Ấn Độ: Một Mô h́nh Phát triển Bền vững

 

Vào đầu năm 2006, Diễn đàn Kinh tế Thế giới diễn ra taị Davos, Thụy Sĩ ngày 27-1, một tam giác quyền lực kinh tế được nhắc đến ở Á Châu là Nhật Bản, Trung Quốc và Ấn Độ. Và cũng tại đây, Ấn Độ lại một lần nữa nổi bật lên với khẩu hiệu: Ấn Độ tuyệt vời: Biểu tượng của thế giới phát triển thị trường tự do nhanh nhất trong năm.

 

Hơn nữa, gần đây nhất, lần đầu tiên một tổng thống Hoa Kỳ đến viếng quốc gia nầy vào tháng 3/2006. TT Bush c̣n kư kết với chính phủ Ấn một thỏa ước về nguyên tử, điều nầy là một ngoại lệ cho HK, v́ Ấn Độ chưa hề kư tên vào Hội đồng nguyên tử năng thế giới.

 

Hai sự kiện nổi bật trên cho thấy rằng kể từ nay, Ấn Độ đă thực sự bước vào và dự phần vào cuộc chơi kinh tế toàn cầu. Làm được như thế là v́ Ấn Độ đă đáp ứng được yêu cầu của thế giới qua lời kêu gọi của Ộ. Kofi Annan, TTK LHQ, trong Diễn đàn Kinh tế thế giới năm nay là:Cần phải có một năo trạng mới, trong đó những liên hệ quốc tế không khác ǵ hơn là liên hệ giữa các quốc gia và sự hợp tác thương mại ṭan cầu.

 

Để t́m hiểu tại sao một quốc gia đông dân thứ nh́ trên thế giới lại được thế giới nh́n như là một cường quốc kinh tế qua quá tŕnh phát triển quốc gia cũng như những tiềm lực cùng những điểm mạnh của chính sách triển kinh tế của quốc gia nầy.

 

Đất nước Ấn Độ

 

Theo thống kê vào tháng 7/2005, dân số Ấn Độ được ước tính khoảng 1.080.264.388. Người dân có tuổi trung b́nh là 24,66 năm. Mức độ gia tăng dân số 1,4% (2005). Tỷ lệ giới tính là 1,06 Đàn ông/1,00 Đàn bà. Đời sống trung b́nh cho đàn ông là 63,57 năm và 65,16 năm cho đàn bà. Mức lạm phát hàng năm trung b́nh từ 3 đến 5 %. Ước tính tăng trưởng kinh tế trong năm 2006 là 7,5%. Về tôn giáo, Ấn Độ hiện có các tôn giáo chính sau đây: Hindu 80,5%, Thiên chúa giáo 2,3%, Sikh 1,9% và 2,0% c̣n lại cho những tôn giáo khác.

Về ngôn ngữ, tiếng Anh là ngôn ngữ chính trong mọi giao thiệp về chính trị và kinh tế. Hindi là ngôn ngữ quốc gia chiếm khoảng 30% dân số. Ng̣ai ra c̣n có 14  ngôn ngữ chính thức khác như Bengali, Tamil, Malayalam, Kashmiri, Sanskrit v. v..

Ấn Độ có khoảng 60% dân số biết đọc và biết viết từ 15 tuổi trở lên.

 

Cung cách phát triển quốc gia

 

Về định mức sự phát triển quốc gia cho đến nay vẫn c̣n căn cứ vào thuyết Tam khu của Colin Clark, trong đó gồm khu nông nghiệp, khu công nghiệp, và khu dịch vụ. Từ đó qua sự phát triển và qua từng giai đọan, chỉ số phát triển của một quốc gia được tính tóan qua từng khu vực.

 

Tiến tŕnh phát triển quốc gia của Ấn Độ được ghi nhận vào các giai đoạn sau đây: 1- Ấn Độ là một quốc gia lấy nông nghiệp làm chính; 2- Một khi mức sản xuất nông nghiệp đáp ứng được cán cân cung cầu trong nước, quốc gia nầy đẩy mạnh công cuộc sản xuất công nghiệp; 3- Và sau giai đoạn công nghiệp, dịch vụ cao cấp sẽ là trọng tâm trong phát triển. Do đó, đối với một quốc gia một khi tỷ lệ công nghiệp và dịch vụ càng cao, sự phát triển của quốc gia càng tăng thêm mức bền vững và giảm thiểu được nguy cơ khủng hoảng.

