RFA - Tạp chí Khoa học & Môi trường.

DIOXIN: Báo cáo Hatfield - Dioxin: Hatfield Report

 

Vấn đề dioxin-chất da cam đă được dư luận thế giới và Hoa kỳ lưu ư ngay từ sau khi có những yêu cầu đ̣i hỏi chính phủ Mỹ phải bồi thường và cung cấp bảo hiểm y tế cho các cựu quân nhân Hoa kỳ đă từng tham chiến tại Việt Nam. Về phía Việt Nam, sự việc cũng đă âm ỉ từ sau chiến tranh cho đến cuối thập niên 80.

Từ khi Hội Nạn Nhân Chất Da cam/Dioxin Việt Nam kiện 37 công ty hóa chất Hoa Kỳ vào ngày 10/1/04, hiện tượng trăm hoa đua nở về vấn đề dioxin-chất da cam lại nở rộ khắp nơi. Báo chí trên thế giới, các hảng thông tấn...lấn lượt chuyển những tin nóng sốt từ Việt Nam nhất là những khám phá mới nhất ở các địa phương về nguy cơ bị nhiễm độc dioxin. Đâu đâu cũng nghe nói đến dioxin trong khoảng thời gian gần đây. Riêng tại Việt Nam, hầu hết các báo chí đều đăng tải những suy diễn cùng b́nh luận dựa theo dữ kiện được cung cấp qua những chuyện kễ đường đời để khơi động đồng loạt nỗi đau dioxin ở Việt Nam.

 

Hỏi 1: Xin TS MTT cho biết khái lược về nguyên nhân và lịch sử của báo cáo Hatfield nầy.

Đáp 1: Thưa anh, thật ra đây là một phối hợp hành động của công ty Hatfield Consultants Ltd (West Vancouver, Canada) và Ủy ban 10-80 của Việt Nam (thành lập vào tháng 10/1980 tại Hà Nội). Công ty Hatfield được cơ quan Canadian International Development Agency tài trợ. Báo cáo thứ nhất đúc kết các cuộc điều tra sơ khởi và thu thập dữ kiện từ năm 1994 - 1998. Báo cáo thứ hai công bố vào tháng 4/2000 dưới tiêu đề Development of Impact Mitigation Strategies Related to the Use of Agent Orange Herbicide in the A Luoi Valley, Viet Nam. Chúng tôi xin tạm dịch Chiến lược giải tỏa những vấn nạn trong phát triển liên quan đến việc xử dụng chất Da cam ở thung lũng A Lưới.

Mục tiêu của buổi nói chuyện hôm nay là cố gắng làm sáng tỏ hay phơi biện những nghi vấn cùng các luận cứ không đủ sức thuyết phục, hoặc thiếu cơ sở khoa học, hoặc vô t́nh hay cố ư đánh lạc hướng dư luận...của các kết luận và đề nghị của Cty Hatfield và Ủy ban 10-80.

 

Hỏi 2: TS có thể cho biết tại sao công ty Hatfield chọn A Lưới là địa điểm nghiên cứu?

Đáp 2: Cty Hatfield đă chọn thung lũng A Lưới, cách Huế 65 Km về hướng đông để làm địa điểm nghiên cứu. A Lưới đă từng nổi tiếng một thời dưới danh hiệu Ngọn đồi 937 (Hill 937) hay Hamburger Hill. Căn cứ nầy đă bị quân đội Hoa kỳ bỏ hoang từ tháng 5/1969. A So hay A Shau hay Đồng Sơn (tên đặt sau 1975) là một căn cứ không quân nhỏ của quân đội Hoa kỳ nằm phía nam của thung lũng,; căn cứ đă bị bỏ hoang từ 8/12/1965. Tại hai nơi nầy, chất khai quang màu da cam đă được phung xịt nhiều nhất trong suốt thời gian từ 1965 đến 1970. Có tất cả 224 phi vụ trên tổng số 606 phi vụ của vùng Thừa Thiên được răi xuống A Lưới trong khoảng thời gian nầy.

 

Hỏi 3: Cuộc nghiên cứu đă tiến hành như thế nào, thưa TS?

