Hội Thảo Việt Nam sau ngưỡng cửa của WTO

 

Một cuộc hội thảo khá súc tích về một vấn đề đang được nhiều người Việt Nam trong và ngoài nước lưu tâm, đó là đất nước Việt Nam sẽ thế nào và ra sao sau khi được vào Tổ Chức Mậu Dịch Thế Giới - WTO.

Cuộc hội thảo đă được Hội Khoa Học Kỹ Thuật Việt Nam (VAST - Vietnamese American Science and Technology Society) tổ chức và kéo dài suốt ngày Thứ Bảy 25 Tháng Tám vừa qua tại Đại Học Santa Ana College.

Có khoảng bảy chục đồng hương đến tham dự, phần lớn là các giáo sư và những nhà hoạt động tranh đấu ở hải ngoại.

Nói với Người Việt về mục đích cuộc hội thảo này, Giáo Sư Trần Cảnh Xuân, chủ tịch hội đồng quản trị Hội Khoa Học Kỹ Thuật Việt Nam cho biết: “Qua cuộc hội thảo này chúng tôi muốn tạo ra một diễn đàn rộng răi để trao đổi quan điểm về việc chuyển hóa đất nước Việt Nam sau khi gia nhập Tổ Chức Mậu Dịch Thế Giới”. Nói thêm về đối tượng của diễn đàn và đối tượng trao đổi quan điểm th́ Giáo Sư Trần Cảnh Xuân và Tiến Sĩ Mai Thanh Truyết, hội trưởng giải thích: “Chúng tôi chỉ đưa một số ư kiến và những gợi ư để tŕnh bày với cộng đồng, không phải làợ lúc để trao đổi với cộng sản bởi v́ chính quyền cộng sản không có được sự sinh hoạt b́nh đẳng. Những ư kiến, gợi ư này chúng tôi mong qua những phương tiện truyền thông điện tử hiện nay, người dân ở trong nước cũng có thể biết được và chính họ sẽ là những tác nhân chuyển hóa được đất nước”.

Có tất cả bảy diễn giả thuyết tŕnh về những đề tài khác nhau, như Tiến Sĩ Lê Hồng với đề tài “Ảnh hưởng kinh tế toàn cầu trên lănh vực chính trị ở Việt Nam”, như cựu Đốc Sư Hành Chánh Trần Công Hàm với “Vài suy nghĩ về hành chánh Việt Nam”, như Kỹ Sư Nguyễn Minh Quang với “Điều lệ và tiêu chuẩn Việt Nam phải tuân thủ khi gia nhập WTO”...

Những đề tài về giáo dục và y tế cũng được đề cập đến với Giáo Sư Nguyễn Lâm Kim Oanh và Bác Sĩ Phạm Gia Cổn. Trong khi đó th́ kỹ sư Lê Ngọc Điệp nói về “Việc áp dụng công nghệ thông tin cho phát triển Việt Nam”.

Tiến Sĩ Mai Thanh Truyết mở đầu cuộc hội thảo với bài nói chuyện về đề tài “Việt nam sau ngưỡng cửa WTO”. Theo diễn giả th́ sau khi vào WTO, Việt Nam ngày nay cần phải thực tế hơn nữa trong ư niệm đổi mới kinh tế, bởi v́ sau hơn 10 năm quản lư kém trong cải cách kinh tế v́ được “lănh đạo với đầu óc xơ cứng”, nay th́ Việt Nam đang phải đối mặt với nhiều thách thức trong cung cách đối ứng với Tổ Chức Mậu Dịch Thế Giới trên b́nh diện tổng quát cũng như với các thành viên đối tác trong khối. Để có thể thành công sau khi gia nhập WTO, Việt Nam cần có một chính sách phát triển cũng như đường hướng chính trị Việt Nam cần phải được xét lại và thay đổi mới đáp ứng được với t́nh thế khó khăn này. Sau cùng Tiến Sĩ Truyết đưa ra một số đề nghị là, “Hủy bỏ tệ trạng bao cấp quốc doanh, cải tổ toàn bộ hệ thống quản lư đất nước, thay đổi năo trạng ‘kinh tế thị trường theo định hướng XHCN’, thâu ngắn khoảng cách giàu nghèo trong thiểu số đặc quyền đặc lợi và đại đa số lao động nghèo.

Trong phần thuyết tŕnh của ḿnh, Kỹ Sư Nguyễn Minh Quang có nhận xét rằng khi gia nhập WTO, Việt Nam phải tuân thủ ngay lập tức tất cả các điều lệ và nguyên tắc chung về mậu dịch của WTO. Những cam kết trong đó về kỹ thuật đ̣i hỏi tŕnh độ chuyên môn và kinh nghiệm cao th́ “vẫn c̣n là những khó khăn mà Việt Nam phải đối phó trong thời gian sắp tới. Do đó, Việt Nam đă yêu cầu WTO trợ giúp việc huấn luyện chuyên viên và h́nh như đang soạn thảo một chương tŕnh đào tạo quy mô do chuyên viên ngoại quốc giảng dạy để xây dựng đội ngũ đó. Nhưng sự trợ giúp kỹ thuật của WTO qua các chương tŕnh đào tạo quy mô do chuyên viên ngoại quốc chỉ có thể có hiệu quả khi các chuyên viên Việt Nam đă có một tŕnh độ và năng lực tối thiểu, mà hệ thống giáo dục Việt Nam hiện tại th́ dường như chưa có đủ khả năng đào tạo được những chuyên viên có tŕnh độ tối thiểu đó”.

Về những gợi ư y tế, Bác Sĩ Phạm Gia Cổn “mường tượng ra khung sườn một nền y tế dân dụng theo chiều hướng dân chủ và phát triển phù hợp với thực trạng y tế Việt Nam hiện nay. Muốn vậy cần hội đủ ba điều kiện, một là chính sách y tế phải dựa trên b́nh quyền xă hội, hai là phải đặt ưu tiên phục vụ đối tượng là bệnh nhân lên trên hết và ba là dân chúng, những người thụ hưởng y tế phải luôn được nâng cao tŕnh độ kiến thức y tế và tinh thần tích cực cộng tác”. Cả ba điều này, theo Bác Sĩ Cổn th́ hiện nay ở Việt Nam vẫn chưa có.

Vào lúc 3 giờ chiều, cuộc thảo luận đă diễn ra với nhiều câu hỏi của người tham dự.

Trong cuộc tiếp xúc riêng, Giáo Sư Trần Cảnh Xuân đă trả lời một câu hỏi của chúng tôi là, “Sau 17 năm hội hoạt động đă có lần nào giới chức Cộng Sản VIỆT NAM tiếp xúc với hội về những gợi ư hay đóng góp của hội vào việc phát triển đất nước chưa?” th́ Giáo Sư Xuân cho biết là chưa và nếu có th́ “cũng chưa phải là lúc mà hội cộng tác hay trực tiếp sinh hoạt với nhà cầm quyền Việt Nam hiện tại v́ họ chưa b́nh đẳng. Những ư kiến, những gợi ư về các vấn đề y tế, giáo dục cho Việt Nam là hội chỉ mong mỏi góp phần thúc đẩy tiến tŕnh dân chủ hóa Việt Nam cho nhanh hơn”. Đây cũng là câu trả lời của diễn giả Mai Thanh Truyết trước một câu hỏi trong cuộc hội thảo. (N.H.)

Nguyen Huy.