Giáo Dục Việt Nam

 

Hàng năm đúng ngày 5 tháng 9 là ngày khai giảng niên học mới ở toàn thể Việt Nam gồm cả lớp mầm non và phổ thông , dù cho ngày đó là ngày chủ nhật hay thứ bảy (ngày 5/9/2004 là ngày chủ nhật). Theo thống kê của Bột GD&ĐT, niên học 2005 - 2006 có hơn 22,5 triệu học sinh và sinh viên, trong đó có 3,2 triệu trẻ em lớp nhà trẻ và mẫu giáo, 7,6 triệu học sinh tiểu học, 6,7 học sinh trung học cơ sở, và 3,1 học sinh trung học phổ thông.

So với niên khóa 2004 - 2005, năm nay sỉ số học sinh bậc tiểu học giảm 122.000 em mặc dù mức độ dân số vẫn tăng nhiều trong mấy năm trở lại đây. Hiện nay, cả nước có khoảng 30 triệu người đi học trong đó khoảng 20 triệu là học sinh phổ thông.

 

Hệ thống giáo dục ở Việt Nam

 

Để có một khái niệm tổng quát về giáo dục VN chúng tôi xin đan cử vài nét căn bản trong luật giáo dục mới nhất được áp dụng ngày 2-9-1998 do quốc hội VN phê chuẩn số 11/1998/QH10. Luật có những điểm chính sau đây:

Luật giáo dục quy định về hệ thống giáo dục quốc dân...

Nền giáo dục VN là nền giáo dục xă hội chủ nghĩa có tính nhân dân....lấy chủ nghĩa Mác -Lênin và tư tưởng HCM làm nền tảng.

Hệ thống giáo dục quốc dân nầy được phân chia như sau:

-           Giáo dục mầm non cho nhà trẻ và mẫu giáo;

-           Giáo dục phổ thông gồm bậc tiểu học và trung học;

-           Giáo dục trung học có hai cầp: trung học cơ sở và trung học phổ thông;

-           Giáo dục nghề nghiệp có trung học chuyên nghiệp và trường dạy nghề;

-           Giáo dục đại học đào tại hai tŕnh độ: cao đẳng và đại học;

-           Giáo dục hậu đại học đào tạo hai tŕnh độ: thạc sĩ và tiến sĩ.

 

Ngoài ra c̣n có nhiều hệ thống giáo dục không trực tiếp nằm trong quản lư của Bộ GD&ĐT như:

-           Giáo dục không chính quy đă phát triển mạnh trong những năm gần đây gồm các lớp bổ túc văn hóa, các chương tŕnh ngoại ngữ, tin học, giáo dục từ xa v.v...

-           Các trường cao đẳng dạy nghề;

-           Các trường đại học dân lập;

-           Và các trường đại học nối kết với đại học ngoại quốc, nghĩa là học 2 năm ở trong nước và hoàn thành bậc cử nhân ơ ngoại quốc.

 

Bài viết nầy chỉ chú trọng đến các hệ thống giáo dục chính quy đặt dưới sự quản lư trực tiếp của Bộ GD&ĐT mà thôi.

 

Giáo dục nhà trẻ và mẫu giáo

 

Có hơn 3 triệu trẻ em lớp nhà trẻ và mẫu giáo ở lứa tuổi từ 3 đến 5 trong niên khóa nầy. Theo các phương pháp giáo dục căn bản cho lứa tuổi nầy trên thế giới, đây là thời gian để các em tập làm quen với bè bạn để có khái niệm về tập đoàn,và xă hội, cũng như chơi đùa một số tṛ chơi tập thể để khai trí. Ở lứa tuồi thứ năm, các em bắt đầu học đếm và học các mặt chữ cũng như ráp vầm đơn.

 

Ngược lại trong trường hợp VN, các em được thúc đẩy để đi vào hệ thống giáo dục chính thức đă được chương tŕnh của Bộ GD&ĐT ghi nhận. Nhưng trên thực tế, các em c̣n bị thầy cô ép học thêm nhiều hơn, và phụ huynh cũng phải ép ḿnh đi theo. Ngoài giờ học chính thức, c̣n có thêm những giời phụ đạo hay dạy thêm. Nếu phụ huynh nào không đóng tiền cho con em học, các em đó sẽ có :vấn đềà với thầy cô ngay.

 

Ở một số không nhỏ trường mẫu giáo dành cho các bậc trưởng giả hoặc con cái cán bộ, điều kiện và môi trường học hỏi khác hẳn, nghĩa là các em có nhiều dụng cụ học liệu, nhiều tṛ chơi du nhập từ ngoại quốc dành cho trẻ con, thậm chí c̣n được dạy thêm sinh ngữ như Anh hay Pháp nữa. Dĩ nhiên là phụ huynh phải đóng một số tiền hàng tháng rất cao, gấp nhiều lần lương một công nhân làm trong các hảng xưởng có vốn đầu tư ngoại quốc. Hầu hết các trường nầy đều cho trẻ em ăn và ngũ trưa.

 

Như vậy, đối với tuổi thơ từ 3 đến 5 tuổi mà phải bị nhồi ép cả ngày nơi trường học và xa gia đ́nh hàng 10 giờ, thử hỏi các em đó có c̣n đủ sức để đi trọn đường dài trong học đường hay không?

 

Giáo dục bậc tiểu học

 

Tương trự như chương tŕnh của các em nhà trẻ và mẫu giáo, t́nh trạng học vấn của các em tiểu học cũng không khá ǵ hơn. Nhận thức được chương tŕnh giáo dục rất năng nề và đă được áp dụng từ năm 2002, niên học năm nay, Bộ GD&ĐT có yêu cầu giảm tải 14% chương tŕnh tiểu học. Nhưng măi đến ngày 13 - 2 - 2006, dù niên học đă bắt đầu từ 5/9 năm trước, Bộ mới công bố hướng dẫn việc dạy và học cho học sinh học kỳ 2. Do đó cả thầy lẫn tṛ đều ở trong t́nh trạng dở khóc dở cười. Bộ đă nh́nh nhận sách giáo khoa hiện tại c̣n nhiều nội dung nặng nề và khó hiểu, và một số chi tiết vẫn không được giáo viên khai triển trong chương tŕnh dạy v́ không đủ thời gian.

