Tình trạng nước đục ở Thành phố Hồ Chí Minh - Phần 1

(Tinted drinking water in Ho Chi Minh City – Part 1)

 

Từ đầu năm 2005, nước uống trong hệ thống cấp nước sinh hoạt ở một số địa bàn thuộc các quận 6, 8, 10, 11, Gò Vấp, Tân Bình, và Tân Phú của thành phố Hồ Chí Minh (TPHCM) đã bị nhiễm bẩn hoặc vàng đục đến độ không thể sử dụng được.  Tổng Công ty Cấp nước Sài Gòn (SAWACO) và Trung tâm Ứng dụng kỹ thuật hạt nhân trong công nghiệp (TTƯDKTHNTCN) thuộc Viện Nghiên cứu hạt nhân Ðà Lạt (VNCHNÐL) đã tiến hành nghiên cứu, nhưng cho đến nay, vẫn chưa tìm ra nguyên nhân thỏa đáng.  Mới đây, Sở Khoa học-Công nghệ (SKHCN) TPHCM đã mời Liên hiệp các hội khoa học-kỹ thuật TPHCM, Viện Kỹ thuật nhiệt đới và bảo vệ môi trường, Hội Nước và môi trường TPHCM, Viện Tài nguyên và môi trường (Đại học Quốc gia TPHCM) và các trung tâm nghiên cứu khác để cùng TTƯDKTHNTCN tìm nguyên nhân trong những ngày sắp đến.  Ðể tìm hiểu thêm về tình trạng nước bẩn và đục ở TPHCM, Phóng viên Ðỗ Hiếu đã trao đổi với Kỹ sư (KS) Nguyễn Minh Quang.  Ông Quang là một kỹ sư công chánh chuyên nghiệp (professional engineer) của tiểu bang California và cũng là một chuyên viên thuộc Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam.  Trước năm 1975, KS Quang là một chuyên viên phục vụ tại Ủy ban Quốc gia Thủy lợi trực thuộc Bộ Công Chánh và Giao thông ở Sài Gòn.  Ông Quang hiện là Kỹ sư Giám sát trưởng (Senior Supervising Engineer) của Stetson Engineers Inc., một công ty cố vấn chuyên về thủy lợi được thành lập từ năm 1957 ở tiểu bang California.

 

Hỏi: Theo chỗ chúng tôi được biết, sau hơn 4 tháng làm việc qua việc phân tích hơn 2.000 chỉ tiêu lý, hóa, sinh từ 105 mẩu nước thu thập ở nhiều điểm khác nhau trong vùng bị ảnh hưởng, TTƯDKTHNTCN đã tổ chức hội thảo để công bố kết quả nghiên cứu tại SKHCN TPHCM ngày 17 tháng 5 vừa qua.  KS có nhận xét gì về kết quả nghiên cứu nầy.

 

Ðáp:  KS Nguyễn Hữu Quang, chủ nhiệm đề tài nghiên cứu, cho biết nước bị bẩn vì 5 nguyên nhân: (1) vật liệu xây dựng còn sót lại trong ống vì chưa được súc sạch, (2) áp lực nước tăng mạnh làm tróc rỉ sét bám lâu ngày vào thành ống, (3) nguồn nước từ Nhà máy nước Tân Hiệp bị đục nhưng chưa được xử lý triệt để, (4) khả năng nước bẩn xâm nhập từ bên ngoài đường ống, và (5), và cũng là nguyên nhân chính, do nguồn nước mặn ăn mòn đường ống.  Tôi đồng ý với các nhà khoa học có mặt trong buổi hội thảo rằng kết quả nghiên cứu của TTƯDKTHNTCN không có tính thuyết phục.  Theo sự hiểu biết và kinh nghiệm của tôi cộng với dữ kiện mà tôi có được, thì sự hiện diện của hai chất sắt và măn-gan (manganese) ở nồng độ cao trong nguồn nước có lẽ là nguyên nhân chính làm cho nước bị bẩn hoặc đục, chứ không phải vì nguồn nước mặn ăn mòn đường ống.  Sau hết, tôi nghĩ rằng TTƯDKTHNTCN không phải là cơ quan thích hợp nhất để tìm nguyên nhân cho các vấn đề liên quan đến việc vận hành của một hệ thống cấp thủy nếu “kỹ thuật hạt nhân” không được sử dụng trong việc nghiên cứu.

