Thải Từ Sinh Hoạt.

 

I.              Xử Lư Nước Thải Sinh Hoạt

 

Nước thải sinh hoạt gia cư là một vấn đề quan trọng cho những thành phố lớn và đông dân cư, nhất là đối với các quốc gia đă phát triển. Riêng đối với các quốc gia c̣n trong t́nh trạng đang phát triển, v́ hệ thống cống rănh thoát nước c̣n trong t́nh trạng thô sơ, không hợp lư cũng như không theo kịp đà phát triển dân số nhanh như trường hợp ở các thành phố ở Việt Nam như Hà Nội, Sài G̣n, Hải Pḥng, Nha Trang, Đà Nẳng, Cần Thơ v.v…, việc giải quyết và xử lư nước thải nầy hầu như không thể thực hiện được. Nước thải sau khi qua mạng lưới cống rănh được chảy thẳng vào sông rạch và sau cùng đổ ra biển cả mà không qua giai đoạn xử lư. Thêm nữa, hầu hết các cơ sở sản xuất công kỹ nghệ cũng không có hệ thống xử lư nước thải, do đó t́nh trạng ô nhiễm nguồn nước ngày càng trầm trọng hơn nữa. Nếu t́nh trạng trên không chấm dứt, nguồn nước mặt và dọc theo bờ biển Việt Nam sẽ không c̣n được sử dụng được nữa trong một tương lai không xa.

 

Hiện nay tại nhiều nơi, ở những vùng phát triển công nghệ tập trung cao như Hà Nội, Sài G̣n, Vũng Tàu, có nhiều chỉ dấu đă cho thấy các vùng nước nơi đây đă hoàn toàn bị nhiễm độc.

 

Nếu chỉ tính riêng cho nước thải gia cư ở Việt Nam, nếu tính trung b́nh mỗi đầu người tiêu dùng 100 lít nước cho sinh hoạt hàng ngày, và với dân số 9 triệu nhân khẩu, Tp Sài G̣n thải vào sông rạch một lượng nước thải là 900.000 m3/ngày, một số lượng không nhỏ đổ vào khúc sông Sài G̣n. Cũng cần nên biết thêm là chu kỳ thuỷ triều nơi đây xảy ra theo cung cách bán nhật triều, nghĩa là trong ṿng 24 giờ có hai chu kỳ nước ṛng và nước rong (lớn); do đó, nước thải không đủ thời gian để chảy ra biển và chỉ “ngưng đọng” trong một phạm vi trong ḷng sông mà thôi. Theo thời gian, nước sông nguyên thuỷ không đủ khả năng “làm loăng” nước thải nữa v́ mức độ ô nhiễm tăng quá khả năng điều tiết tự nhiêh của sông  (khả năng tới hạn – threshold limit). T́nh trạng nhiễm độc nguồn nước sẽ xảy ra từ đây. Và điều nầy đang xảy ra cho sông Sài G̣n và các phụ lưu  chung quanh Hà Nội và một số thành phố lớn khác ở Việt Nam.

 

Bài viết nầy có mục đích mang lại một số thông tin về phương hướng giải quyết  xử lư nước thải gia cư.

 

Xử lư nước thải sinh hoạt gia cư

 

Hàng ngày, thành phố San Diego và vùng phụ cận thải hồi 230 triệu gallon nước sinh hoạt cho mọi nhu cầu trong gia đ́nh và nước thải đă qua xử lư của các cơ sở sản xuất kỹ nghệ. Thành phố có bổn phận phải xử lư tất cả nguồn nước thải nầy. Do đó, hệ thống xử lư phải là một hệ thống có quy mô lớn và nằm trong một chính sách thường trực và ưu tiên của thành phố.

 

Qua cống rănh, nước thải được chuyển vào nhiều nhà máy (Point Loma Plant, North City và South Bay Plant như trường hợp San Diego). Trên nguyên tắc, nước thải được xử lư cơ học nghĩa là qua giai đoạn gạn lọc bằng sạn, cát  v.vSau đó đến giai đoạn xử lư hoá học cấp một. Và sau cùng nước xử lư được chuyển thẳng ra đai dương qua những đường ống nằm sâu dưới đáy biển (320 bộ sâu) và miệng ống cách bờ trên 7 km. Một lượng nước thải khác được xử lư cấp hai và sẽ được dùng lại cho hệ thống tưới tiêu cho các công viên và cây xanh dọc theo xa lộ.

