CÂU  CHUYỆN DIOXIN/DIOXINS

Nguyễn Thị Chơn Chất

 

 

 Anh Đoàn Minh Hóa, chủ bút tạp chí Đi Tới có yêu cầu tôi, Nguyễn thị Chơn Chất, đóng góp ý kiến về câu chuyện thời sự đang xảy ra ở Việt Nam, đó là vấn đề nhiễm độc dioxin. Tôi xin mạo muội ghi ra đây vài cãm nghĩ đơn sơ. Những tản mạn trình bày sau đây là những ý nghĩ chơn chất của một người dân Nam kỳ đang sống ở hải ngoại có tầm hiểu biết thật bình thường giống như mọi người dân đồng bằng sông Cửu Long hiện đang sống trên mãnh đất quê hương thân yêu.

 

Dioxin là một vấn đề đang tạo ra nhiều tranh cải của các nhà khoa học trên thế giới về hậu quả tác hại của hóa chất nầy lên con người. Tuy nhiên chính quyền Việt Nam hiện tại và một số nhà khoa học, nghiên cứu trong nước đều đồng loạt nhận định rằng mọi bịnh tật lạ, các thai nhi có dị hình dị dạng....đều là nạn nhân của dioxin hay chất màu da cam do quan đội Hoa kỳ phung xịt trong một giai đoạn thời gian chiến tranh ở Việt Nam. Điều nầy cũng dễ hiểu và không cần bàn đến nơi đây.

 

Theo sự hiểu biết của tôi thì tùy theo định nghĩa, dioxins gồm có dioxin hay 2,3,7,8-TCDD và những hợp chất dioxins tương đương ở dạng furans và polychlorinated biphenyls (PCBs) cùng có bốn nguyên tử chlor trong phân tử. Cơ Quan Bảo vệ Môi trường Hoa kỳ (US EPA) đã có những định nghĩa khác nhau về dioxins. Theo định nghĩa ngày 12/6/2001, dioxins  là một tập hợp của 29 hợp chất gây nhiều tác động sinh hóa lên thú vật gồm 7 chất TCDD, 10 hợp chất furans, và 12 chất PCBs. Tuy nhiên gần đây nhất, trong báo cáo chính thức về việt tái thẩm định dioxins vào tháng 6/2001, EPA đã giãm số lượng của dioxins xuống, chỉ còn TCDD và furans mà thôi. Đó là quan niệm về phía Hoa kỳ.

 

Theo các nhà khoa học Âu châu, dioxins đã được nhìn rộng ra xa hơn nữa, gồm có tất cả 210 hóa chất trong nhóm dibenzodioxin, dibenzofurans, và PCBs. Trong số 210 hợp chất nầy, chỉ có 17 chất có vị trí của chlor là 2,3,7,8  và được xem là độc hại hơn cả. Vì vậy, để phân tích nồng độ, hay ước lượng định mức hấp thụ hàng ngày cho con người, các nhà hóa học thường dùng chỉ số “độäc hại tương đương” (toxicity equivalence – TE) để chỉ lượng dioxins trong máu hay sữa mẹ...Thí dụ khi nói 1ng TE có nghĩa là hổn hợp dioxins hiện diện trên tương đương với 1 ng 2,3,7,8-TCDD.

 

Truy tìm nguyên nhân tạo ra dioxins, chúng ta cần đi ngược thời gian từ đầu thế kỹ 20, kể từù khi công ty Dow Chemical Midland ở Hoa kỳ thành công trong việc sản xuất hàng loạt khí chlor sau khi tách rời được dung dịch muối ăn (sodium chloride – Na Cl). Kễ từ đó, chlor được dùng để chế biến đủ các loại thuốc trừ sâu rầy, diệt cỏ dại, và các hợp chất dẽo (plastic) nhất là chất polyvinyl chloride hay PVC mà chất sau cùng nầy đã được xem như là một cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật thời bấy giờ vì đã mang lại nhiều ứng dụng trong kỹ nghệ cho thế giới. Và dioxins từ những bước đầu tiên của công nghệ chlor, đã trở thành một danh từ đầu môi trong hầu hết các quy trình sản xuất các sản phẩm chứa chlor. Đây là một phó sản không nằm trong dự tính của con người, và chính con người cũng chưa tìm được phương cách để loại trừ hóa chất nầy trong sản xuất. Trong thuốc diệt cỏ dại và khai quang 2,4,5-T (trichloro-phenoxyacetic acid), dioxin được tìm thấy nhiều nhất, ước tính vào độ 2 ppm (phần triệu).