 

Hỏi: Như vậy, TTƯDKTHNTCN có dùng “kỹ thuật hạt nhân” trong nghiên cứu của họ không, thưa KS?

 

Ðáp: Dạ thưa, theo tin tức đăng tải trên báo chí trong nước, “phương pháp phân tích kết hợp đánh dấu” đã được dùng để xác định nguyên nhân gây bẩn và đục hệ thống cấp nước của SAWACO.  TTƯDKTHNTCN đã dùng nhiều phương pháp phân tích hiện đại như sắc ký Ion IC, quang phổ hấp thụ nguyên tử AAS, huỳnh quang phản xạ toàn phần TXRF, trắc quang, và chuẩn độ hiện có tại VNCHNÐL để phân tích 105 mẩu nước thu thập trên khắp địa bàn thành phố.  Trung tâm cũng sử dụng kết quả phân tích nguồn nước mặt lấy từ sông Sài Gòn và Ðồng Nai cho nhà máy nước Tân Hiệp và Thủ Ðức, và nguồn nước ngầm của nhà máy nước Hóc Môn.  Nếu đúng như vậy, thì kỹ thuật hạt nhân dường như đã không được sử dụng trong việc nghiên cứu, và tôi nghĩ cũng không cần thiết.  Các phương pháp phân tích mẩu nước cũng thế, chỉ cần một số phương pháp phân tích đơn giản là có thể xác định một số đặc tính vật lý và hóa học quan trọng như pH, nồng độ của sắt và măn-gan, nồng độ hay độ hòa tan của oxy, độ đục, màu, và mùi của nguồn nước và nước trong đường ống.

 

Hỏi: Có nhiều ý kiến hoặc đề nghị của các nhà khoa học được trình bày hoặc thảo luận trong buổi hội thảo.  KS có nhận xét gì về những ý kiến nầy.

 

Ðáp: Có nhiều ý kiến, nhưng đa số chỉ thảo luận từng yếu tố có thể làm cho nước bị bẩn hoặc đục, nhưng tình trạng nước bị bẩn hoặc đục ở một số vùng trong thành phố hiện nay do nhiều yếu tố kết hợp lại với nhau.  Thí dụ như Giáo sư (GS) Chu Phạm Ngọc Sơn cho rằng nghiên cứu của TTƯDKTHNTCN tự mâu thuẫn khi kết luận rằng độ đục tăng theo tỉ lệ thuận với nồng độ của chlorine, vì có nơi đục nhiều mà chlorine lại ít.  Thật ra, độ đục trong nước còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố khác mà quan trọng nhất là nồng độ của sắt và măn-gan.

 

Hỏi: Như KS có cho biết, một trong những nguyên nhân mà TTƯDKTHNTCN đưa ra là nguồn nước từ nhà máy nước Tân Hiệp bị đục nhưng chưa được xử lý triệt để.  Ðây là nhà máy mới hoàn thành vào khoảng tháng 7 năm 2004.  Như vậy, có phải hệ thống xử lý của nhà máy nầy có vấn đề không, thưa KS?

 

Ðáp: Tôi không có dữ kiện chính xác về tình trạng nguồn nước từ nhà máy nước Tân Hiệp, nồng độ của sắt và măn-gan trong nước sông Sài Gòn và dữ kiện về cơ sở hạ tầng và phương pháp lọc nước của nhà máy nầy; nhưng dường như sắt và măn-gan ở trong nước phát ra từ nhà máy có nồng độ rất cao so với nồng độ có khả năng làm nước bị bẩn, đục, và có mùi hôi.  Theo Ông Bùi Thanh Giang, Trưởng phòng kỹ thuật của SAWACO, chất lượng nước phát ra từ các nhà máy nước của tổng công ty đều đúng theo tiêu chuẩn của Sở Y tế, trong đó, nồng độ sắt và măn-gan không được vượt quá 0,5 mg/lít.  Ông cũng cho biết rằng, theo kinh nghiệm của ngành cấp nước, tình trạng nước đục có thể xảy ra nếu nồng độ vượt quá 0,3 mg/lít.  Do đó, tổng công ty đã thống nhất với SKHCN và Sở Y tế TPHCM để điều chỉnh nồng độ của măn-gan xuống còn 0,2 mg/lít và sắt xuống còn 0,3 mg/lít.  Tuy nhiên, nồng độ nầy vẫn còn cao so với nồng độ an toàn là thấp hơn 0,05 mg/lít cho măn-gan và thấp hơn 0,2 mg/lít cho sắt.