 

Một số lượng nước đă đă qua giai đoạn xử lư bậc hai, sẽ được xử lư hoá học tiếp. Lượng nước nầy có tên là nước “tái dụng” (reclaimed water) sẽ là nguồn nước tưới tiêu cho các công viên và cây xanh dọc theo xa lộ. Một lượng nước đă được xử lư sau cùng được chuyển vào các hồ chứa, từ đó qua phương pháp thẩm thấu tự nhiên (percolation) nước sẽ thấm vào mạch nước ngầm dưới ḷng đất sâu, góp phần vào việc cung cấp nước sinh hoạt trở lại cho thành phố.

 

Theo dơi phẩm chất nước đại dương

 

V́ nguồn nước thải dù đă qua xử lư nhưng cũng cần theo dơi sự biến đổi phẩm chất của nguồn nước đại dương, nơi tiếp nhận nước thải để ngơ hầu bảo đảm môi trường nước nơi đây, bảo đảm hệ sinh thái của thuỷ động vật và thực vật sống dưới nước, cũng như người dân sống gần bờ hay các băi tắm chung quanh. Hàng ngàn mẫu nước đă được lấy từ những điểm khác nhau và phân tích theo định kỳ rơ ràng để có thể khám phá kịp lúc khi nào sự ô nhiễm bắt đầu manh nha. Đồng thời các mẫu đất tích tụ (sediment) dưới đáy biển, động vật và thực vật trong môi trường cũng đă được theo dơi cùng một lúc với mẫu nước biển. Các mẫu cũng được lấy tận ngoài khơi, xa hơn 17 Km và sâu trên 600 bô.

 

Khi đă khám phá ra một vùng biển nào bị thay đổi về phẩm chất dù nhỏ đến đâu đi nữa, vùng biển đó bị khoanh vùng ngay tức khắc và dân chúng không được lai vảng cho đến khi phẩm chất nước trở lại b́nh thường. 

 

Xử lư bùn trong nước thải sinh hoạt

 

Trong công đoạn xử lư nước thải sinh hoạt, lượng bùn (sludge) lắng đọng chứa hợp chất hữu cơ sẽ được chuyển đổi thành khí sinh học (bio gas) (xem bài viết Khí sinh học của cùng tác giả) dựa theo phương pháp nén yếm khí. Đây là một phó phẩm quan trọng để chuyển đổi thành điện năng. Lượng năng lượng nầy được dùng để làm nóng hệ thống nén kỵ khí và sưới ấm nhà máy, cùng cung cấp điện năng (điện năng sinh ra trong trường hợp của nhà máy xử lư ở San Diego là 1,35MW) cho toàn thể nhà máy xử lư nước thải. V́ vậy, đây là một hệ thống dây chuyền có chu kỳ kín hoàn hảo và thoả măn yêu cầu  làm giảm thiểu hiệu ứng nhà kính và sự hâm nóng toàn cầu.

 

Sau hết, bùn sau khi được hoàn tất giai đoạn tách sinh khí, c̣n được sử dụng như là một loại phân bón hữu cơ rất tốt cho cây trồng trong các công viên và dọc theo xa lộ. 

 

 

Kết luận

 

Qua quá tŕnh xử lư nước thải sinh hoạt thành phố như thành phố San Diego, đây là một chu tŕnh kín để biến đổi nước thải   các phó sản trở thành những nhân tố khác cung ứng cho nhu cầu điện năng, phân bón, và tái chế lại nước sạch nguyên thuỷ cho nhu cầu của con người. Có thể nói, kinh nghiêm San Diego cũng là bước đầu cho nhiều thành phố lớn khác ở Hoa Kỳ tiếp nối chu tŕnh kín trên.

