NHẬN XÉT VỀ BUỔI ĐIỀU TRẦN “TRÁCH NHIỆM BỎ QUÊN CỦA CHÚNG TA:

CHÚNG TA CÓ THỂ LÀM G̀ ĐỂ GIÚP NẠN NHÂN CHẤT DA CAM?” Ở HẠ VIỆN HOA KỲ NGÀY 15 THÁNG 5 NĂM 2008

 

Nguyễn Minh Quang - Mai Thanh Truyết

Tháng 6 năm 2008

 

 

Toàn cảnh buổi điều trần (Ảnh: VAORRC)

 

 


MỞ ĐẦU

 

Vào ngày 15 tháng 5 năm 2008, một buổi điều trần công khai (open hearing) với chủ đề “Trách nhiệm Bỏ quên của Chúng ta: Chúng ta Có thể Làm ǵ để Giúp Nạn nhân Chất da cam? (Our Forgotten Responsibility: What Can We Do to Help Victims of Agent Orange?)” đă được Tiểu ban Á Châu, Thái B́nh Dương, và Môi trường Toàn cầu (Subcommittee on Asia, the Pacific, and the Global Environment) tổ chức tại Pḥng 2172, Cao ốc Rayburn của Văn pḥng Hạ viện.

 

Tiểu ban, trực thuộc Ủy ban Ngoại giao Hạ viện (House Committee on Foreign Affairs), gồm có 13 thành viên do Dân biểu (DB) Eni Faleomavaega (Dân chủ, Samoa) và Gregory Meeks (Dân chủ, New York) làm Chủ tịch và Phó chủ tịch.  Có 3 thành viên của Tiểu ban từ California, đó là DB Dana Rohrabacher và Ed Royce (Cộng ḥa) của Orange County và Diane Watson (Dân chủ) của Los Angeles County.  Thẩm quyền quan trọng nhất của Tiểu ban bao gồm những vấn đề có ảnh hưởng đến quan hệ chánh trị giữa Hoa Kỳ và vùng hoặc quốc gia, làm luật về trợ giúp thiên tai, làm luật và giám sát liên quan đến việc thực thi nhân quyền ở một số quốc gia, giám sát chánh sách môi trường quốc tế và tiến bộ khoa học có ảnh hưởng đến chánh sách ngoại giao [1].

 

Theo thông báo, được soạn theo chỉ thị của Chủ tịch Tiểu ban, phần thuyết tŕnh trong buổi điều trần sẽ do hai nhóm phụ trách.  Nhóm thứ nhứt chỉ có Phụ tá Ngoại trưởng (PTNT) Scot Marciel, Văn pḥng Đông Á và Thái B́nh Dương của Bộ Ngoại giao.  Nhóm thứ hai gồm có Bác sĩ (BS) Nguyễn Thị Ngọc Phượng, Tổng giám đốc Bệnh viện Ngọc Tâm-Sài G̣n, thành viên của Nhóm Đối thoại Mỹ-Việt về Chất da cam/Dioxin (The US-Vietnam Dialogue on Agent Orange/Dioxin) (Nhóm Đối thoại); Giáo sư (GS) Catharin E. Dalpino, GS Thỉnh giảng Đại học Georgetown-Washington DC, Giám đốc Dự án Chất da cam của Viện Aspen; Tiến sĩ (TS) Vaughan C. Turekian, Chánh văn pḥng Quốc tế của Hiệp hội Hoa Kỳ v́ Tiến bộ Khoa học (American Association for the Advancement Sciences (AAAS)), thành viên của Nhóm Đối thoại; ông Rick Weidman, Giám đốc Điều hành về Chánh sách và Liên lạc với Chánh phủ của Cựu chiến binh Hoa Kỳ Tham chiến tại Việt Nam (Vietnam Veterans of America (VVA)); và Luật sư (LS) Jeanne Mirer, Tổng thơ kư của Hội Luật sư Dân chủ Quốc tế (International Association of Democratic Lawyers) [2].

 

BUỔI ĐIỀU TRẦN

 

Trong lời khai mạc buổi điều trần, DB Chủ tịch Tiểu ban Faleomavaega, một cựu chiến binh tham chiến ở Việt Nam, mô tả sự tiếp đăi nồng hậu của chánh quyền Việt Nam, từ trung ương đến địa phương, nhân chuyến viếng thăm của ông vào tháng 11 năm ngoái.  Ông ca ngợi Viện Aspen và Ford Foundation đă thành lập Nhóm Đối thoại và hài ḷng v́ nhóm nầy “có can đảm” hiện diện ngày hôm nay để bàn về phương cách mà Quốc hội có thể giúp cho nạn nhân chất da cam.  DB Faleomavaega đă trích dẫn và đệ nạp nghiên cứu của Công ty Hatfield Consultants về ảnh hưởng của chất da cam/dioxin đối với sức khỏe con người và môi trường ở Việt Nam.  Ông cũng cảm ơn và ghi nhận sự hiện diện của BS Phượng và cảm ơn ông Walter Isaacson, Giám đốc Viện Aspen, đă gởi lời phát biểu thay cho nạn nhân chất da cam [sic] [3].

 

DB Faleomavaega (Ảnh: VAORRC)

 

Thuyết tŕnh trước Tiểu ban

 

Mở đầu phần thuyết tŕnh, PTNT Marciel cho biết chất da cam là một vấn đề nhạy cảm của cả hai nước v́ sự bất đồng quan điểm về ảnh hưởng lâu dài của chiến dịch khai quang ở Việt Nam.  Phía Việt Nam cáo buộc rằng chất da cam/dioxin có ảnh hưởng tai hại đến sức khỏe.  C̣n phía Hoa Kỳ th́ không công nhận bất cứ trách nhiệm pháp lư nào liên quan đến những thiệt hại được cho là do chất da cam gây ra, và tiếp tục nhấn mạnh rằng, bất cứ thảo luận nào về ảnh hưởng của chất da cam phải được dựa trên nghiên cứu khoa học đáng tin cậy theo tiêu chuẩn quốc tế.

 

Từ năm 2001, hai chánh phủ Việt-Mỹ đă hợp tác hỗn hợp về vấn đề ô nhiễm dioxin.  Chánh phủ Hoa Kỳ trợ giúp trong tinh thần hợp tác nhằm mục đích tăng cường khả năng khoa học và hạ tầng cơ sở của các cơ quan nghiên cứu Việt Nam, cải thiện khả năng của chánh phủ Việt Nam trong việc bảo vệ môi trường và khuyến khích việc chăm sóc y tế công cộng cho thế hệ tương lai.  Các công tác đang tiến hành gồm có việc thành lập Ủy ban Cố vấn Hỗn hợp (Joint Advisory Committee) gồm có viên chức chánh quyền và chuyên viên Việt-Mỹ để duyệt xét các hoạt động hỗn hợp như hợp tác khoa học, trợ giúp kỹ thuật, và tẩy xóa ô nhiễm; tổ chức các buổi hội thảo hỗn hợp giữa hai Bộ Quốc pḥng để chia sẻ kinh nghiệm về tẩy xóa ô nhiễm và cung cấp dữ kiện về việc tàng trữ và chuyển chất da cam lên máy bay ở Việt Nam; một dự án 5 năm có trị giá 2 triệu đô la Mỹ do Cơ quan Bảo vệ Môi sinh Hoa Kỳ (U.S. Environmental Protection Agency (EPA)) phụ trách để giúp Việt Nam phân tích dioxin và các hóa chất liên hệ; và một ngân khoản trị giá 400.000 đô la Mỹ để hỗ trợ việc soạn thảo kế hoạch tẩy xóa ô nhiễm ở Đà Nẳng.

 

PTNT Scott Marciel (Ảnh: VAORRC)

 

Trong tài khóa 2007, Quốc hội Hoa Kỳ cũng hỗ trợ sự hợp tác qua việc chuẩn chi ngân khoản 3 triệu đô la Mỹ dành cho các hoạt động y tế và tẩy xóa ô nhiễm các điểm nóng ở Việt Nam.  Cơ quan USAID Mission vừa mới được thành lập sẽ phụ trách việc phân phối ngân khoản nầy.  USAID Mission đă đồng ư dùng 1 triệu đô la Mỹ để mướn một điều hợp viên và chi tiêu cho các hoạt động y tế và phục hồi ở Đà Nẳng.  Số c̣n lại sẽ được dùng cho các hoạt động y tế và môi trường.