 

Hỏi: Nhưng thưa KS, tại sao nồng độ sắt và măn-gan lại có ảnh hưởng trực tiếp đến độ đục và mùi hôi của nước, vì hai chất nầy không có màu và mùi khi hòa tan trong nước.

 

Ðáp: Dạ đúng như vậy, khi nước có nồng độ oxy thấp, chẳng hạn như nước ngầm bơm từ giếng sâu, sắt và măn-gan hòa tan ở trong nước mà không có màu.  Nhưng khi nồng độ oxy trong nước gia tăng, chúng sẽ bị oxy hóa; kết tủa thành hạt rỉ màu trắng, chuyển sang màu vàng rồi màu sét (nâu đỏ); và lắng xuống đáy.  Còn hạt rỉ sắt nào quá nhỏ sẽ tiếp tục trôi lơ lửng trong nước và làm cho nước có màu.  Măn-gan cũng bị oxy hóa tương tự như sắt, nhưng hạt rỉ măn-gan có màu đen.  Còn mùi hôi như nước cống hoặc trứng thối là do hydrogen sulfide, thường hiện diện trong nước có nồng độ sắt và măn-gan rất cao.

 

Hỏi: Nhưng nhà máy nước Tân Hiệp lấy nước mặt từ sông Sài Gòn, thưa KS?

 

Ðáp: Dạ thưa đúng như vậy, thông thường thì nồng độ oxy trong nước mặt cao hơn nước ngầm rất nhiều.  Nhưng nếu nước mặt bị ô nhiễm thì nồng độ oxy có thể xuống rất thấp; và nếu nước mặt có nồng độ sắt và măn-gan cao, nước có thể đổi sang màu đen và hôi thối mà không cần có sự phân hủy của chất hữu cơ.  Và đây có thể là trường hợp của nước được lấy cho nhà máy nước Tân Hiệp từ sông Sài Gòn.

 

Ðiểm đáng lưu ý nhất là việc dùng chlorine để khử trùng nước phát ra từ nhà máy nước Tân Hiệp.  Vì chlorine là một trong các hóa chất dùng để loại chất sắt và măn-gan ở trong nước bằng phương pháp kết tủa-gạn lọc; cho nên, nó oxy hóa sắt và măn-gan rất nhanh và làm cho nước bị nhiễm bẩn và hôi thối nếu nồng độ của sắt và măn-gan trong nước cao.  Ðây có lẽ là một trong những nguyên nhân có tính thuyết phục cao vì nó phù hợp với những dữ kiện quan sát được.  Theo một cán bộ của SAWACO, sau khi nước ra khỏi nhà máy thì được châm chlorine để khử trùng, nhưng vì vị trí châm không hợp lý nên gây thêm tác động lên nguồn nước, khiến nhiều chất cặn lắng tích tụ trong đường ống.  Tình trạng nước bẩn giảm hẳn khi SAWACO hạ nồng độ măn-gan trong nước từ 0,3-0,5 mg/lít xuống còn 0,05-0,1 mg/lít.  

 

Hỏi: KS cho rằng TTƯDKTHNTCN không phải là một cơ quan thích hợp nhất cho việc tìm nguyên nhân gây nước bẩn và đục.  Như vậy, theo KS, cơ quan chức năng nào ở Việt Nam là thích hợp? 

