vastlogo

Đại Cương Về Xâm Nhập Nước Mặn tại DBSCL.

Quang M. Nguyen, P.E.

Mục Lục:

Tóm Lược Tiếng Anh:

Saltwater intrusion is one of the most important factors affecting the development of the Mekong Delta. Recently, limited data and information indicate that saltwater is intruding into the Mekong River at an alarming rate. For example, the chloride concentration at My Tho, where freshwater had been found all year round, was measured at 5.3 grams per liter (g/l) or parts per thousand (ppt) at the beginning of April 1999 and the trend is toward an increase by the end of the month. This concentration exceeds the standard of 2.0 g/l for drinking water in developing countries, 0.14 g/l for surface irrigation water, and 3.0 g/l for livestock consumption. Saline water, which was reported to intrude 50 km inland in 1995, extended as far as 70 km in 1999, the worst in recorded history. Actual magnitude and extent of saltwater intrusion in the Mekong River may be larger if appropriate data and information can be obtained.

Saltwater intrusion in rivers is a natural phenomenon as a result of the difference in density between freshwater and saltwater. Human activities, however, may exaggerate saltwater intrusion and cause potential adverse impacts. Saltwater moves upstream along the river bottom in the form of a wedge with the leading edge or toe pointing inland. Saltwater intrusion is affected by factors such as the river flow and duration, elevation of thalweg, slope of river channel, tidal magnitude, wind velocity and direction, and water temperature. The dominant factor is the river flow. The most undesirable characteristic of saltwater intrusion is that it is easy to intrude but difficult to retreat.

Topographic and climatic conditions of the Mekong Delta are favorable for saltwater intrusion; therefore, saltwater can easily intrude into the Mekong River when low flows occur for a long duration. Low flows may be caused by prolonged droughts and/or water resources projects for irrigation, water supply, and inter-basin diversion. Direct potential impacts including loss of sole source of water for domestic use and irrigation, destruction of crops and fruit trees, and reduction of fishery production may be severe for areas along the river. More importantly, these potential impacts may spread into larger areas in the Mekong Delta connected to affected reaches by canals. In the long term, saltwater intrusion may destroy the Mekong Delta ecosystem and become an obstacle for the development of the entire region. For those reasons, potential impacts on saltwater intrusion of the water resource projects in the Mekong River basin, including the projects located within the Mekong Delta, should be evaluated and mitigated properly and adequately.

ĐẠI CƯƠNG VỀ SỰ XÂM NHẬP CỦA NƯỚC MẶN TRONG SÔNG CỬU LONG
Nguyen Minh Quang
Tháng 6 năm 1999

PHẦN TÓM LƯỢC

hơn ở sát đáy sông.

Sự xâm nhập của nước mặn trong sông ngòi là một hiện tượng tự nhiên do sự khác biệt về tỉ trọng giưa nước ngọt và nước mặn. Hiện tượng nầy chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố như lưu lượng và thời lượng Sự xâm nhập của nước mặn là một trong nhưng yếu tố quan trọng có ảnh hưởng đến việc khai thác và phát triển đồng bằng sông Cửu Long. Dư kiện đo đạc gần đây, tuy không đầy đủ, đa cho thấy sự nghiêm trọng của vấn đề. Thí dụ như tại My Tho, nơi mà trước đây có nước ngọt quanh năm, độ mặn trong sông Tiền đa lên đến 5.3 gam trong một lít (g/l) vào tháng 4 năm 1999. Độ mặn nầy vượt quá tiêu chuẩn 2.0 g/l cho nước gia dụng ở các nước đang phát triển, 0.36 g/l cho nước trồng trọt, và 3.0 g/l cho nước chăn nuôi. Nước mặn đa tiến sâu vào sông Cửu Long đến 70 km, một hiện tượng chưa từng thấy trong lịch sử. Vấn đề có thể nghiêm trọng hơn nếu dư kiện được đo đạc một cách đầy đủ và đúng cách, bởi vì nước mặn tiến vào sâu của nước sông, cao độ của đáy sông so với mặt nước biển, độ dốc của lòng sông, biên độ thủy triều, vận tốc và chiều gió, và nhiệt độ của nước; trong đó, lưu lượng và thời lượng của nước sông là yếu tố quyết định. Tuy nhiên, hoạt động của con người có thể làm gia tăng sự xâm nhập của nước mặn và gây nhiều ảnh hưởng tai hại. Sự xâm nhập của nước mặn có một đặc tính hết sức bất lợi: tiến vào thì dể nhưng khó lui ra.