 

Trước vấn nạn khan hiếm nước sạch trên thế giới trong một tương lai không xa, trước vấn nạn ô nhiễm nguồn nước do phát triển không có kế hoạch bảo vệ môi trường như ở Việt Nam và Trung Quốc, nguồn nước tái chế là một giải pháp tối ưu cho các quốc gia đang phát triển. Thiết nghĩ, Việt Nam cần xem đây là một bài học cho việc giải quyết và tái tạo lại nguồn nước sạch đă bị ô nhiễm sau hơn 20 năm phát triển quốc gia.

 

II.            Rác:  Sinh Hoạt TP Sài G̣n

 

Hiện tại, Việt Nam đang phải trực diện trước hai vấn nạn lớn trong lănh vực môi trường là ô nhiễm không khí và ô nhiễm nguồn nước ở khắp nơi, đặc biệt là ở các thành phố lớn. Đứng trước nạn gia tăng dân số và hiện tượng dân chúng nhập cư vào các thành phố lớn để mưu sinh, vấn đề nước rỉ từ rác và rác gia cư là nguyên nhân chính tro ng việc ô nhiễm nguồn nước mặt và nước ngầm.

 

Như mọi người đếu biết, t́nh trạng rác gia cư và nước rỉ từ rác là một trong nhiều vấn đề cấp bách cần phải giải quyết ở Việt Nam, đặc biệt là ở các thành phố lớn như Hà Nội, Tp Sài G̣n, v.v... Cho đến nay, mặc dù có những cố gắng về phía chính quyền để giảm bớt áp lực của vấn đề như: việc thiết lập các băi rác mới, và dự án mới nhất là dự án khu liên hợp xử lư chất thải Đa Phước, B́nh Chánh. Tuy nhiên, rác vẫn là một vấn nạn lớn của Tp HCM, và tổng lượng rác thải hàng ngày ở nơi nầy vào khoảng 6.000 m3/ ngày.

 

Thành phố luôn luôn bị động, v́ các băi rác mới vừa khánh thành th́ lại phải chuẩn bị băi rác mới khác và t́nh trạng của các nhà máy xử lư nước rỉ càng tệ hại hơn nữa v́ khả năng không đủ đáp ứng khối lượng khổng lồ nước rỉ phát thải từ các băi rác. Do đó, mặc nhiên, nước rỉ sẽ mau chóng thấm vào trong đất và vào mạch nước ngầm. So với vũ lượng ở Việt Nam từ 1.800 đến 2.000 mm/năm, lượng nước rỉ phát thải sẽ gấp nhiều lần hơn so với nước rỉ ở các quốc gia khô hạn như California và nhất là do khí hậu ẩm thấp, quá tŕnh phân hủy của rác xảy ra nhanh hơn và phóng thích nước rỉ nhiều hơn.  V́ vậy, vấn nạn trên trở nên ngày càng cấp bách nhất là trong mùa mưa.

 

Đứng về phương diện thu nhận rác từ người dân, thùng chứa rác sinh hoạt ở Tp được các công ty rác lấp đặt ở nhiều nơi, đặc biệt ở các giao lộ. Thùng chứa có dung tích khoảng 2 m3. Ở các chợ th́ có thùng lớn hơn, từ 10 đến 20 m3. Tuy nhiên, v́ mật độ dân chúng quá lớn, số lượng rác rơi răi khắp các mặt đường chung quanh các thùng rác vào mỗi khi chiều xuống. Phu bốc rác phải làm việt cật lực suốt đêm để giải tỏa số lượng rác nầy. Điều nầy là một trong những sự việc vừa làm mất vệ sinh và vừa làm giảm đi cảnh quan của thành phố đối với những khách du lịch, nhất là người ngoại quốc đến Việt Nam viếng thăm.

 

Sau đó, rác được các xe tải rác có máy ép rác di chuyển đến các băi rác nằm ở ngoại thành như Củ Chi, B́nh Chánh, Nhà Bè, Thủ Đức v.v.... Nên nhớ ngoài rác sinh hoạt gia cư, các băi rác trên c̣n phải chứa thêm chất thải y tế và chất thải công nghiệp nữa.