Đáp 3: Các mẫu đất, máu, sữa mẹ, và thực động vật lấy từ thung lũng được phân tích để t́m chỉ dấu của dioxin, một hóa chất độc hại có trong thuốc khai quang. Do chi phí phân tích quá cao (khỏang US$ 1.000/mẫu). Có 28 mẫu được phân tích trong năm  1996 cho vùng A Lưới, và 22 mẫu cho A So trong năm 1997.

Sau đây là kết quả các cuộc phân tích trích ra từ báo cáo trên:

Đất: A So:  220 ppt (một phần ức)(3/99)                                             Đáy hồ A So:  6,9 (1998); A Lưới: 1,1 - 0,9 ppt (1997);

Rễ khoai ḿ:  ND (1996), ND (1997).                                                  Cá chép: Mô mở/ A So:  1,9 - 21 ppt (1999);

Gia súc: Gan vịt/A So:  1,4 ppt (1/96);                                                Gan vịt/A Lưới: ND (1996);

Mở vịt/A So: 6,1 ppt (1997);                                                               Gan heo/A So: ND (1996),  ND (1999).

Máu/ A So - Đàn ông: - (lớn hơn 25 tuổi)  41 ppt (1999);                      Đàn bà :  - (lớn hơn 25 tuổi) 16 ppt (1999);

Sữa mẹ/ A So: 1,4 - 16 ppt (1999).

 

Hỏi 4: Từ các kết quả trên, báo cáo Hatfield đă đứa ra kết luận như thế nào thưa TS?

Đáp 4: Các kết luận sau đây được ghi nhận trong báo cáo 1998:

 

·         Dây chuyền thực phẩm có chỉ dấu nhiễm độc dioxin trong đất, đáy hồ, cá, vịt , và người ở gần căn cứ A So.

·         Ở những vùng khác của thung lũng A Lưới lượng dioxin ở dưới mức tác hại căn cứ theo định mức Tây phương.

·         Lượng dioxin tương đối cao được t́m thấy trong máu cư dân sống quanh căn cứ A So. Trẻ em sinh sản sau chiến tranh cũng có lượng dioxin cao trong máu chứng tỏ rằng dioxin đă xâm nhập vào dây chuyền thực phẩm.

·         Số lượng phân tích cho thấy có sự liên hệ trực tiếp giữa chất màu da cam và môi trường có ảnh hưởng lên sức khỏe con người.Tuy nhiên báo cáo cũng đề nghị cần phải có những khảo sát sâu rộng hơn nữa cùng với sự tham gia của các tổ chức đa quốc gia gồm những chuyên viên chuyên môn về dioxin để thẩm định lại những mối liên hệ trên.

 

Nh́n chung các kết luận và đề nghị trong báo cáo sơ khởi nầy tương đối khách quan và trung thực dựa theo các số liệu thu thập được. Qua đến báo cáo 4/2000, và cũng là báo cáo tổng kết, sự việc ḥan ṭan trái ngược hẳn. Các số liệu trong báo cáo trước đă được xử dụng lại cộng thêm một số kết quả phân tích mới trong năm 1997 1998, và 1999.

 

Hỏi 5: TS vừa nói đến báocáo tháng 4/2000 hoàn toàn trái ngược với báo cáo ở những năm trước đó. Như vậy có điều ǵ nghịch lư chăng?

Đáp 5: Thưa có thưa anh. Về Đất. Trước hết, theo kết luận của Hatfield, căn cứ theo kết quả thu thập năm 1996, 1997 th́ vùng đất đă bị ô nhiễm dioxin phải được tuyên bố là vùng ô nhiễm (contaminated site) (trang 2 trong báo cáo) căn cứ theo quy định Tây phương (western juridictions). Theo luật Canada, đất nông nghiệp và đất xây cất nhà ở (residential) th́ tiêu chuẩn dioxin có thể ảnh hưởng lên sức khỏe người dân không được vượt quá 350 ppt. Trong lúc đó, US EPA đă thẩm định và tái thẩm định liên tục tác hại của dioxin để định mức tiêu chuẩn chấp nhận được hơn 10 năm nay mà vẫn chưa có kết luận chắc chắn , và định mức chấp nhận sự hiện diện của dioxins trong đất hiện tại là 1.000 ppb (phần tỷ - 10 -9 ).