 

PTNT Marciel cũng cho biết là chánh phủ Hoa Kỳ sẽ cố gắng tiếp tục hỗ trợ chánh phủ Việt Nam trong việc bảo vệ môi trường an toàn và hỗ trợ cho người Việt Nam dị tật v́ bất cứ nguyên nhân nào.  Đặc biệt là hợp tác với khoa học gia và chuyên viên y tế Việt Nam để giải quyết sự quan tâm của Việt Nam bao gồm việc tiếp xúc của dân chúng với dioxin và các chất ô nhiễm độc hại khác và hỗ trợ Việt Nam trong việc chăm sóc tiền sản (prenatal care) để giảm thiểu dị tật [4].

 

Trong phần tŕnh bày về hậu quả của chất da cam/dioxin trong chiến tranh Việt Nam và hoạt động để khắc phục những hậu quả nầy; ngoài những kết quả nghiên cứu đă được Việt Nam phổ biến trước đây như nghiên cứu của BS Lê Cao Đài, BS Arnold Schecter, TS Jean Stellman, và Công ty Hatfield Consultants; BS Phượng có đưa ra một số chi tiết đáng chú ư về việc tẩy xóa và phục hồi những vùng mà Việt Nam cho là bị ô nhiễm chất da cam/dioxin.  BS Phượng nói: “Trong thập niên 1990, Bộ Quốc pḥng Việt Nam đă thực hiện một số công tác xây dựng [?] để ngăn chận sự lan tràn của dioxin ở phi trường Đà Nẳng, Biên Ḥa, và Phù Cát.  Bộ Quốc pḥng cũng đang tiến hành một dự án cô lập và chôn lấp một vùng bị ô nhiễm dioxin rất cao ở phi trường Biên Ḥa.  Với một ngân khoản 75 tỉ đồng (khoảng 5 triệu đô la Mỹ), dự án nầy chỉ có thể giải quyết một phần của vùng ô nhiễm dioxin ở phi trường Biên Ḥa.” [5]

 

BS Phượng kết luận rằng trong cuộc chiến chất da cam/dioxin ở Việt Nam, Hoa Kỳ đă sử dụng một số lượng hóa chất nhiều nhất trong lịch sử nhân loại; và nhiều nghiên cứu của Việt Nam và ngoại quốc đă xác định hậu quả nghiêm trọng của việc sử dụng chất da cam/dioxin đối với môi trường và nhiều thế hệ con người ở Việt Nam.  Do đó, “chánh phủ Hoa Kỳ phải có trách nhiệm giúp Việt Nam khắc phục hậu quả của chất da cam/dioxin trong một phạm vi rộng lớn hơn và thiết thực hơn.  Mối quan hệ giữa Việt Nam và Hoa Kỳ sẽ không b́nh thường hóa thật sự và nỗi đau khổ của cuộc chiến đă qua sẽ không chấm dứt cho đến khi nào vấn đề nầy được giải quyết.  Việc khắc phục hậu quả của chất da cam/dioxin không chỉ liên quan đến nạn nhân ở Việt Nam mà c̣n liên quan đến nạn nhân Hoa Kỳ, đồng minh của Hoa Kỳ tham chiến ở Việt Nam, và nạn nhân Việt Nam hiện sinh sống ở Hoa Kỳ [?].” [5]

 

GS Dalpino phát biểu với tư cách cá nhân và tập chú đến ảnh hưởng của chất da cam đối với quan hệ Việt-Mỹ.  Bà nói rằng các khoa học gia và chuyên viên trong nhóm có thể xác định chính xác ảnh hưởng đối với sức khỏe con người và môi trường mà dioxin đă và đang tiếp tục gây ra ở Việt Nam; nhưng bà “…đă đứng trên phi đạo (runway) của phi trường Đà Nẳng và chứng kiến tận mắt thuốc khai quang đổ tháo ở đó trong thời chiến đă tàn phá mặt phi đạo (tarmac) như thế nào [sic]…  Đối với người b́nh thường, sự tàn phá của chất da cam đă rơ ràng” [6]. 

 

Theo GS Dalpino, Hoa Kỳ bắt buộc phải hợp tác với Việt Nam để giảm thiểu hậu quả của chất da cam v́ (1) tầm quan trọng ngày càng tăng của mối quan hệ Việt-Mỹ trong chánh sách Đông Á của Hoa Kỳ, (2) sự cần thiết trong việc củng cố ḷng tin giữa hai nước trong khi mở rộng mối quan hệ, và (3) sức mạnh của dư luận về chất da cam ngày càng tăng ở Việt Nam.  Sau cùng, GS Dalipno đề nghị (1) hành pháp cần phải có một bộ phận mạnh hơn cho vấn đề chất da cam, (2) lập pháp nên cứu xét một dự luật riêng rẽ để cung cấp viện trợ nhân đạo và kỹ thuật về vấn đề chất da cam cho Việt Nam, (3) các nhóm ủng hộ và giáo dục cần phải tích cực hơn để gây sự chú ư trong giới lănh đạo và quần chúng Mỹ, (4) trợ giúp cho người Việt Nam thống khổ v́ chất da cam phải tương xứng hơn lời hứa với cựu chiến binh Hoa Kỳ, (5) cố gắng xác định ảnh hưởng của chất da cam đối với người Mỹ gốc Việt, và (6) các biện pháp khắc phục chất da cam có hiệu quả nhất ở Việt Nam cần được cứu xét ở Lào và Cambodia cùng với những trợ giúp thích đáng.

 

TS Turekian, phát biểu với tư cách thành viên của Nhóm Đối thoại, cho rằng những vấn đề dai dẳng liên quan đến chất da cam vẫn c̣n là một trong các di sản gây nhiều tranh căi nhất của cuộc chiến Việt Nam, dẫn đến căng thẳng song phương giữa hai chánh phủ Việt-Mỹ.  Theo TS Turekian, chất da cam là một loại thuốc diệt cỏ độc hại (toxic) được chế tạo bằng cách pha hai hợp chất ít độc hại hơn.  Chất 2,3,7,8-tetrachlorodibenzo-p-dioxin, thường được gọi tắt là dioxin hay TCDD, một phó phẩm cực kỳ độc hại (extremely toxic) được h́nh thành do việc pha chế cẩu thả (faulty) của các công ty hóa chất.  Ông lập lại các chứng bệnh được Viện Y khoa Hoa Kỳ (Institute of Medicine (IOM)) cho là có liên hệ tới việc tiếp xúc với chất da cam.  Ông cũng nhắc lại ước tính của chánh phủ Việt Nam về con số 3 triệu người dân Việt Nam đang mang bệnh tật v́ việc phun chất da cam mà Việt Nam không đủ khả năng tài chánh để săn sóc họ.  Ông cũng cho biết dioxins (số nhiều) nằm trong nhóm “hóa chất hữu cơ dai dẳng” nên có khả năng tồn tại trong môi trường, và riêng chi phí tẩy xóa dioxins (số nhiều) ở Đà Nẳng đă lên đến 15 triệu đô la Mỹ.  Ông kết luận rằng: “… di sản của chất da cam vẫn ảnh hưởng đến sức khỏe, môi trường, và quan hệ ngoại giao…  Hoa Kỳ phải bắt đầu thực hiện bổn phận của một người dân toàn cầu có trách nhiệm bằng cách giúp cô lập các điểm nóng dioxin và cung cấp viện trợ nhân đạo cần thiết cho những người bị ảnh hưởng.” [7]

 

Trong phần thuyết tŕnh của ḿnh, ông Weidman, tóm tắt những hoạt động của VVA ở Việt Nam kể từ tháng 12 năm 1981 cho đến nay trong hai lănh vực POW/MIA và ảnh hưởng của việc sử dụng thuốc khai quang trong cuộc chiến Việt Nam.  Ông cho biết, sau khi kư kết Biên bản Ghi nhớ trong Hội nghị Quốc tế về Chất da cam ở Hà Nội vào tháng 3 năm 2002, công tác khảo sát hệ sinh thái của EPA có vài tiến triển, c̣n công tác nghiên cứu dịch tễ học của Viện Khoa học Y tế Môi trường Quốc gia (National Institute of Environmental Health Sciences (NIEHS)) dường như không đi đến đâu.  Ông nói: “Việc từ bỏ nghiên cứu dịch tễ học ở Việt Nam có nghĩa là nghiên cứu có thể áp dụng cho cựu chiến binh Hoa Kỳ sẽ không được thực hiện.  Người Việt Nam được hầu hết những ǵ họ muốn, và đang làm hết sức để t́m kiếm ngân khoản, phát triển khả năng khoa học và kỹ nghệ, và t́m kiếm tài nguyên để cung cấp thêm dịch vụ y tế cho người dân.  Họ cũng sẽ giảm thiểu tác hại, ít nhất là của dioxin, ở các “điểm nóng” môi trường tồi tệ nhất.

