PHÁT TRIỂN VÀ MÔI TRƯỜNG Ở VIỆT NAM

 

Tiến sĩ Mai Thanh Truyết và Kỹ sư Nguyễn Minh Quang

 

Tham luận tại Hội thảo về Chiến lược Phát triển Khả chấp tại Việt Nam

Đại học Maryland, College Park, Maryland, Hoa Kỳ - Ngày 13-14 tháng 11 năm 2003

 

PHẦN DẪN NHẬP

 

Phát triển và môi trường có liên hệ mật thiết với nhau.  Phát triển không đúng hoặc thiếu kiểm soát sẽ gây ảnh hưởng tai hại đến môi trường, và ngược lại, ô nhiễm hoặc suy thoái môi trường có thể là một trở ngại to lớn trong việc phát triển kinh tế và xă hội.  Sự liên hệ giữa phát triển và môi trường đă được nhận thấy trên khắp thế giới, nhất là ở các nước phát triển nhanh như Nhật Bản, Đại Hàn, Trung Hoa, và Thái Lan (1,2).  Nhận thức được ảnh hưởng nguy hại của ô nhiễm và suy thoái môi trường đối với việc phát triển khả chấp (sustainable development), Hội thảo về Môi trường và Phát triển của Liên Hiệp Quốc, được tổ chức từ ngày 3 đến 14 tháng 6 năm 1992 tại Rio de Janeiro, Brazil, đă thảo luận và thỏa thuận trên một số vấn đề môi sinh toàn cầu gồm có các tuyên bố về sự liên hệ giữa việc thi hành các biện pháp bảo vệ môi trường khả chấp và việc theo đuổi các chương tŕnh phát triển xă hội và kinh tế.  Một trong những thỏa thuận đó là Nghị tŕnh 21, một lượng định rộng răi các thành phần xă hội và kinh tế với mục tiêu cải thiện ảnh hưởng của việc phát triển đối với môi trường và ngược lại.

 

Tại Việt Nam, chánh sách đổi mới bắt đầu áp dụng từ năm 1986 đă mang lại cho nền kinh tế một mức độ tăng trưởng tương đối nhanh, nhưng ... với một cái giá môi trường khá cao...  Mười năm sau, theo lời Tiến sĩ (TS) Vơ Quư, giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Tài nguyên Thiên nhiên và Môi trường của trường Đại học Quốc gia Hà Nội, Việt Nam đang đối phó với một số vấn đề ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, bao gồm việc phá rừng, đất đai suy thoái, thiếu nước, tài nguyên sinh học bị khai thác thái quá, hệ sinh thái bị đe dọa, và gia tăng ô nhiễm môi sinh (3).  Mặc dù Việt Nam đă có những chánh sách về môi trường từ năm 1985, vấn đề ô nhiễm môi trường càng ngày càng lan tràn và tồi tệ hơn.  Bài viết nầy cố gắng tŕnh bày các dữ kiện mới nhất về ảnh hưởng của việc phát triển đối với môi trường, hậu quả của việc ô nhiễm và suy thoái môi trường đối với việc phát triển kinh tế, và sau cùng, tŕnh bày một số đề nghị cho việc phát triển khả chấp ở Việt Nam hiện nay.

 

ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC PHÁT TRIỂN ĐỐI VỚI MÔI TRƯỜNG

 

Phá Rừng

 

Trong ṿng 60 năm qua, việc phá rừng đă trở thành một hiểm họa nghiêm trọng cho rừng rậm ở Việt Nam, nhưng nguyên nhân chính và tầm mức của nó th́ vẫn c̣n mơ hồ.  Dựa theo các nguồn tin được trích dẫn nhiều nhất, từ năm 1943 đến năm 1993, phần lănh thổ quốc gia được rừng bao phủ giảm từ 43% xuống c̣n 20% (Vơ Quư, 1996) hoặc 16% mà thôi (Bảng 2) - các con số ước tính có sai biệt đôi chút tùy tác giả và nguồn tin tức mà họ có được.  Nhiều quan sát viên c̣n đi xa hơn khi họ cho rằng phần lănh thổ Việt Nam được bao phủ bởi rừng rậm đă xuống thấp hơn 10%... Các ước tính cho thấy diện tích rừng Việt Nam bị thu hẹp khoảng 200.000 ha/năm, như vậy, phần lănh thổ quốc gia được bao phủ bởi rừng rậm chỉ c̣n khoảng từ 10 đến 20%, tức từ 3,3 đến 6,6 triệu ha.  Nói cách khác, mức độ phá rừng trung b́nh hàng năm trên toàn quốc thay đổi từ 3 đến 6% (4).  Như vậy, có ít nhất 76.000 cây số vuông (7,6 triệu ha) rừng ở Việt Nam bị tàn phá từ năm 1943 đến 1993.

 

Các giới chức ở Việt Nam hiện nay và một vài chuyên viên nghiên cứu ngoại quốc đă đổ tội cho chiến tranh như là thủ phạm chính yếu của việc tàn phá rừng rậm ở Việt Nam.  Thật vậy, ... từ năm 1945 đến 1975, chiến tranh triền miên đă phá hủy hầu hết số rừng và đất canh tác c̣n lại, cho nên mới có danh từ mới  - thảm sát sinh thái (ecocide)...  Các nhà khoa học Mỹ và [Bắc] Việt Nam ước tính rằng có đến 22.000 cây số vuông [2,2 triệu ha] rừng và 1/5 đất canh tác của cả nước bị ảnh hưởng trực tiếp của bom, khai quang bằng cơ giới, và thuốc khai quang (5).

 

Nếu ước tính trên đây đúng với thực tế, ảnh hưởng của 30 năm chiến tranh chỉ bằng 1/3 ảnh hưởng của 18 năm thanh b́nh, do tăng trưởng và phát triển, từ năm 1975 đến năm 1993.  Theo De Koninck (4), việc phát triển ồ ạt các Vùng Kinh tế Mới sau khi thống nhứt đất nước năm 1976 dường như là nguyên nhân chính yếu.

 

Việc phá rừng ở Việt Nam dường như vẫn tiếp diễn ở mức báo động.  Riêng tỉnh Dak Lak ở Cao nguyên miền Trung, diện tích rừng nhiệt đới giảm với mức độ trung b́nh khoảng 4,5% một năm, từ 1.219.848 ha trong năm 1995 c̣n khoảng 1.000.000 ha trong năm 2000 (6).