 

Tuy nhiên với chương tŕnh tiết giảm trong năm nay, chỉ thị c̣n nêu rơ những phần nào nếu không có điều kiện, được phép giảm bớt và nếu không có điều kiện có thể giảm bớt, nhưng thầy cô phải giảng dạy đầy đủ các môn tiếng Việt, môn tự nhiên và xă hội cũng như nghệ thuật, thể dục... Như vậy, căn cứ vào chỉ thị trên, các goáo viên dù có tinh thần trách nhiệm cao và có lương tâm cũng không thể nào đáp ứng được yêu cầu nầy. Và học sinh vẫn phải học liên tục từ sáng đến 7 - 8 giờ tối mới được về nhà. Chính v́ vậy nảy sinh ra vấn đề dạy thêm, học thêm. Và tệ hại hơn nữa trên bảng tổng kết hàng năm của lớp, của trường...ai ai cũng thấy nhiều thành tích qua thống kê được thổi phồng và hiện tượng nầy trở thành phổ quát và biến thành một cơn bịnh trầm kha cho giáo viên và cán bộ quản lư trường, đó là bịnh thành tích.

 

Qua nhiều phản ảnh của thầy cô và phụ huynh, chương tŕnh tiết giảm năm nay cũng chẳng có ǵ thay đổi v́ trên thực tế học sinh cũng phải học đủ lượng bài trong chương tŕnh. Ngay cả những người chuyên trách ngành giáo dục như ông Lê Ngọc Diệp, Phó Pḥng GD Sở Tiểu học TpHCM đă phải phát biểu như sau:Trên thực tế chương tŕnh vẫn c̣n nặng, bởi có một số kiến thức trước đây là của lớp học sau, nay lại dồn xuống cho pớp dưới, khiến học sinh bắt không kịp. Như học sinh lớp 1 trước đây chỉ yêu cầu tính toán cộng trừ nhân chia trong phạm vi 20, với chương tŕnh cải cách th́ lại nâng lên đến 100.

 

Tóm lại, chủ trương giảng dạy cho chương tŕnh tiểu học quá lớn và cung cách dạy học nặng nề, dồn ép nhiều kiến thức không cần thiết cũng như không thích hợp với lứa tuổi ở bậc tiểu học. Do đó việc thực hiện và hoàn tất chương tŕnh đối với thầy cô chỉ là một việc chấp vá mà thôi. Riêng học sinh, với một chương tŕnh quá tải như trên chỉ là những con ngổng' được nhồi nhét thức ăn vào miệng, để có gan to, đem nhiều lợi ích kinh tế cho người chăn nuôi; c̣n học sinh VN được học như trên, quốc gia sẽ hưởng được ǵ nơi thế hệ học và được dạy như trên?

 

Giáo dục trung học

 

Trong niên học năm nay, toàn quốc có độ 10 triệu học sinh cơ sở và phổ thông. Sau khi học hết lớp 5 của bậc tiểu học, học sinh phải thi tuyển vào lớp 6; và sau lớp 9, sẽ phải thi tuyển vào lớp 10.

 

Giáo dục trung học được chia làm hai cấp: trung học cơ sở tương đương với trung học đệ nhất cầp thời VNCH, và trong học phổ thông, tương đương với trung học đệ nhị cấp. Tựu trung, chương tŕnh vần c̣n quá nặng nề, học sinh c̣n lại phải cán đán thêm chương tŕnh triết lư Mác-Lênin và tư tưởng HCM trong những năm cuối của chương tŕnh phổ thông, cộng thông nhiều giờ sinh hoạt đoàn thể. Có thể nói học sinh bị nhiều áp lực nhất là phải chuẩn bị thi tuyển vào lớp 10 ở giai đoạn nầy. Để rồi từ đó học chuyên ngành sửa soạn cho một cuộc thi tuyển khác vào đại học 3 năm sau đó. Như vậy trong suốt 7 năm trung học, học sinh phải qua 3 kỳ thi tuyển vào lớp 6, lớp 10, và vào đại học. 

 

Riêng về giáo dục nghề nghiệp gồm có trung học chuyên nghiệp và trường nghề cũng như giáo dục đại học và hậu đại học, ví chưa đủ thông tin cho nên không thể bàn luận trong bài viết nầy.

 

Tóm tắt lại, qua những chương tŕnh học nặng nề, học bằng cách nhồi nhét, từ chương. Giáo viên không có tinh thần giảng dạy, ngay cả muốn có cũng không thể làm được v́ sức ép của chương tŕnh học; do đó việc kích thích được tinh thần tự chủ, óc t́m ṭi và khơi mào được sức sáng tạo của học sinh không thể nào có được trong chương tŕnh giáo dục nầy.

 

Đứng về phía phụ huynh, với sức ép của học đường đè nặng lên con em, cha mẹ bắt buộc phải thúc giục con đi học sáng, chiều, tối, trung b́nh 12 giờ một ngày. Từ đó ảnh hưởng nhiều đến tâm lư học sinh, luôn luôn bị căng thẳng, ám ảnh về chương tŕnh học và hiện tượng trầm cảm đă nảy sinh trong học sinh ngày càng nhiều hơn căn cứ theo Bộ Y tế VN. Đôi khi v́ quá quẩn trí, nhiều học sinh nghĩ đến chuyện tự tử như câu chuyện vừa xảy ra ở Hà Nội qua vụ 5 em học sinh đă quyết định đi t́m cái chết. Đây là một tiếng chuông cảnh tỉnh cho những người có trách nhiệm cần phải lưu tâm.

