DIOXINS: VIỆC TÁI  THẨM  ĐỊNH  MỨC ĐỘC  HẠI

Mai Thanh Truyết

 

 

 

Lời người viết: Trong tinh thần đóng góp thêm dữ kiện và hiểu biết thêm về dioxins, bài viết nầy được chuyển ngữ từ nhận định của Bette Hileman, thuộc tuần báo Chemical & Engineering, số ra ngày 28/5 và 11/6/2001, cơ quan ngôn luận của  American Chemical Society (ACS), một tập họp của các nhà hóa học đông đảo nhất thế giới. Tên gọi dioxins (số nhiều) được dùng trên đây để chỉ, ngòai 2,3,7,8-TCDD hay dioxin, còn gồm thêm 7 chuyển hóa chất của TCDD do sự hóan chuyển các vị trí của chlor trong phân tử, cộng thêm 10 chất furan tương tự. Bette đã nhận định và phân tích báo cáo về dioxins của Hội đồng Cố vấn Khoa học (Science Advisory Board – SAB) thuộc Cơ quan Bảo vệ Môi trường Hoa kỳ (US EPA).

 

 

Từ hơn mười năm nay, USEPA  luôn cố gắng tìm mọi cách để tái thẩm định nguy cơ ảnh hưởng  của dioxins lên sức khỏe con người. Nhưng có quá nhiều tranh luận vẫn còn đang tiếp diễn. Lý do căn bản là USEPA vẫn tiếp tục xác nhận và phân loại dioxins như là một hóa chất độc hại nhất, và ước tính rằng dioxins có trong thực phẩm và môi trường là một nguy cơ ung thư với tỷ lệ 1 trên 1000 người tiếp xúc với chất độc nầy. Với kỳ thẩm định na9m 2001 nầy, EPA đã tăng gấp 10 lần so với kỳ thẩm định năm 1994. Để có thêm khái niệm về sự hiện diện của dioxins, sau đây là tỷ lệ ước tính các nguồn dioxins trong đất, không khí, và nước...trong năm 1995 tại Hoa kỳ:

 

·                                 Xử lý phế thải độc hại bằng phương pháp đốt (incineration) 31%;

·                                 Đốt rác ở tư gia (backyard trash burning) 19%;

·                                 Các bãi rác bị cháy do tai nạn 19%;

·                                 Công nghệ chế biến kim loại không chứa sắt (iron) 11%;

·                                 Phế thải do nhà máy phát điện 4%;

·                                 Nạn cháy rừng 4%;

·                                 Bùn (sludge) của các hệ thống xử lý nước 4%;

·                                 Công nghệ xi măng 3%;

·                                 Các nguồn khác 5%.

 

Diễn tiến thời gian tái thẩm định dioxins

 

Vào tháng 5/2001, Ủy ban điều hành của SAB đồng thanh chấp thuận dự thảo báo cáo của tiểu ban SAB về việc tái thẩm định nầy. Họ cũng tiên liệu rằng sẽ có thêm một số thay đổi trước khi chuyển báo cáo trên lên Christin Todd Whitman, Giám đốc EPA (Administrator) trước ngày 1/6/2001. Sau đó EPA cũng có kế hoạch rà lại báo cáo tái thẩm định để trình bày một số lưu tâm của SAB trước khi công bố chính thức vào khỏang ba tháng sau theo chương trình đã định sẳn.

 

Quá trình tái thẩm định dioxins của EPA quả thật là một cuộc hành trình dài và phức tạp nhất trong lịch sử môi trường Hoa kỳ. Năm 1985, EPA đã cho ấn hành một nghiên cứu về những tác động của dioxins, ước tính tỷ lệ về nguy cơ bị ung thư là 1 trên 10.000, và xác nhận dioxins là  hóa chất độc hại nhất so với tất cả hóa chất hiện có. Vì e ngại phải đối đầu với những luật lệ khắc khe hơn do đó phản ứng đầu tiên của các nhà lãnh đạo của bốn đại công ty giấy đến gặp William Reilly, Giám đốc Cơ quan Bảo vệ Môi trường thời bấy giờ. Mục đích của buổi họp mặt là yêu cầu EPA nghiên cứu  lại tác động môi trường của dioxins mà chính họ tin tưởng sẽ không cao như báo cáo 1985. Và mãi đến 1994, EPA mới hòan tất dự thảo báo cáo mới dầy hơn 3.000 trang.