 

Người thua thiệt chính là các cựu chiến binh Hoa Kỳ v́ họ không được hưởng lợi qua các nghiên cứu có thể áp dụng trực tiếp cho họ, thí dụ như dị tật bẩm sinh (birth defects) không những con mà c̣n cho cháu và chắt của họ.  Thật là nhẹ dạ nếu cho rằng tất cả chỉ là sự t́nh cờ.

 

Hiện nay, không có một cơ quan nào; từ Viện Y tế Quốc gia (National Institute of Health), Bộ Quốc pḥng, Cơ quan Cựu chiến binh (Veterans Administration) cho đến EPA; tài trợ nghiên cứu ảnh hưởng tai hại của chất da cam.  Từ nhiều tháng nay, VA cũng chưa cho biết ư kiến về những khám phá mới nhất của IOM về Luật da cam 1991.  Ngay cả ngân khoản 1,5 triệu đô la dành cho Cơ quan Theo dơi Y tế (Medical Follow-up Agency) của IOM trong việc duy tŕ và phổ biến dữ kiện của “Nghiên cứu Ranch Hand” đến cộng đồng khoa học cũng đă bí mật biến mất trong ngân sách của VA.

 

Cựu chiến binh Hoa Kỳ vẫn chưa có câu trả lời thỏa đáng.  Chúng tôi luôn cầu chúc nhân dân Việt Nam được nhiều may mắn trong vấn đề chất da cam, nhưng trên thực tế, các cựu chiến binh Hoa Kỳ và gia đ́nh của họ đang bị gạt qua một bên v́ những sự việc xảy ra từ 7 năm nay.” [8]   

 

BS Phượng, GS Dalpino, TS Turekian,

ông Reidman, và LS Mirer (Ảnh: VAORRC)

 

Sau cùng, LS Mirer, một luật sư của phía Việt Nam trong vụ kiện các công ty hóa chất Hoa Kỳ, quả quyết rằng: “Chúng ta biết rằng nông dân Việt Nam trở bệnh và chết sau khi bị phun thuốc khai quang.  Họ sanh con bị dị dạng kinh khủng.  Chúng ta biết rằng các cựu chiến binh Mỹ và đồng minh cũng bị bệnh và đ̣i bồi thường.  Ngày nay, không biết bao nhiêu người Mỹ, Đại Hàn, Úc, và Tân Tây Lan đang mang bệnh và chết dần v́ các chứng bệnh có liên quan đến dioxin.  Rơ ràng hơn, hàng triệu nạn nhân được chọn trước (intended victims) của việc phun xịt chất da cam, những người dân Việt Nam, vẫn thống khổ v́ tiếp xúc với dioxin ở nhiều nơi, đặc biệt là ở những điểm nóng chung quanh các căn cứ quân sự cũ của Hoa Kỳ.  Chánh phủ Việt Nam không có tài nguyên để tẩy xóa các điểm nóng và cung cấp dịch vụ kể cả dịch vụ y tế và trợ cấp tài chánh cho nạn nhân ở Việt Nam.”

 

Bà kết luận rằng, v́ Hoa Kỳ đă phạm pháp khi quyết định dùng các loại thuốc khai quang ở Việt Nam và v́ chi phí khắc phục ô nhiểm quá cao (khoảng 60 triệu đô la Mỹ để tẩy xóa ô nhiểm ở các điểm nóng, trong đó có 14 triệu đô la cho phi trường Đà Nẳng), Hoa Kỳ phải có bổn phận trợ giúp cho người Việt Nam (the United States has an obligation to provide assistance to the Vietnamese) [9].

 

Đóng góp Ư kiến qua Văn thư

 

Ngoài phần thuyết tŕnh trước Tiểu ban ngày 15 tháng 5 năm 2008, buổi điều trần c̣n nhận được một số ư kiến qua văn thư.  Một trong những ư kiến đóng góp sớm nhất là của Hội Nạn nhân Chất độc Da cam/Dioxin ViệtNam (HNNCDDCVN), gởi đến Tiểu ban vào ngày 1 tháng 5 năm 2008.

 

Sau khi tự giới thiệu và mô tả những hoạt động gần đây, HNNCDDCVN cho biết: “Nỗi khổ đau của nạn nhân chất da cam Việt Nam không thể vơi đi nếu không có tài nguyên lớn lao ngoài sự trợ giúp của nhân dân và chánh phủ Việt Nam.  Hầu như mỗi tỉnh ở Việt Nam đều có nạn nhân chất da cam.  Họ là cựu chiến binh của Quân đội Nhân dân, Mặt trận Giải phóng Dân tộc, và Quân đội Việt Nam Cộng ḥa (các lực lượng đồng minh của Hoa Kỳ trong cuộc chiến).  Họ là thường dân hoặc, càng ngày càng đông, trẻ em sanh sau ngày chiến tranh chấm dứt…  Ngay cả những người xa quê hương cũng không tránh khỏi những thiệt hại do tiếp xúc với chất da cam trong thời chiến.  Người Mỹ gốc Việt, có người sống ở Mỹ từ nhiều thập niên, cũng bị ảnh hưởng của chất da cam mặc dù t́nh trạng của họ hoàn toàn không được để ư [sic]…  V́ ảnh hưởng của chất da cam là một thảm họa về sức khỏe và môi trường cho nhân dân Việt Nam, HNNCDDCVN đang đi t́m công lư cho hàng triệu nạn nhân chất da cam mà chúng tôi là đại diện.” 

 

Lănh đạo của HNNCDDCVN (Ảnh: VAVA)

 

HNNCDDCVN kết luận rằng nhu cầu của nạn nhân chất da cam Việt Nam rất to lớn nhưng họ không c̣n bao nhiêu thời giờ.  “HNNCDDCVN tha thiết hy vọng rằng Quốc hội và chánh phủ Hoa Kỳ tiếp tục trợ giúp cho hơn 3 triệu nạn nhân chất da cam Việt Nam.  Chúng tôi tin rằng sự trợ giúp đó sẽ vừa giúp cho hội viên của chúng tôi cải thiện đáng kể cuộc sống của họ vừa là một yếu tố quan trọng trong việc cải thiện quan hệ giữa hai nước.  Chúng tôi tin rằng giúp đở nạn nhân và khắc phục hậu quả của chất da cam đối với môi trường là truyền thống nhân đạo của nhân dân Mỹ.” [10] 

 

BS Arnold Schecter, GS của Trường Y tế thuộc Đại học Texas, một chuyên viên nghiên cứu về chất da cam và dioxins (số nhiều) ở Việt Nam, Cambodia, và Lào từ năm 1984 cho biết, mặc dù nghiên cứu y khoa hoặc dịch tễ học của Việt Nam về ung thư và dị tật bẩm sinh không được khoa học gia Tây phương công nhận, các nghiên cứu khác cho thấy dioxins th́ độc hại và có thể gây ra một số bệnh như ung thư, khiếm khuyết miễn nhiễm, và hư hại hệ thần kinh.  BS Schecter cũng cho biết “Chúng tôi đă ghi nhận mức độ rất cao của dioxins ở Việt Nam trong hơn 100 bài viết đăng trong nhiều tạp chí khoa học Tây phương, hầu hết qua sự hợp tác với các đồng nghiệp khoa học Việt Nam chẳng hạn như BS Nguyễn Thị Ngọc Phượng của Bệnh viện Từ Dũ, BS Lê Cao Đài (đă qua đời), BS Hoàng Trọng Quỳnh, và nhiều người khác.” [11]