 

Thi tuyển vào lớp 10

 

Đối với việc thi tuyển vào lớp 6, các em phải thi toán và ngữ văn (làm luận văn). Việc nầy đă được các quốc gia trên thế giới băi bỏ từ lâu, v́ với số tuổi c̣n non nớt và sự hiểu biết c̣n hạn chế; do đó quả thật là không cần thiết để các em phải bắt đầu một cuộc tranh đua nầy. VNCH đă chấm dứt cuộc thi tiểu học từ cuối thập niên 50.

 

Bước qua cuộc thi tuyển vào lớp 10. Đây là một cuộc trang tài gay go thứ nh́ sau cuộc thi tuyển vào đại học. Học sinh phải bắt đầu luyện thi từ lớp 9, và qua sự giúp đở của thầy cô, việc thẩm định năng khiếu của từng cá nhân, và chuẩn bị việc chọn ban ngành trong kỳ thi vào đại học là một việc làm rất cần thiết ở giai đoạn nầy. Do đó, việc chọn ban ngành ở lớp 10, cùng những môn học tương ứng rất quan trọng v́ quyết định nầy sẽ ảnh hưởng tới tương lai của từng học sinh khi lên đị học.

 

Bộ GD&ĐT chia cuộc thi tuyển vào đại học làm 4 khối: A, B, C, D, v́ vậy học sinh lớp 9 cũng phải tuân theo cách phân chia nầy để chọn ngành. Ban Khoa học tự nhiên (KHTN) hay ban A gồm 4 môn học: Toán, Lư, Hóa, Sinh. Học sinh học ban nầy sẽ thi tuyển vào khối A và B. C̣n ban Khoa học xă hội (KHXH) hay ban C có 4 môn học: Ngữ văn, Lịch sử, Địa lư, Ngoại ngữ; học sinh ban nầy sẽ thi vào khối C và D. Riêng đối với ban C, các môn học đă tạo ra khó khăn cho học sinh khi thi vào đại học. Khối C đại học yêu cầu thi 3 bộ môn: Văn, Sử, Địa mà không cần môn ngoại ngữ. Trong lúc đó khối D yêu cầu thi: Toán, Văn, và Ngoại ngữ; do đó học sinh của khối nầy phải học thêm môn toán, và hai môn sử địa sẽ biến thành hai môn thừa.. không cần thiết cho yêu cầu đại học. Như vậy, học sinh lớp 10 của ban C, trong khi chuẩn bị vào đại học đă phải học những môn thiếu và thừa.

 

Thêm nữa, trong một quyết định riêng rẽ cũa Bộ, kể từ niên khóa 2004 - 2005 trở đi, học sinh tất cả các khối khi thi tốt nghiệp trung học phải chọn một trong hai bộ môn sau đây:

-           Thứ nhất: Triết học Mac-Lenin, Chủ nghĩa xă hội, Kinh tế chính trị Mac-Lenin, Lịch sử Đảng CS VN, và Tư tưởng HCM;

-           Thứ hai: Triết học Mac-Lenin, Kinh tế chính trị Mac-Lenin, Chủ nghĩa xă hội khoa học.

Thiết nghĩ những môn học nầy hoàn toàn không giúp ích được ǵ trong suy nghĩ của những chuyên viên tương lai của đất nước ngơ hầu đóng góp cho công cuộc phát treỉn chung. (Buộc học sinh phải học lư thuyết Mac-Lenin trong đó chủ trương tôn giáo là thuốc phiện của nhân dân, cần phải hủy diệt, thử hỏi, nếu đứng trên quan điểm nầy, đạo đức và đạo lư học đường chắc chắn sẽ bị cáo chung mà thôi!).

 

Tóm lại, cuộc phân ban và thi tuyển vào lớp 10 vẫn c̣n nhiều điểm cần phải xét lại, ngay chính Thứ trưởng Bộ GD&ĐT, Nguyễn Văn Vọng đă từng nói nguyên nhân điều chỉnh là chủ trương phân ban chưa mềm dẽo, chưa đáp ứng hết nguyện vọng, năng lực, sở trường đa dạng của học sinh. Từ sự phân ban nầy đă tạo ra nhiều sức ép cho học sinh ở những năm cuối cùng của hệ thống trung học phổ thông.

 

Thi tuyển vào đại học

 

Trong hơn 3,1 triệu học sinh trung học chuẩn bị đi vào các trường đại học, cao đẳng. Tuy không có số liệu thống kê của tổng số sinh viên được chấp thuận vào đại học toàn quốc, nhưng chúng tôi vẫn có thể đi đến kết luận là tổng số học sinh trúng tuyển vào các bậc đại học chiếm một tỷ lệ rất nhỏ so với số học sinh tốt nghiệp toàn quốc.

 

Nếu lấy Đại học Quốc gia tp HCM, một đại học lớn nhất nước làm điển h́nh, trong năm 2006, đại học nầy chỉ dự kiến tuyển 11.230 sinh viên vào các bậc đại học và cao đẳng mà thôi. VN chỉ có khoảng 10 trường đại học có sỉ số tương đương hay thấp hơn. Như vậy, chúng ta có thể ước đoán toàn quốc hàng năm có thể thâu nhận khoảng 100.000 sinh viên, chiếm tỷ lệ 3,3% học sinh được vào đại học. Đây là một tỷ lệ rất thấp so với các quốc gia trong vùng. Nếu tính thêm số sinh viên ở các đại học dân lập, đại học do người ngoại quốc thiết lập...số sinh viên trong các hệ thống nầy cũng chỉ ước tính khoảng 20.000 người mà thôi.

 

Nếu t́nh trạng trên không được cải thiện trong tương lai, lực lượng lao động trí óc của quốc gia được đào tạo không thể nào cung ứng đủ cho nhu cầu phát triển kinh tế xă hội trong những ngày tới.