 

Qua năm 1995, SAB đã duyệt xét và đồng ý hầu hết các điểm ghi trong báo cáo trên. Tuy nhiên, SAB đòi hỏi cần phải ước tính lại tính chất và liều lượng về các mối nguy cơ liệt kê trong một số chương trong bản báo cáo. Trong vòng bốn năm sau đó, EPA đã hòan tất việc khảo sát lại các chương trên, trong đo cóù chương nói về mối nguy cơ của dioxins trầm trọng hơn kết luận của báo cáo năm 1995.

 

Cho đến thời điểm nầy, nhiều chứng tích cho thấy rằng dioxins có khả năng sinh ra dị hình dị dạng cho trẻ sơ sinh, làm tổn thương tuyến thyroid và khả năng miễn nhiễm của trẻ em.. Do đó vào năm 2000, Tiểu ban Tái xét Việc Thẩm định Dioxins (Dioxins Reassessment Review Subcommittee – DRRS) tổ chức họp báo và trình bày dự thảo báo cáo về các kết quả thu nhận được để đưa đến kết luận trên. Nhưng khi dự thảo báo cáo được công bố, việc tranh cải càng sôi động thêm. Lý do là một số thành viên của chính tiểu ban DRRS không đồng ý với báo cáo vì cho rằng báo cáo nầy không thể hiện chính xác các kết luận của DRRS nêu ra. Đây là thời điểm tháng 11/2000.

 

Để giải quyết các bất đồng ý kiến trên, DRRS đã triệu tập một cuộc hội luận qua điện thoại vào giữa tháng 4/2001 về những điểm ghi trong phần kết luận cần phải điều chỉnh lại. Sau cùng, vấn đề cũng không được giải quyết ổn thỏa và báo cáo được giao trở lại cho Hội đồng điều hành của DRRS để tái xét.

 

Sau cùng, Ủy ban Điều hành Hội đồng Cố vấn Khoa học của EPA (SAB) khuyến cáo EPA phải phổ biến báo cáo mới nhất về việc tái thẩm định mức độc hại của dioxins và hy vọng cuôc tranh caỉ trường kỳ về dioxins sẽ chấm dứt. Nhưng rốt cuộc, các tranh luận về tính chất độc hại của dioxins vẫn còn tiếp diễn dài dài; các đại công ty hóa chất và thực phẩm tiếp tục làm “lốp bi” để triển hạn thời gian đem vào áp dụng “luật lệ về dioxins” của bà William, giám đốc EPA.

 

Với mục đích làm tăng trọng lượng trong báo cáo, EPA nhấn mạnh rằng TCDD được biết đến như “một mầm móng ung thư cho con người” (human carcinogen) giống như các hợp chất tương đương dioxins. Thêm nữa EPA còn nêu lên ảnh hưởng của dioxins lên hệ thống miễn nhiễm các tuyến nội tiết cùng như ảnh hưởng lên sự tăng trưởng của thai nhi. Và đi xa hơn nữa, một số hệ quả trên có thể xảy ra nếu nồng độ dioxins cao hơn 10 lần nồng độ tự nhiên (background level).

 

William Glaze, giáo sư đại học North Carolina và cũng là Chủ tịch điều hành SAB nhận định rằng báo cáo tái thẩm định mức độc hại của dioxins là “một bước tiến vĩ đại” chuẩn bị cho việc kiểm sóat dioxins nghiêm khắc hơn.

 

Phản ứng của dư luận

 

Trước tiên các kỹ nghệ gia tiên liệu nếu bản báo cáo tái thẩm định được chính thức hóa thì sẽ có nhiều thay đổi trong một số tiêu chuẩn môi trường. David Fischer, Tổng cố vấn (General Advisor) cho Hội đồng Hóa học về Chlor (Chlorine Chemistry Council-CCC), một thành viên của Hội đồng Hóa học Hoa kỳ (American Chemistry Council-ACC) dự kiến rằng “việc tái thẩm định sẽ làm tăng thêm cường độ xử lý và làm sạch tuân thủ theo luật lệ về Superfund của EPA”.