 

Kể từ thập niên 1990, hệ thống rừng Việt Nam c̣n phải đối diện với một hiểm họa mới: phá rừng nuôi tôm.  Việc phát triển nhanh chóng của kỹ nghệ nuôi tôm đă có ảnh hưởng nghiêm trọng đối với rừng ngập mặn ở Việt Nam.  Trong ṿng 50 năm qua, Việt Nam mất khoảng 220.000 ha rừng ngập mặn - hơn 80% diện tích nguyên thủy đă bị phá hủy.  Trong năm 2000, chỉ c̣n khoảng 110.680 ha.  Ngày trước, nông nghiệp, ruộng muối, và việc sử dụng hóa chất trong thời chiến là những hiểm họa quan trọng nhất đối với rừng ngập mặn (xem chi tiết trong khung); trong thập niên vừa qua, việc nuôi tôm đă trở thành hiểm họa lớn lao nhất.  Trong tỉnh Cà Mau ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long [ĐBSCL], diện tích dùng cho việc nuôi tôm đă tăng gấp 3 lần trong ṿng 12 tháng cho đến giữa năm 2001, và hiện nay đă lên đến 202.000 ha.  Các ước tính cho thấy diện tích rừng ngập mặn trong tỉnh giảm từ trên 200.000 ha trước năm 1975 xuống chỉ c̣n 60.000 đến 70.000 ha, và hầu như tất cả việc phá rừng nầy là để nuôi tôm (7).

 

Ô Nhiễm Nước

 

Sự tăng trưởng một cách nhanh chóng về kinh tế và xă hội từ năm 1986 đă gây nên t́nh trạng ô nhiễm nước ở đô thị và nông thôn trên cả nước, và phẩm chất của các nguồn nước ở Việt Nam dường như càng ngày càng suy thoái, ít nhất là trong ngắn hạn.

 

Nước thải từ các khu đô thị và kỹ nghệ đă được xả trực tiếp vào đồng ruộng, kinh rạch, ao hồ, và sông ng̣i mà không được gạn lọc (xử lư) chất độc hại.  Trên toàn quốc, số lượng nước thải gia dụng và kỹ nghệ không được gạn lọc và xả trực tiếp vào sông ng̣i được ước tính vào khoảng từ 240 đến 300 triệu m3 một năm.  Theo ước tính của Ngân hàng Thế giới, số lượng nầy sẽ tăng lên gấp 10 lần trong ṿng 15 năm tới [vào năm 2010]. (3)

 

Việc xả nước thải không được gạn lọc chất độc đă gây nên t́nh trạng ô nhiễm nước nghiêm trọng ở các thành phố lớn như Hà Nội, Hồ Chí Minh (Sài G̣n), Hải Pḥng, Việt Tŕ, và Biên Ḥa.  Theo Báo cáo Hiện Trạng Môi trường Việt Nam 2001, hầu hết các sông được theo dơi đều bị ô nhiễm các chất như N và P, từ 4 đến gần 200 cao hơn tiêu chuẩn cho nước loại A [nước uống] và từ 2 đến 20 lần cao hơn tiêu chuẩn cho nước loại B [nước không uống được].  T́nh trạng ô nhiễm chất hữu cơ trong sông Sài G̣n, Vàm Cỏ Đông và các kinh rạch rất nghiêm trọng, riêng sông Đồng Nai th́ cực kỳ nghiêm trọng (8).  Sông ở các thành phố lớn có độ BOD [biochemical oxygen demand] cao gấp 2,5 đến 7,5 lần tiêu chuẩn nước uống của Việt Nam và của Cộng đồng Châu Âu, chứng tỏ nước có chứa nhiều chất hữu cơ.  Cá không thể sống trong các con sông nầy, v́ nồng độ oxy thấp hơn 4 mg/l (3).

 

Ngoài các chất hữu cơ và chất đạm, hóa chất độc hại cũng hiện diện trong nước thải.  Một số nghiên cứu về Nhà máy giấy Băi Bằng trong tỉnh Vĩnh Phú đă phát hiện các chất thuộc họ dioxin trong cây cỏ và bùn ở hồ lắng và nguồn nước nhận nước thải của nhà máy (9), và PCBs [polychlorinated biphenyls] được t́m thấy trong nước thải gia dụng của thành phố Hồ Chí Minh (3).  Thuốc trừ sâu có chứa chlorine và PCBs cũng được phát hiện trong trầm tích ở cửa sông Hậu (10).

 

Ở vùng nông thôn, theo TS Vơ Quư, sản xuất nông nghiệp (bao gồm kỹ nghệ thủy sản và các công tŕnh ngừa lụt) đang gây ô nhiễm nước nghiêm trọng cho nhiều vùng của đất nước (3).  Nguồn nước mặt đă bị ô nhiễm chất đạm và vi khuẩn từ phân bón và chất thải của con người và súc vật.  Theo một phúc tŕnh của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, trị số trung b́nh của vi khuẩn, vào khoảng 1.500 đến 3.500 MNP/100 ml [MPN/100 ml] dọc theo sông Tiền và sông Hậu, tăng lên đến 3.800 đến 12.500 MNP/100 ml [MPN/100 ml] trong các kinh thủy lợi ở nội đồng (11).  Tiêu chuẩn quốc tế hiện nay không cho phép có vi khuẩn trong nước uống.  Thạch tín (arsenic) cũng được phát hiện với nồng độ cao trong nước ngầm ở nhiều nơi trong vùng Đồng bằng sông Hồng (ĐBSH) (12).  Ở vùng ĐBSCL, nồng độ thạch tín trong nước ngầm đang tiến dần đến mức cho phép (13).  Vấn đề ô nhiễm thạch tín, tương tự như trường hợp của Ấn Độ và Bangladesh, dường như bắt nguồn từ hơn 210.000 giếng khoan ở ĐBSH và ĐBSCL từ năm 1980.

 

Ô Nhiễm Hóa Chất

 

Việc sử dụng không đúng cách một số lượng lớn hóa chất và thuốc trừ sâu, trong việc sản xuất kỹ nghệ và nông nghiệp và pḥng ngừa bệnh tật, đă gây nên t́nh trạng ô nhiễm hóa chất nghiêm trọng trên cả nước.  Các hóa chất nầy có thể chứa các chất hữu cơ dai dẳng (persistent organic pollutants (POPs)) như PCBs, HCB (hexachlorobenzene), HCHs (hexachlorocyclo-hexanes), các chất thuộc họ dioxin, furans, và DDT.

 

Số lượng phân bón dùng trong năm 1996 được ước tính vào khoảng 3.300.000 tấn (14).  Tổng số lượng NPK (N cho nitrogen, P cho P2O5, và K cho K2O) sử dụng trong 10 năm qua tăng trung b́nh 11,6% mỗi năm.  Đây là một trong các mức gia tăng cao nhất ở Đông Nam Á; so với 3,2% ở Nam Dương, 7,2% ở Phi Luật Tân, và 12,1% ở Thái Lan (15).