 

Theo những thông tin trên báo chí, có nhiều băi rác được thiết kế và lấp đặt nhà máy xử lư nước rỉ, tiêu tốn hàng chục triệu Mỹ kim, nhưng v́ việc thiết kế vướng phạm nhiều lỗi lầm kỹ thuật, cho nên nhiều nhà máy phải bị đóng cửa chỉ sau một thời gian ngắn sau khi khánh thành. Điển h́nh như nhà máy xử lư nước rỉ Đông Thạnh, Hốc Môn, tiêu tốn 32 triệu Mỹ kim, được khánh thành ngày 7/6/2002 và vận hành chưa đến một tháng th́ phải đóng cửa vĩnh viển. Nước rỉ tại băi rác nầy, tuy đă đóng cửa không thu nhận rác nữa, từ đó đến nay vẫn là nước rỉ không được xử lư chứa nhiều hợp chất hữu cơ và kim loại độc hại, cùng các hoá chất bảo vệ thực vật đă ngấm sâu vào ḷng đất hoặc chảy thẳng vào sông Rạch Tra v́ đă tràn bờ ở hai hồ chứa hiện tại. Nước rỉ từ sông Rạch Tra chảy thẳng vào sông Sài G̣n và sông nầy đă biến thành ḍng sông đen nhất là vào mùa khô. Qua phân tích, một số rau đậu trồng chung quanh vùng Hốc Môn đă có chỉ dấu nhiễm hoá chất độc hại như arsenic , mangan, và một số hợp chất hữu cơ chứa chlor khác.

 

Băi rác G̣ Cát. Sau 4 năm xây dựng, trạm phát điện công nghệ xử lư rác G̣ Cát đă chính thức khai trương ngày 2/8/2005 với số vốn đầu tư tương đương 17 triệu Mỹ kim. Khí methane thải hồi từ sự phân hủy của rác được thu hồi và biến thành điện. Ngày 20/7 vừa qua, trạm đă chuyển 125.000 KW điện vào lưới điện quốc gia với giá bán là 634 Đồng/KWgiờ. C̣n công ty xử lư rác G̣ Cát chỉ bảo đảm nước rỉ rác được gạn lọc sơ bộ, và tẩy mùi trước khi trả về tự nhiên (nghĩa là đi vào sông rạch). Như vậy tại nơi nầy nước rỉ chỉ được gạn lọc và khử mùi chứ không tẩy rửa được hữu cơ và kim loại độc hại.

 

Tại băi rác Phước Hiệp cũng có dự kiến thiết lập nhà máy thu hồi khí methane và gạn lọc nước rỉ trong khoảng thời gian sắp tới. Cũng như ngày 11/9 vừa qua, Phó CT UBND Tp HCM (Sài G̣n) Nguyễn Văn Đua đă khai mạc lễ khởi công xây dựng Nhà máy xử lư chất thải rắn do Cty Viet Srar thuộc tổ hợp Lemna, Hoa Kỳ đầu tư. Đây là một nhà máy xử lư lớn với diện tích 70 mẫu tây, có khả năng xử lư 1.200 tấn rác/ngày, với số vốn đầu tư 36 triệu Mỹ kim. Hệ thống xử lư nầy tương tự như ở G̣ Cát nhưng không có nhà máy thu hồi khí methane để biến thành điện năng.

 

Và gần đây nhất, Cty Liên hợp Đa Phước sẽ khánh thành vào ngày 1/11/2007 trong đó hệ thống xử lư nước rỉ, hệ thống thu hồi khí methane và hoán chuyển thành điện năng, cùng nhà máy biến phân compost cũng đă được ghi trong dự án.

 

Nh́n chung, t́nh trạng cùng cung cách quản lư và xử lư nước rỉ ở các băi rác ở thành phố Sài G̣n cũng như ở các thành phố lớn khác vẫn chưa được lưu tâm đúng mức, v́ với cung cách xử lư như trên, các hoá chất độc hại vẫn c̣n tồn đọng trong nước rỉ và xâm nhập vào nguồn nước tạo nên ô nhiễm môi trường nước chung quanh.