 

Thêm một vấn đề trong các kỳ thi tuyển vào đại học là điểm thưởng. Sở dĩ điểm nầy có được căn cứ vào thành tích học sinh giỏi toàn diện, và điểm nầy sẽ được cộng từ 1 đến 2 điểm trong kỳ thi tuyển vào đại học. Chínhsách nầy đă gây ra rất nhiều biểu hiện tiêu cực ở các trường phổ thông. Những gia đ́nh của học sinh lớp 12 giàu có thường đem quà cáp, tiền bạc nhân các dịp lễ lớn, từ đó thầy cô chủ nhiệm sẽ cho những học sinh nầy đạt tiêu chuẩn giỏi toàn diện để có được điểm thưởng. Chính v́ vấn nạn nầy mà trong mỗi kỳ thi tuyển vào đại học vẫn c̣n đầy rẩy bất công. Con nhà nghèo, học giỏi vẫn có thể bị loại, nhường chỗ cho con nhà giàu, con ông cháu cha, học dốt mà vẫn được thâu nhận vào đại học.

 

Sách giáo khoa

 

Qua phản ảnh của giáo viên, học sinh, phụ huynh, và nhân viên quản lư giáo dục, chương tŕnh học từ cấp tiểu học lẫn trung học rất nặng nề, cũng như sách giáo khoa không c̣n cập nhật hóa những tiết mục cần giảng dạy. Do đó, vào đầu tháng 1/2006 Bộ GD&ĐT đă phân bố lại chương tŕnh học cho hệ thống trung học phổ thông và chia làm 3 ban: Ban khoa học tự nhiên, Ban khoa học xă hội, và Ban cơ sở.

 

Chỉ trong ṿng một tháng, nhà xuất bản giáo dục đă hoàn tất tất cả các sách giáo khoa mới cho 3 ban nầy và đem áp dụng cho cả nước.. C̣n nhớ cách đây 2 năm qua quyết định của Thủ tướng và Bộ GD&ĐT, công cuộc soạn thảo thí điểm 2 bộ sách giáo khoa đă được khai triển. Việc khai triển 2 bộ thí điểm nầy chưa đem vào áp dụng, th́ nay lại phải tiêu tốn một chi phí quá lớn cho 3 bộ sách theo chương tŕnh mới trong đó Ban cơ sở là một ban mới thành lập. Và nhà xuất bản giáo dục đă hoàn tất trong ṿng một tháng. Làm như thế NXB sách giáo khoa có vội vă lắm không? Và phẩm chất sách hoàn thành có đạt được tiêu chuẩn theo chương tŕnh đă hoạt định hay không? Cũng cần nên biết chi phí trong việc nầy đă lên đến trên 600 tỷ Đồng. Và cũng cần   nên biết thêm là theo GS TS Nguyễn Xuân Hải, số tiền bỏ ra để cung ứng cho việc soạn thảo sách giáo khoa bấy lâu nay, chỉ có ¼ trả cho phần thù lao biên soạn, ¾ c̣n lại dành hết cho chi phí quản lư. Trong thành phần giáo sư biên soạn sách giáo khoa cũng c̣n khá nhiều giáo sư khả kính, nổi tiếng lấy bài của đồng nghiệp, bài của sinh viên tốt nghiệp, gộp lại rồi viết lời tựa và do đó nghiễm nhiên để tên ḿnh thành tác giả biên soạn. Thậm chí có những giáo sư lấy tên ḿnh làm tác giả cho những quyển sách ngoại quốc ông ta dịch ra.

 

Ngân khoản cho giáo dục

 

Chỉ tiêu giáo dục VN cho năm 2005, theo thống kê của Bộ GD&ĐT chiếm 8,3% tổng sản lượng quốc dân ( 40 tỷ Mỹ kim) ước tính vào khoảng 322 triệu Mỹ kim. Trong niên học nầy sĩ số học sinh sinh viên toàn quốc vào khoảng 22,5 triệu, do đó chi phí cho mỗi học sinh là 14,3 Mỹ kim/năm. Đối với các quốc gia đă phát triển trên thế giới, trung b́nh người dân chỉ đóng 20% cho chi phí giáo dục toàn quốc, nhưng đối với người VN, mỗi người dân phải chịu 40% chi phí trong đó chưa kể các phụ phí do nhà trường ấn định riêng rẽ.

 

Tuy nhiên phẩm chất giáo dục không biến thiên đồng biến với chi phí trên v́:

-           Học sinh, sinh viên phải học trong những pḥng ốc quá tải;

-           Thầy cô không được trả lương đúng mức để bảo đảm cuộc sống gia đ́nh, do đó nảy sinh ra nhiều hiện tượng tiêu cực;

-           Chương tŕnh học c̣n nhiều tiết mục cần bàn căi nhất là những môn công dân, và triết học Mac-Lênin.

Từ các số liệu trên đây, chúng ta có thể h́nh dung được tính bất b́nh thường trong hệ thống giáo dục VN.

 

Sĩ số sinh viên hiện tại là 1,9 triệu trên tổng dân số 83 triệu, tức khoảng 2,2%. Đây là một con số không nhỏ so với các quốc gia như Thái Lan ở mức 2,0%, Hoa Kỳ 5,7%. Nhưng số sinh viên VN đa phần chú trọng vào việc kiếm t́m các cấp bằng đại học thay v́ học nghề chuyên môn để phục vụ cho công cuộc phát triển quốc gia trong t́nh trạng của VN hiện tại. Từ đó, số sinh viên tốt nghiệp trong các ngành chuyên nghiệp c̣n thấp, VN chỉ có 14% tổng số học sinh chuyên nghiệp, trong lúc đó sĩ số trên đă đạt đến trung b́nh 45% cho các quốc gia trên thế giới.