 

Về máu người. Kết quả phân tích và suy diễn hàm lượng dioxin trong máu của cư dân sống tại A So đă được tŕnh bày trên đây cho thấy có hiện tượng không b́nh thường. Để có khái niệm về hàm lượng dioxin trong máu người dân sống ở các nước Tây phương, các số liệu sau cho thấy lượng dioxin trung b́nh trong máu người dân sống chung quanh các cơ sở hay nhà máy sản xuất có nguy cơ phóng thích ra dioxin trong quy tŕnh sản xuất:

 

·         Hoa kỳ (Dân chúng sống chung quanh nhà máy giấy):  8,6 ppt dioxin;

·         Nga sô (Nhân viên văn pḥng ở nhà máy hóa chất nông nghiệp): 23,5 ppt;

·         Đức (nhà máy sản xuất 2,4,5-T): 331,8 ppt  và 125,6 ppt ở hai thành phố sản xuất khác nhau;

·         Nga sô (Nhà máy sản xuất 2,4,5-T) 168 ppt (đàn ông), 202 ppt (đàn bà).

 

Tiến sĩ Bruce Ames, nhà độc tố học nổi tiếng trên thế giới nhận định và so sánh rằng, lượng dioxin mà con người hấp thụ trong thực phẩm hàng ngày khoảng 1pg/Kg/ngày sẽ làm tăng sác xuất ung thư thấp hơn việc uống một lon bia/ngày trong 125 năm, và khả năng sinh con dị h́nh dị dạng thấp hơn việc uống bia trong 3000 năm!

Ở những nơi có hàm lượng dioxin cao trong máu như một vài vùng ở Đức, Nga sô, măi cho đến nay, vẫn chưa thấy có báo cáo chính thức nào về các hiện tượng dị h́nh dị dạng cũng như các chứng ung thư xảy ra cho cư dân sống chunh quanh vùng bị ô nhiễm.

 

Hỏi 6: C̣n về sữa mẹ th́ sao?

Đáp 6: Về sữa mẹ. Báo cáo cung cấp lượng dioxin t́m thấy trong sữa mẹ ở vùng A So trong năm 1999 thay đổi từ 1,9 đến 19 ppt cho 16 mẫu thử nghiệm (trung b́nh là 14.6 ppt). Trong lúc đó, ở các quốc gia Tây phương lượng dioxin trung b́nh trong sữa mẹ được ghi nhận như sau: Kazakhstan (vùng nông thôn ở Nga sô, 8 mẫu) 46,5 ppt (số liệu của Hatfield) ; Los Angeles (21 mẫu) 3,1 ppt; Birmingham (Anh quốc, 1 mẫu) 6,5 ppt; Thuỵ điển (10 mẫu) 3,3 ppt; Ḥa lan (nông thôn, 1 mẫu) 5,2 ppt; và Bỉ (vùng kỹ nghệ, 1 mẫu) 10,2 ppt. Theo báo cáo nghiên cứu của Kim Hooper et al. (Environmental Health Perspectives Volume 107, Number 6, June/1999) th́ mức độ ô nhiễm ở vùng nông nghiệp phía Nam tỉnh Kazakhstan (Nga Sô) rất cao. Lượng dioxin trong sữa mẹ đă lên đến 208pg/g (hay ppt) (phần ức) qua 64 mẫu thử nghiệm, vùng nầy là một vùng trồng bông vải và đă xử dụng thuốc diệt cỏ dại có chứa TCDD. Người viết đă trực tiếp hỏi Tiến   Hooper về t́nh trạng sức khỏe ở vùng nầy nhưng được cho biết là không có báo cáo về vấn đề nầy.

Tóm lại, các số liệu và dữ kiện trên đây là những bằng cớ xác định sự hiện diện của dioxin trong máu và sữa mẹ của cư dân sống ở vùng A So, nơi bị phung xịt rất nhiều chất da cam, và những nơi trên thế giới đă xảy ra tai nạn hay nhiễm độc dioxins. Kết quả so sánh cho thấy nồng độ trong máu giữa các nơi kễ trên cũng không sai biệt bao nhiêu, và tại những nơi nầy cũng chưa thấy có chỉ dấu bất thường nào cả.

 

Hỏi 7: Như vậy toàn vùng A Sho, A Lưới hoàn toàn bị tiêu hủy và đất không c̣n có thể canh tác được theo báo cáo của Hatfield, phải không?