 

Để có một khái niệm  về vấn đề xử lư nguồn nước rỉ từ rác, một phương pháp xử lư nước rỉ đă được hầu hết các quốc gia Tây phương áp dụng hiện tại. Đó là phương pháp vi sinh biomass (xin xem bài Nhà máy xử lư phế thải của cùng tác giả). Phương pháp nầy dựa theo nguyên tắc dùnh vi sinh vật hiện có trong nước rỉ, kết hợp với than họat tính, và bồn xử lư phaỉ được bơm không khí liên tục để kích thích tăng trưởng các vi sinh vật trên. Với phương pháp nầy, vi sinh vật và than hoạt tính sẽ phân hủy các hợp chất hữu cơ nhẹ và hấp thu kim loại độc hại có trong nước rỉ. Và sau khi đă được xử lư, nước rỉ có thể được phát thải vào tự nhiên và không ảnh hưởng đến mội trường chung quanh.

 

Lư do tại sao t́nh trạng các nhà máy xử lư của Việt Nam hiện tại vẫn được thiết lập một cách tạm bợ và không hiệu quả là do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan đưa đến. Trước hết, có thể nói nhận thức của các cấp quản lư môi trường về ô nhiễm chưa đạt đến tầm quan trọng đúng mức; thứ đến là sự hạn chế của ngân sách quốc gia chi dùng cho công tác trên.

 

Như chúng tôi đă cảnh báo nhiều lần trên nhiều bài viết khác nhau, vấn đề phát triển kinh tế quốc gia cần phải được cân bằng trong với việc bảo vệ môi trường. Hiện nay, thành thực mà nói, dường như lănh đạo Việt Nam vẫn chưa lưu tâm đến vấn nạn ô nhiễm môi trường đúng mức, và chính v́ thế mà việc bảo vệ môi trường không nằm trong các ưu tiên hàng đầu trong việc thiết lập chính sách quốc gia.

 

Từ đó, đưa đến những hệ lụy khác là: 1- Ngân sách cần chi tiêu cho các băi rác cũng như nhà máy xử lư c̣n hạn chế, 2- Nhân sự chuyên môn và quản lư không đáp ứng kịp thời với nhu cầu gia tăng của rác sinh hoạt gia cư do sự gia tăng dân số tạo ra.

 

Thêm nữa, tầng lớp nhân sự chuyên môn và cán bộ quản lư cũng không được đào tạo chuyên sâu cả về phẩm cũng như về lượng so với tỷ lệ dân số tăng trưởng theo thời gian ngơ hầu giải tỏa những tồn đọng ở nhiều năm trước của vấn nạn nầy. T́nh trạng trên vẫn không thay đổi, mặc dù trong những năm gần đây, Tp Sài G̣n đă nhận được rất nhiều trợ giúp kỹ thuật và tài chánh từ phiá chính phủ Hoà Lan và Đan Mạch trong công nghệ xử lư rác.

 

Một điểm cần lưu ư nữa là, công tác giáo dục và hướng dẫn quần chúng cũng c̣n lơ là trong việc hạn chế lượng rác thải cũng như phân loại và thu hồi các loại rác có thể tái xử đụng được như thu gom bao b́ plastic, giấy, chai lọ... Công tác sau nầy sẽ làm cho công nghệ xử lư nước rỉ dễ dàng và mau chóng hơn.

 

Cũng cần nến biết thêm là tại thành phố Sài G̣n, ngoài vấn đề rác gia cư, và nước thải sinh hoạt, hệ thống sông ng̣i, kinh rạch ở nơi nầy đă bị ô nhiễm trầm trọng và mức độ ô nhiễm ngày càng tăng thêm. Cộng thêm mức độ ô nhiễm không khí, tiếng động càng làm cho môi trường thành phố trở nên tệ hại hơn, đe doạ trầm trọng đến sức khoẻ người dân sống tại nơi đây. Nếu chính quyền không có biện pháp giải quyết thích đáng vấn đề rác th́ trong tương lai, chi phí y tế cho việc chửa trị sẽ cao gấp nhiều lần hơn chi phí cho việc “ngừa bịnh” môi trường nầy.