 

Vào ngày 14 tháng 5 năm 2008, Kỹ sư (KS) Nguyễn Minh Quang, Hội trưởng Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (VAST) gởi văn thư đến Chủ tịch Tiểu ban để tŕnh bày ư kiến của VAST [12].  KS Quang viết: “Thay mặt cho Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (VAST), tôi xin bày tỏ ḷng biết ơn sâu xa của chúng tôi v́ mối quan tâm và lo lắng của DB đối với người dân Việt Nam, vẫn đang thống khổ v́ di sản chiến tranh Việt Nam, bằng cách triệu tập buổi điều trần “Trách nhiệm Bỏ quên của Chúng ta: Chúng ta Có thể Làm ǵ để Giúp Nạn nhân Chất da cam?” vào ngày Thứ năm, 15 tháng 5 năm 2008.  Chúng tôi tin rằng Hoa Kỳ có trách nhiệm trong việc trợ giúp nạn nhân chất da cam nếu họ thật sự bị chất da cam hành hạ.

 

Ông có thể được thông báo rằng có hàng triệu nạn nhân chất da cam ở Việt Nam, nhưng ông có thể không biết rằng họ chưa bao giờ bị chất da cam tác hại.  Thật vậy, theo BS Nguyễn Thị Ngọc Phượng, họ có thể được xác nhận là nạn nhân chất da cam mà không cần xét nghiệm y khoa [sic].  Hơn nữa, có rất nhiều nguồn ô nhiễm không do chất da cam nhưng có chứa những hợp chất cùng họ dioxin (dioxins) ở mức độ rất cao được t́m thấy khắp nơi ở Việt Nam.  Những dioxins nầy có thể phát xuất từ thuốc trừ sâu rầy và diệt cỏ lậu, các hóa chất độc hại bị cấm sử dụng, hoặc chất thải kỹ nghệ không được khử độc.

 

V́ những lư do đó, việc đầu tiên có thể làm là trợ giúp việc xác nhận những nạn nhân chất da cam thật sự và t́nh trạng của họ.  Hoa Kỳ không thể trợ giúp nạn nhân chất da cam một cách có trách nhiệm và hiệu quả nếu không biết họ là ai.” [12]

 

BS Schecter với BS Phượng (Ảnh: Phụ Nữ)

 

Ông Walter Isaacson, Viện trưởng kiêm Giám đốc Điều hành của Viện Aspen, nói rằng: “Chúng ta có thể không bao giờ xác định được cái giá về sức khỏe con người và môi trường mà Việt Nam phải trả cho chiến dịch trong thời chiến nầy [chiến dịch Ranch Hand].  Tuy nhiên, chúng ta có thể trông thấy hậu quả của nó qua những con số báo động về dị tật bẩm sinh, ung thư và t́nh trạng sức khỏe bất b́nh thường được cho là có liên hệ đến dioxin của cựu chiến binh Việt Nam và con cái của họ cũng như người dân sống trong vùng tàng trữ hoặc bị phun chất da cam.  Chánh phủ Việt Nam ước lượng có khoảng 1 triệu người bị ảnh hưởng…  Hoa Kỳ để lại 25 “điểm nóng,” nơi mà chất da cam bị ṛ rỉ hay đổ tháo, và những điểm rất độc hại nầy tiếp tục ô nhiễm người dân sống trong vùng.  Do đó, hàng ngày chất da cam có thêm nạn nhân mới ở Việt Nam.  Trong lúc đó, dị tật bẩm sinh do hư hại tế bào di truyền có liên quan đến dioxin đă được ghi nhận ở thế hệ người Việt thứ ba.” [13]

 

Sau khi mô tả về chủ trương và hoạt động của Nhóm Đối thoại, mà ông là Đồng chủ tịch (co-chair) với GS Tôn Nữ Thị Ninh của Việt Nam, ông Isaacson kết luận rằng: “Mặc dù Hoa Kỳ có trách nhiệm trong việc gây ô nhiễm các căn cứ quân sự cũ, vấn đề sức khỏe con người th́ không thể xác định một cách rơ rệt như vậy.  Trong lănh vực đó, trợ giúp cho người tàn tật phải được cứu xét trên nền tảng nhân đạo.  Sau cùng, chúng ta không nên quên rằng cựu chiến binh Hoa Kỳ tham chiến ở Việt Nam và gia đ́nh họ cũng có những vấn đề liên quan đến dioxin.  Họ rất hào phóng khi ủng hộ sự trợ giúp cho các đối tác Việt Nam, nhưng họ cần được chú ư nhiều hơn qua những dịch vụ rộng răi và lâu dài.” [13]

 

Ông Isaacson (Ảnh: Wikipedia)

 

Ông Isaacson hy vọng rằng buổi điều trần sẽ đưa đến một dự luật riêng biệt và các biện pháp chánh thức để bảo đảm rằng người Việt sẽ không c̣n bị ô nhiễm triền miên bởi các hóa chất mà Hoa Kỳ sử dụng trong cuộc chiến, và những người tàn tật suốt đời do tiếp nhiễm trong quá khứ sẽ được hưởng phúc lợi của viện trợ nhân đạo.

 

NHẬN XÉT

 

Qua chủ đề và thành phần của nhóm thuyết tŕnh, “phía” Việt Nam dường như đă thành công trong việc thuyết phục DB Chủ tịch Faleomavaega và DB Don Manzullo (Cộng Ḥa, Illinois), Niên trưởng Khối thiểu số (ranking member), bằng cách nầy hay cách khác, tạo cơ hội cho họ và những người ủng hộ mù quáng mở một “mặt trận” mới trong “cuộc chiến da cam/dioxin” mà chánh quyền Việt Nam đang đeo đuổi.  Đó là mặt trận lập pháp.

 

DB Manzullo (Ảnh: Internet)

 

Mặt trận nầy nhắm vào những nhà làm luật ở Quốc hội để họ thông qua những đạo luật “bồi thường” cho nạn nhân da cam ở Việt Nam, cũng như họ đă thông qua những đạo luật “bồi thường” cho cựu chiến binh Hoa Kỳ tham chiến ở Việt Nam, nếu họ mang những chứng bệnh được cho là do chất da cam/dioxin gây ra.  Do đó, không có ǵ phải ngạc nhiên khi DB Manzullo chỉ trích PTNT Marciel là đă sử dụng “tiêu chuẩn đôi (double standards)” đối với người dân Việt Nam khi PTNT tuyên bố rằng phía Hoa Kỳ không công nhận bất cứ trách nhiệm pháp lư nào liên quan đến thiệt hại được cho là do chất da cam gây ra mà không có bằng chứng dựa trên nghiên cứu khoa học đáng tin cậy theo tiêu chuẩn quốc tế [14].