 

Do đó, nếu đang sống trên đất nước Hoa kỳ, chúng ta có thể nói rằng : chúng ta đang sống chung với dioxins, giống như người dân trong nước “đang sống chung với lũ” hàng năm do các “đê bao quốc gia” bao bọc lưu vực sông Hồng và Cửu Long. Một thí dụ đơn giản là nếu đốt các hợp chất dẽo PVC, chúng ta sẽ được tiếp nhận một số lượng khổng lồ dioxin/dioxins trong không khí, và các chất sau nầy sẽ theo nước mưa và an định trong đất, ao hồ...

 

Định mức chấp nhận của dioxin/dioxins

 

Tùy theo ước tính của từng cơ quan hay quốc gia, định mức chấp nhận hấp thụ hàng ngày (tolerable daily intake – TDI) của dioxins được thay đổi và được ước tính bằng pg (hay 10  -12 ) như sau:

 

·           Hòa Lan:  4 pg/ngày/Kg (cân lượng cơ thể);

·           WHO:     10 pg/ngày/Kg;

·           Đức:          1 pg/ngày/Kg;

·           FDA (USA):0.03 pg/ngày/Kg (Cơ quan lương thực và dược phẩm);

·           USEPA 0.006 pg/ngày/Kg;

·           Canada: 10 pg/ngày/Kg.

 

Trong luật môi trường của Đức, lượng khí thoát ra từ nhà máy không được chứa quá 0,1 ng TE/m3 dioxins. Lượng bùn (sludge) khô thải ra cũng không được quá 100 ngTE/Kg. Đất ở các khu gia cư phải thấp hơn 1.000 ngTE/Kg. Để có khái niệm về định mức độc hại, một thí dụ về sự hiện diện của 1,3-dichloropropanol (DCP) trong xì dầu xuất cảng từ Việt Nam, Thái Lan, Hongkong, Taiwan qua Anh đã được Cơ quan Định chuẩn Thực phẩm (Food Standards Agency) của Anh xác định vào tháng 7/2001 là định mức hấp thụ tối đa hàng ngày (total daily intake-TDI) là 2 ng/ngày/Kg (cân lượng cơ thể). Như vậy nếu một người tiêu thụ 12 mL xì  dầu trên sẽ hấp thụ 10 – 20 lần định mức hàng ngày. Và đây là một hóa chất có thể làm thay đổi “gene” trong cơ thể từ đó có thể sinh ra một số bịnh ung thư máu, não...

 

Việc phân tích dioxins rất khó. Trong phân tích, dioxins luôn luôn xuất hiện cùng một vị trí với PCBs, chất sau nầy được đo ở mức độ chính xác đến ng (10 -9 ) nếu dùng dụng cụ HRGC/HRMS. Và từ kết quả tìm thấy được ta mới ước tính nồng độ của dioxins. Thí dụ: nếu kết quả đo đạc trong sữa bằng phương pháp trên là 100 ng/g (100 ppb) PCBs thì nồng độ dioxins tương ứng rất cao. Do đó cách đo đạc dioxins cho đến ngày nay vẫn còn nhiều điều cần phải điều chỉnh thêm.