Các yếu tố thiên nhiên về đa thế và khí hậu của vùng đồng bằng sông Cửu Long đều thuận lợi cho sự xâm nhập của nước mặn; cho nên, nước mặn se xâm nhập một cách de dàng nếu không có đủ lưu lượng và thời lượng của nước sông. Lưu lượng thấp và kéo dài có thể do hạn hán, nhưng cung có thể do các dự án thủy nông, cấp thủy, và rẻ nước ra khỏi lưu vực ở thượng lưu. Hậu quả tai hại trực tiếp cho vùng ven sông Cửu Long là mất đi nguồn nước gia dụng và trồng trọt duy nhất, hoa màu và cây ăn trái bị hủy hoại; và trầm trọng hơn, các hậu quả tai hại nầy có thể lan rộng đến các vùng rộng lớn khác trong đồng bằng sông Cửu Long qua hệ thống kinh đào. Về lâu về dài, nó se là một trở ngại lớn lao cho việc khai thác và phát triển toàn thể vùng đồng bằng sông Cửu Long. Chính vì lý do đó, ảnh hưởng của các dự án thủy lợi trong toàn lưu vực sông Cửu Long, kể cả các dự án nằm trong vùng đồng bằng, lên sự xâm nhập của nước mặn cần phải được lượng định và giảm thiểu một cách thich đáng và đầy đủ.

PHẦN GIỚI THIỆU

Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là một vùng đồng bằng thấp và phăúng được cấu tạo bằng phù sa của sông Cửu Long. Ngoại trừ đất giồng ven bờ sông hoăëc đất gò tương đối cao ráo, phần lớn ĐBSCL là vùng đất thấp với cao độ không quá 1 m ở ven biển. Vùng phía bắc ĐBSCL thể cao hơn, nhưng cung không quá 2 m. Nhiều nơi trong vùng ĐBSCL như Đồng Tháp Mười, mặt đất thấp hơn mặt nước biển trung bình. Độ dốc trung bình của vùng ĐBSCL khoảng 1 phần trăm. Hệ thống kinh rạch chằng chịt ở ĐBSCL, ngoài vai trò quan trọng cho việc giao thông vận tải, còn là nhưng đường dan và thoát nước trong mùa khô lan mùa nước. Sông Cửu Long và hệ thống kinh rạch nầy còn là nhưng lòng lạch mà nước mặn từ Biển Đông và Vịnh Thái Lan có thể xâm nhập một cách de dàng vào ĐBSCL. Sự xâm nhập của nước mặn, do đó, là một yếu tố rất quan trọng có ảnh hưởng to lớn đến việc khai thác và phát triển ĐBSCL. Thế nào là nước mặn và ảnh hưởng của nó ra sao? Tại sao nước mặn có thể xâm nhập vào sông Cửu Long và hệ thống kinh rạch ở ĐBSCL? Hiện trạng của sự xâm nhập của nước mặn trong sông Cửu Long như thế nào? Và tại sao sự xâm nhập của nước mặn lại là một yếu tố quan trọng có ảnh hưởng to lớn đến việc khai thác và phát triển ĐBSCL? Bài viết nầy nhằm mục đích trả lời một cách đại cương nhưng câu hỏi vừa nêu và trình bày một số ý kiến về một giải pháp cho sự xâm nhập của nước mặn trong sông Cửu Long.

ĐỘ MẶN CỦA NƯỚC VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA ĐỘ MẶN

Nước có vị mặn là do sự hiện diện của muối (chloride) hòa tan trong nước. Độ mặn của nước được định nghĩa là số lượng muối trong nước, có đơn vị là gram trên lít (g/l) hay phần ngàn (ppt). Thông thường, nước biển có độ mặn khoảng 19 g/l, chiếm khoảng 55 phần trăm tổng số khoáng chất. Độ mặn trong nước sông có thể thay đổi từ vài milligram trên lít (mg/l) trong các sông ở vùng ẩm ướt cho đến vài trăm mg/l trong các sông ở vùng khô khan [1], cho nên được gọi là "nước ngọt."

