Vấn đề sạt lở đất đá ở Việt Nam

(Landslide and rockfall problems in Vietnam)

RFA - Tạp Chí Khoa Học và Môi Trường

 

Tạp chí Khoa học và Môi trường kính chào quư thính giả.  Đến với quư thính giả mỗi tối thứ tư, tạp chí tŕnh bày cùng quư vị những vấn đề khoa học và môi trường qua cuộc trao đổi giữa Biên tập viên Nguyễn An của Ban Việt ngữ và Tiến sĩ (TS) Mai Thanh Truyết thuộc Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, một tổ chức phi chính phủ bất vụ lợi (NGO) có trụ sở tại California, Hoa Kỳ.

 

Trong những năm gần đây, hiện tượng sạt lở đất đá ở Việt Nam diễn ra càng ngày càng phổ biến với quy mô càng ngày càng gia tăng.  Hiện tượng nầy tái diễn thường xuyên, nhất là trong mùa mưa băo, trải dài từ miền núi cực Bắc, qua dăy Trường Sơn và duyên hải miền Trung, cho đến tận vùng Đồng bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL).  Hiện tượng nầy đă gây thiệt hại nặng nề như làm mất đi hàng ngàn hectare đất đai, phá hủy nhiều nhà cửa, làng mạc dọc theo một số sông lớn và bờ biển, và tác hại nghiêm trọng đến tính khả dụng và an toàn của những trục lộ giao thông, nhất là những trục lộ giao thông miền núi. Để t́m hiểu thêm về hiện tượng sạt lở đất đá ở Việt Nam, chúng tôi có trao đổi với Kỹ sư (KS) Nguyễn Minh Quang, một chuyên viên thuộc Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam.

 

Hỏi 1: Trước hết, xin KS cho biết tại sao việc sạt lở đất đá ở Việt Nam diễn ra càng ngày càng phổ biến với quy mô càng ngày càng gia tăng trong những năm gần đây.

 

Đáp: Dạ thưa, sạt lở đất đá là một hiện tượng địa chất tự nhiên do sức hút của trái đất tác động lên khối vật liệu nằm trên mặt đất nhưng đang ở trong một trạng thái hoặc vị trí mất cân bằng.  Sự mất cân bằng nầy xảy ra một cách tự nhiên do hiện tượng xói ṃn, do độ nghiêng của các tầng địa chất, do tác động của nước, hoặc do một sự kết hợp của các yếu tố vừa nêu. Tác động của con người khiến cho sự mất cân bằng nầy xảy ra nhanh chóng, và đó chính là nguyên nhân khiến cho việc sạt lở đất đá ở Việt Nam diễn ra càng ngày càng phổ biến với quy mô càng ngày càng gia tăng trong những năm gần đây.

 

Hỏi 2: Xin KS giải thích thêm cho quư thính giả rơ về sự mất cân bằng tự nhiên và tác động của con người không ạ?

 

Đáp: Như chúng ta đều biết, thời tiết như mưa gió có thể làm xói ṃn phần dưới của một sườn núi hoặc sườn đồi khiến cho phần trên bị sụt xuống, tương tự như việc xẻ sườn núi để làm đường hoặc cắt chân đồi để xây nhà.  Các tầng địa chất nằm nghiêng tự nó có thể trợt lên nhau do tác động của trọng lực, nhưng sự mất cân bằng sẽ gia tăng nhanh chóng nếu phần dưới thấp bị cắt đi để làm đường giao thông hoặc phải chịu thêm sức nặng của các công tŕnh hoặc vật liệu được xây cất hoặc tàng trữ ở bên trên.  Nước ngấm vào đất làm gia tăng trọng lượng riêng của nó và làm cho đất sét bị ră ra.  Nước cũng có tác dụng như chất làm trơn khiến cho các tầng địa chất nằm nghiêng dễ trợt hơn.  Mưa quá nhiều có thể làm cho sườn núi và sườn đồi ướt sũng và mất cân bằng; nhưng việc tưới nước trong trồng trọt, việc phá rừng, và các hồ chứa nước nhân tạo cũng có những tác động tương tự.

 

Hỏi 3: Như vậy th́ tác động nào là nguyên nhân chính yếu đă gây ra vấn đề sạt lở đất đá ở Việt Nam?