 

Học phí cho học sinh và sinh viên

 

Hàng năm gần đến ngày tựu trường, đa số phụ huynh học sinh đă bắt đầu lo lắng ngày đêm: nào là ráng chạy cho con được vào trường điểm, lo cho con được vào lớp học có thầy cô giỏi, và nhất là lo tiền để trang trăi tất cả các lệ phí, phụ phí đầu năm của trường. Tuy nhiên niên học năm nay qua quyết định 73, nhà nước lại yêu cầucác trường trích ra 40% nguồn thu để trả lương hco giáo viên. Do đó, năm nay phụ huynh lại phải chịu đựng thêm gánh nặng học phí cộng thêm tiền đóng góp cơ sở vật chất, tiền đồng phục, hỗ trợ quỹ đoàn, quỹ đội, tiền bảo hiểm thân thể, bảo hiểm y tế, tiền học bán trú, tiền ăn, thậm chí cả tiền nước uống. Ngoài ra c̣n những phụ phí học thêm với thầy cô để hy vọng con em ḿnh được làm học sinh giỏi và không bị ở lại lớp. Tệ hại hơn nữa, các em c̣n phải đóng góp cho các quỹ xă hội như quỹ người mù, quỹ người nghèo, rồi quỹ ủng hộ đồng bào bị lụt, hạn hán hay các thiên tai khác. Đối với các lớp cao hơn c̣n có một số phụ phí đặc biệt như ở trường cơ sở Hồng Bàng Sài G̣n như tiền bảo trợ giáo dục (?) lên đến 5.000 Đồng/tháng, tiền chất lượng cao, 30.000 Đồng/tháng, quỹ Hội phụ huynh nhà trường, 30.000 Đồng/năm, và quỹ Hội phụ huynh lớp, 100.000 Đồng/học kỳ.

 

Để có một khái niệm tổng quát về học phí, sau đây là học phí cho các trường ở Hà Nội: - Học sinh mầm non có cha mẹ làm nghề nông là 10.000 đến 15.000 Đồng/tháng; mẫu giáo 50.000 Đồng/tháng; nhà trẻ, 70.000 Đồng/tháng; - Tiểu học, không thu học phí; - Trung học cơ sở, 10 đến 15.000 Đồng/tháng; - Trung học phổ thông, 20 đến 25.000 Đồng/tháng.

 

Nh́n vào chi phí trên đây chúng ta có thể giải thích tại sao trong niên học năm nay, số học sinh bậc tiểu học giảm đi 122 ngàn so với niên học 2004 - 2005, mặc dù mức sinh sản trong mấy năm trở lại đây vẫn tăng cao.

 

Về phía sinh viên, t́nh trạng chạy đôn chạy đáo để t́m kế mưu sinh và đóng học phí cùng phụ phí cho đại học là những câu chuyện thường ngày. Theo thống kê, chi phí trung b́nh cho một sinh viên đại học là từ 7 đến 10 triệu mỗi năm. Do đó có thể nói đại đa số sinh viên Việt Nam đă làm nhiều cố gắng trong tuyệt vọng để đeo đuổi việc học mà không một sinh viên nào trên thế giới làm có thể h́nh dung được. Đó là một số nghề được liệt kê sau đây:

-           Nhiều sinh viên cả nam lẫn nữ phải đi bán máu thường xuyên ở những trạm bán máu nhân đạo để sống;

-           Nhiều sinh viên phải đi kiếm sống bằng nghề học thuê và thi thuêdo nhu cầu cần có bằng cấp để bảo đảm vị trí đang có của cán bộ hoặc dùng bằng cấp để tiến thân thêm;

-           Và dĩ nhiên c̣n rất nhiều nghể đặc biệt lương thiện hay không lương thiện người viết không thể viết ra đây được v́ quá đau ḷng cho sinh viên Việt Nam hiện tại.

 

Người thầy xă hội chủ nghĩa

 

Qua chương tŕnh học nặng phần lư thuyết và từ chương, qua tinh thần à tâm lư cùng điều kiện sống của tuyệt đại đa số sinh viên, học sinh, người thầy giáo trong chế độ xă hội chủ nghĩa đă và đang hành xử như thế nào? Theo ghi nhận của các báo ở VN, người thầy giáo XHCN hôm nay đang biến thành thợ dạy.

 

Ở cấp tiểu học, giáo viên sau những giờ dạy ở lớp thường đem học tṛ về nhà dạy thêm. Đa phần phụ huynh hầu như  bị bắt buộc phải gữi con em đi học thêm để con em đó có thể được phê là học sinh giỏi, tiên tiến...

 

Ở bậc trung học, đa số thầy cô dạy các môn cần thiết cho những kỳ thi tuyển như toán, lư hóa, văn, sinh ngữ đều được các trung tâm dạy kèm, trung tâm luyện thi chú ư đặc biệt. Và thầy cô nào nổi tiếng có thể dạy mỗi ngày từ 12 đến 14 tiết học.  Và v́ phải chạy trường do đó h́nh ảnh ông thầy đến lớp trễ và về sớm làhoạt cảnh xảy ra thường xuyên. Có thể nói lương tâm chức nghiệp của người thầy giáo XHCN chỉ dừng lại nơi sức hút của mức thù lao mà thôi.