 

Theo số liệu chính thức của Bộ Thương mại, năm 2000,  đă có gần 34.000 tấn thuốc BVTV [bảo vệ thực vật] thành phẩm được nhập khẩu.  Đó là chưa kể tới việc nhập lậu theo con đường tiểu ngạch.  Ước tính có khoảng 15 [1.5?] triệu tấn thuốc BVTV cực độc, được nhập lậu và lưu hành trôi nổi trên thị trường.  Mặc dù hiện nay, cả nước có khoảng 50 nhà máy, công ty gia công sản xuất thuốc BVTV với tổng công suất trên 130.000 tấn/năm, vượt gấp đôi so với nhu cầu, nhưng t́nh trạng nhập lậu hóa chất BVTV vẫn diễn ra rất phức tạp (16).

 

Khoảng 27.000 đến 30.000 tấn dầu ô nhiễm PCBs đă được nhập cảng từ Liên Sô, Trung Hoa, và Rumania.  PCBs được dùng một cách rộng răi trong các máy biến thế và tụ điện lớn, dầu thủy lực và dầu chuyển nhiệt, sơn, và dầu nhớt.  Một phần của số dầu ô nhiễm nầy đă được xả trực tiếp vào môi trường và gây ô nhiễm nghiêm trọng (17).

 

DDT được dùng lần đầu tiên ở Việt Nam vào năm 1949 để pḥng ngừa bệnh sốt rét.  Tuy nhiên, số lượng thuốc DDT được dùng chỉ có 315 tấn trong năm 1961 và giảm xuống c̣n 22 tấn trong năm 1974.  Từ năm 1957 đến 1990, tổng số lượng thuốc DDT nhập cảng chỉ có 24.042 tấn.  Mặc dù việc sử dụng thuốc DDT đă bị cộng đồng quốc tế ngăn cấm từ năm 1992, việc nhập cảng và sử dụng DDT ở Việt Nam vẫn tiếp tục cho đến năm 1994.  Trong khoảng từ 1992 đến 1994, số lượng thuốc DDT nhập cảng từ Nga lên đến 423.358 tấn (18).

 

Việt Nam đang cố gắng chận đứng bệnh tật nhưng lại chấp nhận t́nh trạng ô nhiễm môi trường (3).  Thật vậy, DDT đă thấm vào môi trường và dân chúng.  Kết quả nghiên cứu ở tỉnh Nghệ An cho thấy DDT vẫn c̣n trong một nhà kho hoạt động từ năm 1965 đến năm 1985.  Nồng độ của DDT thay đổi từ 3,38 đến 960,6 mg/kg trong các mẩu đất và từ 0,00012 đến 0,00168 mg/l trong các mẩu nước.  Trong nhiều năm liên tiếp, mùi thuốc DDT nồng nặc bay xa đến 600 mét.  Đă có 25 người chết v́ ung thư, và 22 trường hợp dị thai được ghi nhận (19).

 

DDT có nồng độ cao từ 4.220 đến 7.300 phần tỉ (ppb) đă được phát hiện trong các mẩu sữa mẹ trong một cuộc nghiên cứu của Bác sĩ (BS) Schecter trong năm 1989.  Một cuộc nghiên cứu khác trong năm 1999 cũng đă phát hiện nồng độ rất cao chẳng những của DDT và các chất phân hủy của nó (lên đến 1.600 ppb cho DDT và 8.900 ppb cho DDE) mà c̣n của POPs chẳng hạn như HCB (lên đến 2.2 ppb), mirex (lên đến 2.2 ppb), dieldrin (lên đến 0.63 ppb), và PCBs (lên đến 54 ppb) (20).

 

Trong một nghiên cứu vào năm 2001, dioxin và các chất cùng họ như PCDDs (polychlorinated dioxins), PCDFs (polychlorinated dibenzo-furans), và PCBs đă được t́m thấy trong 20 mẩu máu của cư dân thành phố Biên Ḥa.  Nồng độ thay đổi từ 2,4 đến 271 phần ức (ppt) cho dioxin, từ 143 đến 1.133 ppt cho PCDDs, từ 43,3 đến 184 ppt cho PCDFs, và từ 31 đến 156 ppt cho PCBs (21).

Trong một nghiên cứu vào năm 2002, POPs lại được t́m thấy trong 16 mẩu thực phẩm (cá, thịt heo, thịt ḅ, vịt, và ếch) cũng được thu thập từ thành phố Biên Ḥa.  Nồng độ thay đổi từ 0,025 đến 331 ppt cho dioxin, từ 17 đến 8.216 ppt cho PCB 118, từ 8,6 đến 919 ppt cho HCHs, lên đến 1.391 ppt cho HCB, từ 46 đến 44.722 ppt cho DDT, và từ 305 đến 149.409 ppt cho DDE.  PCDDs và PCDFs cũng được t́m thấy, nhưng ở nồng độ thấp hơn (22).

 

Cũng chính v́ các vấn đề sức khỏe và môi trường do POPs gây ra trong việc sản xuất nông nghiệp và kỹ nghệ, Chương tŕnh Môi trường của Liên Hiệp Quốc (UNEP) đă chọn Việt Nam là một trong 9 thí điểm nghiên cứu (case studies) về ảnh hưởng của POPs (23). 

 

Ô Nhiễm Không Khí

 

Bụi là chất ô nhiễm không khí phổ biến nhất tại Việt Nam.  Từ năm 1995 đến 1999, ... hầu hết các đô thị ở Việt Nam đều bị ô nhiễm bụi, nhiều đô thị bị ô nhiễm bụi trầm trọng tới mức báo động...  Nồng độ bụi ở các khu dân cư ở bên cạnh các nhà máy, xí nghiệp hoặc gần các đường giao thông lớn đều vượt trị số TCCP [tiêu chuẩn cho phép] từ 1,5 đến 3 lần, trường hợp cá biệt, gần nhà máy gạch và bia ở thị xă Lào Cai vượt TCCP tới 5 lần.  Nơi bị ô nhiễm lớn nhất là khu dân cư gần các nhà máy xi măng Hải Pḥng, nhà máy VICASA TP. Biên Ḥa, khu công nghiệp Tân B́nh (TP. Hồ Chí Minh), nhà máy Tuyển than Ḥn Gai (TP. Hạ Long) (8).  Theo một phúc tŕnh của Ngân hàng Thế giới năm 1995, bụi từ nhà máy xi măng bao phủ hầu hết Hải Pḥng, thành phố lớn thứ ba, vượt TCCP của chánh phủ từ 3 đến 8 lần (3). 

