MÙA THU VÀ HOA T̀NH THƯƠNG

Trần Gia Phụng

 

Cuộc vượt biên của người Việt sau năm 1975 là cuộc xuất ngoại đại nhất trong lịch sử Việt Nam từ khi lập quốc cho đến ngày nay.  Thời gian phong trào vượt biên kéo dài từ 1975 đến 1996 ngang bằng với thời gian chiến tranh từ 1954 đến 1975 (21 năm).  Tổng số người rời bỏ đất nước bằng tất cả các cách, cộng với những người tử nạn trên đường vượt biên, lên đến trên 1,500,000 người, khoảng phân nửa tổng số dân chúng và quân nhân Việt Nam cả Nam lẫn Bắc tử trận trong cuộc chiến từ 1954 đến 1975 (khoảng 3,000,000). 

 

Theo thống kê do Cao Uỷ Tỵ Nạn Liên Hiệp Quốc (United Nations High Commissioner for Refugees = UNHCR) đưa ra năm 2000, được nhà báo Giao Chỉ ghi lại trong bài Lịch sử 30 năm định cư tỵ nạn 1975-2005, nhật báo Người Việt Online, ngày 1-4-2005, th́ cuộc vượt biên vĩ đại nầy có thể chia làm bốn giai đoạn:  Thứ nhất, ngay sau biến cố 30-4-1975 và vài tháng kế tiếp, 150,000 người bỏ nước ra đi, trong đó 130,000 qua Hoa Kỳ, 20,000 đến các nước Âu Châu và các nước khác.  Thứ nh́, từ tháng 6-1975 đến 1979, tổng cộng 326,000 người Việt bỏ nước ra đi, trong đó có 311,400 thuyền nhân, và 14,600 người đi bằng đường bộ qua Cambodia, Thái Lan.  Thứ ba, từ 1980 đến 1989 [trước thời điểm UNHCR ra lệnh khóa sổ các trại tỵ nạn, không nhận người vượt biên], khoảng 450,000 ra đi, gồm có 428,500 thuyền nhân và 21,500 người đi đường bộ, đến các đảo Hồng Kông, Palawan (Phi Luật Tân), Bidong (Malaysia), Galang (Indonesia), các trại ở Thái Lan, rồi từ đó đi định cư khắp thế giới.  Thứ tư, từ 1990 đến 1995, tức từ khi LHQ khóa sổ (1989) cho đến lúc giải tán vĩnh viễn các trại tỵ nạn (1996), số người ra đi vẫn tiếp diễn, tổng cộng khoảng 63,100 người, trong đó 56,400 là thuyền nhân và 6,700 người đi đường bộ. 

 

Số người tử nạn trên bước đường vượt biên không thể thống kê chính xác được.  Người ta phỏng chừng trong suốt thời gian xảy ra các cuộc vượt biên, có khoảng từ 400,000 đến 500,000 thuyền nhân bỏ ḿnh trên biển cả hay bị hải tặc bắt giết.  

 

Vào tháng 3-2005, một phái đoàn người Việt hải ngoại đến thăm viếng các đảo Galang (Indonesia) và Bidong (Malaaysia), nơi đại đa số thuyền nhân Việt Nam sau 1975 đă đến tạm cư, trước khi được đi định cư tại một nước thứ ba.  Hai hải đảo nầy là nơi kỷ niệm đầu đời lưu vong của người Việt hải ngoại.  Hải hùng trên biển cả, vui sướng đến bến bờ tự do, buồn đau nhớ quê hương xa tắp, và lo âu cho cuộc sống mới... Cuộc sống tạm bợ tại đây tuy ngắn ngủi nhưng thật đầy kỷ niệm. 

 

Phái đoàn thăm viếng hai hải đảo nầy đă làm một việc hết sức ư nghĩa là dựng tại Galang cũng như tại Bidong, mỗi nơi một tấm bia, vừa để tỏ ḷng tri ân nước sở tại Indonesia và Malaysia đă cho tạm dung, đồng thời để tỏ ḷng tưởng nhớ những người đă chết trên đường vượt biên.  Kính trọng, tưởng nhớ và biết ơn những người đă chết là truyền thống từ ngàn năm nay của người Việt.  Chính v́ khoảng nửa triệu người Việt đi t́m tự do đă hy sinh tính mạng trên biển cả, nên cả thế giới kinh hoàng, mở rộng ṿng tay nhân ái đón nhận người Việt đến tỵ nạn. 