 

T́nh trạng ở bậc đại học cũng không khá ǵ hơn. Một thí dụ sau đây cho thấy một tiến sĩ dạy chuyên ngành kinh tế ngoại thương đă đạt kỹ lục giảng dạy tại trường với trên 1000 giờ một năm, ngoài ra c̣n dạy thêm nhiều trường khác nữa cũng như hướng dẫn là luận án, cũng như tiểu luận ra trường. Hai việc sau cùng nầy cũng được quy thành tiền. Do đó ông giảng viên nầy có thu nhập hàng tháng trên 20 triệu Đồng. Với công việc làm ra tiền tất bật như thế, ông giảng viên trên làm sao c̣n thời gian để làm nghiên cứu khoa học. Theo số liệu của Hội đồng Chức danh Giáo sư, một cuộc điều tra đă được thực hiện trên số 360 giáo sư được hỏi, kết quả được công bố như sau: chỉ có 69,7% giáo sư cho biết có xử dụng máy vi tính, và 41,7% có xữ dụng internet. Như vậy gần 60% giao sư trưởng bộ môn không có điều kiện hội nhập vào giới khoa học quốc tế qua mạng lưới toàn cầu, v́ vậy không thể tiếp cận hàng ngày những sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật trên thế giới. Và, v́ không tiếp cận được với khoa học mới, một số giao sư vẫn sữa soạn giáo tŕnh qua những thông tin khoa học lỗi thời. Một giáo sư dạy chuyên đề về luyện kim đă dịch một cuốn sách luyện kim xuất bản ỏ Nga năm 1964 để làm giáo tŕnh giảng dạy sinh viên cho niên học 2004-2005.

 

Theo báo cáo hàng năm của World Investment Report của LHQ dưới tiêu đề 2005 Transnational Corporation & The Internationalization of R&D công bố vào tháng 9/2005, nhằm mục đích đánh giá năng lực sáng tạo của một quốc gia qua chỉ số năng lực sáng tạo I I (innovation index). Trong 117 quốc gia được thăm ḍ, VN ở thứ hạng 82 và vẫn bị xếp vào nhóm các quốc gia c̣n kém về khoa học phát triển, sau hai nhóm quốc gia có tŕnh độ cao và trung b́nh trên thế giới gồm 78 nước. Trong thập niên 1995 - 2004, số nghiên cứu khoa học công nghệ xuất hiện trên thế giới có tên VN cả trong lẫn ngoài nước là 3.236 bài nghiên cứu, nhưng trong số nầy có hơn 2.400 báo cáo đứng chung tên với tác giả ngoại quốc, chỉ c̣n gần 800 bài tên VN thuần túy. Như thế nếu so với thế giới, hàng năm sản xuất tẩng cộng gần 800 ngàn nghiên cứu được công bố trên 6 ngàn tạp chí khoa học quốc tế.

 

Nếu nói riêng về khu Thái B́nh Dương, hội nghị PacifiChem 2005 vùa nhóm họp tại Honolulu vào 15-20/12/2005 đă đúc kết 950 nghiên cứu khoa học của các quốc gia trong vùng liên quan đến: Nông hóa học, Hóa phân tích, Sinh hóa, Hóa Y, Hóa Dược, Môi trường và Hóa học Xanh, Hóa hữu cơ, Hóa lư, Hóa vi phân nano, Hóa đồng phân,, và Hóa lư thuyết. Thế mà, vẫn không thấy một khoa học gia ở VN nào tham dự cũng như đăng đàn một bài nghiên cứu nào, dù dân số VN đứng vào hàng đông dân thứ 12 trên thế giới. Trên toàn quốc VN hiện nay, số lượng tiến sĩ các ngành chỉ có khoảng 30% chuyên về nghiên cứu, c̣n lại 70% thích ngồi ở ghế quản lư mà thôi.

 

Thi cử và nạn chạy điểm, chạy bằng

 

Như những chương tŕnh học các cấp được mô tả như trên, cộng thêm tâm khảm của người thầy XHCN, chúng ta có thể h́nh dung ra chế độ thi cử và đạo đức nơi trường thi như thế nào rồi. Nh́n chung các tệ trạng trong mỗi kỳ thi ngày càng tăng lên nhiều hơn như: - đánh tráo bài thi, - gian lận bùa phép trong khi thi, - thi dùm cho người khác, - t́nh trạng mua điểm chạy điểm, - thậm chí đến việc không đi thi mà vẫn có tên trong danh sách trúng tuyển...

 

Trong một kỳ thi vào lớp 10 tháng 7/2005 tại Thanh Hóa, hàng ngàn người dân đă tấn công trường thi sau khi đánh đuổi giám thị và lực lượng bảo vệ. Lư do là phụ huynh muốn đem bài giải toán vào cho con em ḿnh. Điều đó c̣n có nghĩa là đề thi đă bị lộ trước và đáp án đă được bán cho phụ huynh.

 

Một thí dụ khác là do kết quả của tệ nạn điểm thưởng. Trong kỳ thi tuyển vào đại học 2005 - 2006, gần 300 học sinh tốt nghiệp trung học phổ thông loại giỏi bị điểm không (0). Tại nhiềi địa phương, 50% học sinh giỏi có điểm trung b́nh dưới 15 (phải ít nhất trên 15 điểm mới đủ tiêu chuẩn vào đại học, và yêu cầu có thể cao hơn tùy theo trường). Ngay cả khi những sinh viên giỏi đă đậu vào đại học, số học sinh có điểm thưởng đă lập thành tích kỹ lục về thi lại, hay bị đuổi ra khỏi trường v́ không đạt tiêu chuẩn thi cử. Đây là kết quả của một cuộc thống kê trên 50 ngàn học sinh giỏi' do Tổ công tác và Nghiên cứu của Bộ GD&ĐT.

 

Ở bậc đại học cũng không khá ǵ hơn, t́nh trạng chạy điểm và mua bán điểm là câu chuyện hàng ngày sau mỗi đợt thi. Tiêu chuẩn đưa ra rất rơ ràng là 50.000 Đồng cho 5 điểm, 60.000 cho 6 điểm, 100.000 th́ được đồng loạt 8 điểm. Ở Đại học Quốc gia Hà Nội, GS TS trưởng bộ môn Cơ khí & Thiết kế trong niên học vừa qua chỉ dạy 6 trên tổnng số 24 tiết học. Trong các đồ án ra trường, vị GS khả kính nầy hướng dẫn và sửa chữa đồ án cho sinh viên ra trường tại nhà. Đôi khi đồ án chỉ được thầy thông qua trước giờ đệ tŕnh và bảo vệ chỉ 30 phút mà thôi. Do đó nhiều cảnh dở khóc dở cười xảy ra. Theo điều tra, trong quá tŕnh chuẩn bị đến lúc bảo vệ, một số lớp đă tổ chức đưa phong b́ cho các GS hướng dẫn và số lượng SV đến nhà GS hướng dẫn rất đông gồm cả hệ chính quy và hệ tại chưc. Họ đă đàm luận công khai và thỏa thuận số tiền để đồ án được chấp thuận. Có nhiều sinh viên trả hơn 500 ngàn cho một đồ án.