Đáp 7: Vẫn theo báo cáo trên th́ đúng như vậu thưa anh. Tuy nhiên dựa theo tin tức đăng tải trên báo Sài G̣n Giải Phóng ngày 15/9/2004 th́ t́nh h́nh khác hẳn.

 

Hỏi 8: Khác như thế nào thưa TS?

Đáp 8: Cái khác biệt ở đây là từ một vùng đă được công bố là bị nhiễm nặng chất độc da cam mà nay, Đoàn kinh tế-quốc pḥng 92 đă khai thac tối đa tiềm năng đất đai ở đây để đẩy mạnh kinh tế trong vùng. Đặc biệt là câytrồng như bầu, bí, rau quả...đều cho cây trái tốt tươi và đàn bó phát triển mạnh ngay trênđồng cỏ nguyên là sân bay A Sho cũ. Chỉ nội điều nầy thôi cũng đă nói lên tính mâu thuẩn trong kết luận năm 200 của công ty Hatfield mà Hội NNCDCViệt Nam đă dựa vào báo cáo nầy để kiện 37 công ty hóa chất Hoa Kỳ.

 

Hỏi 9:  TS đă nêu ra những nghịch lư trong báo cáo trên,như vậy tại sao Hội NNCDCViệt Nam lại xử dụng báo cáo nầy để làm tăng trọng lượng cho vụ kiện?

Đáp 9: Ngay trong phần mở đầu của phần kết luận trong báo cáo 4/2000, Cty Hatfield đă khẳng định như sau : Cho đến ngày nay, với mức độ của dioxin hiện diện trong môi trường và trong máu cư dân sống quanh thung lũng A Lưới và nếu trường hợp trên xảy ra ở những nơi như Hoa kỳ, Canada, hay Âu châu, th́ một kế hoạch bảo vệ sức khoẻ người dân sẽ được khai triển tức khắc để hạn chế hay giải quyết vấn đề. Theo sự  ghi nhận của người viết, tại Hoa kỳ, vấn đề giải quyết và xử lư ô nhiễm dioxin chỉ xảy ra trong một trường hợp duy nhất ở thị trấn Times Beach (Missouri), và quyết định của chính quyền sở tại là phải di chuyển 1.400 cư dân trong thành phố nầy và tiêu hủy một số lượng lớn xà bần đă bị ô nhiễm. Cũng tại Hoa kỳ, có rất nhiều nhà máy sản xuất giấy tập trung ở tiểu bang Wisconsin, là nơi sản xuất giấy và các sản phẩm về giấy lớn nhất thế giới; các cơ sở nầy thải hồi vô số chất phế thải rắn và lỏng trong quy tŕnh sản xuất có chứa dioxin....nhưng cho đếùn nay vẫn chưa có báo cáo về ảnh hưởng của hóa chất trên lên cư dân hay công nhân làm việc trong vùng.

 

Trong phần kết luận về đất, Cty Hatfield lại khẳng định thêm: Phần lớn đất ô nhiễm đă liên đới một cách rơ ràng (clearly) với 2,3,7,8-T4CDD chất da cam chứ không phải phát xuất từ các nguồn kỹ nghệ nào khác của dioxin. Nói như thế, tức là khẳng định một cách vô căn cứ, ḥan ṭan không dựa theo một căn bản khoa học nào cả. Trong lúc đó các thuốc diệt cỏ dại, thuốc trừ sâu rầy đan cử ở phần trên đă được xử dụng hàng loạt trong canh tác kễ từ sau chiến tranh mà nồng độ t́m thấy cao hơn nhiều so với nồng độ dioxin hiện diện, và các thuốc nầy cũng là những hóa chất nầy được xem như   hợp chất tương đương dioxin . Hậu quả và mức tác hại của những chất trên đă được chứng minh và xác định một cách rơ ràng ảnh hưởng lên sức khỏe con người như: ung thư, dị h́nh dị dạng nơi trẻ sơ sinh...giống như đă được gán cho dioxin.