 

Như vậy, nếu tính theo định mức 1 pg/ngày/Kg thì một người cân nặng 50 Kg sẽ hấp thụ 50 pg/ngày. Trong một năm sẽ hấp thụ: 18.250 pg hay 18,25 ng. Và trong 20 năm (sống trên đất Mỹ) lượng dioxin/dioxins trong gan và các mô mở là 365 ng/20 năm. Nếu ước tính thời gian bán hủy (half life) của  dioxins là 10 năm, thì tổng lượng dioxins “cư ngụ” trong cơ thể mỗi người là 182,5 ng. Nếu so sánh với lượng dioxin trong máu hay trong sữa mẹ cuả cư dân sống ở vùng A Lưới, A So ( ppt hay pg) thì số lượng dioxins “di trú” thường xuyên trong cơ thể con người sống ở Hoa kỳ vẫn còn quá cao! Và nếu tỷ lệ dị thai, ung thư...của cư dân A So tăng cao như báo cáo Hatfield tường thuật thì chúng ta có thể “khẳng định” rằng tỷ lệ ung thư, sinh con có dị hình dị dạng ở Hoa kỳ sẽ cao gấp nhiều lần hơn!

 

Các tai nạn liên quan đến dioxins

 

Cho đến nay, một số tai nạn liên quan đến dioxins xảy ra trên thế giới có thể liệt kê ra như sau:

 

·           Tai nạn tại Times Beach (Missouri-Hoa kỳ) do một công ty hóa chất bán chất phế thải có chứa TCDD; sau đó một công ty có dịch vụ làm giãm thiểu bụi đường đã xử dụng số dầu trên cho dịch vụ phung xịt để ngăn chặn bụi đường ở thành phố trên trong một thời gian ngắn. Kết quả là chính quyền địa phương phải di chuyển 1.400 cư dân sống trong vùng xảy ra tai nạn và phải thiêu hủy hàng trăm ngàn tấn xà bần bị ô nhiễm.

·           Tai nạn do việc trộn lẫn 9 Kg dầu có chứa PCBs của một công ty sản xuất thức ăn gia súc tại Bỉ. Điếu nầy đã làm tăng lượng dioxins trong trứng gà, thịt gà, heo và bò....và đã làm chấn động thị trường Âu châu một thời gian.

·           Đức quốc, trong việc sản xuất thức ăn gia súc đã dùng kaolinite, một loại phấn để làm trơn các ống chuyển vận thành phẩm. Thức ăn gia súc đó đã được xuất cảng sang Thụy sỉ, Áo; do đó gia súc ở hai nơi nầy đồng thời cùng bị nhiễm dioxins giống như gia súc nuôi  ở Đức.

·           Thức ăn cho bò sản xuất ở Ba Tây có trộn lẫn với phấn (vôi sống) với mục đích làm giãm lượng khí trong bao tử bò. Do đó sữa bò chứa lượng dioxins rất cao và hàng triệu gallons sữa phải bị hủy bỏ.

·           Trong quy trình sản xuất thức ăn gia súc, Pháp và Hòa Lan đã dùng bùn khô (sludge), một phế phẩm kỹ nghệ để làm chất đệm, và làm tăng vitamins cùng chất sợi (fiber). Kết quả là các mô mỡ của heo, gà được nuôi ỡ những nơi nầy có chứa lượng dioxins cao. (Hiện tại, Pháp vẫn còn áp dụng phương pháp nầy mặc dù Cộng đồng Âu châu đã nghiêm cấm từ năm 1991.

·           Tại Seveso, Ý, trong một vụ nổ ở một nhà máy hóa chất; và sau đó một lượng dioxin ước tính độ 30 Kg đã làm ô nhiễm một vùng rộng 6 Km2. Chim chóc, gia súc và cây cỏ trong vùng bị nhiễm nhất loạt bị chết hay hủy diệt vài ngày sau đó.

·           Tại Yusho, Nhật Bản và Yu-Cheng, Đài Loan cũng đã xảy ra những vụ nhiễm độc dioxins trong quy trình sản xuất dầu ăn.