Muối là một trong nhưng khoáng chất làm tăng thêm vị của nước; tuy nhiên, độ mặn không được vượt quá tiêu chuẩn. Ở các quốc gia tân tiến, tiêu chuẩn cho độ mặn trong nước gia dụng thường được ấn định là 0.25 g/l [2]. Ở nhiều nơi trên thế giới, tiêu chuẩn nầy có thể lên đến 2.0 g/l [3]. Uống nước có độ mặn cao thì không ngon miệng và khó chịu nhưng không có hại cho sức khỏe. Xài nước có độ mặn cao thì tốn kém hơn, mà thí dụ điển hình là... hao xà bông!!!

Muối cung là một trong nhưng khoáng chất cần thiết cho sự phát triển của cây cối. Một trong nhưng nguồn muối cho cây cối là độ mặn của nước trồng trọt. Nhưng độ mặn trong nước quá cao có thể gây nguy hại cho cây cối. Kết quả nghiên cứu từ trước đến nay cho thấy cây cối se không bị ảnh hưởng nếu độ mặn trong nước trồng trọt ở dưới mức 0.14 g/l. Tùy theo mức chịu đựng của từng loại cây cối, ảnh hưởng trên sự phát triển và năng suất của cây cối se tăng từ nhẹ đến trung bình nếu độ mặn của nước trồng trọt trong khoảng từ 0.14 cho đến 0.36 g/l. Cây cối se bị ảnh hưởng nặng nề và có thể bị chết nếu độ mặn của nước trồng trọt vượt quá 0.36 g/l [4].

Nước có độ mặn cao cung ảnh hưởng đến gia súc và cá nước ngọt. Gia súc chỉ bị ảnh hưởng nhẹ nếu uống nước có độ mặn trên 1.5 g/l trong một thời gian dài. Ảnh hưởng trên gia súc se rất trầm trọng nếu độ mặn cao hơn 3.0 g/l [5]. Tất cả các loại cá nước ngọt có khả năng chịu được một độ mặn khá cao, nhưng cung không quá 15.0 g/l [6,7].

SỰ XÂM NHẬP CỦA NƯỚC MẶN TRONG SÔNG NGÒI

Sự xâm nhập của nước mặn trong sông ngòi là một hiện tượng tự nhiên trong các con sông mà cao độ của đáy sông thấp hơn mặt nước biển. Hiện tượng nầy xay ra do sự khác biệt về tỉ trọng của nước mặn (khoảng 1.03) và nước ngọt (khoảng 1.00). Ngoài ra, sự xâm nhập của nước mặn trong sông ngòi còn chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố khác như lưu lượng và thời lượng của sông, độ dốc của lòng sông, biên độ thủy triều, vận tốc và chiều gió, và nhiệt độ của nước; trong đó, lưu lượng và thời lượng của con sông là yếu tố quyết định [8,9].

Trong các sông có lưu lượng cao và kéo dài trong một thời gian dài, nước mặn ở ngoài biển bị khối lượng nước ngọt chảy từ trong sông ngăn chận không cho xâm nhập vào lòng sông. Hơn thế nưa, nếu khối lượng của nước sông đủ lớn, nước ngọt se đẩy nước mặn lùi ra khỏi cửa sông. Ngược lại, nếu sông có lưu lượng thấp mà kéo dài trong một thời gian dài, thì khối lượng nước ngọt trong sông không đủ sức để ngăn chận sự xâm nhập của nước mặn từ biển. Vị nước sông "ngọt" nên nhẹ hơn nước mặn và nổi bên trên nước mặn. Còn nước mặn có tỉ trọng cao nên nặng hơn và tiến vào nội địa ở sát đáy sông dưới lớp nước ngọt. Trên lý thuyết, sự xâm nhập của nước mặn vào sông ngòi có hình chiếc nêm với mủi nêm ở sát đáy sông và hướng vào đất liền với một vùng nước lợ phân cách giưa nước ngọt và nước mặn (Hình 1). Tuy nhiên, hình dạng của chiếc nêm có thể thay đổi do sự kết hợp của các yếu tố kể trên. Và nếu sông không còn lưu lượng thì nước mặn se xâm nhập một cách tự do vào lòng sông cho đến một điểm mà cao độ của đáy sông bằng với mặt nước biển. Ngoài các đặc tính vừa nêu, sự xâm nhập của nước mặn trong sông ngòi còn có một đặc tính hết sức bất lợi: tiến vào thì de nhưng khó lui ra. Cho nên, ngăn chận sự xâm nhập của nước mặn có vẻ de hơn và hợp lý hơn là "đẩy lui" sự nhiểm mặn.