 

Ấn Độ đă bắt đầu mở cửa từ năm 1990 sau một giai đoạn dài dưới chính sách bế quan tỏa cảng và chịu sự quản lư không hiệu năng dưới các chính phủ chạy theo chính sách và đường lối xă hôị chủ nghĩa. Trong suốt 15 năm qua, nhờ sự thay đổi đường lối kinh tế, Án Độ đă đạt được những thành quả sau đây:

-           Lợi tức đầu người tăng từ $280 năm 1980 lên $650 cho năm 2005;

-           Tỷ lệ lao động: 55% cho nông nghiệp, 20% cho kỹ nghệ, và 25% cho dịch vụ cao cấp theo thống kê 2003.

 

Nh́n chung, mức tăng trưởng của quốc gia nầy trong 10 năm trở lại đây đă đứng vào những quốc gia có tăng trưởng nhanh trong vùng Á Châu.

 

Về dân số, Ấn Độ vẫn không kềm hăm được mức gia tăng nầy với mức sinh sản 1,4% (2005). Do đó, nếu không có biện pháp kềm hăm sự gia tăng dân số, theo ước tính vào năm 2025, Ấn Độ sẽ qua mặt TQ với 1,5 tỷ so vớ 1,4 tỷ.

 

Những bước phát triển của Ấn Độ

 

Từ những năm đầu của thập niên 80, AĐ bắt đầu gữi sinh viên ồ ạt qua các nước Tây phương đặc biệt là Anh Quốc và Hoa Kỳ, và có thể nói cho đến ngày nay, AĐ đă dành địa vị độc tôn ở Á Châu về việc cung cấp dịch vụ và công nhân chuyên nghiệp cho Tây phương. Thung lũng về điện tử ở vùng San Jose (California) từ năm 2001 trở đi bị khốn đốn v́ hàng trăm ngàn chuyên viên cao cấp trong ngành nầy đă đồng loạt trở về AĐ. Dĩ nhiên, AĐ trở thành trung tâm cung cấp dịch vụ điện toán cho toàn cầu. Theo dự tính cho đến năm 2008, AĐ có khả năng cung cấp 4 triệu công nhân loại nầy cho thế giới. Và chính mức tăng trưởng của AĐ đă góp phần lớn vào dịch vụ điện toán trên.

 

Trước khi bắt đầu mở cửa năm 1990, AĐ vẫn c̣n đeo đuổi chính sách tự quản tự túc, nghĩa là cố gắng tạo đủ sản phẩm vật chất để xử dụng cho nội địa. Do chính sách phát triển khép kín trên đă làm chùng bước mọi ư muốn đầu tư của những nhà đầu tư ngoại quốc. Do đó công nghiệp sản xuất của AĐ không thể nào phát triển và theo kịp đà tiến bộ chung trên thế giới.

 

Mặc dù AĐ có nhiều lợi thế khi chuyển sinh viên và chuyên viên ra ngoại quốc v́ họ thông thạo Anh ngữ, nhưng AĐ chỉ đẩy mạnh vai tṛ dịch vụ và tin học mà không phát triển các công kỹ nghệ sản xuất các mặt hàng gia dụng. Trong lúc đó nông nghiệp vẫn giữ vai tṛ quan trọng trong cán cân sản xuất. Điều nầy tạo ra hai giai cấp bất b́nh đẳng trong xă hội: AĐ có 7% dân số có tŕnh độ Tiến sĩ và 42% dân số không biết chữ.