·           Công ty General Elctric đã thải hồi một số lượng lớn PCBs ước tính vào khoảng 43 tấn trên một khúc sông Hudson (New York). Sau hơn 50 năm, dân chúng sống tại hai thị trấn bên bờ sông là Hudson và Fort Edward vẫn chưa thấy có triệu chứng về các bịnh lạ như dị hình dị dạng gì cả. Nếu so với lượng thuốc khai quang màu da cam, ước tính độ 170 Kg trãi rộng trên một diện tích 38.000 Km2 ở Việt Nam, thiết nghĩ mức độ ô nhiễm nếu có, thì với mức độ nầy, khả năng ảnh hưởng lên con người sẽ như thế nào? Có trầm trọng như báo chí, báo cáo...đã mô tả hay không?

·           Gần đây nhứt, vụ nhiễm độc dioxin đã xảy ra tại Hoa kỳ năm 1997. Gà, trứng gà, cá bông lau (catfish) dã bị nhiễm độc khi một thùng chứa chất phụ gia cho thức ăn là đất sét bentonite có chứa dioxin. 

 

Nhìn chung , trong tất cả những vụ nhiễm độc hay tai nạn liên quan đến dioxin/dioxins xảy ra trên thế giới đã được nêu ra trên đây, không thấy có một nhân mạng nào được liệt kê ra ngoài các thiệt hại về cây cỏ và gia súc sống trong vùng bị tai nạn. Hiện tại, chúng ta hiện đang sống trong một môi trường bị vây phủ bởi những nguồn có khả năng tạo ra ô nhiễm dioxins mà không thể nào tránh né được. Những cột điện trước nhà với các vật cách điện màu nâu: đó chính là PCBs, cũng là một “người bạn” của dioxin. Nơi nhà sau, sau khi bạn thiêu hủy những rác rến sau mỗi buổi party gia đình, vô tình bạn đã góp phần vào việc “tăng cường” ô nhiễm dioxins trong không khí (vấn nạn nầy chiếm 19% tổng lượng ô nhiễm dioxins ở Hoa kỳ). Những hóa chất chứa chlor chúng ta xử dụng trong gia đình hàng ngày đều có nguy cơ tạo ra dioxins trong không khí như thuốc tẩy rửa sodium hypochlorite (bleach). Các sản phẩm plastic, tơ sợi tổng hợp...đều là mầm móng của dioxin khi bị thiêu đốt... Các núi lửa đang hoạt động cũng là một nguồn ô nhiễm dioxins trong không khí cũng giống  như nạn cháy rừng....

 

Và còn bao nhiêu nguồn ô nhiễm khác hiện diện trên khắp mặt địa cầu. Đó là những nhà máy sản xuất chất khai quang 2,4,5-T. Đó là những công trường nông nghiệp lớn xử dụng thuốc diệt cỏ dại như ở Kazakhstan (Nga Sô). Đó là những vùng đang xử dụng một cách bừa bãi, thiếu kiến thức khoa học những loại phân bón “lạ”, những thuốc trừ sâu rầy được nhập cảng lậu, không tên, không chỉ dẫn  cách dùng, và chỉ biết qua kinh nghiệm như thuốc màu nâu, xanh, màu sữa ....

 

Trở về Việt Nam, nếu nhìn vấn đề dioxin/dioxins như là một cảnh báo để hướng dẫn dư luận, giáo dục quần chúng, để mọi người đề cao cảnh giác khi xử dụng những hóa chất  như thuốc diệt cỏ dại, thuốc sát trùng đúng cách. Việc hướng dẫn và giúp đở người dân, việc triệt để ngăn cấm  xử dụng hóa chất không có xuất xứ rõ rệt  chính là việc cần làm trong giai đoạn hiện tại. Xách động và thổi phồng những hậu quả của dioxin mà không đủ luận cứ chứng minh, không có xác tín khoa học hầu mong đánh động lương tâm thế giới chỉ làm cho đất nước càng bị cô lập hơn, và sẽ được thế giới nhìn vào dưới cặp mắt không thiện cảm hơn nữa.