 

Ðáp: Tôi không biết ở Việt Nam có cơ quan hay trung tâm nghiên cứu nào có đủ khả năng chuyên môn và kinh nghiệm thích hợp cho việc nghiên cứu nầy.  Lý do là vì cơ quan chuyên môn hay trung tâm nghiên cứu cần phải có kiến thức và kinh nghiệm trong việc soạn thảo kế hoạch, xây cất, và vận hành một hệ thống cấp thủy; cần phải có kiến thức và kinh nghiệm về đặc tính vật lý và hóa học của các nguồn nước cung cấp cho hệ thống; và cần phải có kiến thức và kinh nghiệm về cơ sở hạ tầng và phương pháp gạn lọc nước gia dụng (drinking water treatment).  Nhưng tôi không nghĩ rằng các cơ quan, hiệp hội, và trung tâm nghiên cứu mà SKHCN TPHCM dư định mời nghiên cứu chung với TTƯDKTHNTCN trong những ngày sắp tới hội đủ khả năng chuyên môn và kinh nghiệm mà tôi vừa nêu. 

 

Hỏi: Mới đây, Phó chủ tịch Ủy ban Nhân dân TPHCM cho biết hai chuyên gia người Pháp sẽ sang Việt Nam vào đầu tháng 7 để tìm nguyên nhân nước đục.  KS có nhận xét gì về vấn đề nầy.

 

Ðáp: Theo tin tức báo chí trong nước thì có một chuyên gia thuộc Tổng công ty cấp nước Paris và một chuyên gia đầu ngành về khí động học.  Tôi không rõ khả năng và kinh nghiệm của chuyên gia thuộc Tổng công ty cấp nước Paris như thế nào, nhưng tôi không nghĩ chuyên gia đầu ngành khí động học là thích hợp.  Ngoài khả năng và kinh nghiệm của hai chuyên gia người Pháp, phía Việt Nam cần tạo điều kiện làm việc thuận lợi và cần có đối tác tương ứng để phối hợp trong việc soạn thảo và thực hiện một kế hoạch nghiên cứu thực tiễn và có hiệu quả hơn kế hoạch nghiên cứu của TTƯDKTHNTCN thì mới mong có kết quả tốt.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

NUOCDUCSAIGON1.DOC

Tình traïng nöôùc ñuïc ôû Thaønh phoá Hoà Chí Minh - Phaàn 1

(Tinted drinking water in Ho Chi Minh City – Part 1)

 

Töø ñaàu naêm 2005, nöôùc uoáng trong heä thoáng caáp nöôùc sinh hoaït ôû moät soá ñòa baøn thuoäc caùc quaän 6, 8, 10, 11, Goø Vaáp, Taân Bình, vaø Taân Phuù cuûa thaønh phoá Hoà Chí Minh (TPHCM) ñaõ bò nhieãm baån hoaëc vaøng ñuïc ñeán ñoä khoâng theå söû duïng ñöôïc.  Toång Coâng ty Caáp nöôùc Saøi Goøn (SAWACO) vaø Trung taâm ÖÙng duïng kyõ thuaät haït nhaân trong coâng nghieäp (TTÖDKTHNTCN) thuoäc Vieän Nghieân cöùu haït nhaân Ñaø Laït (VNCHNÑL) ñaõ tieán haønh nghieân cöùu, nhöng cho ñeán nay, vaãn chöa tìm ra nguyeân nhaân thoûa ñaùng.  Môùi ñaây, Sôû Khoa hoïc-Coâng ngheä (SKHCN) TPHCM ñaõ môøi Lieân hieäp caùc hoäi khoa hoïc-kyõ thuaät TPHCM, Vieän Kyõ thuaät nhieät ñôùi vaø baûo veä moâi tröôøng, Hoäi Nöôùc vaø moâi tröôøng TPHCM, Vieän Taøi nguyeân vaø moâi tröôøng (Ñaïi hoïc Quoác gia TPHCM) vaø caùc trung taâm nghieân cöùu khaùc ñeå cuøng TTÖDKTHNTCN tìm nguyeân nhaân trong nhöõng ngaøy saép ñeán.  Ñeå tìm hieåu theâm veà tình traïng nöôùc baån vaø ñuïc ôû TPHCM, Phoùng vieân Ñoã Hieáu ñaõ trao ñoåi vôùi Kyõ sö (KS) Nguyeãn Minh Quang.  OÂng Quang laø moät kyõ sö coâng chaùnh chuyeân nghieäp (professional engineer) cuûa tieåu bang California vaø cuõng laø moät chuyeân vieân thuoäc Hoäi Khoa hoïc vaø Kyõ thuaät Vieät Nam.  Tröôùc naêm 1975, KS Quang laø moät chuyeân vieân phuïc vuï taïi UÛy ban Quoác gia Thuûy lôïi tröïc thuoäc Boä Coâng Chaùnh vaø Giao thoâng ôû Saøi Goøn.  OÂng Quang hieän laø Kyõ sö Giaùm saùt tröôûng (Senior Supervising Engineer) cuûa Stetson Engineers Inc., moät coâng ty coá vaán chuyeân veà thuûy lôïi ñöôïc thaønh laäp töø naêm 1957 ôû tieåu bang California.