 

Mặt trận lập pháp dường như đă bị thất bại thê thảm như mặt trận hành pháp, mặt trận khuấy động dư luận quần chúng, và mặt trận tư pháp.  Thứ nhứt, không có một thành viên nào khác, ngoài BD Faleomavaega và Manzullo, trong tổng số 13 thành viên của Tiểu ban tham dự, chứng tỏ đa số nhà làm luật ở Hạ viện hiện nay không “quan tâm” đến vấn đề như phía Việt Nam mong đợi.  Thứ hai, số người tham dự dường như ít hơn số thuyết tŕnh viên, với một cử tọa không quá 30 người (!), chứng tỏ dư luận Hoa Kỳ không “quan tâm” đến vấn đề Việt Nam như trong thời chiến.  Và sau cùng, nhưng có lẽ quan trọng nhất, đó là đa số thuyết tŕnh viên, kể cả thuyết tŕnh viên của “ta” cũng chỉ cổ xúy “viện trợ nhân đạo” và ngay cả DB Faleomavaega cũng phải tuyên bố sau buổi điều trần rằng: “Da cam là vấn đề nhân đạo!” [14]

 

Tạm xếp qua một bên những yêu sách của nhà cầm quyền Việt Nam hiện nay, không ai có thể phủ nhận thiện chí của chánh phủ Hoa Kỳ trong việc giúp đở cái gọi là “nạn nhân chất da cam/dioxin Việt Nam” mặc dù gặp rất nhiều trở ngại từ phía Việt Nam.  Qua phần thuyết tŕnh của PTNT Marciel, chánh phủ Hoa Kỳ đă, đang, và sẽ tiếp tục giúp đở Việt Nam giải quyết “vấn đề da cam” theo những phương cách mà chánh phủ Hoa Kỳ cho là có hiệu quả, công bằng, và có lợi nhất cho Việt Nam.  Quan trọng nhất là giúp khoa học gia và chuyên viên y tế Việt Nam nâng cao khả năng để có thể xác định nguồn ô nhiễm, xác nhận nạn nhân chất da cam bằng y học và khoa học đáng tin cậy theo tiêu chuẩn quốc tế, bảo vệ môi trường, và pḥng ngừa dị tật bẩm sinh qua việc chăm sóc tiền sản.  Nhưng phía Việt Nam và những người “nhắm mắt” ủng hộ, kể cả DB Manzullo, dường như không thấy cái “cần câu Made in USA” mà chánh phủ và nhân dân Hoa Kỳ có nhă ư tặng cho nhân dân Việt Nam.  Họ tiếp tục “đ̣i hỏi” Hoa Kỳ “bồi thường” cho họ số cá mà họ ấn định!  Thật là một hành động nông cạn và thiếu khôn ngoan.

 

Trong phần thuyết tŕnh của ḿnh, BS Phượng lập đi lập lại những “điệp khúc cũ rích” mà phía Việt Nam đă sáng tác từ thập niên 1960, chẳng hạn như Hoa Kỳ đă tiến hành một cuộc chiến tranh hóa học ở Việt Nam với số lượng hóa chất nhiều nhất trong lịch sử, mà hậu quả khủng khiếp đối với môi trường và nhiều thế hệ con người Việt Nam đă được xác định qua nhiều nghiên cứu của các khoa học gia Việt Nam và quốc tế, trong đó có BS Schecter, TS Jean Stellman, và Hatfield Consultants.  Nhưng BS Phượng không thể chứng minh rằng những nghiên cứu nầy là những bằng chứng y khoa học có giá trị để khẳng định rằng bệnh tật của người dân được chánh quyền Việt Nam công nhận là “nạn nhân da cam” là do chất da cam gây ra. 

 

Là một thành viên của Nhóm Đối thoại, BS Phượng phản ánh một phần quan điểm của nhóm (v́ bà không đề cập đến khía cạnh nhân đạo), đó là sự trợ giúp của Hoa Kỳ cho Việt Nam trong vấn đề da cam là một yếu tố quan trọng để tăng cường mối quan hệ giữa hai nước.  Là một thành viên của HNNCDDCVN, BS Phượng bày tỏ “mối quan tâm sâu sắc” đối với “nạn nhân chất da cam Việt Nam hiện sinh sống ở Mỹ” v́ họ không được ai chú ư đến trong nhiều thập niên qua [!?].  Không biết BS Phượng có “rơi nước mắt” để xót thương cho những “khúc ruột ngàn dậm” nầy hay không; nhưng chắc là không có bao nhiêu người cảm ơn sự quan tâm nầy, bởi v́ có rất nhiều người Mỹ gốc Việt đă từng “lặn lội” trong những vùng bị khai quang, chẳng hạn như BS Kiều Quang Chẩn và Đoàn Nam, cho biết rằng cá nhân và con cái của họ vẫn khỏe mạnh và b́nh thường cho đến ngày hôm nay.

 

Ngoài những điểm vừa nêu, BS Phượng c̣n cho biết một chi tiết rất mới, đó là những hoạt động của Bộ Quốc pḥng Việt Nam trong thập niên 1990 để tẩy xóa và phục hồi những “điểm nóng” dioxin ở phi trường Đà Nẳng, Biên Ḥa, và Phù Cát và hiện đang tiến hành dự án trị giá 5 triệu đô la Mỹ để cô lập và chôn lấp một vùng ô nhiễm dioxin rất cao ở phi trường Biên Ḥa.  Chi tiết nầy có lẽ chỉ tạo thêm hoài nghi về thiện chí của phía Việt Nam trong việc hợp tác giải quyết vấn đề da cam ở Việt Nam và mức độ chính xác của dữ kiện được Việt Nam công bố.  Tại sao cho đến bây giờ BS Phượng mới công bố các hoạt động nầy?  Tại sao Việt Nam không phổ biến tin tức hoặc kết quả, ngoại trừ món tiền 5 triệu đô la?  Dựa theo nghiên cứu mới đây của Hatfield Consultants [15], dường như việc tẩy xóa và phục hồi “điểm nóng” dioxin ở phi trường Đà Nẳng của Bộ Quốc pḥng Việt Nam không có kết quả v́ “điểm nóng” nầy vẫn c̣n “rất nóng!”  Nhưng việc tẩy xóa và phục hồi “điểm nóng” dioxin ở phi trường Phù Cát dường như “đạt 100 phần trăm,” v́ theo văn bản 5612/BCĐ 33-VPBCĐ33 ngày 15 tháng 12 năm 2006 của Ban Chỉ đạo quốc gia khắc phục hậu quả chất độc hoá học do Mỹ sử dụng trong chiến tranh, “... khu vực Phù Cát không c̣n ảnh hưởng bởi dioxin!” [16]  Cũng không chừng Bộ Quốc pḥng Việt Nam chẳng có làm ǵ hết v́... phi trường Phù Cát không có dioxin!

 

Cả GS Dalpino và TS Turekian đều kêu gọi “viện trợ nhân đạo” cho Việt Nam để “khắc phục hậu quả của chất da cam” với nhiều lư do, nhưng không phải là ḷng nhân đạo của chánh phủ và nhân dân Hoa Kỳ.  GS Dalpino “bắt buộc” Hoa Kỳ phải hợp tác với Việt Nam để khắc phục hậu quả của chất da cam bằng cách trợ giúp cho nạn nhân chất da cam nhiều hơn cựu chiến binh Hoa Kỳ tham chiến ở Việt Nam, một phần v́ “sức mạnh của dư luận quần chúng đối với chất da cam ngày càng tăng ở Việt Nam!”  Không rơ làm thế nào GS Dalpino biết được người dân b́nh thường ở Việt Nam quan tâm đến chất da cam?  GS Dalpino thật không sai nếu nh́n qua số hội viên của HNNCDDCVN hay số chữ kư ủng hộ trên trang petitiononline.com của ông Tổng thư kư Hội Hữu nghị Anh-Việt Len Aldis! 

 

Hai trẻ em dị tật ở Cà Mau được công nhận

là “nạn nhân chất da cam” (Ảnh: VAORRC)

 

Nhưng GS Dalpino cũng nên biết “dư luận quần chúng thật sự” đối với chất da cam ở Việt Nam như thế nào qua một nhóm sinh viên ở Hà Nội, trong đó có sinh viên Trần Hiền Thảo và Hà Thị Đông Xuân: “… Vào thập niên 60 và 70 chúng tôi chưa sinh ra, nhưng đă có 8 vị trong số cha hoặc mẹ chúng tôi có mặt ở miền Nam và hứng chịu chất da cam (từ miền Bắc, họ “xung phong vào Nam đánh Mỹ”).  Hiện nay, họ đương nhiên là hội viên của Hội nạn nhân, được hưởng phụ cấp hàng tháng (cộng vào lương).  Điều may mắn là họ sinh ra 17 người con đều lành lặn, phát triển b́nh thường (có 6 bạn tham gia nhóm chúng tôi đây).  Khi đem tiền và quà tới một trại trẻ khuyết tật, chúng tôi biết thêm rằng: có nhiều cháu chẳng liên quan ǵ tới chất da cam cả.  Như vậy, cha mẹ thật sự tiếp xúc với chất da cam vẫn có thể sinh con b́nh thường, và cha mẹ không nhiễm chất da cam vẫn có thể sinh con dị tật.  Liệu các hoá chất gây ô nhiễm môi trường suốt 30 năm sử dụng bừa băi - sau khi chiến tranh kết thúc – có thể có vai tṛ ǵ không?  Có người nói: nhà máy hoá chất Lâm Thao gây ung thư cho dân các xă sở tại là điều “rành rành như ban ngày” mà các cuộc “điều tra” đều không dám kết luận, chỉ v́ kết luận như vậy sẽ bất lợi cho vụ kiện chất da cam.  Liệu nói thế có đúng không? Và đúng đến đâu?” [17]

 

Có một điểm không thể hiểu nỗi là làm thế nào mà một người b́nh thường như GS Dalpino, bằng mắt thường, có thể quả quyết rằng những “ổ gà” trên mặt phi đạo của phi trường Đà Nẳng là do… thuốc khai quang đổ tháo trong thời chiến cách đây hơn 38 năm gây ra!? 