 

Thêm nữa, báo cáo cũng có thể ảnh hưởng lên một số vùng nước bao quanh các thành phố đã được phân loại ô nhiễm dioxins, đặc biệt là vùng vịnh San Francisco, nơi được cảnh báo đừng ăn cá sống trong vùng nầy vì đã bị nhiễm dioxins, mặc dù nồng độ trong cá ở nơi đây không cao hơn nồng độ bình thường của cá ở những nơi khác trên thế giới. Đây là nhận định của Howlett Jr., Giám đốc điều hành của CCC.

 

Xa hơn nữa, báo cáo của EPA sẽ ảnh hưởng đến mức an tòan của dioxins trong thức ăn như bò, gà, vịt, và các sản phẩm từ sữa. Một người dân trung bình Hoa kỳ “tiêu thụ” hàng ngày 1 pg (một phần ức gram – 10 –12) trên mỗi kilô trọng lượng. Nhưng nếu theo tính tóan dựa theo báo cáo thì lượng dioxins tối thiểu có thể gây ra ung thư cho con người là 0,01 pg/Kg/ngày, tức một trăm lần thấp hơn mức tiêu thụ thực tế của người dân Hoa kỳ, có nghĩa là bất cứ ai sống trên lãnh thổ Hoa kỳ đều có thể bị ung thư vì dioxins cả! Căn cứ theo tính tóan trên, hầu hết những nhà kỹ nghệ thực phẩm nhận định rằng định mức an tòan 0,01 pg/Kg/ngày là “vô lý” và không thể nào đem định mức an tòan của dioxins trong thực phẩm xuống thấp hơn gấp trăm lần như hiện nay cả. ( Lời người viết: Phương pháp phân tích dioxin tối tân nhất hiện nay chỉ có thể đo đến 1pg mà thôi.).

 

Theo EPA nhận xét, mặc dù nguy cơ ung thư do dioxins rất cao, nhưng tình hình chung có vẻ thuận lợi cho dân chúng trong những năm sau nầy vì lượng dioxins thải hồi đã giảm 75% trong năm 1995 so với năm 1987. Cũng theo báo cáo trên thì 95% lượng dioxins xân nhập vào cơ thể con người qua thức ăn. Và các loại thức ăn bị nhiễm độc dioxins từ cao xuống thấp là: cá nước ngọt, cá nước mặn, heo, bò, gà, vịt, và thực phẩm chế biến từ sữa. Và nguồn dioxins ô nhiễm trong thực phẩm phát xuất từ không khí, sau đó đi vào cây cỏ và các nguồn nước như sông ngòi, ao hồ.... Độ hòa tan trong nước của TCDD là 1,26 10 –5      , có nghĩa là TCDD hầu như không hòa tan trong nước, do đó hóa chất nầy hầu như không hiện diện trong các nguồn nước mà chỉ có thể hiện diện trong bùn dưới đáy sông hồ mà thôi.

 

Vấn đề tranh cải 

 

Cho đến hôm nay, các khoa học gia vẫn chưa đồng ý rằng TCDD (hay dioxin) là nguyên nhân gây ra nguy cơ ung thư; và đây là điểm bất đồng mấu chốt nhất trong vấn nạn dioxins.. Vì theo như quan điểm của dự thảo báo cáo năm 1996 của EPA thì việc chấp nhận TCDD là mầm mống gây ra ung thư cho con người vẫn còn trong vòng tranh cải.

 

Tất cả mọi xu hướng đều đồng ý rằng TCDD làm tăng thêm tỷ lệ ung thư của một số bịnh ung thư thử nghiệm trên thú vật. Nhưng các thành viên trong tiểu ban Tái xét việc Thẩm định Dioxins (DRRS) không đồng ý kết luận năm 1996 của EPA. Họ không đồng ý vì những chứng cớ đưa ra để chứng minh của EPA cho rằng dioxins là nguyên nhân của một số bịnh ung thư cho con người không có căn bản chắc chắn, và không đủ mạnh để thuyết phục về phương diện khoa học. Chỉ có 1/3 thành viên của DRRS làm hậu thuẩn cho kết luận 1996 của EPA vì họ cho rằng mọi nhóm đã được thử nghiệm về ung thư đều có liên hệ mật thiết đến việc tiếp xúc với dioxins. Họ cũng lập luận rằng làm sao có thể xác định được một hay nhiều yếu tố khác gây ra ung thư ngòai TCDD trên những nhóm thử nghiệm.