Mặc dù sự xâm nhập của nước mặn trong sông ngòi là một hiện tượng tự nhiên và chịu ảnh hưởng của các yếu tố thiên nhiên về đa thế, khí hậu, và thủy học, nhưng hoạt động của con người có thể làm thay đổi các yếu tố đó, chẳng hạn như yếu tố địa thế và thủy học. Con người có thể nới rộng bề ngang và đào sâu lòng lạch của sông cho việc giao thông vận tải. Các dự án thủy lợi trong lưu vực của sông (thủy điện, thủy nông, dự án rẻ nước, v.v.) có thể làm thay đổi cơ chế thủy học, kể cả lưu lượng và thời lượng của sông. Tất cả nhưng hoạt động nầy đều có khuynh hướng thúc đẩy sự xâm nhập của nước mặn và có thể gây nhiều ảnh hưởng tai hại.

SỰ XÂM NHẬP CỦA NƯỚC MẶN TRONG SÔNG CỬU LONG

Sông Cửu Long và các sông khác trong vùng ĐBSCL có tất cả các yếu tố thuận lợi cho sự xâm nhập của nước mặn: đáy sông thấp hơn mặt nước biển, độ dốc lòng sông rất bằng phẳng, biên độ thủy triều cao (khoảng 3 m ở Biển Đông), và gió chướng thổi từ biển vào đất liền trong mùa khô. Vì sông Cửu Long có một lưu lượng tự nhiên cao trong một thời gian dài, nhất là trong mùa nước nổi; cho nên, sự xâm nhập của nước mặn trong sông Cửu Long ngày trước chỉ giới hạn ở vùng cửa sông và không tạo nên một vấn đề nghiêm trọng cho vùng ĐBSCL vào thời điểm đó.

Ngày nay, sự xâm nhập của nước mặn trong sông Cửu Long là một trong nhưng yếu tố tối quan trọng có ảnh hưởng đến việc khai thác và phát triển ĐBSCL. Dư kiện đo đạc gần đây, tuy không đầy đủ, đa cho thấy sự nghiêm trọng của vấn đề. Thí dụ như tại My Tho, nơi mà trước đây có nước ngọt quanh năm, độ mặn trong sông Tiền đa lên đến 5.3 g/l vào đầu tháng 4 năm 1999 và còn có thể lên cao hơn [10]. Độ mặn nầy vượt quá tiêu chuẩn 2.0 g/l cho nước gia dụng ở các nước đang phát triển, 0.36 g/l cho nước trồng trọt, và 3.0 g/l cho nước chăn nuôi. Nước mặn đang xâm nhập sâu vào sông Cửu Long, nhất là trong mấy năm vừa qua. Thật vậy, trong năm 1995, nước mặn được báo cáo đa tiến sâu vào sông Cửu Long 50 km [11]; nhưng đến năm 1999, nước mặn đa tiến sâu đến 70 km, một hiện tượng chưa từng thấy trong lịch sử. Vấn đề có thể nghiêm trọng hơn nếu dư kiện được đo đạc một cách đầy đủ và đúng cách, bởi vì nước mặn tiến vào sâu hơn ở sát đáy sông. Việc một ngư dân ở Sa Đéc câu được một con cá đuối, một loài cá nước mặn sống rất sâu dưới mặt biển, có thể nói lên tầm mức nghiêm trọng đó vì Sa Đéc ở cách biển khoảng 120 km.