 

Hoûi: Theo choã chuùng toâi ñöôïc bieát, sau hôn 4 thaùng laøm vieäc qua vieäc phaân tích hôn 2.000 chæ tieâu lyù, hoùa, sinh töø 105 maåu nöôùc thu thaäp ôû nhieàu ñieåm khaùc nhau trong vuøng bò aûnh höôûng, TTÖDKTHNTCN ñaõ toå chöùc hoäi thaûo ñeå coâng boá keát quaû nghieân cöùu taïi SKHCN TPHCM ngaøy 17 thaùng 5 vöøa qua.  KS coù nhaän xeùt gì veà keát quaû nghieân cöùu naày.

 

Ñaùp:  KS Nguyeãn Höõu Quang, chuû nhieäm ñeà taøi nghieân cöùu, cho bieát nöôùc bò baån vì 5 nguyeân nhaân: (1) vaät lieäu xaây döïng coøn soùt laïi trong oáng vì chöa ñöôïc suùc saïch, (2) aùp löïc nöôùc taêng maïnh laøm troùc ræ seùt baùm laâu ngaøy vaøo thaønh oáng, (3) nguoàn nöôùc töø Nhaø maùy nöôùc Taân Hieäp bò ñuïc nhöng chöa ñöôïc xöû lyù trieät ñeå, (4) khaû naêng nöôùc baån xaâm nhaäp töø beân ngoaøi ñöôøng oáng, vaø (5), vaø cuõng laø nguyeân nhaân chính, do nguoàn nöôùc maën aên moøn ñöôøng oáng.  Toâi ñoàng yù vôùi caùc nhaø khoa hoïc coù maët trong buoåi hoäi thaûo raèng keát quaû nghieân cöùu cuûa TTÖDKTHNTCN khoâng coù tính thuyeát phuïc.  Theo söï hieåu bieát vaø kinh nghieäm cuûa toâi coäng vôùi döõ kieän maø toâi coù ñöôïc, thì söï hieän dieän cuûa hai chaát saét vaø maên-gan (manganese) ôû noàng ñoä cao trong nguoàn nöôùc coù leõ laø nguyeân nhaân chính laøm cho nöôùc bò baån hoaëc ñuïc, chöù khoâng phaûi vì nguoàn nöôùc maën aên moøn ñöôøng oáng.  Sau heát, toâi nghó raèng TTÖDKTHNTCN khoâng phaûi laø cô quan thích hôïp nhaát ñeå tìm nguyeân nhaân cho caùc vaán ñeà lieân quan ñeán vieäc vaän haønh cuûa moät heä thoáng caáp thuûy neáu “kyõ thuaät haït nhaân” khoâng ñöôïc söû duïng trong vieäc nghieân cöùu.

 

Hoûi: Nhö vaäy, TTÖDKTHNTCN coù duøng “kyõ thuaät haït nhaân” trong nghieân cöùu cuûa hoï khoâng, thöa KS?