 

III.           Bài Học California

 

Trong một bài viết trước, chúng tôi có nêu lên t́nh  trạng hiện tại của rác sinh hoạt gia cư  ở Việt Nam. T́nh trạng nầy nói lên tính cách cấp bách trong việc giải quyết vấn nạn trên. Việt Nam, qua các nguồn vốn đầu tư ODA, các nguồn viện trợ ngoại quốc cùng sự đóng góp của dân chúng và chính quyền hiện tại, việc xây dựng những băi rác cùng hệ thống xử lư nước rỉ vẫn là một đề tài nổi cộm từ lâu. Qua một số vấn nạn về quản lư và tích chuyên biệt của từng dự án, việc xây dựng đă gặp nhiều trở ngại và đa phần các dự án trở thành những dự án nửa vời, hay dự án treo, hay kết quả không được như ư.

 

Bài viết nầy nêu lên một thí dụ điển h́nh về một dự án đầu tư từ một người Mỹ gốc Việt được xem như là một  giải pháp tối ưu trong điều kiện Việt Nam để giảm thiểu nguồn rác phát thải và hạn chế xây dựng thêm các băi rác mới trong phát triển và đô thị hóa.

 

Dự án của công ty liên hợp Đa Phước do Công ty Viêt Nam Waste Solutions do David Dương, một doanh nhân trong địa hạt phế thải gia cư ở San Jose, CA. Vào tháng 6 năm 2005, công ty này đă kư kết với Tp Sài G̣n và đă đặt viên đá đầu tiên trên dự án có tổng diện tích là 640 hecta, và kinh phí đầu tư là 400 triệu Mỹ kim. Dự án hiện c̣n đang tiếp tục thiết lập dự án giải tỏa và xây dựng hạ tầng cơ sở. Vào tháng 8/2006, công ty c̣n đang tiến hành dọn và sang lấp mặt bằng, thi công mặt bằng nhà máy, xây dựng cầu dẫn vào khu đất của dự án. Dự kiến sẽ tiếp nhận 2500 đến 3000 tấn rác mỗi ngày cho việc phân loại rác tái sinh, và biến chế thành phân compost vào đầu tháng 3/2007.

 

Từ khi đặt viên đá đầu tiên đến nay là 14 tháng, dự án mới vừa thu hồi được 110 hecta, phần 530 hecta c̣n lại đang được hiệu chỉnh quy hoạch và tiếp tục giải tỏa. (Xin xem tiếp bài viết “Tính khả thi của khu Liên hợp Đa Phước của cùng một tác giả).

 

Ngoài công ty Đa Phước ra, c̣n có công ty  Vietstar có trụ sở tại Hoa kỳ đă có giấy phép xin gia hạn đầu tư ở sở TN&MT Thành phố HCM. Công ty có công suất 1,200 tấn mỗi ngày, với tổng số vốn đầu tư 36 triệu Mỹ kim. Một dự án khác là dự án nhà máy sản xuất phân compost do công ty liên doanh Saigon- Earthcare (Hoa kỳ) làm chủ đầu tư, có công xuất 1,000 tấn một ngày. Công ty đang xin giấy phép xây dựng và làm đường dẫn vào khu dự án. Và sau cùng, dự án xây dựng nhà máy sản xuất phân compost do Công ty Môi trường Đô thị làm chủ đầu tư,  có công xuất 500 tấn /ngày và 300 tấn phân hầm cầu/ngày. Công ty do nguồn vốn ODA từ chính phủ Ḥa Lan.

 

Đại để, dù có nhiều dự án đầu tư trong công cuộc xử lư phế thải và xử lư nước rỉ, nhưng tiến độ thi hành dự án hiện nay rất chậm, kể cả những dự án đă thất bại trước đó như dự án Đông Thạnh ngày xưa và băi rác G̣ Cát trong hiện tại.

