RFA - Tạp chí Khoa học & Môi trường

Vấn Nạn Môi Trường Ở Các Khu Công Nghiệp Ở Việt Nam - Environmental Impacts on Industrial Zones In Việt Nam

 

Kể từ năm 1986 trở đi, Việt Nam đă bắt đầu mở cửa và từ đó công nghệ sản xuất và chế biến cũng chuyển ḿnh. Chậm lúc ban đầu và ồ ạt 10 năm sau đó. Trước sụ phát triển quá nhanh, lượng sản phẩm vật chất tăng nhiều, đồng thời cũng tạo ra thêm nhiều vấn nạn mới cho xă hội. Ở các khu sản xuất tập trung hay c̣n được gọi là trung tâm chế xuất hay khu công nghiệp như KCX Tân Thuận, Phú Mỹ Hưng, Sông Bé, Biên Ḥa, Bà Rịa, Hải Pḥng, Thái Nguyên v.v...đă và đang là một vấn nạn lớn cho môi trường qua sự ô nhiễm không khí, nguồn nước mặt, nước ngầm, cũng như vấn đề xử lư các phế thải rắn và lỏng.

 

Hỏi 1: Trước hết, xin TS MTT phác họa sơ lược hiện trạng môi trường chung ở những nơi nầy.

Đáp 1: Do nhu cầu phát triển cấp bách cho nên hầu hết các kế hoạch phát triển không được điều nghiên kỹ lưởng do đó có t́nh trạng phát triển tự phát và bừa băi. Tuy luật Môi trường Việt Nam có yêu cầu thiết lập báo cáo nghiên cứu tác động môi trường trước khi được cung cấp giấy phép xây cất cho từng quy tŕnh công nghệ. Nhưng trên thực tế điều nầy hầu như không thực hiện được. Từ đó cảnh trăm hoa đua nở bộc phát. Nơi nào có liên hệ tốt với các cơ quan chức năng th́ nơi đó được cấp giấy phép dễ dàng.

 

Hỏi 2: TS vừa nói đến nghiên cứu tác động môi trường, đó là báo cáo như thế nào xin TS nói rơ thêm cho thính giả được biết.

Đáp 2: Trên nguyên tắc, trước khi thiết kế và xây dựng nhà máy cho một quy tŕnh công nghệ nào đó, chủ công tŕnh phải nộp một báo cáo nghiên cứu tác động môi trường  lên cơ quan phụ trách môi trường sở tại. Một khi báo cáo đă được duyệt chấp thuận. Chủ công tŕnh mới có thể bắt đầu xây dựng công tŕnh.

Trong báo cáo phải ghi rơ ngoài sơ đồ thiết kế và quy tŕnh sản xuất, c̣n phải báo cáo đầy đủ nghiên cứu lên ảnh hưởng môi trường của quy tŕnh  chung quanh nhà máy dự định xây cất như: không khí, nguồn nước, đất đai, mức độ ảnh hưởng lên hệ sinh thái. Đặt biệt hơn hết, luật quy định cơ sở sản xuất phải thiết lập hệ thống xử lư chất thải rắn, lỏng và khí. Có thể nói những quy định vừa nêu trên, hầu hết các chủ cơ sở trên toàn quốc đều không thực hiện.

 

Hỏi 3: Như vậy làm sao giải quyết nạn ô nhiễm môi trường và nguyên nhân tại sao các sơ sở không chấp hành luật lệ?

Đáp 3: Như tất cả mọi người đều biết, hầu hết các hệ thống kinh rạch ở các thành phố lớn có nhiều cơ sở sản xuất đều bị ô nhiễm trầm trọng: Kinh Nhiêu Lộc đă được tiêu tốn hàng triệu Mỹ kim cho công tác vét nạo và xử lư nhưng rồi đâu cũng vào đấy. Hệ thống kinh Tham Lương, sông Rạch Tra, thậm chí đến sông Sàig̣n vào mùa khô là một ḍng sông đen. Sông Đồng Nai, nguồn cung cấp nước cho 7 triệu dân tp HCM cũng chịu chung một số phận.