 

Nói chung, nồng độ trung b́nh hàng ngày của CO và NO2 th́ thấp hơn TCCP ở các thành phố lớn như Hà Nội, Hồ Chí Minh, Đà Nẳng, Hải Pḥng.  Tuy vậy ở một số nút giao thông lớn trong đô thị nồng độ khí CO và khí NO2 đă vượt trị số TCCP, như là ở ngă tư Đinh Tiên Hoàng - Điện Biên Phủ (TP. Hồ Chí Minh) trị số trung b́nh ngày năm 1999 của nồng độ NO2 = 0,255 [mg/m3], gấp 2,55 lần trị số TCCP, nồng độ CO = 15,46 mg/m3, gấp hơn 3 lần trị số TCCP; ở khu nhà máy thép Đà Nẳng trị số trung b́nh năm 1999 của nồng độ NO2 = 0,11 mg/m3, gấp 1,1 lần trị số TCCP, nồng độ CO = 12,2 mg/m3, gấp 2,44 lần trị số TCCP; ở khu công nghiệp Thượng Đ́nh (Hà Nội), 1999 có CO = 7,2 mg/m3, gấp 1,44 lần trị số TCCP; ở khu nhà máy xi măng Hải Pḥng, 1999 có CO = 9,42 mg/m3, gấp 1,88 lần trị số TCCP (8).

 

Ch́ là một chất ô nhiễm không khí phổ biến khác, nhất là ở các đô thị. Trong năm 1991, thành phố Hồ Chí Minh có khoảng 750.000 xe gắn máy và 75.000 xe cộ các loại, tất cả đều dùng xăng pha ch́.  Việc nầy làm cho nồng độ ch́ trong không khí đo được trong khoảng từ 1 đến 4 micrograms/m3 (mg/m3).  Để so sánh, theo kết quả nghiên cứu đăng trên tạp chí Pediatrics năm 1994, nồng độ ch́ trong không khí ở thành phố Chicago trong năm 1988 th́ dưới mức 0.5 mg/m3 (3).  Nhiều nơi ở thành phố Hà Nội, nồng độ ch́ vượt quá mức 4 mg/m3 trong năm 1998 (8).

 

Ô nhiễm không khí do một số nhà máy xí nghiệp (ví dụ như nhà máy gạch Cầu Đuống, nhà máy điện Phả Lại v.v.) đă gây tác hại đối với sản xuất nông nghiệp vùng xung quanh, làm giảm sản lượng lúa từ 20 đến 50%.  Môi trường không khí ở một số xí nghiệp nhà máy (như là nhà máy Xi măng Hải Pḥng, khu Công nghiệp Thượng Đ́nh) đă bị ô nhiễm nặng nề về bụi và khí SO2 và tác động trực tiếp đến sức khỏe con người, làm tăng tỷ lệ số người bị mắc bệnh về hô hấp từ 1,5 đến 2,5 lần so với các khu vực dân cư bên cạnh không bị ô nhiễm (8).

 

Rác

 

Rác gia dụng và kỹ nghệ cũng là một nguyên nhân gây nhiễm môi trường ở Việt Nam.  Theo Báo Cáo Hiện Trạng Môi Trường Việt Nam 2001 (8), rác gia dụng trung b́nh vào khoảng 16.200 tấn/ngày trong năm 1996, 19.300 tấn/ngày trong năm 1997, tăng lên khoảng 22.200 tấn/ngày trong năm 1998.  Các con số nầy không bao gồm khoảng 800 tấn bùn của hầm cầu (cesspool sludge) được đổ vào các băi rác mỗi ngày.  Rác kỹ nghệ được ước tính vào khoảng 15 đến 26% lượng rác gia dụng, trong số đó có khoảng 35 đến 41% có chứa chất độc hại.  Rác có chất độc hại được ước tính vào khoảng 2.200 tấn/ngày trong năm 1998 và 2.600 tấn/ngày trong năm 1999.  Rác y tế được ước tính vào khoảng 50 đến 75 tấn/ngày.  Hầu hết rác có chất độc hại th́ không được khử độc hoặc khử độc không đúng mức rồi đổ vào các băi rác lộ thiên cùng với rác gia dụng.  Khoảng 13 đến 20% rác được tái dụng hoặc tái sinh qua những người bươi rác.  Họ thu nhặt nhựa, giấy, kim loại và thủy tinh.

 

V́ thiếu một hệ thống thu gom và đổ rác thích hợp, rác thường được đổ bất hợp pháp xuống sông rạch, gây nên t́nh trạng tắc nghẽn lưu thông và ô nhiễm môi trường nghiêm trọng cho các thủy lộ nầy (24).  Ở thành phố Hồ Chí Minh, khoảng 100 tấn rác được đổ xuống 5 con kinh chánh mỗi ngày, và số lượng rác trôi nổi trong các con kinh nầy được ước tính khoảng 53.000 tấn (25).  Các băi rác tân tiến của thành phố Hồ Chí Minh như Đông Thạnh, Tam Tân, và Phước Hiệp ... không có lớp chống thấm ở đáy hoặc chung quanh thành, không có hệ thống thu gom và kiểm soát nước rỉ và khí, không được phủ kín hàng ngày, và không có hàng rào chung quanh (8).  Các băi rác nầy đă trở thành nguồn ô nhiễm môi trường cho những khu vực lân cận (26,27,28).     

 

ẢNH HƯỞNG CỦA Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG ĐỐI VỚI VIỆC PHÁT TRIỂN

 

Ô nhiễm môi trường đă và đang ảnh hưởng đến việc phát triển kinh tế và xă hội ở Việt Nam.  Ô nhiễm nguồn nước làm giảm số lượng nước có thể sử dụng, giết chết cá nuôi bè trong sông (29,30), và gây thiệt hại cho cây cối và hoa màu được trồng trọt bằng nước sông rạch bị ô nhiễm (31).  Ngân hàng Thế giới đang đấu thầu cho một dự án trị giá 150 triệu Mỹ Kim để xây nhiều đường ống dẫn nước, nới rộng và nâng cấp các nhà máy lọc nước, và đặt đường ống phân phối cho 4 thành phố lớn (3).  Do việc sử dụng Chloramphenicol và nitrofuran để đối phó với nguồn nước bị ô nhiễm, ... kỹ nghệ thủy sản Việt nam vừa thất thu hàng chục triệu Mỹ Kim (32).  Chi phí cho việc khắc phục ô nhiễm nước th́ tốn kém hơn.  Chỉ trong ĐBSH, chi phí cho việc khắc phục ô nhiễm nước có thể lên đến 4 tỉ Mỹ Kim.  Nếu không khắc phục, chi phí cho t́nh trạng ô nhiễm nước có thể lên tới 8 đến 12 tỉ Mỹ Kim (33).  Trong các lưu vực sông Sài G̣n và Đồng Nai, chi phí cho việc pḥng ngừa ô nhiễm nước được ước tính khoảng 130 triệu Mỹ Kim (34).