Lý do chính của sự xâm nhập của nước mặn trong sông Cửu Long hiện nay là vì sông không còn đủ lưu lượng và thời lượng như trước đây, nhất là trong mùa khô. Lưu lượng thấp kéo dài trong một thời gian có thể do hạn hán; nhưng cung có thể do các dự án thủy điện, thủy nông, cấp thủy, và re nước ra khỏi lưu vực ở thượng lưu và cung có thể do các dự án thủy lợi nằm ngay trong vùng ĐBSCL. Nguyên nhân gây nên sự sụt giảm lưu lượng của sông Cửu Long chỉ có thể được nhận diện qua một cuộc nghiên cứu toàn diện với đầy đủ dư kiện về khí tượng, thủy học, và sự xây cất cung như điều hành tất cả dự án thủy lợi trong toàn lưu vực sông Cửu Long, từ thượng nguồn cho đến cửa sông bao gồm tất cả các phụ lưu.

ẢNH HƯỞNG CỦA SỰ XÂM NHẬP CỦA NƯỚC MẶN LÊN VÙNG ĐBSCL

Theo kinh nghiệm của dân tộc Việt Nam từ ngàn xưa, ĐBSCL là một cuộc đất lý tưởng để định cư. Lý tưởng là vì ĐBSCL là đất phù sa (không có sỏi đá) và bằng phẳng với sông Cửu Long có nước chảy quanh năm để giao thông được thuận lợi và tránh bệnh sốt rét, có nước để uống, và quan trọng hơn hết là có nước để canh tác. Cho nên, nếu sông Cửu Long bị nước mặn xâm nhập thì hậu quả tai hại trực tiếp là vùng ven sông Cửu Long se mất đi nguồn nước gia dụng và trồng trọt duy nhất. Một vùng đất rộng lớn se không có nước để trồng trọt trong mùa khô, hoặc nếu có trồng trọt được thì năng suất cung bị giảm đi. Ở vùng cửa sông, nơi mà độ mặn có thể lên rất cao, hoa màu và cây ăn trái có thể bị hủy hoại và ngành ngư nghiệp có thể bị ảnh hưởng trầm trọng.

Tai hại hơn, các hậu quả kể trên có thể lan rộng đến các vùng ở xa sông Cửu Long qua hệ thống kinh đào chằng chịt trong vùng ĐBSCL. Và một khi nước mặn đa xâm nhập vào hệ thống kinh rạch nầy, thì ảnh hưởng tai hại của nó se kéo dài cho đến khi tất cả nước mặn nầy được "rửa sạch." Về lâu về dài, nó se là một trở ngại lớn lao cho việc khai thác và phát triển toàn thể vùng ĐBSCL.

Ngoài các ảnh hưởng trực tiếp có thể thấy được như vừa kể, sự xâm nhập của nước mặn trong sông Cửu Long có thể có nhưng ảnh hưởng gián tiếp, đặc biệt là trên phương diện môi sinh. Hệ thống sinh thái của sông Cửu Long và vùng ĐBSCL ở nhưng nơi bị nước mặn xâm nhập có thể bị xáo trộn và mất cân bằng mà các ảnh hưởng của nó chỉ có thể nhận thấy được sau khi nó đa tác động và thay đổi hệ thống sinh thái.

GIẢI PHÁP CHO SỰ XÂM NHẬP CỦA NƯỚC MẶN TRONG SÔNG CỬU LONG

Nguyên nhân của sự xâm nhập của nước mặn trong sông Cửu Long hiện nay rất đơn giản và de hiểu: sông không còn đủ nước như trước để đẩy lùi nước mặn ra biển trong mùa nước và ngăn chận nước mặn tiến vào trong mùa khô. Sự sụt giảm lưu lượng nầy có thể do hạn hán, nhưng cung có thể do các dự án thủy lợi ở thượng lưu và ở ngay trong vùng ĐBSCL; nói cách khác, sự xâm nhập của nước mặn trong sông Cửu Long là một vấn đề của toàn lưu vực. Do đó, muốn có một giải pháp thỏa đáng và lâu dài cho vấn đề thì không đơn giản và de dàng chút nào, vì giải pháp nầy cung phải có tính cách toàn lưu vực. Giải pháp lại càng phức tạp và khó khăn hơn không nhưng do yếu tố thiên nhiên đặc thù của sông Cửu Long và vùng ĐBSCL mà còn do tính cách quốc tế với sự liên hệ của nhiều quốc gia với nhưng quyền lợi đôi khi xung khắc lan nhau.

