Ô NHIỄM THUỐC SÁT TRÙNG: D D T

Mai Thanh Truyet Ph. D.

 

Abstract:The widespread and indiscriminate use of pesticides in Vietnam, including the use of DDT compounds to control weeds, insects, and fungi in argicultural activities, is threatening the health of the population. These chemicals are not only toxic and carcinogenic, they biodegrade at an extremely slow rate, diluted only by organic solvents. Thus, they tend to be retained by the soil, suspended in the air, and ready to poison the entire environment. The chemicals certainly will all find their way into rivers, ground water reservoirs, and wells, poisoning fish, animals, vegetation and ultimately contaminate the whole food chains. The ill-informed farmers and the indiscriminate consumers cannot be protected by the lack of governmental control over hazardous chemicals. The fatal damage is daily and on the rise. This paper seeks to explain the danger of these chemicals and call for a public education program in addition to the responsible production, distribution, and use of these pesticides before more life will be unecessarily lost.

 

MỤC LỤC:

·         Nhận dịnh  

·         Thuốc trừ sâu rầy.  

·         Cách xâm nhập vào cơ thể của thuốc trừ sâu  

·         T́nh trạng ô nhim thuốc trừ sâu rầy tại Việt Nam.  

·         Ảnh hưởng và tác động của thuốc trừ sâu rầy trên cơ thể  

·         Đề nghị giải quyết.  

 

1. Nhận định

Tin tức từ giới truyền thông Việt Nam cho thấy rằng hầu như hàng ngày, trên một phần đất nào đó ở Việt Nam, từ Bắc chí Nam ... có loan tin về một vài trường hợp bị ngộ độc chết do ăn phải thực phẩm có nhiễm thuốc trừ sâu rầy, hoặc ói mửa v́ ăn phải rau cải không được rửa sạch và khử trùng ... T́nh trạng trên đây cho thấy rằng việc sử dụng thuốc trừ sâu rầy không được hướng dẫn, nguyên tắc vệ sinh không được phổ biến và áp dụng thuốc không đúng qui cách.

Thêm nữa, trước t́nh trạng kinh tế và xă hội không ổn định ở Việt Nam hiện tại, chính quyền tỏ ra bất lực trong việc kiểm soát sản xuất, nhập cảng, và sử dụng thuốc trừ sâu rầy và diệt cỏ dại. Tại Sài G̣n hiện có ba xí nghiệp sản xuất thuốc trừ sâu rầy, đó là: Xí nghiệp thuốc sát trùng B́nh Triệu, Tân Thuận và Xí nghiệp thuốc trừ sâu Sài G̣n. Sự thiếu am tường về mỗi loại hoá chất và liều lượng sử dụng đă góp phần đưa dến t́nh trạng ngộ độc nêu trên. Thêm vào đó, tệ nạn nhập cảng bất hợp pháp, pha chế thuốc giả v́ lợi nhuận, tăng thêm t́nh trạng ngộ độc và gây ra ô nhiễễm môi trường.

 

2. Thuốc trừ sâu rầy

Để thấy được một cách quy mô mức độ nguy hiểm do sự nhiễm độc v́ các thuốc sát trùng, thuốc trừ sâu rầy... trên cây cỏ, súc vật và nhất là nguồn nước dùng cho dân chúng, ta cần làm sáng tỏ một vài định nghĩa và khái niệm tổng quát về các loại hóa chất trên.. Dick Irwin, một chuyên gia Hoa Kỳ nổi tiếng về ngộ độc đă nhận định rằng: "Hóa chất đă thay thế vi khuẩn và siêu vi khuẩn trong các nguy cơ cho sức khoẻ con người. Các bịnh bắt nguồn từ hóa chất đang trở thành nguyên nhân hàng đầu trong tử suất của loài người vào cuối thế kỷ XX và sẽ qua cả thế kỷ XXI. "               

H́nh 1. Pestiides dùng để tăng năng xuất thu hoạch.

Pesticides là một nhân tố chính mà nông nghiệp thế giới dùng để làm tăng năng xuất thu hoạch song song với việc sử dụng phân bón, từ đó gia tăng mức sống kinh tế của loài người. Tuy nhiên Pesticides cũng là nguyên nhân của những thảm trạng khác mà loài người phải trả. Khi xâm nhập được rồi, các chất Pesticides sẽ ảnh hưởng đến sức khoẻ con người và biến đổi môi trường sống xung quanh một cách khắc nghiệt. Các tác động của Pesticides trên môi sinh chưa được khoa học nghiên cứu đúng mức do đó biện pháp pḥng ngừa và kiểm soát cũng chưa được sát thực.