 

Ngược lại, 2/3 thành viên còn lại của DRRS không ủng hộ việc phân loại TCDD như một tác nhân gây ra ung thư cho con người. Họ lập luận rằng những mối nguy cơ tương đối nhỏ, các phản ứng dương tính về ung thư không được đồng nhất và chắc chắn trong suốt các cuộc thử nghiệm. Ngoài ra cũng còn nhiều yếu tố khác tuy chưa xác định nhưng có thể được xem như là có dự phần vào việc tăng trưởng các hạch ung thư ngoài dioxins.

 

Năm 1997, Cơ quan Quốc tế về Nghiên cứu Ung thư (International Agency for Research on Cancer – IARC) thuộc Cơ quan Y tế Thế giới (WHO) đã phân loại dioxins như là một yếu tố gây ra ung thư cho con người.

 

Trở về buổi hội thảo ngày 16/5/2001, Farland đại diện cho EPA hòan tòan không đồng ý với lập luận bài bác và hành động của DRRS. Ông nhấn mạnh rằng đã có nhiều mâu thuẩn và khác biệt giữa các thư và tài liệu trao đổi giữa EPA và DRRS. Ông cũng nhấn mạnh thêm sự mâu thuẩn giữa các thành viên trong DRRS, mà vấn đề chính yếu theo ông là “từ năm 1995, bảng báo cáo đã thất bại trong việc ghi nhận các tiến bộ có ý nghiã khoa học để tìm hiểu thêm về dioxins trong các lãnh vực về: nguy cơ độc hại, và việc tiếp xúc với dioxins, cùng việc thẩm định của EPAđã đồng nhất với một số nhận định của các cơ quan quốc gia và quốc tế khác”.

 

Sau buổi hội thảo nầy, Ủy ban điều hành SAB đồng ý loại bỏ những điều mâu thuẩn và bất đồng nhất trong báo cáo nhưng vẫn giữ nguyên lập luận căn bản mà Farland, đại diện cho EPA chỉ trích. Để đối lại với Farland, Marci Francis, Giám đốc về Chính sách Khoa học (Science policy) của CCC nhấn mạnh và tố giác rằng EPA đã cố gắng đẩy mạnh việc tái thẩm định mà không chuẩn bị đủ thời gian dành cho các cuộc khảo sát khoa học đúng đắn. Marci tuyên bố:” EPA đã để 5 năm nghiên cứu cho việc tái thẩm định và chuyển giao cho DRRS để yêu cầu tái xét trong vòng một tháng”.

 

Nhiều khoa học gia khác đều nhìn nhận rằng, bản báo cáo về việc tái thẩm định mức độc hại của dioxins là một tài liệu về chính sách (policy document) hơn là một báo cáo khoa học (scientific report). Howlett, Giám đốc điều hành của CCC xác nhận:” Quả thật là một điều không chắc chắn nếu nhìn dioxins như một tác nhân ung thư cho con người”.

 

Ngày 1/6/2001, Hội đồng Cố vấn Khoa học (SAB) chính thức buộc EPA phải công bố báo cáo sau cùng về việc thẩm định mức độc hại của dioxins lên sức khỏe con người. Báo cáo kết luận rằng:” Việc ăn cá, thịt, và các sản phẩm làm từ sữa có chứa dioxins với liều lượng cực nhỏ (minute amounts) có thể gây ra ung thư cho con người và có thể tạo ra những hậu quả cho trẻ em”. Và báo cáo đã được chuyển lên Whitman, Giám đốc EPA. Trong lá thư đính kèm, SAB thúc đẩy EPA nên chấp hành tòan bộ và công bố nguy cơ độc hại của dioxins. Ngay sau đó, Whitman ra lệnh cho EPA thành lập nhóm hành động để sửa đổi một vài điểm nhỏ trong báo cáo do SAB đề nghị. Bà tuyên bố bản báo cáo sau cùng sẽ được công bố sau khi Bộ Nông nghiệp và Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm duyệt y (Department of Agriculture – DA  và Food and Drug Administration – FDA). Bà cũng hy vọng báo cáo sẽ được duyệt y vào cuối mùa hè năm nay.

