tác giả khác, ông Hồ Trung Tú, trong đặc san Xuân Quảng Nam năm 2001 ở Boston, đă đặt một câu hỏi rất thiết thực mà có lẽ không ai trả lời được là trong những người Quảng Nam, ai biết được ḿnh có bao nhiêu phần trăm máu Việt và bao nhiêu phần trăm máu Chăm?

 

Các ví dụ trên cho thất ngày nay, người Việt ở Trung và Nam phần bắt đầu ư thức rằng chân dung của tổ tiên ḿnh không phải chỉ là người Việt đi từ Bắc vào Nam, mà c̣n có h́nh ảnh của người Chăm địa phương nữa.

 

Thưa quư vị,

 

Cho đến nay, ảnh hưởng văn hóa hỗ tương Việt Chăm và Chăm Việt đă lẫn lộn và trở nên quá quen thuộc trong đời sống chúng ta đến nổi chúng ta hầu như không c̣n phân biệt được đâu là Việt, đâu là Chăm? Do đó, khi nh́n về quá khứ, chúng ta nên mở rộng nếp suy nghĩ mà hai tác giả Dohamide và Dorohiêm đă viết là cần phải THAY ĐỔI TƯ DUY (BC, tr. 164), và nhất là dựa trên căn bản cũng do hai tác giả nầy đưa ra, đó là căn bản T̀NH NGƯỜI (BC, tr. 361), để tạo sự hiểu biết và thông cảm rộng răi giữa hai sắc dân Việt Chăm cùng sống trên đất Việt.

 

Chúng ta cần t́m về quá khứ để bảo tồn và phát huy những nét hay đẹp của nền văn hóa nguồn cội, nhưng chúng ta cần đoàn kết để xây dựng sự b́nh đẳng và dân chủ trên đất nước Việt Nam chung của chúng ta, trong đó có khoảng 54 sắc dân chung sống.

 

Riêng về văn hóa Champa, thưa quư vị, như tôi đă tŕnh bày ở trên, văn hóa Champa đă chan ḥa cùng văn hóa Việt; và tôi tin tưởng một cách mạnh mẽ rằng văn hóa Việt c̣n, th́ c̣n văn hóa Champa.

 

Nhân lễ ra mắt sách Bangsa Champa của hai Dohamide và Dorohiêm, tôi xin chia sẻ một số suy nghĩ của tôi, và nếu có ǵ thiếu sót, th́ xin quư vị bổ túc, trong tinh thần học hỏi và nhất là trên căn bản tinh thần của một câu ca dao rất quen thuộc là, chúng ta những người Việt và người Chăm ngày nay tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn..

 

Trân trọng cảm tạ và kính chào quư vị.

 

TRẦN GIA PHỤNG

Toronto, 12/2004