 

Ñaùp: Daï thöa, theo tin töùc ñaêng taûi treân baùo chí trong nöôùc, “phöông phaùp phaân tích keát hôïp ñaùnh daáu” ñaõ ñöôïc duøng ñeå xaùc ñònh nguyeân nhaân gaây baån vaø ñuïc heä thoáng caáp nöôùc cuûa SAWACO.  TTÖDKTHNTCN ñaõ duøng nhieàu phöông phaùp phaân tích hieän ñaïi nhö saéc kyù Ion IC, quang phoå haáp thuï nguyeân töû AAS, huyønh quang phaûn xaï toaøn phaàn TXRF, traéc quang, vaø chuaån ñoä hieän coù taïi VNCHNÑL ñeå phaân tích 105 maåu nöôùc thu thaäp treân khaép ñòa baøn thaønh phoá.  Trung taâm cuõng söû duïng keát quaû phaân tích nguoàn nöôùc maët laáy töø soâng Saøi Goøn vaø Ñoàng Nai cho nhaø maùy nöôùc Taân Hieäp vaø Thuû Ñöùc, vaø nguoàn nöôùc ngaàm cuûa nhaø maùy nöôùc Hoùc Moân.  Neáu ñuùng nhö vaäy, thì kyõ thuaät haït nhaân döôøng nhö ñaõ khoâng ñöôïc söû duïng trong vieäc nghieân cöùu, vaø toâi nghó cuõng khoâng caàn thieát.  Caùc phöông phaùp phaân tích maåu nöôùc cuõng theá, chæ caàn moät soá phöông phaùp phaân tích ñôn giaûn laø coù theå xaùc ñònh moät soá ñaëc tính vaät lyù vaø hoùa hoïc quan troïng nhö pH, noàng ñoä cuûa saét vaø maên-gan, noàng ñoä hay ñoä hoøa tan cuûa oxy, ñoä ñuïc, maøu, vaø muøi cuûa nguoàn nöôùc vaø nöôùc trong ñöôøng oáng.

 

Hoûi: Coù nhieàu yù kieán hoaëc ñeà nghò cuûa caùc nhaø khoa hoïc ñöôïc trình baøy hoaëc thaûo luaän trong buoåi hoäi thaûo.  KS coù nhaän xeùt gì veà nhöõng yù kieán naày.

 

Ñaùp: Coù nhieàu yù kieán, nhöng ña soá chæ thaûo luaän töøng yeáu toá coù theå laøm cho nöôùc bò baån hoaëc ñuïc, nhöng tình traïng nöôùc bò baån hoaëc ñuïc ôû moät soá vuøng trong thaønh phoá hieän nay do nhieàu yeáu toá keát hôïp laïi vôùi nhau.  Thí duï nhö Giaùo sö (GS) Chu Phaïm Ngoïc Sôn cho raèng nghieân cöùu cuûa TTÖDKTHNTCN töï maâu thuaãn khi keát luaän raèng ñoä ñuïc taêng theo tæ leä thuaän vôùi noàng ñoä cuûa chlorine, vì coù nôi ñuïc nhieàu maø chlorine laïi ít.  Thaät ra, ñoä ñuïc trong nöôùc coøn tuøy thuoäc vaøo nhieàu yeáu toá khaùc maø quan troïng nhaát laø noàng ñoä cuûa saét vaø maên-gan.

 

Hoûi: Nhö KS coù cho bieát, moät trong nhöõng nguyeân nhaân maø TTÖDKTHNTCN ñöa ra laø nguoàn nöôùc töø nhaø maùy nöôùc Taân Hieäp bò ñuïc nhöng chöa ñöôïc xöû lyù trieät ñeå.  Ñaây laø nhaø maùy môùi hoaøn thaønh vaøo khoaûng thaùng 7 naêm 2004.  Nhö vaäy, coù phaûi heä thoáng xöû lyù cuûa nhaø maùy naày coù vaán ñeà khoâng, thöa KS?

 