 

Nhưng từ khi có chính sách đổi mới, mọi sự bắt đầâu thay đổi, luật đầu tư giản dị hơn, chính sách thuế quan có phần dễ dăi và giảm bớt phiền toái cho thương nhân ngoại quốc...và đó là hai điều kiện đầu tiên để thu hút đầu tư. Và cũng từ đo nạn chợ đen và tham nhũng cũng giảm dần theo mức độ du nhập của ngoại quốc vào chính quôc gia nầy. Và cũng từ mốc thời gian trên, các công ty đa quốc gia ồ ạt chiếm lĩnh thị trường và hôm nay, thủ phủ Karnataka ở phía Nam AĐ trở thành một thung lũng silicon mới của Á Châu.

 

Đồng thời với đầu tư ngoại quốc, AĐ đă đẩy mạnh cuộc cách mạng xanh trong kỹ nghệ sản xuất, với mục đích làm giảm thiểu việc ô nhiễm môi trường, và sau nữa dần dần đẩy lui nạn đói nghèo qua chính sách mở cửa tiếp cận với hầu hết các quốc gia trên thế giới để áp dụng việc đẩy mạnh công nghệ tiên tiến cho nhu cầu trong nước. Đây là một chính sách thật sự mềm dẽo, và là một bài học cho những quốc gia c̣n mang nhiều định kiến về ư thức hệ chính trị trong giao thương kinh tế và phát triển.

 

Kết quả, sau 15 năm đổi mới AĐ có mức dự trử ngoại tệ nặng cho năm 2003 là 100 tỷ Mỹ kim. Tuy nhiên với mức lợi tức đầu người cho năm 2005 là $650 và măi lực tính theo đầu người là $2.900/năm, 30% dân số AĐ vẫn phải chịu sống dưới mức đói nghèo tuyệt đối theo định nghĩa của LHQ là $1/ngày/người. Do đó, AĐ cần phải đẩy mạnh hơn nữa về kỹ nghệ sản xuất và dịch vụ để thu hút lực lượng lao động cho nông nghiệp hiện đang chiếm tỷ lệ 55% trên cả nước.

 

Nh́n chung, trong thời gian đầu khi mở cửa, AĐ chú trọng vào việc tập trung đào tạo chất xám cao cấp mà không chú trọng nhiều việc phát triển công nghệ sản xuất và dịch vụ ở hạ tầng cơ sở cho nên sự phát triển không cân đối và đạt được chỉ tiêu như ư muốn so với nội lực thực sự của AĐ. Và phát triển bắt đầu tăng nhanh khi AĐ đă chuyển hướng và đẩy mạnh dịch vụ cùng đầu tư ngoại quốc.

 

Những nét chuyển biến mới của Ấn Độ trong phát triển

 

Không giống như các quốc gia đang phát triển khác là tập trung vào phát triển nông nghiệp và chăn nuôi thủy sản để xuất cảng, cũng như quy nạp đầu tư ngoại quốc và quốc gia vào những công nghệ tiêu dùng không cần kỷ năng cao của người công nhân, Ấn Độ đă chọn một cung cách phát triển đặc biệt là nâng cao tŕnh độ chuyên môn của người dân và chọn những ngành phát triển cao cấp như tin học và những ứng dụng của mạng lưới ṭan cầu làm mũi nhọn để phát triển quốc gia.

 

Làm như thế Ấn Độ chấp nhận sự phát triển chậm lúc ban đầu và phải tiêu tốn nhiều ngân sách và nhân lực trong lúc đầu . Đối với ngành công nghiệp thủy sản và nông nghiệp, Ấn Độ chỉ phát triển để thoả măn nhu cầu trong nước, chứ không đặt trọng tâm vào sản xuất cho xuất cảng.

 

Chính nhờ suy nghĩ chuyển hướng trên, Ấn Độ đă đạt được những thành quả cao sau 15 năm cải cách đồng thời cân bằng được mức phát triển quốc gia và việc bảo vệ môi trường. Ấn Độ đă không biến quốc gia ḿnh thành băi rác của thế giới như Pakistan TQ, và Việt Nam. Trong việc khai thác phát triển hóa chất kỹ nghệ và dược phẩm, Ấn Độ đă có nhiều cố gắng trong quản lư và xử lư ô nhiễm. Có thể nói ngày hôm nay Ấn Độ đă đứng ngang tầm với những quốc gia tiến tiến trên thế giới về công nghệ dược phẩm và phát triển những công nghệ xanh và sạch.