 

Tuy nhiên, chỉ ba tháng sau khi các tấm bia được dựng lên, vào tháng 6-2005, một tin sét đánh đă làm cho người Việt ở hải ngoại cũng như ở trong nước giật ḿnh và phẫn nộ.  Đó là các tấm bia tưởng niệm thuyền nhân Việt Nam tử nạn trên đường vượt biên ở Bidong bị chính quyền sở tại ra lệnh phá bỏ (tin ngày 16-6-2005), và tấm bia tưởng niệm ở Galang đă bị khoét lấy đi (tin ngày 17-6).  Sau đây là trích nguyên văn bản tin tiếng Việt của đài BBC ngày 17-6-2005: ...Chính phủ Việt Nam đă than phiền với Bộ Ngoại giao Malaysia, và sau đó, chính quyền trung ương Malaysia đă yêu cầu chính quyền bang Terengganu, tức là chính quyền chủ quản ḥn đảo Bidong, phải dẹp bỏ tượng đài.  Một nguồn tin của Bộ Ngoại giao Mă Lai nói rằng Việt Nam c̣n đang bận rộn với lịch sử của họ, và để bảo tồn bang giao tốt đẹp với Việt Nam nên Malaysia quyết định tôn trọng ư muốn của Hà Nội... 

 

Bài nầy không đi sâu vào vấn đề tấm bia tưởng niệm, những cuộc lên tiếng phản đối, và những hứa hẹn của nhà cầm quyền Indonesia và Malaysia tái xây dựng tấm bia tưởng niệm, mà chỉ muốn nhấn mạnh một điểm.  Đó là đối với những thường dân đào thoát khỏi Việt Nam bị tử nạn, mà chế độ cộng sản trong nước vẫn truy đuổi đến cùng, trả thù hèn mạt, huống ǵ là đối với những chiến binh Việt Nam Cộng Ḥa đă nằm xuống ở nghĩa trang Biên Ḥa, hay những thương phế binh VNCH c̣n sống sót sau năm 1975 ở trong nước.

 

Người Việt Nam chúng ta đă viết rất nhiều về t́nh h́nh thương phế binh Việt Nam hiện nay trong nước.  Viết hoài cũng ngại nhiều người nhàm chán, nên lần nầy xin nhường lời cho một kư giả ngoại quốc, ông Yoshigata Yushi, đến Việt Nam nhân dịp chế độ CSVN làm lễ kỷ niệm ngày 30-4 vừa qua.  Sau đây là lời của kư giả Yashigata Yushi, được dịch đăng trong bài Số phận của người thương phế binh miền Nam Việt Nam trên điện báo Đàn Chim Việt ở Đông Âu (trích ngày 13-5-2005):

 

Tôi đă được một người trong tổ chức NGO [Non Government Organization = Tổ chức phi chánh phủ] hướng dẫn đến trung tâm trị liệu phục hồi cho người tàn tật ở Cần Thơ.  Tại đây, tôi được gặp ông N. V. Công (73 tuổi, thương phế binh của Việt Nam Cộng Ḥa) khập khểnh bước đi bằng đôi nạng gỗ đă quá cũ mèm mà ông ta đă sử dụng từ năm 1973 đến bây giờ.  Một người thương phế binh khác là ông N. C. Hùng (53 tuổi) cụt cả hai chân mà chẳng có một phương tiện nào khác để di chuyển, ngoại trừ hai bàn tay.  Muốn đi phải dùng hai bàn tay chống để lết.  Cả ông Công và ông Hùng chẳng được một cơ quan nào của nhà nước giúp đỡ, phải kiếm sống bằng những công việc như đan thúng, đan giỏ...

 

Sau khi tham quan nhiều nơi tại miền Nam, phái đoàn của tổ chức NGO nầy ra Hà Nội để tiếp tục cuộc tham quan.  Tại Hà nội và nhiều nơi khác ở miền Bắc, họ cũng gặp nhiều thương binh bộ độ miền Bắc....  Nh́n những thương binh miền Bắc, chúng tôi không khỏi ngậm cho hoàn cảnh của những thương binh miền Nam mà chúng tôi đă gặp tại Sài G̣n hay những vùng Lục tỉnh... là họ đă bị bỏ rơi một cách tàn nhẫn.