 

Câu chuyện không dừng lại ở GS hướng dẫn bộ môn trên mà c̣n xảy ra cho một GS dạy môn Thanh toán Quốc tế và Tín dụng Quốc tế. Theo điều tra, số tiền GS nầy nhận dudợc từ sinh viên trong vài năm gần đây có thể cất được một nhà lầu sang trọng tại thủ đô Hà Nội. Cho đến nay, chỉ có một câu chuyện sửa điểm của GS Phan Thị Ngọc Sơn, thạc sĩ tin học ơ3 Liên Sô cũ của Đại học Mỡ tpHCM đă bị bắt và kết án 3 năm tù về tội đă nhận gần 11 triệu của sinh viên để sửa lại bài thi trong một kỳ thi tốt nghiệp. Trước ṭa, bị can khai v́ thương sinh viên mà làm như thế. Đây cũng là một trong những cung cách điển h́nh của nền đạo đức giáo dục XHCN.

 

Tệ nạn thi cử vẫn c̣n đầy rẫy, nhưng sinh viên một khi tốt nghiệp ra trường th́ sao? Xin thưa, t́nh trạng cũng không khá ǵ hơn. Hàng năm có rất nhiều sinh viên tốt nghiệp ra trường như trường Sư Phạm tp HCM không đi tiếp nhận nhiệm sở được bổ nhiệm. V́ với số lương không đủ sống, các sinh viên thường chạy ra ngoài làm cho các công ty có vốn nước ngoài để có đời sống ổn định hơn, đặc biệt là những sinh viên học ban sinh ngữ như Anh hay Pháp văn.

 

Một số sinh viên tốp nghiệp không  được bổ nhiệm cũng như không xin được việc như anh Lê Hồng Lĩnh, tốt  nghiệp cử nhân ngành sử học hơn 4 năm, nay viết thư lên những người cầm quyền xin được vào tù mặc dù đă chạy chọt 15 triệu để được vào một cơ quan nhà nước!

 

Một thí dụ mới nhất vừa xảy ra là Khóa đào tạo cao đẳng của một trường chuyên ngành về Kiểm soát không lưu. Trong số 62 sinh viên tốp nghiệp năm 2005 đều cúng 4.000 Mỹ kim để được bổ nhiệm, nhưng vẫn c̣n 8 sinh viên ngồi chờ v́ không có liên hệ tốt với các cơ quan tiếp nhận ở các địa phương!

 

Bằng cấp giả & Tiến sĩ giấy giả

 

Hai bằng cấp cao nhất củq hệ thống giáo dục Việt Nam là Thạc sĩ và Tiến sĩ. Bằng Thạc sĩ của VN hiện tại được xem như  tương đương với bằng Cao học thời VNCH hay bằng Master của Hoa Kỳ, hay DES hay DEA của Pháp. (Một mở ngoặc nhỏ nơi đây là cũng cần xem lại danh xưng Thạc sĩ, trên thế giới danh xưng nầy dùng để áp dụng đặc biệt trong hệ thống giảng dạy của một số ngành như y khoa, dược khoa, luật khoa trên đại học; và trong các ngành khác bằng Thạc sĩ có kèm theo bộ môn giảng dạy bậc trung học như GS Nguyễn Văn A, Thạc sĩ Toán. Hệ thống đại học thông thường trên thế giới được phân chia từ dưới lên cao như sau: Cán sự chuyên môn tương đương như AA hay AS ở HK, IUT ở Pháp, Cử nhân tương đương với Bachelor của HK hay Licence của Pháp, Cao học (hay Thạc sĩ của VN hiện tại) tương đương với Master của Mỹ hay Maitrise của Pháp, và sau cùng là bằng Tiến sĩ hay Doctorat của Pháp hay Ph.D. của HK).

 

Như đă nói ở phần trên về tệ nạn chạy điểm chạy bằng ở hai cấp bực giáo dục cao nhất nầy, t́nh trạng xảy ra ngày càng nhiều hơn nữa v́ liên quan đến nhiều cán bộ cao cấp cần được hợp thức hóa v́ nhu cầu chức vụ đ̣i hỏi. Do đó chúng ta không ngạc nhiên khi thấy nhiều nhân vật chưa học hết lớp 12 mà đă có bằng Tiến sĩ , thậm chí c̣n có thêm vài cấp bằng chuyên môn khác nữa. Tùy theo nhu cầu, giá cả mỗi bằng từ 5 đến 20 triệu Đồng VN. Thêm nữa, nạn rao bán bằng giả đă được mang lên internet như một dịch vụ thương măi và có rất nhiều cung cách khuyến măi như vừa có bằng vừa có luận án bảo vệ kèm theo. Các dĩa CD của những công tŕnh nghiên cứu khoa học và nhân văn của những bằng tốt nghiệp cử nhân, thạc sĩ, tiến sĩ được rao bán ...dầy đường. GS Hồ, thuộc Viện Nghiên cứu Kỹ thuật Nông nghiệp Hà Nội, một nơi hănh diện v́ đă đào tạo hàng ngàn tiến sĩ, đătố cáo những việc sai sót ảnh hưởng đến nhiều GS và cán bộ cao cấp của Viện nầy. Ngay cả ngài Viện trưởng mới vừa nhậm chức vào cuối năm 2005 cũng không biết giải quyết như thế nào nữa.