Ảnh hưởng lâu dài của Pesticides trên con người vẫn chưa được nghiên cứu kỹ lưỡng trước khi Pesticides được cho phép mang ra sử dụng. Chỉ sau quá tŕnh sử dụng lâu dài và các phản ứng phụ phát hiện ra rồi mới biết ảnh hưởng của các tác hại mà thôi.

Pesticides nói chung là các hóa chất độc, phân loại tùy theo khả năng: Herbicides: Tiêu diệt cây cỏ được xếp vào loại thuốc trừ cỏ dại. Insecticides: Tiêu trừ một số côn trùng thuộc loại thuốc trừ sâu rầy. Fungicides: Tiêu diệt một số nấm độc hại thuộc loại thuốc trừ nấm mốc. Ngoài hóa chất chính cấu tạo thành ba loại thuốc kể trên, phần phụ gia chiếm tỷ lệ từ 90-98% của hỗn hợp. Các chất phụ gia này c̣n có thể là mầm móng của bịnh ung thư và một số bịnh khác.

 

3. Cách xâm nhập vào cơ thể của thuốc trừ sâu rầy

Các thuốc trên xâm nhập vào cơ thể con người từ nhiều cách khác nhau:

·         hấp thụ xuyên qua các lỗ chân lông ở ngoài da;

·         đi vào thực quản theo thức ăn hoặc nước uống;

·         hoặc đi vào khí quản qua đường hô hấp.

Tùy theo vùng sinh sống và cách làm ăn sinh hoạt, con người có thể bị nhiễễm độc trực tiếp hay gián tiếp:

·         dân sống trong vùng nông nghiệp chuyên canh về lúa thường bị nhiễễm độc qua đường nước;

·         vùng chuyên canh về thực phẩm xanh như các loại hoa màu, bị nhiễễm qua đường hô hấp nhiều nhất; và sau cùng,

·         dân vùng thị tứ bị nhiễễm khi tiêu thụ các thực phẩm đă bị nhiễễm độc.

·         Phải liệt kê thêm một số gia súc và thú rừng ... đă bị nhiễễm độc, làm người tiêu thụ khi ăn phải sẽ bị nhiễễm theo (t́nh trạng này chiếm đa số các vụ nhiễễm độc ở Việt Nam).

 

4. T́nh trạng ô nhiễm thuốc trừ sâu tại Việt Nam.

 Trung Tâm Kiểm Định Thuốc Bảo Vệ Thực Vật đă báo cáo về t́nh trạng ô nhiễm thuốc trừ sâu rầy ở Việt Nam là: "Sau khi rửa sạch nấu chín dư lượng độc chất trong thuốc trừ sâu Methamidophos (loại pesticide chứa phosphat hữu cơ) c̣n lại trong rau tươi vẫn vượt quá mức cho phép và c̣n có thể gây ngộ độc. Dư lượng thuốc trên trong cải ngọt là 315.3 mg/kg; sau khi rửa sạch và nấu chín cải ngọt, dư lượng thuốc c̣n 0.183 mg/kg, vượt quá 46 lần mức cho phép ăn được của một người nặng 50 kg. Trong kết quả phân tích 256 mẫu rau tại chợ Mai Xuân Thưởng, Cầu Muối, Bà Chiểu trong năm 1996 cho thấy 57% số mẫu có dư lượng Methamidophos vượt mức cho phép từ 50 lần trở lên." (Thông Tấn Xă VN 7/98)

                                              H́nh 2.  Đồng Lúa ở DBSCL.

Khó tưởng tượng hơn nữa là gần đây, một chuyên gia thuộc công ty cấp nước thành phố HCM cho biết rau muống được trồng rải rác khắp các mạng lưới kinh rạch trong thành phố và được xịt thuốc trừ sâu bằng ... cặn nhớt xe phế thải. Nhớt tưới lên cây rau muống có mục đích làm tăng độ xanh tươi của cây và ngăn chận sự xâm nhập của sâu bọ !