 

Đáp: Dựa theo dữ kiện mà tôi có được th́ vấn đề sạt lở đất đá xảy ra ở Việt Nam hiện nay có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau, tùy theo vị trí địa dư, địa h́nh, và t́nh trạng địa chất ở nơi đất đá bị sạt lở.  Theo kết quả nghiên cứu mới nhất của Tiến sĩ Trần Trọng Huệ thuộc Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam, th́ việc phá rừng là nguyên nhân chính của hiện tượng sạt lở đất đá ở khu vực miền núi phía Bắc bao gồm các tỉnh như Lai Châu, Điện Biên, Hà Giang, và Lạng Sơn.  Ở những tỉnh nầy, đất đá sạt lở ngày càng nhiều nhất là trong những vùng có độ che phủ thực vật thấp hơn 20%.  Việc xây dựng và điều hành các đập thủy điện cũng là một yếu tố quan trọng, mà điển h́nh là đập thủy điện Ḥa B́nh ở tỉnh Phú Thọ.

 

Hỏi 4: Qua tin tức báo chí từ trong nước, cứ sau mỗi trận mưa là đường Hồ Chí Minh và các tuyến Quốc lộ 14E và 14D chạy qua dăy Trường Sơn bị sạt lở nghiêm trọng. Tại sao các tuyến đường nầy lại bị sạt lở nghiêm trong như vậy?

 

Đáp: Theo Ông Phạm Hồng Sơn, Tổng giám đốc Ban Quản lư Dự án đường Hồ Chí Minh, nguyên nhân khiến cho hệ thống đường Hồ Chí Minh bị sạt lở là do đường đi phần lớn trên núi cao, qua vùng đạn bom một thuở, có nền địa chất yếu, và có nhiều quảng đứt găy trong chấn động địa chất.  Những nguyên nhân nầy có thể tránh được nếu dự án được nghiên cứu một cách kỹ lưỡng trước khi thực hiện.  Nếu không thể tránh những tuyến đường có điều kiện địa h́nh và địa chất không thích hợp v́ phải đi theo “đường ṃn Hồ Chí Minh,” th́ đường phải được thiết kế và xây dựng cho phù hợp với điều kiện địa h́nh và địa chất.  Nói tóm lại, theo nhận xét của tôi, th́ đường Hồ Chí Minh bị sạt lở v́ không được nghiên cứu, thiết kế, và xây cất một cách kỹ lưỡng và thích hợp.

 

Hỏi 5: Ngoài khu vực miền núi ở 14 tỉnh phía Bắc và đường Hồ Chí Minh, nhiều bờ biển dọc duyên hải miền Trung cũng đang đối phó với t́nh trạng sạt lở rất nghiêm trọng.  KS có thể cho biết nguyên nhân của những vụ sạt lở nầy không ạ?

 

Đáp: Thưa đúng như vậy.  Trong thời gian gần đây, có rất nhiều vụ sạt lở bờ biển xảy ra dọc duyên hải miền Trung Việt Nam mà nghiêm trọng nhất có lẽ là xă Quảng Phúc, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng B́nh.  Chỉ trong ṿng một năm trở lại đây, hàng ngàn mét bờ biển bị sạt sâu vào đất liền đến 500 mét.  Các cơ quan chức năng chưa t́m ra nguyên nhân, nhưng người dân xă Quảng Phúc th́ quả quyết rằng dự án nạo vét cửa sông Gianh là nguyên nhân, v́ hiện tượng nầy chưa từng xảy ra trước đây cho dù có những trận mưa băo rất lớn.  Theo tôi, người dân xă Quảng Phúc đă xác định đúng nguyên nhân làm sạt lở bờ biển của họ.  Một điểm sạt lở bờ biển nghiêm trọng khác là làng chài lưới Định Tân ở cửa biển Sa Kỳ, tỉnh Quảng Ngăi.  Tương tự như hiện tượng sạt lở ở xă Quảng Phúc, hiện tượng sạt lở bờ biển ở Sa Kỳ chắc chắn có liên hệ đến việc xây cất cảng dầu khí ở Dung Quất.  Chính các công tŕnh nầy đă làm mất sự cân bằng tự nhiên giữa biển và bờ biển.

 

Hỏi 6: Trong mùa lũ vừa qua ở ĐBSCL, t́nh trạng sạt lở ven sông Tiền, sông Hậu diễn ra nghiêm trọng, nhất là ở các tỉnh An Giang và Đồng Tháp.  KS có thể cho biết tại sao có t́nh trạng sạt lở ở ĐBSCL nầy không?