Ñaùp: Toâi khoâng coù döõ kieän chính xaùc veà tình traïng nguoàn nöôùc töø nhaø maùy nöôùc Taân Hieäp, noàng ñoä cuûa saét vaø maên-gan trong nöôùc soâng Saøi Goøn vaø döõ kieän veà cô sôû haï taàng vaø phöông phaùp loïc nöôùc cuûa nhaø maùy naày; nhöng döôøng nhö saét vaø maên-gan ôû trong nöôùc phaùt ra töø nhaø maùy coù noàng ñoä raát cao so vôùi noàng ñoä coù khaû naêng laøm nöôùc bò baån, ñuïc, vaø coù muøi hoâi.  Theo OÂng Buøi Thanh Giang, Tröôûng phoøng kyõ thuaät cuûa SAWACO, chaát löôïng nöôùc phaùt ra töø caùc nhaø maùy nöôùc cuûa toång coâng ty ñeàu ñuùng theo tieâu chuaån cuûa Sôû Y teá, trong ñoù, noàng ñoä saét vaø maên-gan khoâng ñöôïc vöôït quaù 0,5 mg/lít.  OÂng cuõng cho bieát raèng, theo kinh nghieäm cuûa ngaønh caáp nöôùc, tình traïng nöôùc ñuïc coù theå xaûy ra neáu noàng ñoä vöôït quaù 0,3 mg/lít.  Do ñoù, toång coâng ty ñaõ thoáng nhaát vôùi SKHCN vaø Sôû Y teá TPHCM ñeå ñieàu chænh noàng ñoä cuûa maên-gan xuoáng coøn 0,2 mg/lít vaø saét xuoáng coøn 0,3 mg/lít.  Tuy nhieân, noàng ñoä naày vaãn coøn cao so vôùi noàng ñoä an toaøn laø thaáp hôn 0,05 mg/lít cho maên-gan vaø thaáp hôn 0,2 mg/lít cho saét.

 

Hoûi: Nhöng thöa KS, taïi sao noàng ñoä saét vaø maên-gan laïi coù aûnh höôûng tröïc tieáp ñeán ñoä ñuïc vaø muøi hoâi cuûa nöôùc, vì hai chaát naày khoâng coù maøu vaø muøi khi hoøa tan trong nöôùc.

 

Ñaùp: Daï ñuùng nhö vaäy, khi nöôùc coù noàng ñoä oxy thaáp, chaúng haïn nhö nöôùc ngaàm bôm töø gieáng saâu, saét vaø maên-gan hoøa tan ôû trong nöôùc maø khoâng coù maøu.  Nhöng khi noàng ñoä oxy trong nöôùc gia taêng, chuùng seõ bò oxy hoùa; keát tuûa thaønh haït ræ maøu traéng, chuyeån sang maøu vaøng roài maøu seùt (naâu ñoû); vaø laéng xuoáng ñaùy.  Coøn haït ræ saét naøo quaù nhoû seõ tieáp tuïc troâi lô löûng trong nöôùc vaø laøm cho nöôùc coù maøu.  Maên-gan cuõng bò oxy hoùa töông töï nhö saét, nhöng haït ræ maên-gan coù maøu ñen.  Coøn muøi hoâi nhö nöôùc coáng hoaëc tröùng thoái laø do hydrogen sulfide, thöôøng hieän dieän trong nöôùc coù noàng ñoä saét vaø maên-gan raát cao.

 

Hoûi: Nhöng nhaø maùy nöôùc Taân Hieäp laáy nöôùc maët töø soâng Saøi Goøn, thöa KS?

 

Ñaùp: Daï thöa ñuùng nhö vaäy, thoâng thöôøng thì noàng ñoä oxy trong nöôùc maët cao hôn nöôùc ngaàm raát nhieàu.  Nhöng neáu nöôùc maët bò oâ nhieãm thì noàng ñoä oxy coù theå xuoáng raát thaáp; vaø neáu nöôùc maët coù noàng ñoä saét vaø maên-gan cao, nöôùc coù theå ñoåi sang maøu ñen vaø hoâi thoái maø khoâng caàn coù söï phaân huûy cuûa chaát höõu cô.  Vaø ñaây coù theå laø tröôøng hôïp cuûa nöôùc ñöôïc laáy cho nhaø maùy nöôùc Taân Hieäp töø soâng Saøi Goøn.