Các dự kiện trên cho thấy rằng v́ sinh kế khó khăn thêm nên nhà trồng tỉa cố t́m đủ phương cách để làm tăng lợi nhuận. V́ dân trí c̣n quá thấp kém nên các di hại về sau cho người tiêu dùng không được lưu tâm. Hơn nữa chính quyền không đủ khả năng và nhân lực để kiểm soát mọi vi phạm (hoặc xem đây là một ưu tiên thấp so với các khó khăn khác như quốc pḥng, kinh tế, an ninh nội chính v.v.)

Đa số các Pesticides đang được sử dụng ở Việt Nam là các hợp chất hữu cơ chứa một hay nhiều nhân tố Chlor hay Phosphate kết hợp với nhân Benzene do đó rất khó bị tiêu hủy trong thiên nhiên dù trong một thời gian rất dài. Theo thống kê, nông dân miền Tây dùng 26 loại thuốc trừ dịch hại bảo vệ lúa và các cây ăn trái trong đó DDT được sử dụng nhiều nhất. (Thống kê này không ghi rơ dung lượng DDT đă được sử dụng). [Đồng bào di cư năm 1954 chắc hẳn chưa quên h́nh ảnh của một loại bột trắng, không mùi được xịt thẳng vào người từ đầu đến chân trước khi bước chân xuống tàu há mồm để xuôi Nam! Đó chính là DDT đă được dùng để khử trùng trên những người dân di cư.]

 

5. Ảnh hưởng và tác động của thuốc trừ sâu trên cơ thể.

 Bài viết nầy nhằm chú trọng vào các ảnh hưởng và tác động ngắn hạn và dài hạn của DDT trên cơ thể con người cũng như đưa ra một số đề nghị để giải quyết vấn đề ô nhiễm nói trên.

DDT [ 1,1,1-trichloro-2,2-bis-(p-chlorophenyl)ethane] đă được tổng hợp vào năm 1874, nhưng măi đến 1930, Bác sĩ Paul Muller (Thụy Sĩ ) mới xác nhận DDT là một hóa chất hữu hiệu trong việc trừ sâu rầy và từ đó được xem như là một thần dược và không biết có ảnh hưởng nguy hại đến con người. Khám phá trên mang lại cho ông giải Nobel về y khoa năm 1948 và DDT đă được sử dụng rộng răi khắp thế giới cho việc khử trùng và kiểm soát mầm mống gây bịnh sốt rét.

Nhưng chỉ hai thập niên sau đó, một số chuyên gia thế giới đă khám phá ra tác hại của DDT trên môi trường và sức khỏe người dân. Do đó, tại Hoa Kỳ từ năm 1972 DDT đă bị cấm sử dụng hẳn. Tuy nhiên cho đến hôm nay, các nhà chế tạo Mỹ vẫn tiếp tục sản xuất DDT để xuất cảng qua Phi châu và các nước Á châu trong đó có Việt Nam (300.000 kg/năm). Theo tài liệu của National Safety Council Hoa Kỳ (7/98) năm 1962, Hoa Kỳ tiêu thụ 80 triệu Kg DDT và sản xuất ra 82 triệu, và năm 1972 Hoa Kỳ chỉ tiêu thụ 2 triệu Kg.

DDT tuy đă bị cấm ở Hoa Kỳ từ năm 1972 nhưng đến nay hoá chất này vẫn c̣n là một vấn nạn cho EPA Hoa Kỳ ở những vùng nông nghiệp và những vùng quanh nhà máy sản xuất ra DDT. Hiện tại DDT vẫn c̣n ngưng tụ nơi thềm lục địa vùng Palos Verdas (ngoài khơi vùng biển Los Angeles) v́ nhà máy sản xuất DDT Montrose Chemical, Co. tại Torrance đă thải DDT vào hệ thống cống rănh thành phố vào năm 1971. Việc xử lư ô nhiễm DDT cho vùng này ước tính sẽ tốn kém vào khoảng 300 triệu USD.

Tuy không có số liệu chính xác về số lượng DDT đang được sử dụng ở Việt Nam, nhưng tin tức từ quốc nội cho biết rằng thuốc này vẫn c̣n đang được áp dụng rộng răi đặc biệt ở vùng châu thổ sông Cửu Long v́ là vùng có nhiều sông rạch và nhiều muỗi mồng.