Chính vì lý do đó, một sự hợp tác quốc tế trong tinh thần tự do, bình đẳng, cởi mở, và tôn trọng quyền lợi của nhau là một điều kiện cần thiết để có một giải pháp thỏa đáng và lâu dài cho sự xâm nhập của nước mặn trong sông Cửu Long. Tất cả các dự án thủy lợi trong toàn lưu vực sông Cửu Long cần phải được soạn thảo bởi các quốc gia duyên hà và đệ trình lên một cơ quan hợp tác quốc tế, thí dụ như Ủy Ban Quốc Tế Mekong, để cơ quan nầy đúc kết thành một kế hoạch tổng thể cho việc khai thác và phát triển toàn lưu vực sông Mekong. Kế hoạch nầy cần phải được lượng định đúng theo mẩu mực quốc tế hiện hành, dựa trên nhưng tiêu chuẩn được thỏa thuận trước giưa các quốc gia thành viên, và không phân biệt ranh giới quốc gia. Một trong nhưng vấn đề quan trọng cần lượng định là ảnh hưởng của kế hoạch tổng thể lên sự xâm nhập của nước mặn trong sông Cửu Long và vùng ĐBSCL. Nếu các dự án thủy lợi của kế hoạch tổng thể có ảnh hưởng tai hại lên sự xâm nhập của nước mặn trong sông Cửu Long và vùng ĐBSCL, các ảnh hưởng nầy cần phải được lượng giá một cách thích đáng và đầy đủ, và kế hoạch tổng thể phải có nhưng giải pháp thỏa đáng để giảm thiểu hoặc đền bù nhưng ảnh hưởng tai hại nầy. Sau cùng, mọi dự án trong kế hoạch tổng thể, dù lớn hay nhỏ, chỉ có thể được khởi công sau khi kế hoạch tổng thể được tất cả các quốc gia liên hệ phê chuẩn.

Trong phạm vi quốc gia, một kế hoạch khai thác và phát triển lưu vực sông Cửu Long ở Cao Nguyên và vùng ĐBSCL cần được soạn thảo để đệ trình lên cơ quan hợp tác quốc tế và làm nền tảng trong việc thương thảo với các quốc gia thành viên của tổ chức quốc tế nầy. Kế hoạch phải toàn diện, thực tế, linh động, và uyển chuyển để có thể đối phó với mọi tình huống của kế hoạch tổng thể toàn lưu vực sông Mekong. Để yểm trợ cho việc soạn thảo kế hoạch và cung cấp dư kiện cần thiết cho công tác nghiên cứu và lượng định về sau, một chương trình đo đạc và thu thập dư kiện về khí tượng, thủy học, và chất lượng nước cho toàn vùng ĐBSCL phải được thực hiện càng sớm càng tốt. Kế hoạch khai thác và phát triển vùng ĐBSCL phải được nghiên cứu và lượng định một cách thích đáng và đầy đủ nhằm tận dụng nguồn tài nguyên có giới hạn (lượng nước có thể sử dụng được của sông Cửu Long và điều kiện thiên nhiên của vùng ĐBSCL) để có thể đạt được một sản lượng tối đa. Kế hoạch khai thác và phát triển nầy phải được ưu tiên hóa và thực hiện từng giai đoạn với nhưng chương trình theo dỏi thích hợp để thu thập dư kiện cần thiết cho việc lượng định vào cuối giai đoạn. Kết quả của sự lượng định se được dùng để điều chỉnh kịp thời các sai sót cung như rút kinh nghiệm cho các giai đoạn kế tiếp. Kế hoạch khai thác và phát triển vùng ĐBSCL nầy se là nền tảng để chọn lựa các phương pháp ky thuật để đối phó với sự xâm nhập của nước mặn trong sông Cửu Long.