 

Đáp: T́nh trạng sạt lở ven sông Tiền và sông Hậu diễn ra càng ngày càng nghiêm trọng v́ sự cân bằng giữa thủy lực của ḍng chảy với sức chịu của bờ sông càng ngày càng giảm.  Nói cách khác, sức mạnh của ḍng chảy vượt quá sức chịu của bờ sông, mà sức mạnh của ḍng chảy th́ lũy thừa bậc hai so với vận tốc.  Trong những mùa lũ lụt gần đây, mặc dù lưu lượng trong sông Tiền và sông Hậu không tăng, nhưng vận tốc ḍng chảy có thể gia tăng rất nhiều v́ diện tích ḍng chảy bị thu hẹp, do hậu quả của việc phá rừng ở thượng nguồn và việc xây dựng và điều hành hệ thống thủy lợi và giao thông ở ĐBSCL.

 

Hỏi 7: Xin KS cho biết thêm v́ sao việc phá rừng ở thượng nguồn và việc xây dựng và điều hành hệ thống thủy lợi và giao thông ở ĐBSCL làm cho diện tích ḍng chảy của sông Tiền và sông Hậu bị thu hẹp.

 

Đáp: Dạ thưa anh, việc phá rừng ở thượng nguồn, nhất là ở Lào, làm gia tăng sự xói ṃn mặt đất, do đó, lượng phù sa của sông Cửu Long gia tăng.  Lượng phù sa nầy lắng xuống đáy sông v́ khi vận tốc ḍng chảy giảm xuống tự nhiên khi vào ĐBSCL.  Phù sa cũng lắng xuống đáy sông khi lưu lượng của sông giảm đi v́ nước trong sông Tiền và sông Hậu được đưa vào các kinh thủy lợi.  Do đó, sông càng ngày càng cạn.  Ngoài việc lắng đọng phù sa làm giảm chiều sâu của ḍng chảy, hệ thống đường giao thông hoặc đê bao được xây dựng dọc theo bờ sông cũng thu hẹp chiều rộng của ḍng chảy.  Kết quả là diện tích ḍng chảy của sông Tiền và sông Hậu bị giảm cả chiều rộng lẫn chiều sâu.

 

Hỏi 8: C̣n vấn đề sạt lở sông Sài G̣n trong phạm vi thành phố Hồ Chí Minh th́ sao, thưa KS?

 

Đáp: Theo các cơ quan chức năng của thành phố th́ có rất nhiều vị trí sạt lở ở khu vực Thanh Đa, huyện B́nh Thạnh và cầu Phú Xuân, huyện Nhà Bè với tổng số chiều dài sạt lở lên đến hàng chục cây số. Các cơ quan nầy cho rằng bờ sông Sài G̣n bị sạt lở là do người dân cố t́nh xây dựng lấn chiếm ven bờ sông và việc khai thác cát ở đáy sông hoặc lấy đất dọc bờ sông một cách trái phép.  Nhưng ngoài những nguyên nhân vừa nêu, c̣n có nhiều nguyên nhân khác khiến cho ḷng sông bị thu hẹp tương tự như trường hợp của sông Tiền và sông Hậu, việc điều hành các hồ Trị An và Dầu Tiếng, và cũng có thể do việc điều hành lưu lượng tàu biển ra vào cảng Sài G̣n nữa.

 

Hỏi 9: Trong thời gian vừa qua, nhiều giải pháp xây dựng đă được các nhà khoa học trong và ngoài nước đưa ra để đối phó với vấn đề sạt lở tại Việt Nam, thí dụ như hội thảo quốc tế về “Vật liệu, công nghệ và các giải pháp chống sạt lở” tại thành phố Hồ Chí Minh trong tháng 12/2004 hoặc “Nghiên cứu các tai biến địa chất dọc đường Hồ Chí Minh (Khu vực Tây Nguyên) và kiến nghị các giải pháp ngăn ngừa pḥng chống” của khoa Địa chất và dầu khí, trường Đại học Bách khoa TP Hồ Chí Minh.  KS có nhận xét ǵ về những giải pháp nầy?

 

Đáp: Theo dữ kiện mà tôi có được th́ những giải pháp, kỹ thuật, và vật liệu được đưa ra cũng chỉ có khả năng giải quyết vấn đề sạt lở một cách cục bộ có tính cách thời thế mà thôi.  Vấn đề sạt lở đất đá ở Việt Nam chỉ có thể giải quyết một cách rốt ráo khi nào việc phát triển, nói chung, và việc thực hiện các dự án ở Việt Nam, nói riêng, được quy hoạch, nghiên cứu, thiết kế, xây dựng, và điều hành một cách cẩn trọng và đúng theo quy tŕnh kỹ thuật tân tiến.

 

Trân trọng kính chào Quư thính giả của Đài.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

SatLoDatDaiF2.doc