 

Chất da cam đổ tháo ở Tân cảng Sài G̣n v́ đạn pháo kích.

Trách nhiệm của ai? (Ảnh: allanfurtado.com)

 

Riêng TS Turekian, có lẽ sợ không ai biết ḿnh, nên đă đính kèm theo bản phát biểu một “résumé” rất dài để “nổ” rằng: “TS Turekian được Đại học Virginia trao nhiều bằng cao học và bằng tiến sĩ về địa hóa học khí quyển (atmospheric geochemistry) [!?].  Dường như nhờ nghiên cứu nhiều về “địa hóa học khí quyển” [sic] nên TS Turekian mới khẳng định rằng chất da cam là một loại thuốc diệt cỏ độc hại (toxic herbicide)!  TS Turekian quên rằng cả hai thành phần cấu tạo của nó, 2,4-dichlorophenoxyacetic acid (2,4-D) và 2,4,5-trichlorophenoxyacetic acid (2,4,5-T), là hai loại thuốc diệt cỏ thông dụng được phép sử dụng rộng răi trong nông nghiệp ở Hoa Kỳ và nhiều nơi khác trên thế giới vào thời kỳ đó!  Tuy nhiên, TS Turekian thừa nhận rằng dioxins (số nhiều) hiện diện khắp nơi ở Việt Nam, mà riêng chi phí tẩy xóa ở phi trường Đà Nẳng đă lên đến 15 triệu đô la Mỹ.  Nếu chỉ có dioxin (số ít) hay TCDD ở trong chất da cam, th́ số dioxins c̣n lại (dioxins trừ cho dioxin) từ đâu mà ra, thưa TS Turekian?

 

Qua phần thuyết tŕnh của ông Weidman, cựu chiến binh Hoa Kỳ tham chiến tại Việt Nam có vẻ “trách móc” quốc hội và chánh phủ Hoa Kỳ đă không “quan tâm” đến họ “đúng mức” v́ NIEHS từ bỏ một nghiên cứu dịch tễ học ở Việt Nam, mà theo ông, các cựu chiến binh Hoa Kỳ có thể được hưởng lợi v́ họ có “bằng chứng” để chứng minh rằng chất da cam có thể gây dị tật bẩm sinh cho con, cháu, và chắt của họ.  Ông trách móc là phải bởi v́ ông “không nhẹ dạ” để tin vào “thiện chí” của chánh phủ Việt Nam trong việc hợp tác nghiên cứu chất da cam ở Việt Nam với chánh phủ Hoa Kỳ sau hội nghị ở Hà Nội vào tháng 3 năm 2002, và ông cũng “không nhẹ dạ” để tin vào “kết quả nghiên cứu” của khoa học gia Việt Nam, trong đó có BS Phượng, cho rằng chất da cam đích thực là tác nhân của dị tật bẩm sinh ở thế hệ thứ ba, và có thể ở nhiều thế hệ kế tiếp!?

 

Nhưng ông Weidman đă quên rằng NIEHS tài trợ toàn thể việc nghiên cứu qua Đại học Tiểu bang New York ở Albany (UAlbany) với điều kiện được chánh phủ Việt Nam chấp thuận.  Chi phí tổng cộng cho dự án được ước tính vào khoảng 3,2 triệu đô la Mỹ.  Một ngân khoản 347.933 đô la được tháo khoán cho tài khóa 2004 để hoàn tất một số công việc theo lịch tŕnh được ấn định trong thỏa ước hợp tác.  Ngân khoản c̣n lại, khoảng 2,9 triệu đô la, sẽ được lần lượt tháo khoán cho đến tài khóa 2007.  Sau khi nhận được tài trợ, BS David Carpenter, giám đốc dự án nghiên cứu của UAlbany, đă xúc tiến công việc ở Việt Nam nhưng không biết rằng dự án chưa được Bộ Y tế Việt Nam chấp thuận cho đến khi NIEHS khám phá trong lúc theo dơi tiến triễn của dự án. 

 

Nhiều cố gắng đă được thực hiện để dự án của UAlbany được Việt Nam chấp thuận, trong đó có buổi họp giữa Đại sứ Marine và Bộ trưởng Y tế Trần Thị Trung Chiến vào ngày 14 tháng 1 năm 2005.  Đến ngày 4 tháng 2 năm 2005, NIEHS họp với UAlbany và đồng ư rằng mặc dù hai cơ quan đă nổ lực để thực hiện dự án, công tác cho năm 2004 vẫn chưa được hoàn tất trong khi chưa có dấu hiệu nào cho thấy sự hợp tác của Việt Nam.  Do đó, NIEHS và UAlbany mới chấm dứt dự án.

 

C̣n kết quả nghiên cứu của các khoa học gia Việt Nam?  Ông Weidman có thể nghe ư kiến “trung thực nhưng tế nhị” của BS Schecter.  Mặc dù là một đối tác (counterpart) thân cận của họ, BS Schecter cũng không thể có ư kiến khác hơn là “... nghiên cứu y tế hay dịch tễ học về ung thư và dị tật bẩm sinh của Việt Nam không được các khoa học gia Tây phương xem là có tính thuyết phục (... the health or epidemiology research from Vietnam on cancer and birth defects is not considered conclusive by Western scientists)” [11]

 

Có lẽ nghĩ rằng buổi điều trần của Tiểu ban là một phiên ṭa, nên LS Mirer mới lên tiếng tố cáo “tội ác của đế quốc Mỹ đối với nhân dân Việt Nam,” kết tội Hoa Kỳ đă “phạm pháp khi quyết định dùng các loại thuốc khai quang ở Việt Nam,” rồi tuyên án “... Hoa Kỳ phải có bổn phận trợ giúp cho người Việt Nam.”  Dường như LS Mirer cho đó là một phiên xử của “ṭa án nhân dân,” nên bà chỉ cần nói suông, mà không cần bằng chứng mà cũng chẳng cần luật lệ!  Không biết LS Mirer có bằng chứng nào để khẳng định rằng nông dân Việt Nam nếu không trở bệnh và chết th́ cũng sanh con dị dạng kinh khủng sau khi bị phun thuốc khai quang?  Không biết LS Mirer dựa theo luật lệ nào để kết tội Hoa Kỳ đă phạm pháp?  Thảo nào thân chủ của bà “kiện đâu thua đó!”

 

Trong phần đóng góp ư kiến qua văn thư, HNNCDDCVN ca ngợi truyền thống nhân đạo của nhân dân Mỹ và “tha thiết hy vọng” quốc hội và chánh phủ Hoa Kỳ trợ giúp cho hơn 3 triệu nạn nhân chất da cam Việt Nam v́ “họ không c̣n bao nhiêu thời gian!”  Quả thật ḷng nhân đạo của nhân dân, quốc hội, và chánh phủ Hoa Kỳ rất to lớn, nhưng chắc chắn ḷng nhân đạo đó không thể được đánh động hay nẩy nở qua cung cách hành xử của HNNCDDCVN kể từ ngày được thành lập cho đến nay.  Cho nên, việc đầu tiên mà HNNCDDCVN có thể làm để giúp cho hội viên của ḿnh là phải từ bỏ cái cung cách hành xử đó.  Từ nay, mục tiêu “đi t́m ḷng nhân đạo” phải thay cho mục tiêu “đi t́m công lư.”  Vụ kiện chất da cam cũng như câu chuyện da cam/dioxin cần phải được kết thúc ngay lập tức để dành trọn tài nguyên hiếm hoi hiện có cho việc chăm sóc nạn nhân không phân biệt nguyên nhân và lư lịch, cũng như để kiến tạo một môi trường thân thiện cho ḷng nhân đạo đó được nẩy nở.  Và sau cùng, chân thành hợp tác và tạo mọi điều kiện dễ dàng để giúp các khoa học gia và chuyên viên quốc tế, trong đó có Hoa Kỳ, sớm t́m ra nguồn ô nhiễm, xác định nạn nhân thật sự của chúng và t́nh trạng bệnh tật, và t́m hiểu nhu cầu của họ.  Việc trợ giúp sẽ vô hiệu quả và thiếu trách nhiệm nếu không có các dữ kiện nầy. 

