Hội Nghị Quốc Tế Về Chất Da Cam Tại Paris
Mai Thanh Truyết
Vào ngày 11 và 12 tháng 3 năm 2005, tại pḥng họp Clémenceau, Paris 6è thuộc Thượng viện Pháp đă diễn ra hội nghị có tên là “ Hội nghị Quốc tế về ảnh hưởng của các hóa chất khai quang ở Việt Nam (1961-1971)”.
Hội nghị đă được dự trù trước đây do Hội Thân hữu Pháp Việt đứng ra tổ chức và bảo trợ. Thuyết tŕnh viên đă được chọn lọc trước trong các nhân vật quen thuộc trong lănh vực liên quan đến hóa chất khai quang trong chiến tranh Việt Nam trước đây. Riêng về phía quan khách cũng được chọn lọc kỹ và phải có giấy mời tham dự. Trên danh sách, có khoảng 500 khách được mời, nhưng chỉ có độ 300 quan khách tham đự trong ngày đầu, và chỉ c̣n lại 130 trong ngày thứ hai cũng là ngày bế mạc hội nghị. Cũng cần nên biết thêm là Hội nghị cũng đă được 34 nhân vật có tiếng tăm trong đó có GS Chu Phạm Ngọc Sơn, thuộc Đại học Khoa học Sàig̣n trước đây, và 24 Hội đoàn “bè bạn” khắp năm châu bảo trợ.
Ngay trong buổi khai mạc, TS Monique Chemillier Gendreau tuyên bố với phát biểu như sau:” Làm sao đấu tranh chống lại sự không hiểu biết”. Chương tŕnh bắt đầu sau đó với các buổi thuyết tŕnh xoay quanh các chủ đề:
1- Lịch sử chiến tranh hóa học với 2 đề tài về “Hoàn cảnh xử dụng vũ khí hóa học” do C.Fourniau (Pháp) và “Lời kể của chứng nhân” do TS Phan Thi Phi Phi, vừa là GS vừa là nạn nhân hiện diện trong vụ tranh tụng giữa Hội NNCĐDCVN và 37 công ty Hoá chất Hoa Kỳ tại ṭa án Brooklyn ngày 28/2/2005. TS Phi Phi áp dụng phương pháp chuyện kể đường đời (recits de vie) để “truy tầm” nạn nhân chất da cam ở Việt Nam.
2- Chủ đề 2 là “T́nh trạng vệ sinh và thống kê việc lây nhiễm” gồm 4 thuyết tŕnh viên với các đề tài sau:
- T́nh trạng các nơi bị nhiễm độc dioxin do BS Trần Xuân Thu với lời phát biểu độc đáo là không cần chứng minh sự hiện diện của dioxin trong máu cũng có thể kết luận được là nạn nhân của chất độc da cam;
- Nồng độ dioxin trong cơ thể con người, thực phẩm, và môi trường do BS Schecter, Dallas, HK;
- Thống kê lâm sàng về việc nghiên cứu lây nhiễm do BS Nguyễn Thị Ngọc Phượng, Giám đốc bịnh viện Từ Dũ đăm trách;
- Những khía cạnh khác như tâm lư, trị liệu do TS Doray, Pháp.
3- Chủ đề thứ 3 là “Ảnh hưởng lên hệ sinh thái và viễn ảnh cải thiện môi trường” gồm 2 đề tài:
- Ảnh hưởng lên hệ sinh thái và hậu quả do BS Vơ Quư tŕnh bày và;
- Các điểm nóng của sự lây lan, di sản của các căn cứ HK do TS Dwernychuk thuộc công ty Hatfield, Canada.
Qua ngày thứ hai, hội nghị bàn về Hậu quả kinh tế và xă hội cùng những khía cạnh pháp lư của vụ kiện, gồm 6 đề tài, trong đó có hai đề tài quan trọng là:
- Hậu quả xă hội do BS Nguyễn Trọng Nhân, Phó Chủ tịch Hội NNCĐDCViệt Nam và;
- Chất da cam và luật pháp quốc tế nhân đạo do Iagolnitzer, Pháp, tŕnh bày.
Sau cùng, kết thúc là phần thảo luận và đúc kết với “Lời kêu gọi đến các quốc gia và cơ quan quốc tế” về t́nh trạng hiện có của 4,8 triệu nạn nhân ở Việt Nam.
Thiết nghĩ, mục tiêu từ đầu của hội nghị nầy là cố gắng vận động dư luận quốc tế để yểm trợ và ủng hộ cho vụ kiện của Hội NNCĐDCViệt Nam, để từ đó có thể gây thêm áp lực tâm lư vào phán quyết của ông chánh án. Ngay trong buổi tranh tụng ngày 28/2/2005, ông có tuyên bố là sẽ đưa ra phán quyết trong ṿng vài tuần tới. Chính v́ lư do đó mà Việt Nam cố tăng cường sự vận động dư luận qua tham luận của ĐT Vơ Nguyên Giáp, của Bà Nguyễn Thị B́nh...trước khi hội nghị Paris khai mạc. Cùng mục đích trên, GS Phan Thị Phi Phi đă đi vận động ở các thành phố và đại học HK sau khi dự khán với tư cách nạn nhân trong vụ tranh tụng trước khi qua Paris phó hội.
Nhưng ông chánh án đă công bố vào ngày 10/3/2005 tuyên bố hủy bỏ cuộc tranh tụng bằng một phán quyết dài 233 trang, trong đó phần kết luận chỉ vỏn vẹn như sau:” Sự khiếu tố của các nguyên đơn là vô căn cứ chiếu theo luật bản xứ của bất cứ quốc gia hay tiểu bang nào hoặc bất cứ dạng thức nào của luật quốc tế. Nội vụ bị bác bỏ. Không bên nào được bồi thường án phí và thù lao cho luật sư. Nay ra lệnh. Kư tên.: Jack B. Weisnstein”. Phán quyết đă xảy r a sớm hơn dụ trù, do đó hội nghị quốc tế nầy đă diễn ra trong gượng gạo và không c̣n tính hào hứng mà Việt Nam đă dự tính và mong đợi.