 

Có nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan đưa đến việc không chấp hành luật của các cơ sở sản xuất. Về phía nhà cầm quyền như: 1- Chính sách quản lư môi trường của nhà nước c̣n lỏng lẻo, quá mơ hồ, và không rơ ràng; 2- Nhân viên quản lư môi trường c̣n quá ít ỏi và không đủ nghiệp vụ chuyên môn để chu toàn nhiệm vụ; 3- Tệ nạn móc ngoặc, tham nhũng trong việc cung cấp giấy phép xây dựng hiện đang hoành hành trong khâu quản lư; 4- Chính quyền không có hay chưa có biện pháp cứng rắn để xử lư các vi phạm môi trường.

C̣n về phía các cơ sở sản xuất, cần phải kể ra đây: 1- Các chủ cơ sở đặt trọng tâm vào lợi nhuận nhiều hơn là công tác quản lư môi trường trong sản xuất; 2- Và nhất là tâm lư ăn xổi ở th́ của các nhà sản xuất làm cho t́nh h́nh ngày càng trầm trọng thêm ra.

 

Hỏi 4: Trở lại các khu công nghệ, TS có thể mô tả một vài khu mà TS có dịp thăm viếng hay biết qua.

Đáp 4: Vào cuối năm 2000, chúng tôi có dịp về Việt Nam và đă có viếng thăm KCX Tân Thuận. Đây là khu công nghiệp đầu tiên của Việt Nam theo mô h́nh phát triển tập trung. Chúng tôi nhận thấy có cơ sở sản xuất hóa chất cơ bản, sản xuất phân bón, bao b́, và một số cơ sở linh tinh.. Theo chỗ chúng tôi được biết không có cơ sở nào có lấp đặt hệ thồng xử lư phế thải...và dĩ nhiên nước thải đă theo đường cống và chảy thẳng ra sông rạch. C̣n chất thải rắn, quả thật chúng tôi không rơ đă đi về đâu?  Về quản lư môi trường th́ chỉ có một hay hai cán bộ nhà nước cho mỗ khu chế xuất, do đó họ không có khả năng kiểm soát và quản lư công cuộc bảo vệ môi trường nghiêm chỉnh. Theo thống kê, cả nước hiện có 69 KCN; trong đó có 46 KCN ở trong lưu vực sông Sài G̣n và Đồng Nai, thải hồi hàng ngày khoảng 250 ngàn m3 nước thải vào hai sông nầy.

 

Hỏi 5: Theo chỗ chúng tôi được biết, chi phí thiết lập một nhà máy nước thải tương đối cao so với khả năng tài chính của mỗi cơ sở sản xuất ở Việt Nam, như vậy th́ làm thế nào để các cơ sở có thể chấp hành luật lệ?

Đáp 5: Đúng như anh nhận xét,  cũng theo chiều hướng đó, khi chúng tôi trở lại Hoa Kỳ, chúng tôi đă có phát thảo một mô h́nh xử lư nước thải cho các KCN tương tự, trong đó chỉ cần xây dựng một nhà máy xử lư trung tâm, và các cơ sở trong KCN chỉ chuyển tải phế thải vào một bồn xử lư chung. Làm như thế, chi phí xử lư được tính theo tỷ lệ thể tích và đặc tính phế thải cuả từng cơ sở. Chúng tôi đă đưa mô h́nh nầy lên mạng lưới với quy tŕnh chi tiết. Chúng tôi cũng đă được vài sinh viên của trường Phú Thọ tham khảo. Nhưng cho đến nay vẫn chưa thấy nơi nào áp dụng cả.

 

Hỏi 6: TS vừa vẽ ra một bức tranh không được sáng sủa về hiện trạng môi trường và việc thực thi các luật bảo vệ môi trường ở các KCN. Theo TS th́ hiện trạng nầy có thể có giải pháp nào để tháo gở dược không?