 

Ư kiến của BS Schecter tuy ngắn, nhưng lại có một vài điểm quan trọng đáng chú ư.  Có lẽ đây là lần đầu tiên BS Schecter cho biết: “Nghiên cứu của tôi hầu hết chuyên về dioxins là những chất ô nhiễm độc hại trong chất da cam (My research is almost exclusively on dioxins which are the toxic contaminant of Agent Orange).”  Dường như BS Schecter muốn “đính chính” cái danh hiệu được Việt Nam và một ông TS người Úc gốc Việt xưng tụng từ trước cho đến nay, “một người đă bỏ ra cả đời làm khoa học của ông để nghiên cứu tác hại của AO/dioxin (số ít),” và xác nhận rằng ông chuyên về dioxins (số nhiều).  Thật là “ngớ ngẩn” phải không, thưa ông TS người Úc gốc Việt?  BS Schecter cũng “phủ nhận” nghiên cứu của Việt Nam cho rằng chất da cam/dioxin là nguyên nhân của dị tật bẩm sinh ở Việt Nam.

 

Nhưng thật là khó hiểu, nếu không muốn nói là không thành thật và thiếu trong sáng, khi BS Schecter cho rằng dioxins (số nhiều) là những chất ô nhiễm độc hại trong chất da cam!  BS Schecter có thừa khả năng để biết rằng chỉ có dioxin (số ít) tức TCDD hiện diện trong chất da cam mà thôi, và chính ông cũng thừa nhận ngay sau đó: “dioxin do chất da cam để lại (dioxin left over from Agent Orange)!”  Nhưng tại sao BS Schecter lại tuyên bố như thế?  Có lẽ BS Schecter muốn “đổ tội” cho chất da cam trong thời chiến để “bao che” cho những nguồn ô nhiễm trong thời b́nh; thí dụ như thuốc trừ sâu rầy và diệt cỏ, các hóa chất dùng bừa băi trong kỹ nghệ như PCBs, và đủ loại chất thải độc hại được xả thẳng vào môi trường mà không được khử độc; v́ ông thừa nhận rằng dioxins hiện diện ở Việt Nam với nồng độ rất cao (elevated dioxins). 

 

Nhưng BS Schecter không thể “lấy tay che mặt trời” măi cho được!  Theo bài báo của Lê Nam Tư trên tờ Nhân Dân ngày 9 tháng 6 năm 2008, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu xác nhận việc “... Công ty TNHH Sông Xanh đă chôn khoảng 4.643 m3 chất thải nguy hại chưa qua xử lư trong khuôn viên nhà máy...  Kết quả thanh tra cũng cho biết chất thải nguy hại chưa qua xử lư mà Công ty đă chôn trộm có hàm lượng lớn dioxin – furan.”  Và chắc chắn sẽ c̣n nhiều “điểm nóng thời b́nh” như thế nầy được “phơi bày ra ánh sáng mặt trời” trong tương lai.

 

C̣n ông Isaacson th́ tự mâu thuẫn với chính ông khi đề cập đến nguyên nhân của dị tật bẩm sinh, ung thư, và rối loạn sức khỏe của bộ đội Việt Nam và con cái của họ cũng như của dân chúng sống trong vùng bị phun hoặc tàng trữ thuốc khai quang.  Ban đầu, ông cho đó là hậu quả ở mức báo động của chất da cam được sử dụng trong thời chiến, mà măi cho đến nay, mỗi ngày đều có thêm nạn nhân, nhất là nạn nhân dị tật bẩm sinh ở thế hệ thứ ba!  Nhưng sau đó, ông lại kết luận rằng những vấn đề về sức khỏe con người, tức những tật bệnh ông vừa nêu, th́ không thể xác định một cách rơ ràng như vấn đề ô nhiễm ở các căn cứ quân sự cũ của Mỹ!  Và cũng chính v́ lư do nầy, ông mới đề nghị rằng trợ giúp cho người tàn tật ở Việt Nam phải được cứu xét trên nền tảng nhân đạo.

 

KẾT LUẬN

 

Sau thất bại ê chề trong mặt trận tư pháp v́ đơn kiện các công ty hóa chất Hoa Kỳ bị Ṭa kháng án Khu vực 2 bác bỏ, nhà cầm quyền Việt Nam cùng với một số người ủng hộ “mù quáng” liền mở mặt trận mới: mặt trận lập pháp.  Họ cố sức, bằng cách nầy hay cách khác, “thuyết phục” các nhà làm luật “nhẹ dạ” như DB Faleomavaega và Manzullo đưa ra những “dự luật bồi thường” theo “đ̣i hỏi của Việt Nam” cho hơn 3 triệu cái gọi là “nạn nhân chất da cam Việt Nam.”  Họ cũng muốn thuyết phục những “khúc ruột ngàn dậm,” mà họ cho là “nạn nhân chất da cam” đang sinh sống ở Hoa Kỳ từ nhiều thập niên qua, rằng “đảng và nhà nước ta” cũng quan tâm đến số người nầy!?  Nhưng mục đích của họ chỉ muốn lôi kéo sự ủng hộ của người Mỹ gốc Việt “nhẹ dạ” mà thôi!

 

Mặt trận lập pháp của nhà cầm quyền Việt Nam và nhóm ủng hộ có vẻ thành công với buổi điều trần trước Tiểu ban Á Châu, Thái B́nh Dương, và Môi trường Toàn cầu ở Hạ viện, do DB Faleomavaega làm Chủ tịch, với chủ đề: “Trách nhiệm Bỏ quên của Chúng ta: Chúng ta Có thể Làm ǵ để Giúp Nạn nhân Chất da cam?”  Nhưng sự thành công của nhà cầm quyền Việt Nam dường như chỉ có thế!

 

Mặc dù được DB Chủ tịch chuẩn bị chu đáo, buổi điều trần đă không mang lại kết quả mà nhà cầm quyền Việt Nam mong đợi.  Nói một cách chính xác hơn: thất bại thê thảm!  Ngoài DB Faleomavaega và Manzullo, không có một thành viên nào khác trong tổng số 13 thành viên của Tiểu ban tham dự.  Cử tọa có mặt trong buổi điều trần không quá 30 người, và dường như không có người tham dự mà chỉ có thuyết tŕnh viên, người đi kèm, và một vài phóng viên!  Hơn thế nữa, mặc dù phía Việt Nam và những người ủng hộ tiếp tục dùng những luận điệu cũ rích và dữ kiện sai lạc để “vu khống” (v́ không có bằng chứng) cho chất da cam/dioxin là nguyên nhân của tất cả mọi bệnh tật ở Việt Nam hiện nay, họ chánh thức công nhận sự hiện diện của dioxins (không có trong chất da cam) có nồng độ rất cao ở Việt Nam và thừa nhận rằng nguyên nhân của những bệnh tật đó th́ không thể xác định một cách rơ ràng như vấn đề ô nhiễm ở các căn cứ quân sự cũ.

 

Phía Việt Nam và những người ủng hộ viện dẫn nhiều lư do để “đ̣i hỏi” Hoa Kỳ phải có “trách nhiệm” trợ giúp nạn nhân chất da cam Việt Nam nhiều hơn cả cựu chiến binh Hoa Kỳ tham chiến ở Việt Nam (!), nhưng họ cũng phải thừa nhận rằng mọi sự trợ giúp trong việc khắc phục hậu quả của chất da cam/dioxin ở Việt Nam phải được dựa trên nền tảng nhân đạo.  Ngay cả DB Faleomavaega cũng phải thừa nhận rằng vấn đề da cam là vấn đề nhân đạo!