 

Nhóm NGO nầy c̣n kể thêm rằng họ đă trao tặng các trung tâm trị liệu phục hồi cho người tàn tật nhiều xe lăn, chân giả, nạng gỗ và nhiều thứ khác.  V́ thấy mức độ tàn tật của ông Hùng cần phải đặc biệt giúp đỡ, nên tổ chức của họ tặng riêng cho ông Hùng một chiếc xe lăn.  Tặng xong, họ yên chí là từ đây ông Hùng không c̣n quá nhọc nhằn như trước mỗi khi muốn di chuyển v́ đă có phương tiện.  Tháng sau họ gặp trở lại ông Hùng, th́ vẫn thấy ông ta lết đi bằng hai tay.  Hỏi xe lăn đâu th́ ông Hùng trả lời rằng đă bị nhà cầm quyền địa phương tịch thâu, v́ cơ quan cho xe không qua trung gian chính phủ, bắt phải đóng tiền phạt mới được nhận xe, mà ông Hùng lấy đâu ra tiền để đóng phạt  Cuối cùng họ lại phải bỏ tiền túi đóng phạt để nhận xe lăn cho ông Hùng.

 

Sau biến cố 30-4-1975, tất cả thương phế binh Việt Nam Cộng Ḥa, từ những người liệt giường liệt chiếu, đến những người thương tật, què chân, cụt tay, và cả những thương binh mù mắt, khập khiểng, sờ soạn bước đi một cách thê thảm, bị đuổi ra khỏi các bệnh viện, quân y viện trên toàn miền Nam, và khi trở về địa phương, lại bị nhà cầm quyền cộng sản đày đọa...

 

Cho đến nay, ba mươi năm sau, CSVN vẫn c̣n giữ nguyên mối thù cũ, vẫn đối xử bất công đối với thương phế binh Việt Nam Cộng Ḥa, ngay trước mắt những người ngoại quốc.  Đây không phải là trường hợp riêng lẻ, mà là chủ trương chính sách của đảng Cộng Sản Việt Nam.  Một ví dụ khác có thể chứng minh điều nầy. 

 

Tại Việt Nam, ngày 17-12-2003, Bộ Nội vụ công bố quyết định thành lập Hội Nạn Nhân Chất Da Cam - Dioxin.  Hội nầy ra mắt tại Hà Nội ngày 10-1-2004, do bà Nguyễn Thị B́nh, cựu Phó Chủ tịch nhà nước Cộng Ḥa Xă Hội Chủ Nghĩa Việt Nam, làm chủ tịch danh dự, thượng tướng cộng sản Đặng Vũ Hiệp là Chủ tịch, bác sĩ Nguyễn Trọng Nhân là Phó Chủ tịch.  Trong diễn văn của bà Nguyễn Thị B́nh ngày ra mắt hội nầy, có đoạn cho biết: Danh sách nạn nhân chất da cam trong cả nước được chính phủ thiết lập năm 2000 để cung cấp tiền trợ cấp hàng tháng.  Những nạn nhân đă từng phục vụ cho chính thể Việt Nam Cộng Ḥa trước đây th́ không được đưa vào danh sách nầy.

 

Lời nói của bà Nguyễn Thị B́nh, cựu Phó chủ tịch nước, một cán bộ cao cấp của nhà cầm quyền CSVN, đă xác định lại rơ ràng lằn ranh nhân đạo Bắc Nam của chế độ CSVN, chẳng những đối với những nạn nhân chất độc màu da cam nếu có, mà c̣n đối với tất cả những vấn đề liên quan đến cuộc chiến đă qua, trong đó đương nhiên có cả chuyện thương phế binh Việt Nam Cộng Ḥa bất hạnh c̣n lại ở Việt Nam.  Do đó, mọi người sẽ không lấy làm lạ về chuyện kư giả Yashigata Yushi tường thuật cảnh phân biệt đối xử đối với thương phế binh Việt Nam Cộng Ḥa.