Có nhiều phương pháp có thể dùng để đối phó với sự xâm nhập của nước mặn trong sông Cửu Long. Phương pháp trước tiên có thể nghĩ đến là gia tăng lưu lượng của sông Cửu Long trong lanh thổ Việt Nam, nhất là trong mùa khô. Việc gia tăng lưu lượng của sông Cửu Long có thể thực hiện bằng cách giảm bớt số lượng nước dẩn vào kinh dùng cho việc canh tác, nhất là nhưng vùng có năng suất thấp. Lưu lượng của sông Cửu Long cung có thể được gia tăng bằng các hồ chứa nước nhân tạo ở trong vùng ĐBSCL. Các hồ chứa nước có thể được xây cất để lợi dụng địa thế và điều kiện thiên nhiên của vùng trung Đồng Tháp Mười và có thể được điều hành tương tự như thủy chế của Biển Hồ ở Cao Miên. Nếu có thể thực hiện được, các hồ chứa nầy chẳng nhưng là một giải pháp cho sự xâm nhập của nước mặn mà còn giúp duy trì và tăng cường hệ thống sinh thái của vùng Đồng Tháp Mười. Một phương pháp rất thông dụng và đa được thực hiện trong vùng ĐBSCL là cống ngăn mặn; tuy nhiên, dựa theo kinh nghiệm ở Đông Úc Châu, một nơi có các điều kiện tương tự như ĐBSCL, cống ngăn mặn có thể có nhưng ảnh hưởng còn tai hại hơn là sự xâm nhập của nước mặn. Một phương pháp khác là xây các đập đá hàn (đập thấp hơn mặt nước) ở cửa sông, thí dụ như ở cửa sông Mississippi, Hoa Kỳ (Hình 2). Phương pháp nầy chứng tỏ có hiệu quả trong sự ngăn chận sự xâm nhập của nước mặn vào sông Mississippi [9]. Sau cùng, chấp nhận tình trạng tự nhiên và không làm gì cung là một phương pháp có thể áp dụng được. Phương pháp nầy tuy tiêu cực nhưng nhiều lúc có thể là một phương pháp thích hợp nhất.

Một giải pháp thỏa đáng cho sự xâm nhập của nước mặn trong sông Cửu Long chỉ có thể được tìm thấy qua một cuộc nghiên cứu qui mô và thận trọng, dựa vào kinh nghiệm của các kế hoạch tương tự đa được thực hiện ở các quốc gia khác, và tận dụng ky thuật tân tiến chẳng hạn như mô hình toán. Giải pháp thỏa đáng nầy, có thể là một sự kết hợp của tất cả các phương pháp nêu trên, tựu trung cung nhắm một mục đích là làm sao cho việc khai thác và phát triển mang lại nhiều lợi nhất trong khi giảm thiểu các ảnh hưởng tai hại của các dự án thủy lợi trong toàn lưu vực sông Mekong lên cư dân và hệ thống sinh thái của sông Cửu Long và vùng ĐBSCL.

PHẦN KẾT LUẬN

ĐBSCL là một vùng đồng bằng thấp và phăúng, nhiều nơi mặt đất thấp hơn mặt nước biển trung bình. Hệ thống kinh rạch chằng chịt ở vùng ĐBSCL, ngoài vai trò quan trọng cho việc giao thông vận tải, còn là nhưng đường dan và thoát nước trong mùa khô lan mùa nước. Sông Cửu Long và hệ thống kinh rạch nầy còn là nhưng lòng lạch mà nước mặn từ Biển Đông và Vịnh Thái Lan có thể xâm nhập một cách de dàng.