 

Nhân dân, quốc hội, và chánh phủ Hoa Kỳ, kể cả cựu chiến binh tham chiến ở Việt Nam, đă đang và tiếp tục trợ giúp Việt Nam, trong tinh thần nhân đạo, kể từ sau hội nghị khoa học về ảnh hưởng của chất da cam/dioxin được tổ chức tại Hà Nội vào tháng 3 năm 2002.  Nhưng Việt Nam không hài ḷng v́ Hoa Kỳ không trợ giúp “đúng theo yêu cầu của Việt Nam,” khoảng 1.000 đô la cho mỗi nạn nhân!?  Do đó, Việt Nam không những gây khó khăn trong việc thực hiện những điều khoản cam kết trong hội nghị mà c̣n có thái độ và hành động làm tổn thương tinh thần nhân đạo của Hoa Kỳ, mà điển h́nh là việc thành lập HNNCDDCVN để kiện các công ty hóa chất Hoa Kỳ sản xuất chất da cam trong thời chiến.

 

Ḷng nhân đạo của nhân dân, quốc hội, và chánh phủ Hoa Kỳ rất to lớn, nhưng ḷng nhân đạo đó khó có thể nẩy nở với thái độ và cung cách hành xử của Việt Nam như trong thời gian qua.  Nếu muốn có “viện trợ nhân đạo Hoa Kỳ” để khắc phục hậu quả của chất da cam/dioxin, Việt Nam nên làm những việc sau đây:

 

§  Từ bỏ thái độ và cung cách hành xử hiện nay bằng cách thay thế mục tiêu “đi t́m công lư” bằng mục tiêu “đi t́m ḷng nhân đạo,”

§  Kết thúc ngay lập tức vụ kiện chất da cam để dùng tài nguyên hiếm hoi hiện có cho việc chăm sóc nạn nhân không phân biệt nguyên nhân và lư lịch,

§  Kết thúc ngay câu chuyện da cam/dioxin, tức những tuyên truyền cũ rích chống “chiến tranh hóa học của Mỹ” từ thập niên 1960, để kiến tạo một môi trường thân thiện cho ḷng nhân đạo đó được nẩy nở,

§  Chân thành hợp tác và tạo mọi điều kiện dễ dàng để giúp các khoa học gia và chuyên viên quốc tế, trong đó có Hoa Kỳ, sớm t́m ra nguồn ô nhiễm, xác định nạn nhân thật sự và t́nh trạng bệnh tật, và t́m hiểu nhu cầu của họ.

 

Chỉ có ḷng nhân đạo (humanity) mới có thể giải quyết

được vấn đề da cam ở Việt Nam (Ảnh: VAORRC)

 

Hoa Kỳ có trách nhiệm trợ giúp cho nạn nhân chất da cam, nếu họ thật sự là nạn nhân của chất da cam.  Bất cứ một sự trợ giúp nào, cho dù là trợ giúp nhân đạo, cũng sẽ không có hiệu quả và thiếu trách nhiệm nếu không biết nạn nhân là ai, bệnh lư của họ như thế nào, và nhu cầu của họ ra sao!

 

TÀI LIỆU THAM KHẢO

 

[1]     United States House of Representatives.  Subcommittee on Asia, the Pacific, and the Global Environment.  Subcommittee Members.  http://foreignaffairs.house.gov/members.asp?committee=asia

[2]     United States House of Representatives.  Subcommittee on Asia, the Pacific, and the Global Environment.  Hearing Notice for “Our Forgotten Responsibility: What Can We Do to Help Victims of Agent Orange?”  http://foreignaffairs.house.gov/hearing_notice.asp?id=987

[3]     Statement of the Honorable Eni F.H. Faleomavaega, Chairman, before the Subcommittee on Asia, the Pacific, and the Global Environment, on “Our Forgotten Responsibility: What Can We Do to Help Victims of Agent Orange?”  May 15, 2008.

[4]     Testimony of Deputy Assistant Secretary Scot Marciel, Bureau of East Asian & Pacific Affairs, U.S. Department of State before the Subcommittee on Asia, the Pacific, and the Global Environment, Committee on Foreign Affairs. May 15, 2008.

[5]     Testimony of Professor Nguyen Thi Ngoc Phuong, Director General of Ngoc Tam Hospital (Ho Chi Minh City, Vietnam), before the the Subcommittee on Asia, the Pacific, and the Global Environment, Committee on Foreign Affairs. May 15, 2008.

[6]     Statement of Catharin E. Dalpino, Visiting Associate Professor, Southeast Asian Studies, Edmund A. Walsh School of Foreign Service, Georgetown University, before the the Subcommittee on Asia, the Pacific, and the Global Environment, Committee on Foreign Affairs. May 15, 2008.

[7]     Testimony before the House Foreign Affairs’ Subcommittee on Asian, the Pacific, and the Global Environment.  Hearing on “Our Forgotten Responsibility: What Can We Do to Help Victims of Agent Orange?”  Dr. Vaughan C. Turekian, Chief International Officer, American Association for the Advancement of Science.  May 15, 2008.

[8]     Testimony of Vietnam Veterans of America presented by Richard Weidman, Excecutive Ditector for Policy & Government Affairs, before the House Foreign Affairs’ Subcommittee on the Pacific, and the Global Environment regarding Our Forgotten Responsibility: What Can We Do to Help Victims of Agent Orange?  May 15, 2008.

[9]     Testimony of Jeanne Mirer, Secretary General of the International Assocviation of Democratic Lawyers before the House Foreign Affairs’ Subcommittee on Asia the Pacific and the Global Environment, for the Hearing Entitled: “Our Forgotten Responsibility: What we Do to Help Victims of Agent Orange.”  May 15, 2008.

[10]   Statement for the Hearing Record by Vietnam Victims of Agent Orange/Dioxin (HNNCDDCVN), Hearing on 15, 2008, Our Forgotten Responsibility: What Can We Do for the Victims of Agent Orange, Subcommittee on the Pacific, and the Global Environment, House Foreign Affairs Committee.  May 1, 2008.

[11]   Statement to the House Subcommittee on the Pacific, and the Global Environment on the impact of Agent Orange from Arnold Schecter, MD, MPH, Professor, Environmental and Occupational Medical Sciences, University of Texas School of Public Health, Dallas Region Capus, Dallas, Texas.  May 13, 2008.

[12]   Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Vietnamese American Science and Technology Society (VAST)).  May 14, 2008.  Letter to the Honorable Eni F.H. Faleomavaega, Chairman, Subcommitte on Asia, the Pacific, and the Global Environment on “Our Forgotten Responsibility: What Can We Do To Help Victims of Agent Orange?”  Brea, California.

[13]   Statement of Walter Isaacson, President and CEO, the Aspen Institute, for the Hearing on Forgotten Responsibility: What Can We Do to Help Victims of Agent Orange?”  Unite States House of Representatives, Subcommittee on the Pacific, and the Global Environment.  May 15, 2008.

[14]   Thanh Tuấn (từ Washington DC).  Ngày 16 tháng 5 năm 2008. “Kết thúc điều trần chất độc da cam VN.”  Tuổi Trẻ.  Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam.  www.tuoitre.com.vn

[15]   Hatfield Consultants and Office of the National Committee 33.  April 2007.  Assessment of Dioxin Contamination in the Environment and Human Population in the Vicinity of Da Nang Airbase, Viet Nam.  West Vancouver, Canada.

[16]   Xuân Nhàn. Ngày 3 tháng 2 năm 2007.  “Nguyên nhân gây ung thư tại B́nh Định: Ngành y tế đành “bó tay.”  Lao Động. www.laodong.com.vn

[17]   Trần Hiền Thảo, Hà Thị Đông Xuân, và Nhóm Sinh viên.  Ngày 2 tháng  6 năm  2008.  “Vụ kiện chất da cam: Không biết đâu là sự thật.”  Hà Nội, Việt Nam.