 

Băi rác G̣ Cát được bắt đầu đi vào hoạt động từ năm 1995. Theo thiết kế được duyệt, khả năng tiếp nhận của băi rác là 3,65 triệu tấn và sẽ đóng cửa vào cuối năm 2005. Băi nầy gồm 4 băi chứa rác khác nhau và một nhà máy xử lư 400 mét khối nước rỉ/ngày, và chỉ có khả năng thu nhận 2000 tấn rác/ngày mà thôi.

Nhưng trên thực tế, cho đến ngày hôm nay, hàng ngày băi rác tiếp nhận từ 4,000 đến 4,500 tấn rác và đă vượt mức cho phép là 4,2 triệu tấn. Thêm nữa, nhà máy xử lư nước rỉ hiện tại chỉ có khả năng xử lư 100 mét khối/ngày, trong lúc lượng nước rỉ phát sinh hàng ngày là 1,000 mét khối. Do đó, CT Môi trường Đô thị có nhiệm vụ quản lư băi rác  phải dùng xe bồn vận chuyển trên 800 mét khối nước rỉ hàng ngày từ G̣ Cát lên hồ chứa nước của băi rác Đông Thạnh. Dĩ nhiên, chuyện tràn bờ và chuyện nước rỉ  cũng giống như “những chuyện thường ngày ở huyện” sẽ đi vào môi trường ở G̣ Cát và Đông Thạnh và cũng sẽ là kết quả đương nhiên cho những ngày sắp tới mà thôi.

 

Tiến độ thi công một băi rác có nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài rất chậm dù đó là một  doanh nhân ngoại quốc hay nguồn vốn ODA đầu tư vào kỹ nghệ xử lư rác. Thủ tục về giấy phép trong xây dựng phải mất quá nhiều thời gian làm chậm trể hầu hết các dự án đă được duyệt xét chấp thuận. Sở dĩ có t́nh trạng trên xảy ra là v́ theo ông Nguyễn văn Chiến, phó GĐ sở TN&MT Thành phố HCM cho biết trong 30 năm qua, các dự án cho băi rác thải do ngân sách thành phố, hoặc được viện trợ từ các tổ chức, chính phủ nước ngoài như băi rác G̣ Cát. Do đó, Sở TN&MT bị động v́ thiếu kinh nghiệm trong việc tiếp cận với các dự án lớn và mới, nhất là việc giải quyết các hợp đồng kư kết với doanh nghiệp ngoại quốc.

 

Hiện nay, đối với tiến độ thực hiện các dự án xử lư, Sở đă rút kinh nghiệm căn cứ vào báo cáo mới nhất của thành phố, và đang phối hợp với các sở ban ngành khác đễ đẩy nhanh tiến độ thực hiện quy hoạch, đền bù thu hồi đất và hoàn thiện cơ sở hạ tầng cho các khu liên hợp xử lư chất thải rắn. Sở cũng tăng cường việc giải quyết các vấn đề một cách căn cơ từ gốc như quy hoạch tổng thể chất thải rắn cho đến năm 2020 so với mức độ gia tăng của đô thị hóa và phát triển thành phố.

 

So với các quốc gia tiến bộ trên thế giới, rác gia cư ở các quốc gia trên cũng là một vấn nạn không nhỏ. Tuy nhiên, họ có phương cách giải quyết vấn đề đễ không gây ô nhiễm môi trường không khí, môi trường nước mặt và nước ngầm qua những quy định của luật môi trường sở tại.

 

Nếu lấy California làm thí dụ, rác sinh hoạt gia cư cũng là một vấn nạn rất lớn dù luật lệ môi trường đă được áp dụng một cách khắc khe để bảo vệ sức khỏe của người dân. California, với dân số 36 triệu người và hàng năm thải hồi khoảng 165 triệu tấn rác. Vấn đề xây dựng băi rác và nhà máy xử lư nước rỉ cùng việc thu hồi khí thải từ băi rác để biến thành điện năng đ̣i hỏi Cali phải có một hệ thống quản lư và kiểm soát thật hoàn chỉnh.