Thêm nữa, hàm lượng dioxin được t́m thấy ở thung lũng A Lưới như Hatfield đă công bố vẫn c̣n thấp so với nhiều nơi trên thế giới, và tại những nơi nầy vẫn chưa hề có những báo cáo để đánh động dư luận và lương tâm thế giới như ở A Lưới. Theo ước tính của Arthur Westing (Nature, London, 298, 114, 8-7-1982) trong báo cáo nơi Đại hội Quốc tế về Thuốc Khai Quang và Diệt cỏ  tại Sàigon tháng 1/1983, trong số 57 triệu Kg chất da cam xịt xuống miền Nam Việt Nam trên một diện tích độ 38.000 Km2, tổng cộng có khoảng độ 170 Kg Dioxin . Và cũng theo báo cáo trên, sự bán hủy (half life) của dioxin là mười năm, thử hỏi, sau hơn 30 năm, những vết tích của dioxin có c̣n bao nhiêu nữa không?

Về máu, Cty Hatfield lại khẳng định: Các thử nghiệm năm 1999 xác nhận mức độ cao của dioxin-chất da cam (AO dioxin) trong máu cư dân A So so với kết quả năm 1997. Kết luận nầy lại mâu thuẩn với những số liệu đo đạc và lời b́nh (comments) của tác giả. Đối với đàn ông, nồng độ trong máu tăng từ 31 ppt (1997) lên 41 ppt (1999), và đàn bà giảm từ 25 ppt (1997) xuống c̣n 16 ppt (1999). Các số liệu trên  đă nói lên tính cách suy luận có định kiến sẳn của báo cáo rồi. Và với kết quả trên, làm sao giải thích được dioxin đă xâm nhập vào dây chuyền thực phẩm  qua gia súc và tôm cá... Hơn nữa, ở một phần khác báo cáo giải thích rằng, đàn ông ở A Lưới v́ thường xuyên đi làm việc ở xa thung lũng, rất ít xử dụng lương thực có được ở A Lưới...cho nên ít bị ảnh hưởng của dioxin qua thức ăn hơn. Nếu nhận định như thế th́ làm sao giải thích được lượng dioxin trong máu cao nơi đàn ông?  Và nếu kết quả đo đạc là một xác tín, có phải chăng các nam nhân nầy đă bị nhiễm do các hoá chất diệt cỏ dại, thuốc diệt trùng trong khi lao động ngoài đồng?

Ở phần kết luận về thuốc diệt cỏ dại, báo cáo ghi nhận: Việc xử dụng các thuốc diệt cỏ dại thực hiện ở mức độ thấp ở thung lũng, do đó hàm lượng các chất trên c̣n ở mức độ thấp trong ḷng đất và sữa mẹ. Và trong một bảng ghi kết quả, tổng lượng DDT, DDE, và DDD trong sữa mẹ được ghi nhận là 10.611 ppt trong năm 1999 !?

 

Tại sao Cty Hatfield và Ủy ban 10-80 lại chọn thung lũng A Lưới, một nơi hoang dă và rất khó khăn đi lại làm điểm thí nghiệm? Có thể có nhiều lư do trong đó:

 

·         A Lưới đă nổi danh dưới tên Hamburger Hill là nơi quân đội Hoa kỳ với căn cứ không quân A So và có kho chứa chất màu da cam;

·         Hoặc dựa theo báo cáo của Hội Cựu quân nhân Hoa kỳ trong việc đ̣i bồi thường về những hậu quả mà họ và con cháu mắc phải;

·         Hoặc đây là một điểm nóng có thể đạt được dương tính ngay trong khi phân tích mẩu;

Tại sao phải đợi măi đến tháng 11/1996 mới bắt đầu lấy mẩu trong khi Ủy ban 10-80 đă được thành lập từ tháng 10/1980?

·         Có lẽ theo ước tính của Ủy ban, thời điểm thuận lợi cho việc la làng không thích hợp với thời gian trước đây, và năm 1996 là thời gian thuận lợi nhất ngay sau khi có được bang giao chính thức với Hoa kỳ;

·         Hoặc v́ chưa kết hợp với một đối tác đồng thuận như Cty Hatfield trước đo cũng như chưa nhận được nguồn tài trợ trong thời gian đầu.