 

 Ô nhiễm hóa chất đă và đang đe dọa sức khỏe và sự an toàn của người dân và ảnh hưởng đến phẩm chất của các loại nông sản như thịt, cá, trái cây, và rau cải.  Mối đe dọa lớn nhất chính là ngộ độc thực phẩm.  Trong hai năm 1998 và 1999, có 10.034 người bị ngộ độc thuốc trừ sâu trong 8.758 trường hợp được ghi nhận, trong số đó có 198 người chết.  Riêng trong năm 2001, có tất cả 7.613 người bị ngộ độc trong 6.962 trường hợp với 187 người chết (35).  Ảnh hưởng lâu dài của ô nhiễm hóa chất, bao gồm tử vong, ung thư, và dị thai đă được ghi nhận và báo cáo (17,36).  Một ngân khoản khoảng 130 triệu Mỹ Kim đă được chấp thuận cho các chương tŕnh an toàn thực phẩm trong năm 2003 (37).

 

Kỹ nghệ du lịch cũng có thể bị ảnh hưởng v́ ô nhiễm môi trường ở các địa điểm du lịch (38), nhưng ảnh hưởng có thể chưa được ghi nhận.

 

Rất khó xác định hoặc ước tính ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường đối với việc phát triển, hay giá trị kinh tế do ô nhiễm môi trường gây ra.  Theo các nghiên cứu được thực hiện ở Trung Hoa, ... giá trị kinh tế hàng năm do việc suy thoái môi trường ở Trung Hoa có thể diễn tả bằng mức thất thu lợi tức do việc phá rừng, ô nhiễm môi trường, và suy thoái tài nguyên thiên nhiên...  Kết quả sau cùng th́ thật là chóng mặt.  Hàng năm, Trung Hoa thất thu khoảng 282,61 tỉ Nhân dân Tệ v́ suy thoái môi trường.  Con số nầy chiếm khoảng 18,9 [%] tổng sản lượng quốc gia (2.022,3 tỉ Nhân dân Tệ trong năm 1992) (39).

 

Theo dữ kiện của Tổng cục Thống kê Việt Nam, tổng sản lượng quốc gia (GDP) đă tăng trưởng ở mức trung b́nh 7,5% từ năm 1991 đến năm 2000.  Nhưng sự tăng trưởng nầy không bao gồm các chi phí ô nhiễm môi trường.  Nếu các chi phí ô nhiễm môi trường ở Việt Nam được ước tính chỉ bằng một nửa các chi phí ở Trung Hoa, tức vào khoảng 9,5% GDP, tổng sản lượng quốc gia của Việt Nam thật ra đă giảm trung b́nh khoảng 2,0% một năm từ năm 1991 đến năm 2000.

 

CÁC BIỆN PHÁP VÀ THÀNH QUẢ BẢO VỆ MÔI SINH

 

Các chánh sách bảo vệ môi sinh của Việt Nam bắt đầu từ năm 1985 với việc xây dựng Chiến lược và Kế hoạch Bảo vệ môi trường quốc gia nhằm duy tŕ tiến tŕnh sinh học và hỗ trợ đời sống của các hệ sinh thái trên cả nước và bảo tồn tính đa dạng sinh học của chúng.  Trong năm 1992, một kế hoạch quốc gia đă được soạn thảo để phối hợp việc soạn thảo quy định, các hệ thống thông tin, và chiến lược cho việc phát triển khả chấp, và để khuyến khích việc lượng định ảnh hưởng môi trường.  Kế hoạch nầy đă dẫn đến việc ban hành Luật Bảo vệ môi trường năm 1993 và thành lập Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường (3).

 

Ngoài Luật Bảo vệ môi trường, nhiều luật và pháp lệnh khác cũng được ban hành.  Các luật và pháp lệnh nầy gồm có Luật Bảo vệ và phát triển rừng (1991), Luật Bảo vệ sức khỏe nhân dân (1989), Luật đất đai (1993), Luật dầu khí (1993), Luật khoáng sản (1996), Luật tài nguyên nước (1998), Pháp lệnh bảo vệ đê điều (1989), Luật h́nh sự (sửa đổi, 1999), Pháp lệnh về thu thuế tài nguyên (1989), Pháp lệnh bảo vệ nguồn lợi thủy sản (1989), Pháp lệnh an toàn và kiểm soát bức xạ (1996), và Pháp lệnh bảo vệ và kiểm dịch thực vật (1993) (8).   

 

Mặc dù hoạt động bảo vệ môi trường đă được tăng cường trong thập niên qua, môi trường Việt Nam tiếp tục suy thoái.  Quá tŕnh phát triển kinh tế - xă hội trong giai đoạn công nghiệp hóa, đi theo là đô thị hóa, cùng với sự gia tăng dân số nhanh đă gây ra áp lực ngày càng nặng nề đối với môi trường và tài nguyên thiên nhiên.  Rừng tiếp tục bị tàn phá nặng nề, khoáng sản vẫn bị khai thác bừa băi, đất đai bị xói ṃn và thoái hóa.  ĐDSH [Đa dạng sinh học] trên đất liền và dưới biển đều bị suy giảm dần.  Nguồn nước mặt và nước ngầm đang càng ngày bị ô nhiễm và có thể xảy ra nguy cơ cạn kiệt ở một số vùng.  Vùng nước biển ven bờ bắt đầu bị ô nhiễm.  Môi trường ở nhiều đô thị và KCN [khu công nghiệp] đă bị ô nhiễm về nước thải, khí thải và chất thải rắn.  Điều kiện vệ sinh môi trường ở nông thôn c̣n quá thấp kém (8).