Lượng DDT tích tụ trong môi trường tăng dần theo thời gian và tùy liều lượng sử dụng của dân chúng; sau khi sử dụng DDT vẫn tiếp tục tồn tại trong nguồn nước, ḷng đất và bụi DDT vẫn lơ lửng trong không khí ... DDT không ḥa tan trong nước nhưng ḥa tan trong dung môi hữu cơ và được EPA Hoa Kỳ xếp vào danh sách các loại hóa chất phải kiểm soát v́ có nguy cơ tạo ra ung thư cho người và vật.

Tiếp xúc trực tiếp vớI DDT làm cho da bị ngứa, khó chịu khi chạm vào mắt và làm chảy nước mủi khi hít vào. - liều lượng cao hơn, có thể ảnh hưởng lên hệ thần kinh và khi trực tiếp tiếp xúc vớI DDT trong thời gian dài có thể bị sơ gan (dạng necrosis).

H́nh 3.  Thu hoạch lúạ..

Trẻ con bú sữa mẹ hay sữa tươi bị nhiễm độc DDT trực tiếp qua sự hiện diện của DDT trong sữa tươi hay gián tiếp v́ thức ăn của người mẹ. Các hiện tượng sau đây được quan sát trong trường hợp bị nhiễm DDT từ nhẹ như: nhức đầu, cảm thấy người yếu dần, tê các đầu ngón tay ngón chân, thường hay bị chóng mặt; cho tới nặng hơn như: mất trí nhớ, sống trong tâm trạng hồi họp thường xuyên, bị co thắt ở cơ

ngực, không kiểm soát được đường tiểu, thở rất khó khăn và đôi khi bị động kinh. Tệ hại hơn nữa, nhiều bà mẹ đă bị xảy thai trong vùng ảnh hưởng của DDT. Nhiều nông dân sống trong những vùng trên đă từng bị ung thư đường tiêu hóa. Điều nầy đă nói lên tầm quan trọng của hậu quả của DDT sau một thời gian sử dụng dài hạn. Nên nhớ, việc sử dụng hóa chất trên trong một thời gian dài sẽ làm tăng thêm sức đề kháng của chính các sinh vật DDT phải tiêu trừ, từ đó người ta lại phải tăng thêm liều lượng sử dụng DDT thêm lên!

Gần đây DDT c̣n là một trong 12 loại hoá chất được các nhà khoa học thế giới xếp vào hạng Persistent Organic Pollutants (POPs)- đó là các hạt bụi ô nhiễm hữu cơ không bị hủy diệt trong không khí. Theo báo Chemical & Engineering News (7/98), đại diện của 92 quốc gia trên thế giới đă tụ họp tại Montreal (Gia Nă Đại) để bàn thảo về các biện pháp như cấm sản xuất và sử dụng các hoá chất trên v́ lư do độc hại của chúng do sự tích lủy lâu dài trong không khí, ḷng đất và nguồn nước, kết tụ vào các mô động thực vật - nguồn thực phẩm chính của loài người. Tuy nhiên cuộc hội thảo vẫn chưa đưa ra một giải đáp xác đáng nào cả v́ c̣n nhiều trở ngại do quyền lợi riêng của các quốc gia liên hệ. Tuy nhiên thế giới vẫn lạc quan và hy vọng sẽ đạt được một hiệp ước toàn cầu về việc cấm sử dụng các hóa chất trên vào năm 2000.

Việc sản xuất Pesticides và một số hóa chất hữu cơ POPs kể trên đem lại lợi ích kinh tế thật đáng kể cho quốc gia sản xuất , v́ trên quả đất nầy c̣n hơn ba tỷ người ở các nước đang mở mang vẫn c̣n dùng đến các hoá chất trên như "phương tiện duy nhất để khử trùng và sát trùng".

Do đó việc cấm sử dụng hoàn toàn các hóa chất trên cần phải đứng trên b́nh diện thật nhân bản: Các quốc gia tiên tiến cần hy sinh, giảm đi lợi nhuận, ngưng cung cấp các hóa chất vốn đă biết là độc hại này, và nhận trách nhiệm nghiên cứu giúp các nước kém mở mang t́m ra các hóa chất hay phương sách khác tốt hơn để khử trùng, trừ sâu rầy và diệt cỏ dại...