 

Trước vấn nạn trên, từ năm 1987 chính quyền của Cali đă lấy quyết định là quy định việc quản lư chất phế thải cho từng địa phương và chỉ tiêu cho đến năm 2000 là phải giảm thiểu 50% lượng rác gia cư, khai triển bằng cách thu hồi 50% rác để tái sinh, tái xử dụng hay biến chế thành phân hữu cơ .v.v... Tuy nhiên chỉ tiêu trên vẫn chưa đạt được vào năm 2000.

 

Cho măi đến năm 2004, kỹ nghệ rác ở Cali đă giải quyết được 76 triệu tấn tức 48% qua tái sinh hoặc tái xử dụng. Qua năm 2005, 88 triệu tấn được tái xử dụng tức 52%. Và John Myers, Phát ngôn viên của Hội đồng Quản lư Rác Cali công bố : “Chỉ tiêu giải quyết 50% lượng rác phế thải của cư dân Cali đă thành công sau 18 năm ban hành

 

Và trong ṿng 10 năm trở lại đây, không có băi rác cùng hệ thống xử lư rác mới được thành lập. Thiết nghĩ, đây là một bài học lớn cho VN trong vấn đề quản lư phế thải.

 

Thành quả trên đây của California là kết quả của một sự phối hợp giữa chính quyền và người dân. Cũng cần nên nói thêm là người dân đă ư thức được tầm quan trọng trong việc bảo vệ môi trường bằng cách thi hành quyết định của từng địa phương như là phân loại rác và phế thải vào những thùng rác riêng rẽ: như thùng đựng phế thải thực phẩm (rác hữu cơ ), thùng đựng rác do cây kiểng và sân cỏ , thùng đựng những phế thải có thể tái sinh như chai lọ, thủy tinh, plastic, giấy báo, lon, hộp..v.v... Ngoài việc giảm thiểu phân nửa thể tích của băi rác, các phế thải tái sinh đă góp một phần không nhỏ trong kỹ nghệ sản xuất nguyên vật liệu như giấy, plastic, thủy tinh,  vừa giải quyết được một phần t́nh trạng ô nhiễm môi trường và tiết giảm được mức xử dụng tài nguyên thiên nhiên. Chính người dân và các Công ty công nghệ nhận thức được tầm quan trọng của mức tiết giảm trên. Do đó, chính họ đă biến các cơ sở thành những nơi sản xuất công nghệ sạch và xanh.

 

Từ bài học của tiểu bang California Hoa kỳ, Việt Nam, đứng trước những thách thức do phát triển, gây ra t́nh trạng ô nhiễm môi trường đang có chiều hướng ngày càng lan rộng, công nghệ xây dựng băi rác cùng việc thiết kế nhà máy xử lư của VN đang c̣n ở trong t́nh trạng sơ khai. Do đó, VN cần phải chuẩn bị một đội ngũ nhân sự chuyên môn trong công nghệ này đồng thời với việc huấn luyện cán bộ quản lư môi trường.

 

Thêm nữa, sự thành công của Cali trong vấn đề giải quyết phế thải, phần lớn là do ư thức bảo vệ môi trường của người dân cao qua quá tŕnh giáo dục và được hướng dẩn qua truyền thông, truyền h́nh, học tập và báo chí. Đây mới chính là điễm rốt ráo trong phương cách giải quyết vấn đề.

 

Và muốn được như thế, chương tŕnh công dân giáo dục nơi học đường cần phải có trong chương tŕnh học như những điều luật căn bản cần thiết cho một xă hội dân sinh văn minh như : Luật đi đường , luật xả rác công công, thái độ chấp hành luật lệ chung, và nhất là luật phải được áp dụng cho tất cả mọi người dân và không có ngoại lệ nào cho bất cứ ai cả!

 

Một môi trường sạch chỉ có trong một xă hội sạch mà thôi.

 

Và muốn có một xă hội “sạch”, những người quản lư Đất và Nước cần phải có một chân Tâm và một tấm ḷng thiết tha với tổ quốc hơn là cố bám giữ quyền lực để phục vụ cho một thiểu số đi ngược lại quyền lợi và phúc lợi của tuyệt đại bộ phận dân tộc Việt Nam.

 

Mai Thanh Truyết

West Covina 11/2007