 

Giới chức có thẩm quyền ở Việt Nam hiện nay và một vài tổ chức phản chiến cáo buộc rằng môi trường Việt Nam suy thoái là do hậu quả của cuộc chiến Việt Nam và do ...Các quy định về quản lư và bảo vệ môi trường nước c̣n thiếu (chẳng hạn như chưa có các quy định và quy tŕnh kỹ thuật phục vụ công tác quản lư và bảo vệ nguồn nước). Cơ chế phân công và phối hợp giữa các cơ quan, các ngành và địa phương chưa đồng bộ, c̣n chồng chéo, chưa quy định trách nhiệm rơ ràng.  Các chương tŕnh giáo dục cộng đồng về môi trường nói chung và môi trường nước nói riêng c̣n quá ít. Đội ngũ cán bộ quản lư môi trường nước c̣n thiếu về số lượng, yếu về chất lượng (Hiện nay ở nước ta trung b́nh có khoảng ba cán bộ quản lư môi trường/một triệu dân, trong khi đó ở một số nước ASEAN trung b́nh là 70 người/một triệu dân) (41).

 

 Nhưng nguyên nhân thực sự dường như là sự khiếm khuyết của hệ thống bảo vệ môi trường hiện nay, nhất là trong lănh vực quản trị và chiến lược tẩy xóa.  Theo TS Judith Ladinsky, giảng sư của Đai học Wisconsin ở Madison và là chủ tịch Ủy ban Phối hợp Khoa học với Việt Nam, th́ giới chức có thẩm quyền ở Việt Nam hiện nay nên chú trọng ... bảo vệ môi trường trên thực tế chứ không phải trên giấy tờ... (3).  Các chiến lược dùng để tẩy xóa ô nhiễm hiện nay như đổ thừa cho hậu quả của cuộc chiến Việt Nam (42), di dời các cơ sở gây ô nhiễm từ thành phố ra ngoại ô (43), và xả nước ô nhiễm trong các kinh rạch ở thành phố Hồ Chí Minh vào sông Vàm Cỏ và Sài G̣n (44,45) đă không chứng tỏ được hiệu quả tích cực.  Ngược lại, các chiến lược tẩy xóa nầy không thể giải quyết t́nh trạng ô nhiễm, và chúng có thể làm cho t́nh trạng ô nhiễm lan rộng ra những vùng chưa hoặc ít ô nhiễm và làm cho t́nh trạng ô nhiễm nghiêm trọng thêm.  Thật vậy, ...  một số nhà máy mới được di dời vào các khu công nghiệp tiếp tục gây ô nhiễm môi trường (43).

 

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

 

Kể từ khi chánh sách đổi mới được thi hành vào năm 1986, nền kinh tế Việt Nam đă tăng trưởng tương đối nhanh, với tổng sản lượng quốc gia tăng trung b́nh khoảng 7,5% một năm trong ṿng 12 năm qua.  Nhưng môi trường đă phải trả một cái giá khá cao cho sự tăng trưởng kinh tế.  Và hiện nay, Việt Nam đang đối phó với những vấn đề ô nhiễm môi trường hết sức nghiêm trọng.

 

Dữ kiện thống kê cho thấy diện tích rừng bị phá hủy sau năm 1975 cao gấp 3 lần thiệt hại do chiến tranh gây ra từ năm 1945 đến năm 1975, và việc phá rừng vẫn đang tiếp tục ở mức độ báo động.  Hệ thống rừng Việt Nam c̣n phải đối phó với nguy cơ mới: phá rừng ngập mặn để nuôi tôm.  Ở Việt Nam, hầu như không có các cơ sở gạn lọc nước thải.  Nước thải gia dụng và kỹ nghệ không được gạn lọc được xả trực tiếp vào đồng ruộng và sông rạch, gây ô nhiễm nước nghiêm trọng ở các thành phố lớn và các lưu vực sông.  Ở vùng nông thôn, t́nh trạng môi trường c̣n tồi tệ hơn.  Nguồn nước mặt bị ô nhiễm chất đạm, vi khuẩn, và thuốc trừ sâu rầy do sản xuất nông nghiệp và chất thải của con người và thú vật.  Việc sử dụng không đúng cách một số lượng to lớn hóa chất và thuốc trừ sâu rầy trong việc sản xuất nông nghiệp và kỹ nghệ và pḥng ngừa bệnh tật (DDT) đă gây ra t́nh trạng ô nhiễm hóa chất nghiêm trọng trên cả nước.  Hóa chất độc hại kể cả POPs được t́m thấy trong môi trường, thực phẩm, máu và sửa mẹ.  Nhiều hóa chất độc hại có nồng độ rất cao so với nồng độ của dixon.  Hầu hết các khu đô thị bị  ô nhiễm bụi và khói, nhất là các vùng chung quanh khu kỹ nghệ, nhà máy nhiệt điện, và nhà máy xi măng.  V́ không có một hệ thống thu gom và đổ rác thích ứng, rác được đổ bất hợp pháp xuống sông rạch.  Tất cả rác kể cả rác y tế và kỹ nghệ được đổ vào các băi rác lộ thiên mà không được phủ kín mỗi ngày.  Các băi rác nầy không được thiết kế, xây cất, và điều hành một cách cẩn thận và đúng tiêu chuẩn và đă trở thành các ổ ô nhiễm cho các vùng chung quanh.

 

T́nh trạng ô nhiễm môi trường đă có ảnh hưởng đến việc phát triển xă hội và kinh tế ở Việt Nam.  Ô nhiễm nguồn nước làm giảm số lượng nước có thể sử dụng, giết chết cá nuôi bè trong sông, và gây thiệt hại cho cây cối và hoa màu được trồng trọt bằng nước sông rạch bị ô nhiễm.  Ô nhiễm hóa chất đă và đang đe dọa sức khỏe và sự an toàn của người dân và ảnh hưởng đến phẩm chất của các loại nông sản như thịt, cá, trái cây, và rau cải.  Ảnh hưởng của ô nhiễm hóa chất, ngắn hạn và lâu dài, bao gồm ngộ độc thực phẩm, ung thư, dị thai, và tử vong đă được ghi nhận và báo cáo.  Rất khó xác định hoặc ước tính ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường đối với việc phát triển, nhất là ở Việt Nam.  Nhưng dựa theo kết quả nghiên cứu ở Trung Hoa, thiệt hại kinh tế do ô nhiễm môi trường tại Việt Nam có thể vượt quá 9,5% tổng sản lượng quốc gia.

 

Mặc dù các hoạt động bảo vệ môi trường đă được tăng cường trong thập niên qua, môi trường Việt Nam vẫn tiếp tục suy thoái.  Giới chức có thẩm quyền ở Việt Nam hiện nay và một vài tổ chức phản chiến cho rằng môi trường Việt Nam suy thoái là do hậu quả của cuộc chiến Việt Nam và do sự thiếu thốn về tiêu chuẩn, phương tiện kỹ thuật, và sự hiểu biết của người dân.  Nhưng nguyên nhân thực sự chính là sự khiếm khuyết của hệ thống bảo vệ môi trường hiện nay, nhất là trong lănh vực quản trị và chiến lược tẩy xóa.

