Tạp Ghi về Ngày 30 tháng Tư.

Nghĩ về 30/4:

Là một chuyên gia về môi trường trên 20 năm, dĩ nhiên là chúng tôi có nhiều trăn trở về những vấn nạn môi trường của đất nước sau 30 năm thống nhất.

Hiện tại người dân Việt không được hưởng những quyền hạn như mọi người dân của các quốc gia trên thế giới được hưởng theo quy định của Liên Hiệp Quốc, những điều kiện để được sống “tử tế” của người “văn minh” mà Liên Hiệp Quốc không đề cập đến v́ đă được xem là những điều kiện căn bản đương nhiên phải có. Nhưng đối với Việt Nam, đó là những quyền mà người dân cần phải đ̣i hỏi bởi v́ lănh đạo hiện tại của Việt Nam v́ nhiều lư do như không đủ khả năng, v́ bất lực, hay v́... cần phải duy tŕ t́nh trạng  hiện tại để kiểm soát người dân? Đó là những điều thật sự căn bản điển h́nh được liệt kê sau đây:

1-                  Quyền được cung cấp nguồn nước sạch trong sinh hoạt;

2-                  Quyền được thở không khí trong lành;

3-                  Quyền được ăn uống hợp vệ sinh và thực phẩm được kiểm soát để tránh nhiễm độc;

4-                  Quyền được giáo dục và chỉ dẫn về khai thác nông nghiệp, xử dụng hóa chất và phân bón.

 Tuy những quyền hạn vừa kể trên không được ghi trong bảng Tuyên ngôn Quốc tế nhân quyền nhưng đây là một thực tế mà người Việt Nam đang cần phải tranh đấu để có được. Sở dĩ các quyền trên được nêu ra nơi đây v́ sau 30 năm điều hành và quản lư toàn cơi Đất Nước để mong vực dậy nền kinh tế kiệt quệ, Việt Nam, qua các chính sách, kế hoạch đă thực hiện, đang làm cho Đất và Nước đứng trước nguy cơ tài nguyên cạn kiệt và môi trường xuống cấp tệ hại. Đó là những suy nghĩ của chúng tôi về ngày 30/4 sau 30 năm cầm quyền của đảng Cộng Sản Việt Nam.

Viễn ảnh tương lai Việt Nam:

Là một con dân nước Việt, đứng trước những đau khổ thiếu thốn của đại đa số đồng hương ở quốc nội, làm sao chúng tôi có thể an nhiên tự tại trên mảnh đất tự do nầy được. Làm sao chúng tôi có thể "hài ḷng" khi đọc được báo cáo tổng kết năm 2004 của Quỹ Nhi đồng Thế giới và Cơ quan Y tế Thế giới là 72% trẻ em từ 1 tuổi đến 5 tuổi đều bị suy dinh dưỡng trầm trọng. Do đó, nh́n lại 30 năm qua, tuy Việt Nam đă đạt được một số tiến bộ trong việc xây dựng và phát triển đất nước, nhưng chưa đủ mau và mạnh so với nguồn nhân lực và tài nguyên Việt Nam hiện có, cũng như nhu cầu của dân tộc mà lănh đạo Việt Nam phải chu toàn. V́ vậy, chúng tôi chỉ c̣n đặt niềm tin vào giới trẻ Việt Nam cả ở quốc nội lẫn hải ngoại.

Hiện tại Việt Nam c̣n trên 60% người trẻ dưới 30 tuổi. Hy vọng các em, qua kinh nghiệm sống đối với tuổi trẻ ở quốc nội, và qua những học hỏi ở nước ngoài đối với tuổi trẻ hải ngoại, các em sẽ t́m được sinh lộ mà Đất Nước sẽ phải Đi Tới. Những cản lực hiện tại chỉ là những thử thách cho tuổi trẻ mà thôi, không thể làm chùn bước các em được.

Dù sống trong hoàn cảnh kinh tế khó khăn trong nước hay đứng trước những cám dỗ của một xă hội thiên về cá nhân và vật chất trên thế giới, tuổi trẻ Việt Nam ở hai nơi đều thể hiện nghị lực phấn đấu với một tinh thần quả cảm và một ư chí tuyệt vời. Tuổi trẻ Việt Nam không ngại những phiêu lưu trong hành xử dù phải chịu nhiều vấp ngă. Học hỏi trong kinh nghiệm, trong thất bại, tuổi trẻ Việt Nam đă và đang mạnh dạn đi tới tương lai.

Tuổi trẻ Việt Nam trong sáng hội nhập vào xă hội với niềm tin vững mạnh cho tương lai, không mặc cảm, không vướng bận quá khứ, không có những rào cản, vết hằn từ các oan nghiệt của lịch sử như các tuổi cha anh, không ràng buộc vào những thành kiến bảo thủ và ư tưởng cực đoan. Với thêm tinh thần dân chủ cao đă được hun đúc do học tập và kinh nghiệm trong cuộc sống hàng ngày, tuổi trẻ càng khiến cho chúng ta tin tưởng hơn khi dự phóng về tương lai.

Chúng tôi hoàn toàn tin tưởng vào tương lai Đất Nước qua tuổi trẻ Việt Nam.

Mai Thanh Truyết

30/4/2005