 

Các vấn nạn về ô nhiễm hóa chất đang đe dọa trầm trọng và xảy ra hầu hết ở khắp mọi nơi trên đất nước Việt Nam. Tăng gia sản xuất nông nghiệp mà không hiểu rõ cách dùng phân bón đúng cách đã và đang là một hiểm họa cho việc ô nhiễm nguồn nước. Xử dụng thuốc diệt trùng, diệt cỏ dại bừa bãi sẽ làm các thế hệ sau phải nhận lảnh hậu quả tai hại sau đó. Đã có chỉ dấu cho thấy ĐBSCL đã bị ô nhiễm nitrate và DDT (cũng là một dioxin tương đương). Trong một cuộc hội thảo tại Hà Nội do Bộ Lương thực và Nông nghiệp VN phối hợp cùng với Viện Nghiên cứu Lúa gạo Quốc tế (International Rice Research Institute-IRRI) vào tháng 5/1994, IRRI có khuyến cáo rằng việc xử dụng thuốc trừ sâu rầy của nông dân là kghông hợp lý và không hữu hiệu, lý do là nông dân có khuynh hướng xử dụng quá đà đối với các loài sâu bọ không phá hại mùa màng (innocuous). Thêm nữa ví thiếu kiến thức khoa học và thiếu chỉ dẫn cho nên nông dân Việt Nam không thích dùng các phương pháp thiên nhiên để giải quyết vấn đề sâu bọ. Cơ quan Lương nông Quốc tế (FAO) nhấn mạnh rằng tỷ lệ xử dụng thuốc trừ sâu rầy rất cao ở miến Nam Việt Nam rất cao, trung bình là đạt chỉ số 5,3, trong lúc đó chỉ số trên ở Trung quốc là 3,5, Miến Bắc VN , 1,0, Phi luật Tân, 2,0, và Ấn độ là 2,4.

 

Hơn nữa, với việc khai thác hơn 300.000 giếng đóng ở miền lục tỉnh Nam kỳ dưới sự hổ trợ và cổ súy của UNICEF đã khơi dậy tiềm năng của arsenic đã lắng sâu trong lòng đất từ bao giờ. Một trong những nghiên cứu mới nhứt đã cảnh báo rằng lượng arsenic trong nước sinh hoạt ở nhiều vùng đang trên đà tăng trưởng và đã đạt đến nồng độ ngang hàng với định mức cho phép của WHO là 10 ug/L hay 10 ppb.

 

Đây mới chính là những việc mà người có trách nhiệm đáng quan tâm và tìm biện pháp giải quyết cũng như phòng bị!

 

                             Nếu một ngày nào đó, đứng trên bờ đê Yên Phụ, ngắm trẻ thơ Hà Nội vui đùa bên cánh diều căn gió, nhìn giòng nước sông Hồng cuồn cuộn chảy xuôi.

 

Nếu một ngày nào đó, nơi cù lao Ông Hổ, ngó đồng bào chất phác Hậu giang đang nhẹ nhàng xuôi chèo trên sóng nước, ngước nhìn những bè cá lặng lờ xếp dọc đan kẻ với những dề lục bình êm đềm trôi nhẹ trên sông.

 

Hoặc một ngày nào đó, đứng bên đồi Vọng Cảnh, dõi trông về quê hương Thần Kinh với niềm thương  nhớ, hay lơi bước xuống Đập Đá đơn sơ, đạm bạc mà chân tình...

 

Chúng ta, với một tâm cảnh bình an, với một tấm lòng yêu quê hương thật thà, không hận thù, không định kiến, và nhứt là không chủ nghĩa....sẽ thấy câu chuyện dioxin không có gì là ầm ĩ cả!

 

 

Nguyễn Thị Chơn Chất

Một người công dân bình thường

đang trên đường về với quê hương.

California 8/2001