Thành quả Mười năm Hoạt động của Ủy hội sông Mekong

 

Vào ngày 5 tháng 4 vừa qua, Ủy hội sông Mekong đă tổ chức lễ kỷ niệm 10 năm ngày thành lập Ủy hội qua việc kư kết Hiệp định Hợp tác Phát triển Bền vững Lưu vực sông Mekong ngày 5 tháng 4 năm 1995. Nhân dịp nầy, các giới chức thuộc Văn pḥng Ủy hội ở Vientiane, Lào và đại điện các quốc gia duyên hà - bao gồm Lào, Thái Lan, Campuchia, và Việt Nam - đă báo cáo những thành quả mà Ủy hội đă đạt được trong mười năm qua. Bài viết do Kỹ sư Nguyễn Minh Quang, một chuyên viên thuộc Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (VAST). Trước năm 1975, ông là một trong những chuyên viên thủy lợi phục vụ tại Ủy ban Quốc gia Thủy lợi trực thuộc Bộ Công Chánh và Giao thông ở Sài G̣n. Ông phụ trách công tác nghiên cứu và điều hành chương tŕnh đo đạc thủy học ở Đồng bằng sông Cửu Long do Ủy ban Quốc tế Mekong phối hợp với Ủy ban Quốc gia sông Cửu Long/Việt Nam tài trợ.

 

Ủy hội sông Mekong (Mekong River Commission - MRC) được chánh thức thành lập qua việc kư kết Hiệp định Hợp tác Phát triển Khả chấp Lưu vực sông Mekong ngày 5 tháng 4 năm 1995 tại Chiang Rai, Thái Lan giữa bốn quốc thành viên Cambodia, Lào, Thái Lan, và Việt Nam. Tôi muốn mở một dấu ngoặc ở đây để giải thích thêm về chữ khả chấp, mà tôi tạm dịch từ chữ sustainable của tiếng Anh. Tôi nghĩ chữ khả chấp thích hợp hơn chữ bền vững, mặc dù chữ bền vững được dùng một cách rộng răi hiện nay.

 

Trở lại với Ủy hội sông Mekong, đây là một tổ chức quốc tế gồm có ba cơ quan thường trực. Một Hội đồng (Council), với bốn thành viên cấp bộ trưởng đại diện cho bốn quốc gia duyên hà, có nhiệm vụ đề ra chánh sách, quyết định, và giải quyết tranh chấp giữa các quốc gia thành viên. Một Ủy ban Hỗn hợp (Joint Committee), với bốn thành viên ở cấp giám đốc hoặc tương đương đại diện cho bốn quốc gia thành viên, có nhiệm vụ tham mưu cho Hội đồng, thi hành chánh sách và quyết định của Hội đồng, và thực hiện công tác nghiên cứu. Một Văn pḥng (Secretariat) phụ trách công tác kỹ thuật và hành chánh dưới sự giám sát của Ủy ban Hỗn hợp. Văn pḥng được điều hành bởi một Giám đốc Điều hành (Executive Officer) do Hội đồng chỉ định với nhân viên được tuyển chọn từ các quốc gia thành viên. Văn pḥng của Ủy hội hiện đặt tại Vientiane, Lào. Có thể nói Ủy hội sông Mekong là hậu thân của Ủy ban Quốc tế Mekong (Mekong Committee), được thành lập từ năm 1957, nhưng bị gián đoạn sau khi chiến tranh Việt Nam chấm dứt vào năm 1975.

 

Mục tiêu của Ủy hội sông Mekong được ghi trong Chương III của Hiệp định 1995. Các mục tiêu nầy bao gồm hợp tác trên mọi lănh vực: khuyến khích, hỗ trợ, hợp tác, và phối hợp trong việc phát triển khả chấp và ngăn ngừa việc phung phí nguồn nước; hợp tác trong việc sử dụng và bảo tồn nguồn nước trên căn bản tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lănh thổ của nhau; sử dụng nước một cách công bằng và hợp lư trong phạm vi lănh thổ của quốc gia qua h́nh thức thông báo (notification) hoặc hội ư (consultation); hợp tác trong việc duy tŕ lưu lượng trong sông chính; nổ lực tránh, hạn chế, và giảm thiểu hậu quả tai hại đối với môi trường; xác định nguyên nhân gây thiệt hại và giải quyết các vấn tranh chấp theo nguyên tắc của luật pháp quốc tế; và sông Mekong phải được duy tŕ để không có chướng ngại vật hoặc biện pháp hay hành động nào có thể phương hại đến quyền tự do lưu thông trên toàn tuyến sông.