 

Có thể nói, Ấn Độ là một quốc gia duy nhất thu hút chất xám từ HK và các quốc gia trên thế giới. Ngoại quốc bắt đầu đầu tư tài sản và nhân lực vào Ấn Độ ngày càng nhiều thêm. Lư do là họ t́m thấy nơi đất nước nầy có một thị trường tự do, dân chủ, cũng như có một sự phát triển bền vững, cộng thêm nguồn nhân lực dồi dào, có kỷ luật và kỷ năng cao. Chính nhận định trên đây có thể được tóm tắt qua phát biểu của TS Yarnell, Phu tá Chủ bút của tuần báo lớn nhất thế giới về Hoá học là Chemical & Engineering News: Ấn Độ đă có một lực lượng lao động rất cao, do đó hiện tại Ấn Độ có nhiều khả năng thách thức Hoa Kỳ và LH Âu Châu trong lănh vực sản xuất nguyên liệu cho dược phẩm, cùng những hoá chất tổng hợp cao cấp khác trong kỹ nghệ. Hiện tại, Ấn Độ c̣n có khả năng sáng tạo những sáng kiến trong lănh vực khám phá nguồn dược dược phẩm mới, về công nghệ sinh học, cùng các khoa học siêu vi nano.

 

Thêm một điểm đặc biệt nữa trong lănh vực đại học và nghiên cứu, giáo dục Ấn Độ tạo thêm điều kiện dễ dàng cho nghiên cứu bằng cách tăng thêm ngân khoản nghiên cứu và phát triển (R&D) trong học đường, cũng như dễ dàng cung cấp học bổng cho những sinh viên ưu tú đi tu nghiệp ở các quốc gia tiến bộ về khoa học.

 

Ấn Độ ngày nay đă ḥan ṭan phá vở cung cách bế quan tỏa cảng trong những năm trước 1990, những năm xă hội Ấn phải c̣n chịu ảnh hưởng nhiều áp lực như năo trạng phong kiến và nạn thư lại.

 

Tiến bộ và phát triển xă hội của Ấn Độ đang đi theo con đường tiệm tiến, chậm nhưng chắc chắn và bền vững khác hẳn với sự phát triển của Việt Nam và TQ. Trong lúc Bắc Kinh và Việt Nam trải thảm đỏ để mới thế giới đầu tư th́ Ấn Độ không làm như thế nhưng những nhà đầu tư vẫn muốn bước vào. Và khi những nhà đầu tư Ấn Độ đủ sức về nhân sự và tài chính họ sẽ thay thế những nhà đầu tư ngoại quốc để phát triển đất nước qua bàn tay của người bản xứ. Do đó Ấn Độ có khu vực tư nhân rất mạnh và vững vàng, Ấn Độ có một hệ thống tài chính tương đối dồi dào và minh bạch cũng như một nền pháp trị rơ rệt và cứng rắn, ḥan ṭan traí ngược hẳn với mô h́nh phát triển của TQ và Việt Nam.

 

Một thí dụ điển h́nh là qua giải thưởng Derming của Nhật Bản về các sáng kiến quản trị danh tiếng trên thế giới. Từ 4 năm qua, giải nầy đều lọt về các công ty Ấn Độ, hơn cả số giải dành cho các công ty nhật Bản.

 

Một thí dụ thứ hai về phát triển bền vững là công nghiệp về thẻ tín dụng tăng 35% hàng năm và mức tiêu thụ cá nhân chiếm 67% tổng sản lượng quốc gia, trong lúc đó con số nầy của TQ là 42%. Trên thế giới trong lănh vực nầy, Ấn Độ chỉ đứng sau Hoa Kỳ với 70% mà thôi. Mức tiêu thụ cao chứng tỏ người dân tin tưởng vào chính sách phát triển quốc gia của chính quyền. Trái ngược lại, người dân Việt luôn luôn giữ và tiết kiệm tài lực trong nhà, không dám tiêu xài v́ mang tâm cảm sợ sệt, luôn đề pḥng sự bất ổn định của xă hội có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Điều nầy chứng tỏ rằng dân chúng không có niềm tin nơi sự quản lư của nhà nước VN và do đó sẽ khó thúc đẩy cho kinh  tế tăng vọt được.