 

Về phía người Việt ở hải ngoại, sau khi được an cư ở nước ngoài, nhiều người bắt đầu gởi tiền về để giúp đỡ gia đ́nh, thân nhân và bạn bè.  Rồi sau đó, các tôn giáo, các hội đoàn cùng nhau gởi về trợ cấp, giúp đỡ các em mồ côi, các thương phế binh và các gia đ́nh liệt sĩ.

 

Riêng về vấn đề thương phế binh, trong thời gian 10 năm gần đây, Gia đ́nh Mũ Đỏ Hoa Kỳ và Gia đ́nh Mũ Đỏ Canada đă hoạt động tích cực để giúp đỡ những đồng đội thiếu may mắn tại quê nhà.   Lúc đầu, quỹ cứu trợ nầy chỉ giúp những thương phế binh thuộc binh chủng Nhảy Dù, nhưng ngay sau đó, đă mở rộng đối tượng cứu trợ, cứu giúp tất cả những anh em thương phế binh VNCH, thuộc bất cứ đơn vị nào, từ Cảnh Sát, Nghĩa Quân, Địa Phương Quân, đến các binh chủng Hải Lục Không quân và lực lượng tổng trừ bị như Biệt Động Quân, Thủy Quân Lục Chiến, Nhảy Dù.

 

Riêng tại Toronto, hàng năm, những anh chị em thiện chí mở ra chiến dịch HOA T̀NH THƯƠNG, vận động quyên góp, để tiếp tay với Gia đ́nh Mũ Đỏ trong công việc yểm trợ thương phế binh ở quê nhà.  Trong những năm qua, anh chị em HOA T̀NH THƯƠNG làm việc rất tận t́nh, cẩn trọng, tự ḿnh bỏ tiền riêng để trang trải những chi phí cá nhân cho công việc chung, công khai tài chánh rơ ràng tất cả những số tiền thu được do quư vị đồng hương ủng hộ, nên càng ngày càng được hưởng ứng đông đảo, và kết quả càng ngày càng khả quan. 

 

Điều đặc biệt, khi những chiếc lá maple tại Toronto bắt đầu trở màu, đổi sắc, mà nói theo Nguyễn Du là Rừng phong thu đă nhuốm màu quan san (Kiều, câu 1520), báo hiệu trời đất đang chuyển tiết và mùa thu bắt đầu trở về, th́ HOA T̀NH THƯƠNG cũng sắp sửa đến thời điểm trổ hoa kết trái.

 

Khác với các loại hoa thiên nhiên, HOA T̀NH THƯƠNG Toronto không sống bằng đất, bằng ánh sáng mặt trời, bằng không khí, bằng nước, mà sống trong ḷng người, bằng đức từ bi vô lượng, bằng t́nh bác ái bao la, bằng sự tương trợ của tất cả mọi người, th́ hoa mới có thể tốt, trái mới có thể tươi, để gởi về giúp đỡ anh em thương phế binh hiện c̣n khó khăn ở trong nước.  Các anh em thương phế binh đă hy sinh một phần thân thể trên chiến trường để cho chúng ta sống c̣n.  Dầu chúng ta có bù đắp được bao nhiêu, cũng vẫn chưa xứng đáng với sự hy sinh cao cả vô bờ bến của anh em.

 

Mong rằng trong năm nay, vào lúc 7 giờ tối Thứ Bảy 1-10-2005, bà con đồng hương chúng ta sẽ cùng nhau họp mặt đông đảo tại nhà hàng ACE PLACE (tức nhà hàng Sans Souci cũ), số 821 Runnymede, Toronto, để cùng nhau chào mừng HOA T̀NH THƯƠNG rộ nở.  Hy vọng không phải chỉ có một khóm HOA T̀NH THƯƠNG, mà sẽ có cả trăm, cả ngàn HOA T̀NH THƯƠNG cùng nhau thi đua khoe sắc tỏa hương, cùng nhau thơm ngát t́nh người, t́nh đồng hương, và t́nh huynh đệ chi binh.  Những HOA T̀NH THƯƠNG ở xa, kể cả những HOA T̀NH THƯƠNG Ở CÁC TỈNH THÀNH KHÁC, xin vui ḷng gởi chi phiếu đề tên: The Family of Red Berets in Canada, 895 Hills, St Laurent, Québec, H4M  2W7, Canada.  Xin cảm ơn trước toàn thể quư vị.

 

TRẦN GIA PHỤNG

(Toronto, 1-8-2005)