 

Nguyên tắc và mục tiêu của Ủy hội sông Mekong th́ hoàn toàn khác với nguyên tắc và mục tiêu của Ủy ban Quốc tế Mekong. Mục tiêu của Ủy hội sông Mekong là sự hợp tác giữa các quốc gia thành viên trong việc thực hiện các dự án của riêng ḿnh, dựa theo nguyên tắc sử dụng nguồn nước quốc tế một cách công bằng và hợp lư trong tinh thần tôn trọng chủ quyền của nhau, nhằm mục đích phát triển khả chấp lưu vực sông Mekong. Nói một cách khác, các quốc gia thành viên có toàn quyền thực hiện dự án trên lănh thổ của ḿnh sau khi thông báo hoặc hội ư với các quốc gia thành viên khác.

 

Mục tiêu của Ủy ban Quốc tế Mekong là nghiên cứu và thực hiện một kế hoạch phát triển toàn diện hạ lưu vực sông Mekong gồm nhiều dự án khác nhau nhằm mang lại phúc lợi tối đa cho cư dân trong lưu vực qua sự hợp tác giữa các quốc gia duyên hà và các cơ quan phát triển quốc tế của Liên Hiệp Quốc và các quốc gia tiên tiến trên thế giới. Do đó, các quốc gia thành viên không thể thực hiện dự án, cho dù nằm hoàn toàn trong lănh thổ của ḿnh, nếu không có sự chấp thuận của các quốc gia thành viên khác. Nguyên tắc nầy chính là điểm khác biệt quan trọng nhất và có ảnh hưởng sâu xa nhất đối với việc phát triển lưu vực sông Mekong giữa Ủy hội sông Mekong hiện nay và Ủy ban Quốc tế Mekong trước kia.

 

Hoạt động của Ủy hội sông Mekong nhắm vào việc hoàn tất bốn chương tŕnh ṇng cốt (core programmes), các chương tŕnh chuyên môn (sector programmes), và 1 chương tŕnh yểm trợ (support programme). Bốn chương tŕnh nồng cốt gồm có Chương tŕnh Sử dụng Nước (Water Utilization Programme), Chương tŕnh Phát triển Lưu vực (Basin Development Plan), Chương tŕnh Môi trường (Environmental Programme), và Chương tŕnh Quản trị và Giảm thiểu Thiệt hại Lũ lụt (Flood Management and Mitigation Programme).

 

Chương tŕnh Sử dụng Nước, hoàn tất vào năm 2003, bao gồm các quy định về việc trao đổi và lưu trữ dữ kiện; quy định về việc thông báo, hội ư, và thỏa thuận; và quy định trong việc kiểm soát việc sử dụng nước. Chương tŕnh Phát triển Lưu vực, đang bước sang giai đoạn 2, đề ra những nguyên tắc trong việc xác định, khuyến khích, và phối hợp thực hiện các dự án ưu tiên và cơ hội đầu tư nhằm mục đích giúp đỡ các quốc gia thành viên có những quyết định khôn ngoan nhất trong việc phát triển nguồn thủy lợi quư giá của họ.

 

Trong năm 2001, Ủy hội sông Mekong đă thông qua Chiến lược Quản trị và Giảm thiểu Thiệt hại Lũ lụt, là một phần của Chương tŕnh Quản trị và Giảm thiểu Thiệt hại Lũ lụt nhắm vào việc cung cấp phương tiện và dịch vụ kỹ thuật, thảo luận các dị biệt và đề nghị giải pháp, tăng cường khả năng chuyên môn, và chuyễn giao kỹ thuật. Một Trung tâm Tiên đoán Lụt đă được thành lập và hoạt động vào năm 2001. Chương tŕnh Môi trường đang được soạn thảo nhằm mục đích thiết lập khuôn khổ cho việc quản trị môi trường liên quốc gia. 