 

6. Đề nghị giải quyết

Ngành công nghệ sinh học (Biotechnology) đang được nghiên cứu và áp dụng rộng răi ở các nước tiên tiến sẽ là biện pháp hữu hiệu nhất để kiểm soát cỏ dại và sâu rầy. Công nghệ này áp dụng phương pháp cấy mô hay tế bào vào cây cỏ hay động vật để tạo ra kháng thể tự nhiên cho các thế hệ về sau do đó cây cỏ và gia súc sẽ được miễn nhiễm và từ đó cho năng suất cao ...

Trở lại t́nh trạng Việt Nam hiện tại, như đă tŕnh bày ở phần trên và với cái nh́n tích cực hướng về tương lai, một số đề nghị để giải quyết vấn nạn sử dụng thuốc trừ sâu rầy bừa băi, không đúng liều lượng được lần lượt tŕnh bày sau đây:

Trước hết về phía chính quyền, phải lưu tâm hơn nữa về vấn đề kiểm soát chặt chẽ việc sản xuất và nhập cảng hóa chất liên hệ, chận đứng việc nhập cảng bất hợp pháp ... kiểm kê và kiểm tra các hóa chất sử dụng để bào chế thuốc cũng như liều lượng hóa chất nhập cảng và phân phối cho từng vùng. Biết được lượng thuốc và loại thuốc sử dụng ở từng vùng sẽ mang lại một lợi ích rất lớn là khi có ngộ độc cá nhân hay tập thể, việc tích trữ thuốc chữa, truy t́m nguyên nhân sẽ dễ dàng hơn, việc cứu cấp được nhanh chóng hơn và có thể pḥng ngừa, hạn chế hay chặn đứng được các vụ nhiễễễm độc đó.

                                                                  H́nh 4. Lúa được thu hoạch.

Phổ biến những tài liệu chỉ dẫn dểễ hiểu về từng loại hóa chất, cách dùng và liều lượng áp dụng cho từng loại hoa màu và gia súc (mức ấn định sử dụng DDT theo tiêu chuẩn EPA Hoa Kỳ là < 2.5% tinh chất). Từ đó người dân được học hỏi và biết dùng hóa chất trong đời sống hàng ngày, nhất là đối với dân sống ở nông thôn ít được tiếp xúc với thành phố v́ phương tiện giao thông bị hạn chế.

Về phía người dân, cần phải vứt bỏ những định kiến sai lầm đă có từ đời này

sang đời khác trong cách dùng thuốc, bỏ các thói quen để chấp nhận phương cách mới hầu thâu đạt năng xuất sản xuất, giảm thiểu việc sử dụng thuốc bừa băi và không hợp lư để bảo vệ môi trừơng sống của chính ḿnh và những người chung quanh.

Sử dụng thuốc khi thật sự cần thiết và đúng thời điểm tùy theo sự tăng trưởng của từng loại nông phẩm hoặc gia súc nhằm tránh lạm dụng và ảnh hưởng đến năng suất.

Và sau hết để bảo vệ sức khoẻ, cần cố tránh tiếp xúc trực tiếp với thuốc để thuốc khỏi phải thấm vào da thịt, và cố tránh việc dùng thuốc gần các nguồn nước sinh hoạt hàng ngày. Nên nhớ dù DDT không ḥa tan trong nước nhưng những hạt bụi li ti vẫn có thể lơ lửng trong nước hay trong không khí hoặc trong đất và rất dểễ xâm nhập vào cơ thể con người.

Việt Nam hiện nay là một quốc gia có tỉ lệ thanh thiếu niên rất cao so với dân số. Đó là tiềm năng lao động lớn nhất trong việc phát triển kinh tế quốc gia. V́ vậy sức khoẻ cần được bảo vệ và dân trí nâng cao. Nếu dùng lăng kính của một chuyên gia dự pḥng về tương lai, hầu như mọi người đồng ư rằng chính quyền hiện tại cần mở rộng tầm nh́n, chối bỏ những lợi nhuận ngắn hạn trước mắt để chuẩn bị cho một tương lai sáng lạn lâu dài hơn. Dân có mạnh, Nước mới giàu! Đó là chân lư ngàn đời không thay đổi.

Mai Thanh Truyết 9/98