 

Trước tiến tŕnh ṭan cầu hóa, Ấn Độ đang đi những bước chắn chắn là kiện ṭan nền kinh tế, làm tăng thêm tính hữu hiệu, tỏa rộng giao thương với các nước trên thế giới, và tăng cường khả năng cạnh tranh bằng cách áp dụng công nghệ sạch, vừa xử dụng ít năng lượng và giảm giá thành, đồng thời bảo vệ được môi trường sống chung quanh.

 

Ấn Độ thành công được như thế v́ đă biết gieo hạt giống hiểu biết đúng cách và người dân tin tưởng để tiếp thu hạt giống hiểu biết trên. Đó là sự phối hợp nhuần nhuyễn giữa chính quyền và dân chúng trong sự phát triển xă hội chung cho quốc gia.

 

Nói chung, câu châm ngôn cho nhân loại trước tiến tŕnh ṭan cầu hóa ở thế kỷ  21 là:Nhu cầu sản phẩm và dịch vu cần phải có là phải đáp ứng được hai điều kiện: giảm thiểu năng lượng và yêu cầu môi trường nhạy cảm.

 

Dư kiến trong tương lai của Ấn Độ theo tiên đoán của Golman Sachs trong 50 năm tới là Ấn Độ sẽ là nền kinh tế phát triển nhanh nhất thế giới. Chỉ trong 10 năm tới, Ấn Độ sẽ vượt qua Ư, 15 năm nữa sẽ vướt qua Anh. Và đến năm 2040 Ấn Độ có thể sẽ là một lực lượng kinh tế thứ ba chỉ sau Hoa Kỳ và TQ. Và vào năm 2050, tổng sản lượng của Ấn Độ sẽ gấp 5 lần của Nhật Bản và mức lợi tức đầu người sẽ tăng gấp 35 lần so với hiện tại.

 

Thay lời kết

 

Qua những phân tích trên đây, chúng ta thấy quả thật Ấn Độ đă đi đúng đường mặc dù trong hiện tại, Ấn Độ vẫn c̣n có hơn 300 triệu dân sống dưới mức nghèo đói là 1 Mỹ Kim/ngày. Cũng như Ấn Độ cũng là mơi tập trung tới 40% số người nghèo trên thế giới, cũng như số người bị nhiễm HIV là khoảng 6 triệu, và hàng năm có trên 300 ngàn người chết vi hiểm họa nầy.

 

Tuy nhiên để bù lại, Ấn Độ đă cho thế giới thấy một sự phát triển quốc gia bền vững trong ṿng 15 năm trở lại đây qua sự tăng trưởng đều đặn của giới trung lưu. Chính tỷ lệ của giới trung lưu mới xác định thực sự mức tăng trưởng và phát triển của một quốc gia. Hiện nay, giới trung lưu của Ấn Độ chiếm 30% trên ṭan quốc so với 85% của Hoa kỳ và ước tính chư a tới 10% của Việt Nam.

 

Trong 15 năm qua, những bước ngoặt có tính chất quyết định để Ấn Độ có được sự phát triển bền vững trước các thách thức của tương lai là:

-           Lấy lại niềm tin công cộng và các công ty tư nhân, điều nầy chứng tỏ rằng cộng đồng quốc dân đă tín nhiệm cung cách quản lư của chính phủ;

-           Lănh đạo và quản lư hữu hiệu trước những nguy cơ cho quốc gia như thiên tai, hay khủng hoảng kinh tế;

-           Có sáng kiến, tăng cường sự sáng tạo, và hoạch định kế hoạch phát triển bằng cách áp dụng sáng kiến mới và xử dụng công nghệ sạch trong sản xuất.