 

Ñieåm ñaùng löu yù nhaát laø vieäc duøng chlorine ñeå khöû truøng nöôùc phaùt ra töø nhaø maùy nöôùc Taân Hieäp.  Vì chlorine laø moät trong caùc hoùa chaát duøng ñeå loaïi chaát saét vaø maên-gan ôû trong nöôùc baèng phöông phaùp keát tuûa-gaïn loïc; cho neân, noù oxy hoùa saét vaø maên-gan raát nhanh vaø laøm cho nöôùc bò nhieãm baån vaø hoâi thoái neáu noàng ñoä cuûa saét vaø maên-gan trong nöôùc cao.  Ñaây coù leõ laø moät trong nhöõng nguyeân nhaân coù tính thuyeát phuïc cao vì noù phuø hôïp vôùi nhöõng döõ kieän quan saùt ñöôïc.  Theo moät caùn boä cuûa SAWACO, sau khi nöôùc ra khoûi nhaø maùy thì ñöôïc chaâm chlorine ñeå khöû truøng, nhöng vì vò trí chaâm khoâng hôïp lyù neân gaây theâm taùc ñoäng leân nguoàn nöôùc, khieán nhieàu chaát caën laéng tích tuï trong ñöôøng oáng.  Tình traïng nöôùc baån giaûm haún khi SAWACO haï noàng ñoä maên-gan trong nöôùc töø 0,3-0,5 mg/lít xuoáng coøn 0,05-0,1 mg/lít.  

 

Hoûi: KS cho raèng TTÖDKTHNTCN khoâng phaûi laø moät cô quan thích hôïp nhaát cho vieäc tìm nguyeân nhaân gaây nöôùc baån vaø ñuïc.  Nhö vaäy, theo KS, cô quan chöùc naêng naøo ôû Vieät Nam laø thích hôïp? 

 

Ñaùp: Toâi khoâng bieát ôû Vieät Nam coù cô quan hay trung taâm nghieân cöùu naøo coù ñuû khaû naêng chuyeân moân vaø kinh nghieäm thích hôïp cho vieäc nghieân cöùu naày.  Lyù do laø vì cô quan chuyeân moân hay trung taâm nghieân cöùu caàn phaûi coù kieán thöùc vaø kinh nghieäm trong vieäc soaïn thaûo keá hoaïch, xaây caát, vaø vaän haønh moät heä thoáng caáp thuûy; caàn phaûi coù kieán thöùc vaø kinh nghieäm veà ñaëc tính vaät lyù vaø hoùa hoïc cuûa caùc nguoàn nöôùc cung caáp cho heä thoáng; vaø caàn phaûi coù kieán thöùc vaø kinh nghieäm veà cô sôû haï taàng vaø phöông phaùp gaïn loïc nöôùc gia duïng (drinking water treatment).  Nhöng toâi khoâng nghó raèng caùc cô quan, hieäp hoäi, vaø trung taâm nghieân cöùu maø SKHCN TPHCM dö ñònh môøi nghieân cöùu chung vôùi TTÖDKTHNTCN trong nhöõng ngaøy saép tôùi hoäi ñuû khaû naêng chuyeân moân vaø kinh nghieäm maø toâi vöøa neâu. 

 

Hoûi: Môùi ñaây, Phoù chuû tòch UÛy ban Nhaân daân TPHCM cho bieát hai chuyeân gia ngöôøi Phaùp seõ sang Vieät Nam vaøo ñaàu thaùng 7 ñeå tìm nguyeân nhaân nöôùc ñuïc.  KS coù nhaän xeùt gì veà vaán ñeà naày.

 

Ñaùp: Theo tin töùc baùo chí trong nöôùc thì coù moät chuyeân gia thuoäc Toång coâng ty caáp nöôùc Paris vaø moät chuyeân gia ñaàu ngaønh veà khí ñoäng hoïc.  Toâi khoâng roõ khaû naêng vaø kinh nghieäm cuûa chuyeân gia thuoäc Toång coâng ty caáp nöôùc Paris nhö theá naøo, nhöng toâi khoâng nghó chuyeân gia ñaàu ngaønh khí ñoäng hoïc laø thích hôïp.  Ngoaøi khaû naêng vaø kinh nghieäm cuûa hai chuyeân gia ngöôøi Phaùp, phía Vieät Nam caàn taïo ñieàu kieän laøm vieäc thuaän lôïi vaø caàn coù ñoái taùc töông öùng ñeå phoái hôïp trong vieäc soaïn thaûo vaø thöïc hieän moät keá hoaïch nghieân cöùu thöïc tieãn vaø coù hieäu quaû hôn keá hoaïch nghieân cöùu cuûa TTÖDKTHNTCN thì môùi mong coù keát quaû toát.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

NUOCDUCSAIGON1-VNI.DOC