 

Để có thể phát triển khả chấp, Việt Nam cần phải có một môi trường khả chấp.  Việt Nam cần phải có những thay đổi toàn diện, sâu rộng, và nhanh chóng để cải thiện hệ thống bảo vệ môi trường hiện nay, bao gồm việc tăng cường khả năng quản trị, huấn luyện và giá dục kỹ thuật, và soạn thảo luật lệ về bảo vệ môi trường cho thích hợp và có hiệu quả.  Các chánh sách phải chú trọng đến việc (1) tăng cường khả năng quản trị và kiến thức môi trường, (2) cải thiện việc giáo dục và huấn luyện môi trường ở cấp trung học và đại học, (3) cải thiện khả năng của các cơ quan có trách nhiệm, (4) ưu tiên hóa các mục tiêu để có hiệu quả cao, (5) cải thiện công tác thông tin đại chúng về các vấn đề môi trường, (6) kiểm soát và khuyến khích việc dùng hóa chất và thuốc trừ sâu một cách an toàn trong việc sản xuất, (7) tranh thủ sự trợ giúp của quốc tế để loại trừ POPs, (8) hợp tác với cộng đồng quốc tế và tạo điều kiện dễ dàng cho chuyên viên ngoại quốc, và (9) soạn thảo và áp dụng các biện pháp thích hợp để kiểm soát một cách có hiệu quả việc tống khứ chất thải (rắn, lỏng, và khí) từ các khu đô thị và kỹ nghệ.

 

 

TÀI LIỆU THAM KHẢO

 

(1)        Harashima, Yohei. July 2000.  Effects of Economic Growth on Environmental Policies in Northeast Asia.  <http://www.findarticles.com>

 

(2)        Faversham House Group Ltd. 2002. Thai economic growth has been at the expense of the environment. <http://www.edie.com>

(3)        Tenenbaum, David.  December 1996.  The Value of Vietnam.  Environmental Health Perspectives, Volume 104, Number 12. <http://ehpnet1.niehs.nih.gov>

 

(4)        De Koninck, Rodolphe. 1999.  Deforestation in Vietnam.  International Development Research Center, Ottawa, Canada.  www.idrc.ca <http://www.idrc.ca>

 

(5)        Collins, M., ed. 1990. The Last Rain Forests. A World Conservation Atlas. Oxford University Press, New York, New York.

 

(6)        K.B. Dinh.  August 8, 2002.  Daklak mat 1.000 ha rung.  Nguoi Lao Dong Newspaper (in Vietnamese), Hanoi, Vietnam. www.nld.com.vn <http://www.nld.com.vn>

 

(7)        Environmental Justice Foundation. 2003.  Risky Business: Vietnamese Shrimp Aquaculture - Impacts and Improvements. Environmental Justice Foundation, London, UK. www.ejfoundation.org <http://www.ejfoundation.org>

 

(8)        Ministry of Science, Technology and Environment of Vietnam. June 2002. State of the Environment in Vietnam 2001.  <http://www.rrcap.unep.org/reports>

 

(9)        Nguyen, Kim Oanh T., Bengtsson, B-E, Reutergårdh, L-B, Bergqvist, P A, Hynning, P-C and Remberger, M. 1995. Levels of contaminants in effluent, sediment, and biota from bai bang, a bleached kraft pulp and paper mill in Vietnam. Arch Environ Contam Toxicol 29: 506-516.

 

(10)       Mai, Nhuan T. et al.  April 2002. Primary Research on the Application of Molecular Markers in Investigation of Environmental Organic Geochemistry in the Vietnamese Coastal Zone.  Presented at Symposium on Tracing Pollutants from Agrochemical Use: Focus on EDC Pollution, 15-16 April 2002, Hanoi, Vietnam.

 

(11)       Nhan Dan Newspaper. November 14, 2002. Tinh trang o nhiem moi truong nuoc hien nay (in Vietnamese). Hanoi, Vietnam.  www.nhandan.org.vn <http://www.nhandan.org.vn>

 

(12)       Quang Ha.  March 6, 2002.  Thach tin trong nuoc ngam: Nguy co co that (in Vietnamese).  Lao Dong Newspaper, Hanoi, Vietnam.  www.laodong.com.vn <http://www.laodong.com.vn>

 

(13)       Mai, Truyet T. and Nguyen D. Son.  November 18, 2000.  Arsenic Contamination and Potential Health Effects in Mekong Delta Presented at the VAST-Mekong Forum conference on The Mekong River: Development Conflicts and Calamity, Santa Ana, California, USA.

 

(14)       GINC Vietnam. Classification of use of chemicals. Hanoi, Vietnam. <http://www.vnnews.com/coci/ginc/index.htm>

 

(15)       Nguyen, Luong A. and Dang Quoc Nam.  1999.  An important approach to the protection of human health and sustainable development in Vietnam.  Asian-Pacific Newsletter.

 

(16)       Ha Phuong.  April 20, 2002.  Chua kiem soat duoc viec su dung thuoc bao ve thuc vat.  Nguoi Lao Dong Newspaper, Hanoi, Vietnam.  www.nld.com.vn <http://www.nld.com.vn>

 

(17)       Nguyen, Sinh N. et al.  March 1999. The Persistent Organic Pollutants and Their Management in Vietnam.  Proceedings of the Regional Workshop on the Management of Persistent Organic Pollutants (POPs), Hanoi, Vietnam, 16-19 March, 1999.

 

(18)       Nguyen, Hien V. Malaria and Its Control in Vietnam.  Ministry of Health, Hanoi, Vietnam.

 

(19)       GINC Vietnam. Brief Report on Contamination of Pesticide Influence to Environment and People's Health in Hoa Son Subdistrict, Do Luong District, Nghe An Province.   Hanoi, Vietnam. <http://www.vnnews.com/coci/ginc/index.htm>

 

(20)       Hatfield Consultants Ltd. and 10-80 Committee. April 2001. Development of Impact Mitigation Strategies Related to the Use of Agent Orange Herbicide in the Aluoi Valley, Vietnam.  West Vancouver, Canada.

 

(21)       Schecter, Arnold et al.  May 2001.  Recent Dioxin Contamination From Agent Orange in Residents of a Southern Vietnam City.  Journal of Occupational and Environmental Medicine, Volume 45, Number 5:435-443.