Tất cả các đề tài thảo luận trong hai ngày Hội nghị đă được Việt Nam và một số khoa học gia bè bạn công bố từ nhiều năm qua; qua đó, không có thêm khám phá nào mới lạ mà chỉ là những lập luận theo chiều hướng thuận lợi cho quan điểm của Việt Nam trong vấn đề nầy mà không trưng dẫn các bằng cớ khoa học có tính cách thuyết phục. Báo cáo Hatfield do TS Dwernychuk trong nghiên cứu mức nhiễm độc chất da cam lên con người và thực phẩm ở A Lưới và A Sho phối hợp cùng với Ủy ban 10/80 của Việt Nam đă được Hội Khoa học & Kỹ thuật Việt Nam tại Hoa Ky (VAST) đưa ra nhiều phản biện. Cũng như nghiên cứu của BS Schecter về thực phẩm bị nhiễm độc dioxin ở Biên Ḥa đăng trong tạp chí JOEM ở HK cũng đă được chúng tôi đối đáp trên cùng một tạp chí v́ kết luận của tác giả chỉ dựa theo định kiến ban đầu hơn là suy luận từ những kết quả đo đạc được...
Có lẽ v́ không hài ḷng với phán quyết của ṭa án, LS Kokkoris đă công bố tại hội nghị Paris như sau:” Bên cạnh ṭa án luật pháp c̣n có ṭa án dư luận. Sự vận động của ṭa án dư luận đă bắt đầu trong chiến tranh...Chúng tôi đă thắng ở ṭa án dư luận, và tiếp tục gây sức ép, tiếp tục đấu tranh”. Ông cũng tuyên bố tiếp về vụ tranh tụng như sau:” Các công ty hóa chất HK đă trộn chất độc dioxin vào chất Da cam, và chúng tôi đi kiện chính v́ điểm nầy”. Để rối sau cùng ông kết luận:”Kết quả ở ṭa án là một sự thất vọng, nhưng chưa phải là thất bại”.
Do đó, trước sau rồi Hội NNCĐDCViệt Nam sẽ gữi đơn kháng án lên Tối cao Pháp viện HK.
Trở lại vụ kiện vừa rồi, một trong những biện pháp để giải quyết vấn đề đă được Hội VAST tŕnh bày nhiều lần trên nhiều diễn đàn khác nhau. Đó là chúng tôi luôn quan niệm và cổ súy việc hợp tác nghiên cứu giữa Việt Nam và Hoa Kỳ trong việc giải quyết toàn bộ vấn nạn nhiễm độc mà môi trường Việt Nam đang phải gánh chịu.
Trong Biên bản ghi nhớ đă được HK và Việt Nam kư kết ngay sau khi Hội nghị Quốc tế về Dioxin ở Hà Nội vào tháng 3/2002 có ghi những điều khoảng sau đây:
- Hai phía cùng hợp tác nghiên cứu ảnh hưởng lên con người và môi trường ở hai nơi đă bị phun xịt nhiều nhất là vùng Mă Đà (B́nh Dương) và Đà Nẵng;
- Hoa Kỳ sẽ trợ giúp viện trợ kỹ thuật cũng như huấn luyện nhân sự chuyên môn trong lănh vực phân tích cao cấp nầy, cùng trao đổi các kết quả nghiên cứu có được.
Sư hợp tác qua kư kết nầy chưa hề được bắt đầu cho đến khi xảy ra vụ kiện. Chúng tôi nghĩ, vụ kiện do Việt Nam đưa ra trong thời điểm nầy để cố t́nh dựng lại không khí chiến tranh lạnh trong bang giao quốc tế, thiếu hợp lư v́ không trưng dẫn được chứng cớ khoa học có tính thuyết phục, phí phạm công sức trong khi nhu cầu phát triển của Việt Nam phải chiếm ưu tiên hàng đầu. Do đó, người Việt dù ở nội địa hay hải ngoại cần phải sáng suốt, đề cao cảnh giác để không bị lung lạc về mặt t́nh cảm để nhận diện rơ ràng tính cách chính trị hay nhân đạo trong vụ tranh tụng nầy.
Sau cùng thiết nghĩ quyết định của Việt Nam vẫn chưa muộn là trở lại với kư kết ban đầu của Hội nghị Hà Nội 2002 để hai phía có điều kiện và căn bản pháp lư trong hợp tác và truy t́m nguyên nhân đích thực của vấn nạn môi trường ở Việt Nam. Có được như vậy, mới có thể thực sự biết được nguyên nhân của nỗi đau của nạn nhân hơn là làm sống lại một sự kiện lịch sử đă đi vào quên lăng từ lâu.
Mới đây, thêm một tia hy vọng mới qua lời tuyên bố của phát ngôn viên Lê Dũng thuộc bộ Ngoại giao Việt Nam vào ngày 21/3 là:” Việt Nam sẳn sàng hợp tác nghiên cứu khắc phục hậu quả chất độc da cam”. Căn cứ vào Biên bản ghi nhớ vừa nêu trên, chúng tôi mong mơi sự kiện sẽ là một sự thật trong một tương lai rất gần và một cuộc nghiên cứu toàn diện ảnh hưởng của những hóa chất độc hại lên môi trường và con người ở Việt Nam sẽ được thực hiện nghiêm chỉnh.
Mai Thanh Truyết
VAST 4/2005