 

Tuy nhiên, cuộc tranh luận vẫn chưa kết thúc nơi đây. Howlett, Giám đốc Điều hành của CCC một lần nữa tuyên bố SAB cố tình công bố bản báo cáo “thiếu sự đồng thuận khoa học” (lack of a scientific concensus) để xác định nguy cơ của dioxins. Ông kết kuận rằng :“ Đây là một tài liệu về chính sách y tế chứ không phải là một tài liệu khoa học”.

 

 

Kết luận không lời kết

 

Việc thẩm định mức độc hại của dioxins sẽ liên kết với việc xác định định mức giới hạn cũa hóa chất nầy có thể hiện diện trong đất. Điều nầy sẽ làm cho luật Bảo tồn và Phục hồi Tài nguyên (Resource Conservation & Recovery Act – RCRA) trở thành khó khăn hơn vì phải hạ thấp giới hạn chấp nhận của các hóa chất trên. Phí tổn  cho việc xử lý sẽ tăng lên và hệ luận tiếp theo là các phế thải độc hại hay việc làm sạch (cleanup) các vùng bị ô nhiễm đặt dưới sự bảo trợ của EPA dưới danh nghĩa Superfund càng gặp khó khăn hơn.

 

Tuy vậy, dù sớm hay muộn, phía chính quyền, tức EPA cũng sẽ phải công bố chính thức bản báo cáo trên. Tuy nhiên dư luận chống đối vẫn còn ảnh hưởng lên quần chúng và làm tăng áp lực lên EPA. Các kỹ nghệ gia về hóa chất, thịt, giấy... tiếp tục “lốp bi” EPA để kéo dài thời hạn trở thành luật của bản báo cáo. Họ có thể ngăn trở việc áp dụng và thi hành bản báo cáo trong khi yêu cầu EPA phải cung cấp các khảo sát hòan chỉnh về dioxins trong thực phẩm, điều nầy đã được Hội đồng Nghiên cứu Quốc gia (National Research Council-NRC) cổ vũ và đang xúc tiến.

 

                                                    

 

 

Việc thẩm định mức độc hại của dioxins vẫn còn trong vòng tranh cải dài dài và cho đến nay vẫn còn tiếp diễn. Mọi ảnh hưởng, thảm họa...gán cho trường hợp dioxin (số ít để chỉ 2,3,7,8-TCDD,) ở Việt Nam là một việc cần nên xét lại. Mọi kết quả nghiên cứu hiện có của các công ty ngoại quốc, hay các “nhà khoa học”... để đi đến kết luận là dioxin có trong chất màu da cam là tác nhân của những bịnh tật ghê khiếp...đang xảy ra ở Việt Nam là một việc làm chưa  đủ căn bản khoa học.

 

Bài chuyển ngữ nầy cho thấy thái độ đúng đắn của những nhà làm khoa học chân chính. Một cuộc tranh cải khoa học chỉ được chấm dứt khi tất cả khoa học gia liên hệ đều đi đến sự đồng thuận với những luận cứ và chứng minh khoa học trong sáng. Làm khoa học không thể “khẳng định” suông một sự kiện khoa học mà không cần chứng minh, hay chưa chứng minh có tính cách thuyết phục.

Khoa học phải đứng ngòai biên giới quốc gia, đứng trên lằn ranh chủ nghĩa, và càng đứng xa mọi “ý đồ” đen tối của cá nhân hay tập đòan.

 

Mai Thanh Truyết

Orange 20/7/2001

 

Ghi chú: Việc tái thẩm định dioxins của USEPA là một trong những đề tài sẽ được đem ra thảo luận vào Hội nghị thế giới lần thứ 21 về Dioxin2001 tổ chức tại Kyongju (Đại Hàn) từ 10 đến 13/9/2001do giáo sư William Farland, đại diện US EPA trình bày.