 

(22)       Schecter, Arnold et al.  2003.  Food as a Source of Dioxin Exposure in the Residents of Bien Hoa City, Vietnam.  Journal of Occupational and Environmental Medicine, Volume 45, Number 8:781-788.

 

(23)       UNEP. POPs Related Case Studies.  Proceedings of the Regional Workshop on the Management of Persistent Organic Pollutants (POPs), Hanoi, Vietnam, 16-19 March, 1999.

 

(24)       T. Mai and N. Hau.  May 24, 2002. 76 km kenh rach dang can dan vi rac (in Vietnamese). Nguoi Lao Dong Newspaper, Hanoi, Vietnam. www.nld.com.vn <http://www.nld.com.vn>

 

(25)       Lao Dong Newspaper.  September 7, 2003. Hoa Binh - Ha Tay - Ha Noi - Ninh Binh - Nam Dinh: Chung song o nhiem (in Vietnamese).  Lao Dong Newspaper, Hanoi, Vietnam.  www.laodong.com.vn <http://www.laodong.com.vn>

 

(26)       Tuoi Tre Newspaper.  December 20, 2002. Bai rac Dong Thanh o nhiem mui hoi trong pham vi 5.000 m (in Vietnamese).  Ho Chi Minh City, Vietnam. www.vnexpress.com <http://www.vnexpress.com>

 

(27)       Thu Mai and Doan Phu.  January 17, 2003.  Do rac ve Tam Tan, hau qua kho luong (in Vietnamese).  Nguoi Lao Dong Newspaper. Hanoi, Vietnam.  www.nld.com.vn <http://www.nld.com.vn>

 

(28)       Doan Phu.  May 9, 2002.  Bai rac Phuoc Hiep, huyen Cu Chi: Vua hoat dong da gay o nhiem  (in Vietnamese).  Nguoi Lao Dong Newspaper. Hanoi, Vietnam.  www.nld.com.vn <http://www.nld.com.vn>

 

(29)       Phan, Cong T. Jan 21, 2003.  Ve vu ca chet o Dong Nai: Dan lang be dang can cuu tro, boi thuong (in Vietnamese).  Lao Dong Newspaper, Hanoi, Vietnam.  www.laodong.com.vn <http://www.laodong.com.vn>

 

(30)       Tuoi Tre Newspaper.  February 6, 2003. Ca chet hang loat tren song Vam Co Dong (in Vietnamese).  Ho Chi Minh City, Vietnam. www.vnexpress.com <http://www.vnexpress.com>

 

(31)       Tuoi Tre Newspaper.  May 17, 2002. TP HCM: O nhiem nghiem trong o Kenh Thay Cai (in Vietnamese).  Ho Chi Minh City, Vietnam. www.vnexpress.com <http://www.vnexpress.com>

 

(32)       Thanh Nien Newspaper. September 12, 2002. Nhieu thuc pham nhap tu EU va My co du luong khang sinh, Hanoi, Vietnam.  www.vnexpress.com <http://www.vnexpress.com>

 

(33)       Pham, Xa.  August 28, 2003.  O nhiem nuoc - Bai toan kho giai (in Vietnamese) Sai Gon Giai Phong Newspaper, Ho Chi Minh City, Vietnam.  www.sggp.org.vn <http://www.sggp.org.vn>

 

(34)       Lao Dong Newspaper. September 12, 2003.  Can hon 2 nghin ti dong bao ve moi truong nuoc song Gai Gon - Dong Nai  (in Vietnamese).  Lao Dong Newspaper, Hanoi, Vietnam.  www.laodong.com.vn <http://www.laodong.com.vn>

 

(35)       Nhan Dan Newspaper.  March 13, 2002.  Nam 2001, hon 500 nguoi chet va tai nan lao dong va nhiem doc.  (in Vietnamese).  Nhan Dan Newspaper, Hanoi, Vietnam.  www.nhandan.org.vn <http://www.nhandan.org.vn>

 

(36)       Phan, Phiet T. June 15, 2001. Nguoi ca o Hop Thanh  (in Vietnamese). Lao Dong Newspaper, Hanoi, Vietnam.  www.laodong.com.vn <http://www.laodong.com.vn>

 

(37)       Nhan Dan Newspaper.  December 6, 2002.  40 ty dong cho cong tac bao dam an toan ve sinh thuc pham  (in Vietnamese).  Nhan Dan Newspaper, Hanoi, Vietnam.  www.nhandan.org.vn <http://www.nhandan.org.vn>

 

(38)       Manh Hung.  September 14, 2003. Khu du lich Tam Dao - bon be rac thai (in Vietnamese).  Lao Dong Newspaper, Hanoi, Vietnam.  www.laodong.com.vn <http://www.laodong.com.vn>

 

(39)       Mao, Yu-Shi.  The Economic Cost of Environmental Degradation in China - A Summary.  www.library.utoronto.ca/pcs/state/chinaeco/summary.htm <http://www.library.utoronto.ca/pcs/state/chinaeco/summary.htm>

 

(40)       Vietnam Trade Office. Economic Performance www.vietnam-ustrade.org <http://www.vietnam-ustrade.org>

 

(41)       Nhan Dan Newspaper. November 14, 2002.  Status of water pollution in Vietnam (report of the Congressional Committee on Science, Technology, and Environment)  (in Vietnamese).  Nhan Dan Newspaper, Hanoi, Vietnam.   www.nhandan.org.vn <http://www.nhandan.org.vn>

 

(42)       Environmental Conference on Cambodia, Laos and Vietnam.  July 28, 2002. Declaration on the long-term consequences of war in Cambodia, Laos and Vietnam.  Stockholm, Sweden.  www.nnn.se/vietnam <http://www.nnn.se/vietnam>

 

(43)       Huu Thai.  August 11, 2003.  Thieu he thong xu ly nuoc thai: Cac KCN dang thanh 'o' o nhiem! (in Vietnamese).  Sai Gon Giai Phong Newspaper, Ho Chi Minh City, Vietnam.   www.sggp.org.vn <http://www.sggp.org.vn>

 

(44)       Nong, Y K. January 13, 2003.  32 doanh nghiep bien song Sai Gon thanh song den (in Vietnamese).  Nguoi Lao Dong Newspaper, Hanoi, Vietnam.  www.nld.com.vn <http://www.nld.com.vn>

 

(45)       T.H.T. September 5, 2003.  TP. Ho Chi Minh: Khoi cong xay dung tram bom chong ngap cho 1,2 trieu dan (in Vietnamese).  Lao Dong Newspaper, Hanoi, Vietnam.  www.laodong.com.vn <http://www.laodong.com.vn>

 

PhatTrien&MoiTruongVN.doc

11/21/2003