 

Cuối cùng, sự mâu thuẫn trong số liệu về các mẫu thử nghiệm làm cho báo cáo Hatfield có thêm nhiều nghi vấn! Trong phần đầu của báo cáo có ghi tổng số mẫu đă được phân tích là 50 mẫu v́ chi phí phân tích quá cao. Nhưng trong Figure 2.12 th́ tổng số mẫu tính riêng cho việc phân tích máu mà thôi (không kễ việc phân tích đất, cây cối và súc vật) đă lên đến 790 mẫu! Điều nầy cho thấy tính tiền hậu bất nhất và thiếu tính trong sáng trong nghiên cứu khoa học.

Như đă tŕnh bày ở phần trên, chiến dịch hâm nóng lại vấn đề chất da cam dioxin đă nở rộ từ hơn sáu tháng trở lại đây trên truyền thông, qua báo chí khắp nơi trên thế giới, đặc biệt là ở Việt Nam. Hầu hết các các dữ kiện trong bài viết nầy đều căn cứ theo văn bản của báo cáo 4/2000 của Cty Hatfield và Ủy ban 10-80.

Những lời b́nh luận ở phần trên dựa trên căn bản của các số liệu công bố trong báo cáo, và được xem như là những dữ kiện thật và đúng, mặc dù dựa theo kinh nghiệm chuyên môn, vấn đề đo đạc dioxin vẫn c̣n là một vấn đề cần phải thẩm định lại nhiều nơn nữa.

Từ các phân tích ở phần trên, Cty Hatfield và Ủy ban 10-80 đă vô t́nh hay cố ư tạo ra những báo cáo không trung thực, và đôi khi các kết qủa và kết luận lại mâu thuẫn với những khám phá đo đạc của chính công ty ấy. Cty Hatfield đă thẩm định và suy diễn một cách có dụng ư từ những con số phân tích để đưa ra những kết luận có thể làm sai lệch sự thật.

Làm như thế, Hatfield đă đánh lạc hướng dư luận quần chúng trên thế giới, nhất là quần chúng Việt Nam có thể hiểu một cách sai lạc về vấn đề chất da cam - dioxin do quân đội Hoa kỳ phun xịt xuống Miền Nam Việt Nam từ vĩ tuyến 17 trở vào trong giai đoạn chiến tranh vừa qua.

Làm như thế, Cty Hatfield có dụng tâm ǵ khác hơn là hy vọng có được một hợp đồng béo bở cho việc xử lư vùng bị ô nhiễm?

Làm như thế, Việt Nam hy vọng được ǵ ng̣ai việc đánh động lương tâm thế giới, mong t́m được số tiền bồi thường khổng lồ từ phía chính phủ Hoa kỳ, mong được thêm tài trợ từ các cơ quan từ thiện trên thế giới, hay thầm kín hơn nữa, mong giải thích cho đồng bào cùng khổ ở Việt Nam biết được rằng v́ hậu quả chiến tranh triền miên mà không thể phát triển đất nước như mong muốn để cho dân giàu nước mạnh được?!

Nên nhớ, hiện tại các công ty hóa chất Hoa kỳ chấp nhận tài trợ chi phí y tế cho cựu quân nhân Hoa kỳ và con cháu, không phải v́ công nhận hậu quả của dioxin, nhưng là một hành động thuần túy nhân đạo và chính trị để trấn an dư luận của Hội Cựu Chiến binh  Hoa kỳ.

Vấn đề dioxin hiện diện trong chất màu da cam là một thực tế không cần phải bàn cải thêm nữa. Nhưng vấn đề ở đây là làm thế nào xác định được một cách chính xác và có căn bản về mức độ nhiễm độc của dioxin lên con người. Hậu quả của dioxin phải được chứng minh bằng khoa học và thử nghiệm đứng đắn.

Để kết luận, chúng tôi xin trích dẫn một câu hỏi của Ông chánh án ở Brooklyn, Jack Weinsteintrong một buổi phúc thẩm tại ṭa vào ngày 18/3/2004 để trả lời cho ông Kokkoris, luật sự đại diện Hội NNCDCViệt Nam là : Nếu bên Nguyên đơn (Việt Nam)

xâm nhập bất hợp pháp vào vùng đất đă bị phun xịt, tức là miền Nam Việt Nam, th́ điều đó ảnh hưởng như thế nào đối với việc chủa trị (nạn nhân) không?

 

Kính chào thính giả của Đài ACTD