 

Ngoài nguyên do chính yếu là tài chính, c̣n một nguyên do sâu xa khác nữa trong tệ nạn bằng cấp giả hay tiến sĩ giấy, đó là nguyên do cả nể hay chấp hành yêu cầu của thượng cấp. Do đó luận án của cán bộ lănh đạo ở các Viện, Trường, Trung Tâm v.v...đều được ưu tiên chấm đậu do t́nh trạng hành chánh hóa các nghiên cứu khoa học.

 

Hiện tại, theo thống kế từ sau năm 1975, VN đă đào tạo 8.400 Tiến sĩ, và 39.000 Thạc sĩ, gấp 3 lần Thái Lan. Hiên đang có kế hoạch đào tạo 5.000 Tiến sĩ các ngành trong ṿng 2 năm tới (!). Những số liệu trên đây cho thấy một sự tiến bộ vượt bực của VN, nhưng trên thực tế, theo kết luận của Hội nghị Ban Chấp hành trung ương khóa 9 năm 2002 là Ngày nay, Giáo dục đại học của t ađang tụt thấp hơn 50 bậc so với đại học của Thái Lan.

 

Gần đây nhất, tại một cuộc họp báo ngày 5/1/2006 tại Hà Nội, ông Nguyễn Minh Hiển, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT có thừa nhận rằng:Trong số 8.400 Tiến sĩ đào tạo từ năm 1976 đến nay th́ đă có 2.500 có tŕnh độ yếu. Bằng cấp đối với nhiều người chỉ để làm đẹp hồ sơ, tạo cơ hội cho sự thăng tiến. Trong lúc đó, GS Đặng Ngọc Danh, Viện trưởng Viện Nghiên cứu những Vấn đề Phát triển nhận xét hiện nay VN  đang xảy ra t́nh trạng phủ sóng thạc sĩ trên toàn quốc, có khi đến anh tống thư văn, cô thủ quỹ cũng cậy cục sắm cho ḿnh một tấm bằng thạc sĩ. Thông tin cuối cùng cho tiết mục nầy là Hội đồng Quốc gia chấm thi Tiến sĩ của VN trong năm 2004 gồm 7 thành viên trong đó có 3 thành viên không có bằng tiến !

 

Thay lời kết

 

Là một người thầy giáo đă được tháo giày từ năm 1975, chúng tôi nhận thấy hiện trạng giáo dục ở VN hiện tại đang đi lần vào bế tắc, giống như t́nh trạng ô nhiễm môi trường do phát triển kinh tế-xă hội không cân bằng với việc bảo vệ môi trường. Đây là một thực tế quá rơ ràng, từ chương tŕnh học, tâm cảm và tinh thần của học sinh, sinh viên, từ chế độ thi cử qua việc buôn bán, gian lận bằng cấp, thậm chí đến tinh thần khai tâm mở trí của người thầy giáo đúng nghĩa cũng không c̣n tồn tại trên đất nước nầy nữa.

 

Giáo dục nơi đây chỉ dạy cho sinh viên, học sinh một cách từ chương, nghĩa là phải biết nhớ, biết làm theo và vâng lời. Người thầy giáo cũng không có quyền nói khác đi những ǵ ghi trong sách giáo khoa, ngay cả những lầm lẫn trong sách cũng không được quyền sửa chữa.

 

Giáo dục nơi đây đang làm thui chột mọi sáng kiến của tuổi trẻ VN, và biến họ thành những công cụ do chế độ đẻ ra cùng một khuôn khổ với mục đích phục vụ cho đường lối hoang tưởng của cường quyền.

 

Do đó, ngày nào c̣n nạn học giả thi thật v́ chỉ học cho chiếu lệ c̣n việc thi cử th́ có ông Washington lo, ông Quyền lực lo.

 

Ngày nào c̣n có cảnh học thật thi giảû do có đi học thật, nhưng có người khác thi dùm. Thậm chí c̣n có cảnh học giả thi giả nữa là v́ có ghi tên đi học, nhưng người dự lớp cũng như người đi thi là do người khác đăm nhận.

Ngày nào c̣n có vô số Tiến sĩ giấy nắm quyền lực trong tay, trong mọi lănh vực quốc gia nhất là giáo dục....

 

.....Ngày ấy quê hương Việt Nam chắc chắn sẽ không bao giờ lóe lên ánh b́nh minh.

 

VN đă có đảng lấy Công Nông làm đầu. Nhưng giờ đây, 75% nông dân, đặc biệt ở vùng ĐBSCL có tŕnh độ học vấn ngày càng xuống cấp. 30 năm trước đây người dân ĐBSCL có tŕnh độ lớp 7,5; năm 2005, tụt xuống c̣n tŕnh độ lớp 5,0 theo thống kê của UNESCO. T́nh trạng bỏ học v́ kinh tế gia đ́nh ngày càng phổ quát. Bước qua giai cấp công nhân, hiện tại từ Bắc chí Nam họ đứng lên đ̣i hỏi những quyền lợi tương xứng với công lao động của họ. Nông dân khắp nơi tề tựu về công viên Mai Xuân Thưởng Hà Nội để kiện tụng về những bất công dành nhà, lấn đất của quyền lực. Tiếc thay, hiện nay, trên dăy quê hương rách nát nầy, không c̣n cảnh lấn đất dành dân như trong thời chiến tranh nữa mà là cảnh lấn đất đuổi dân khi đất nước đă ḥa b́nh.

 

Đảng CSVN có c̣n nắm lấy ngọn cờ đào đại diện cho hai giai cấp trên, hay chỉ là đại diện của một thiểu số lấy sức mạnh của bạo lực để cai trị một quốc gia với trên 83 triệu dân số bằng một chủ nghĩa đă thoái trào?

 

Mai Thanh Truyết

Cựu Trưởng ban Hóa học

Đại Học Sư Phạm Sàig̣n

Orange 3/2006