 

Và rốt ráo lại trong ba đáp ứng trên, mấu chốt quan trọng hơn cả là hai tiêu chuẩn đầu tiên. Điều nầy đưa đến niềm tin của dân chúng và khả năng lănh đạo quốc gia của chính quyền.

 

T́nh trạng của Việt Nam ngay sau khi chấm dứt chiến tranh năm 1975, cũng giống như t́nh trạng của Nhật Bản 60 năm về trước ngay sau đệ nhị thế chiến. Vào năm 1947, chính phủ Nhật đă công bố một bạch thư nói lên t́nh trạng kinh tế kiệt quệ của đâát nước sau chiến tranh để kêu gọi ṭan dân chung sức. Và chính biểu tượng thành thật nầy đă khiến cho người dân Nhật sát cánh với chính quyền trong những năm xây dựng laị đất nước. Từ năm 1946 đến 1951, Nhật đă nhận được viện trợ không hoàn lại từ Hoa Kỳ. Tiền nầy đă được quản lư hết sức chặt chẽ và chỉ dùng để nhập cảng những nguyên liệu cần thiết cho sản xuất mà thôi. Trong lúc dó Nhật cũng vay vốn ưu đăi từ Ngân hàng Thế giới để dùng vào việc xây dựng cơ sở hạ tầng và để phát triển một số ngành công nghiệp can thiết như săùt thép, xe hơi, hàng không&. Nhật cố gắng huy động nguồn vốn trong nước để hạn chế tiền vay của nước ngoài; do đó kiềm giữ được mức nợ ngoại quốc chỉ khoảng 5% ngân sách quốc gia mà thôi. Và chỉ 10 năm sau, Nhật đă ḥan trả tất cả nợ và trở thành một quốâc gia thành viên của Tổ chức hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD).

 

Trở lại Việt Nam, không kể các nợ cũ của Liên Sô và TQ, Việt Nam đă bắt đầu nhận viện trợ từ các tổ chức quốc tế từ năm 1993. Cho đến nay, những món nợ vay mượn đó đă bắt đầu đáo hạn , và từ nay cho đến năm 2010, mỗi năm Việt Nam phải trả 2 tỷ Mỹ kim và tiền lời của các món nợ khác. Để đổi lại, mức phát triển của Việt Nam đă đem lại được ǵ cho đất ngày hôm nay ngoài món nợ khộng lồ mà tất cả người dân  bắt buộc phải trả. Tính đến năm 2010, nợ ngoại quốc sẽ chiếm 40% ngân sách quốc gia. Đây là những món nợ các thế hệ sau phải gánh chịu, một khi chính con nợ là những người đang quản lư đất nước phủi tay trong việc nhận lấy trách nhiệm ngày hôm nay.

 

Qua hai trường hợp Nhật Bản và Ấn Độ, qua quyết tâm giải quyết vấn đề phát triển bằng cách gây tin tưởng vào người dân. Do đó kết quả hai quôùc gia nầy đă đạt được ngày hôm nay chỉ là hệ quả của một sự quản lư đất nước lấy thành tín làm đầu.

 

Tiếc thay, những điều kiện đă mang đến thành công cho Ấn Độ và Nhật Bản, nhưng không đem laị thành công cho Việt Nam, v́ nơi đây thiếu vắng tất cả sự thành tín và thành tâm của nhà cầm quyền. Và dĩ nhiên sẽ làm thui chột niềm tin của người dân.  Nơi đây, sự tham nhũng và quản lư quốc gia tồi tệ, nhất là trong lănh vực tài chính và ngân hàng đă làm mất niềm tin của người dân Việt. Và một khi đă mất niềm tin rồi, làm sao có được sự hợp tác keo sơn giữa chính quyền và người dân. Và cuộc khủng hoảng niềm tin chắc chắn sẽ kéo theo những tác động xáo trộn trong xă hội và lan dần đến những xáo trộn chính trị trong một tương lai không xa.

 

Hiện tượng nầy đang bắt đầu manh nha ở Việt Nam trong hiện tại và lănh đại VN sẽ phải chấp nhận những hậu quả khó lường có thể xảy ra trong những ngày sắp tới.

 

Mai Thanh Truyết

West Covina 30/4/2006