 

Ng̣ai ra c̣n có chương tŕnh Nông nghiệp, Dẫn thủy, và Lâm nghiệp nhằm vào hiệu quả của việc sử dụng nước, quản trị lưu vực, và tăng cường khả năng chuyên môn. Các phụ lưu vực ở Hạ Lưu vực sông Mekong đă được kiểm kê vào năm 2002. Chương tŕnh Thủy sản nhằm mục đích bảo tồn mức thu hoạch và sản lượng kinh tế. Một số nghiên cứu về mức thu hoạch cá, một số lớp huấn luyện, vài cuộc vận động nghề nuôi cá, nhiều buổi thảo luận với giới chức địa phương đă được thực hiện.

 

Một số công tác của Chương tŕnh Thủy vận đă được hoàn tất như Bản đồ Thủy vận và Chiến lược Thủy vận trên sông Mekong, nhằm mục đích cỗ vỏ sự lưu thông tự do trên sông Mekong và gia tăng việc phát triển xă hội và thương măi quốc tế. Qua Chương tŕnh Thủy điện, Ủy hội sông Mekong tham gia vào các công tác nghiên cứu cho đến gia đoạn tiền đâu tư, theo dơi ảnh hưởng của các hoạt động có liên quan đến thủy điện, và cố vấn cho các quốc gia. Một Chiến lược Phát triển Thủy điện được soạn xong trong năm 2004 nhằm mục đích tăng cường khả năng của các quốc gia thành viên trong việc thiết lập kế hoạch và phát triển thủy điện.

 

Với kinh nghiệm của một chuyên viên trực tiếp tham gia vào những dự án và chương tŕnh của Ủy ban Quốc tế Mekong trước đây, hoạït động của Ủy hội sông Mekong trong 10 năm qua cũng như trong tương lai, chỉ mang lại kết quả trên h́nh thức nhiều hơn là trên thực tế nếu như nguyên tắc và mục tiêu cho những hoạt động hiện nay vẫn được theo đuổi. Ủy hội sông Mekong chỉ nhắm vào việc thiết lập những quy định và thủ tục trong việc thực hiện dự án nhưng không có những biện chế tài rơ rệt; do đó, chúng sẽ khó được tuân thủ một cách nghiêm chỉnh bởi v́ việc sử dụng tài nguyên thủy lợi luôn luôn có sự mâu thuẫn. Hơn thế nữa, các dự án lại do mỗi quốc gia thành viên thực hiện cho mục đích riêng trên lănh thổ của ḿnh nên có thể không phù hợp với mục tiêu phát triển hoặc gây tai hại cho các quốc gia ở hạ lưu. Và nếu tai hại được giảm thiểu một cách thỏa đáng, dự án có thể không c̣n mang lại lợi ích kinh tế như lúc ban đầu. Đó là chưa kể đến những tranh chấp nếu những thiệt hại do dự án gây ra không thể giải quyết êm đẹp giữa các quốc liên hệ. 

 

Nếu muốn giải quyết vần đề một cách thiết thực hơn, Ủy hội sông Mekong nên áp dụng nguyên tắc và mục tiêu của Ủy ban Quốc tế Mekong trước đây. Có như vậy, các quốc gia thành viên mới có cơ hội tham gia một cách đầy đủ và đồng đều trong việc phát triển lưu vực sông Mekong. Ủy hội sông Mekong phải là một cơ quan quốc tế với đầy đủ thẩm quyền có nhiệm vụ nghiên cứu, thực hiện, và điều hành một kế hoạch tổng thể phát triển thủy lợi cho toàn lưu vực. Kế hoạch tổng thể nầy phải mang lại phúc lợi tối đa cho cư dân trong lưu vực và phải được tất cả các quốc gia thành viên chấp thuận trước khi thực hiện. 

 

Trước nhất và khẩn cấp nhất, Ủy hội sông Mekong cần phục hồi những chương tŕnh và dự án nghiên cứu của Ủy ban Quốc tế Mekong đă bị gián đoạn để thu thập dữ kiện, nhất là về phương diện thủy học và môi trường đă được lên phương án từ lâu nhưng đă bị hủy bỏ v́ chính sách của Ủy hội thay đổi. Điều nầy là một giai đoạn rất cần thiết cho việc soạn thảo và điều hành kế hoạch tổng thể cho ṭan vùng ảnh hưởng của sông Mekong.

 

Nguyễn Minh Quang

5/2005 VAST