Đáp 6: Trong t́nh trạng hiện tại, tuy cố gắng lạc quan, chúng tôi vẫn không thấy một viễn ảnh tốt đẹp nào cả cho bài toán phát triển và quản lư môi trường ở Việt Nam, cụ thể là các KCN tập trung trên cả nước. Chúng tôi xin đan cử ra đây một trường hợp điển h́nh t́nh trạng ở tỉnh Thái Nguyên mà hậu quả trước mắt là ḍng sông Cầu  biến thành ḍng sông đen. Trong một báo cáo mới nhất của TS Phạm Văn Tân, thuộc Sở KH & MT Thái Nguyên th́ t́nh trạng ô nhiễm và suy thoái môi trường càng tăng nhan ở tỉnh nầy do sản xuất công nghiệp. Toàn tỉnh có 219 cơ sở sản xuất lớn, trong đó có 20 doanh nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản, 16 doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng, và 4 doanh nghiệp cơ khí. Chỉ nội ba nhóm doanh nghiệp chính trên, hàng năm đă thải trên 800 triệu m3 khí thải, trên 28 triệu m3 nước thải, và gần 700 ngàn tấn chất thải rắn! Ngoài ra hàng năm sông Cầu phải hấp thụ thêm trên 20 triệu m3 nước thải sinh hoạt của 1 triệu cư dân trong tỉnh. Do đó mức độ ô nhiễm ngày càng tăng dần từ Nhu cầu oxy hóa học (COD), Nhu cầu oxy sinh học (BOD), Vi sinh E-Coli, đến Phenol,Sắt, Mangan, và nhiều hợp chất hữu cơ khác.

 

Hỏi 7: Như vậy, mô h́nh tập trung sản xuất công nghiệp là một mô h́nh chưa hoàn chỉnh phải không TS?

Đáp 7: Không đúng như vậy thưa anh. Đối với các quốc gia kỹ nghệ tiến bộ, mô h́nh sản xuất tập trung là một mô h́nh hoàn chỉnh nhất hiện tại v́ nó đáp ứng được nhu cầu của các quốc gia. Các quy định căn bản sau đây rất cần thiết cho loại mô h́nh nầy. Đó là:

1-         Hệ thống sản xuất giữa các nhà máy phải được tính toán hợp lư để cho thành phẩm của nhà máy nầy sẽ là nguyên vật liệu của nhà máy khác mục đích hạn chế việc chuyên chở, giảm thiểu giá thành và nhất là giải quyết được phần nào hiện tượng hâm nóng toàn cầu;

2-         Hơn nữa, phế thải hay phế phẩm của một nhà máy cũng có thể là nguyên vật liệu của nhà máy khác. Điều nầy giúp rất nhiều cho công cuộc xử lư phế thải. Do đó, dây chuyền sản xuất cho toàn khu vực phải hợp lư và đồng bộ. Thí dụ như KCN hóa chất cơ bản phải gồm những nhà máy sản xuất sút, potat, các loại acid cơ bản như acid hydrocloric, acid sulfuric, acid phosphoric v.v... KCN hóa chất hữu cơ như butan, propan, alcohol, aldehid...KCN phân bón vô cơ và hữu cơ v.v...;

3-         Mỗi cơ sở sản xuất đều có hệ thống xử lư phế thải lỏng và rắn. Nếu nhà máy không có khả năng xử lư, phế thải sẽ được chuyển đến các trung tâm xử lư chuyên nghiệp. Tùy theo mức độ độc hại của phế thải, các phương pháp xử lư có thể là phương pháp đốt, hay phương pháp nhốt hay bao bọc (encapsulation) dưới dạng micro hay macro;

4-         Phế thải lỏng và rắn, dù được xử lư hay chưa xử lư phải được kiểm kê và hồ sơ phải được lưu trử cho kỳ kiểm tra sắp đến của nhân viên kiểm soát môi trường trung ương.

 

Nếu Việt Nam áp dụng được 4 điều căn bản trên cho các KCN trong nước, chắc chắn t́nh trạng ô nhiễm môi trường có thể chuyển đổi theo chiều hướng tốt đẹp hơn hiện tại. Muốn được vậy, Việt Nam cần phải thay đổi năo trạng về quản lư môi trường và đào tạo thêm chuyên viên bảo vệ môi trường có tŕnh độ chuyên môn cao hơn đồng thời với việc đầu tư thêm tài chính vào công cuộc quản lư đất nước.

 

Kính chào Quư thính giả của Đài ACTD.