Sự xâm nhập của nước mặn trong sông ngòi là một hiện tượng tự nhiên trong các con sông mà cao độ của đáy sông thấp hơn mặt nước biển. Hiện tượng nầy xay ra do sự khác biệt về tỉ trọng của nước mặn và nước ngọt. Sự xâm nhập của nước mặn trong sông ngòi còn chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố khác như lưu lượng và thời lượng của sông, độ dốc của lòng sông, biên độ thủy triều, vận tốc và chiều gió, và nhiệt độ của nước; trong đó, lưu lượng và thời lượng của con sông là yếu tố quyết định. Tuy nhiên, hoạt động của con người có thể làm thay đổi các yếu tố đó, thúc đẩy sự xâm nhập của nước mặn, và hậu quả là có thể gây nhiều ảnh hưởng tai hại.

Sông Cửu Long và các sông khác trong vùng ĐBSCL có tất cả các yếu tố thuận lợi cho sự xâm nhập của nước mặn. Trong quá khứ, sông Cửu Long có một lưu lượng tự nhiên cao trong một thời gian dài, cho nên, sự xâm nhập của nước mặn trong sông Cửu Long chỉ giới hạn ở vùng cửa sông và không là một vấn đề nghiêm trọng vào thời điểm đó. Ngày nay, sự xâm nhập của nước mặn trong sông Cửu Long là một trong nhưng yếu tố tối quan trọng có ảnh hưởng đến việc khai thác và phát triển ĐBSCL. Dư kiện đo đạc gần đây, tuy không đầy đủ, đa cho thấy sự nghiêm trọng của vấn đề. Độ mặn trong sông Tiền tại My Tho, một nơi trước đây có nước ngọt quanh năm, đa lên đến 5.3 g/l trong tháng 4 năm 1999 và còn có thể lên cao hơn. Độ mặn nầy vượt quá tiêu chuẩn 2.0 g/l cho nước gia dụng ở các nước đang phát triển, 0.36 g/l cho nước trồng trọt, và 3.0 g/l cho nước chăn nuôi. Nước mặn đang xâm nhập sâu vào sông Cửu Long đến 70 km, một hiện tượng chưa từng thấy trong lïich sử. Vấn đề có thể nghiêm trọng hơn nếu dư kiện được đo đạc một cách đầy đủ và đúng cách. Lý do của sự xâm nhập của nước mặn trong sông Cửu Long hiện nay có thể do hạn hán; nhưng cung có thể do các dự án thủy điện, thủy nông, cấp thủy, và rẻ nước ra khỏi lưu vực ở thượng lưu và cung có thể do các dự án thủy lợi nằm ngay trong vùng ĐBSCL.

Ảnh hưởng trực tiếp của sự xâm nhập của nước mặn trong sông Cửu Long là vùng ven sông se mất đi nguồn nước gia dụng và trồng trọt duy nhất. Một vùng đất rộng lớn se không có nước để trồng trọt, hoặc nếu có trồng trọt được thì năng suất cung bị giảm đi. Ở vùng cửa sông, nơi mà độ mặn có thể lên rất cao, hoa màu và cây ăn trái có thể bị hủy hoại và ngành ngư nghiệp có thể bị ảnh hưởng trầm trọng. Tai hại hơn, các hậu quả kể trên có thể lan rộng đến các vùng ở xa sông Cửu Long qua hệ thống kinh đào chằng chịt trong vùng ĐBSCL. Về lâu về dài, nó se là một trở ngại lớn lao cho việc khai thác và phát triển toàn thể vùng ĐBSCL.

Sự xâm nhập của nước mặn trong sông Cửu Long là một vấn đề của toàn lưu vực; do đó, giải pháp thỏa đáng và lâu dài cho vấn đề cung phải có tính cách toàn lưu vực. Giải pháp nầy rất phức tạp và khó khăn không nhưng do yếu tố thiên nhiên đặc thù của sông Cửu Long và vùng ĐBSCL mà còn do tính cách quốc tế với quyền lợi quốc gia đôi khi xung khắc lan nhau. Vì vậy, một sự hợp tác quốc tế trong tinh thần tự do, bình đẳng, cởi mở, và tôn trọng quyền lợi của nhau là một điều kiện cần thiết. Tất cả các dự án thủy lợi trong toàn lưu vực sông Cửu Long cần phải được soạn thảo bởi các quốc gia duyên hà và đệ trình lên một cơ quan hợp tác quốc tế để cơ quan nầy đúc kết thành một kế hoạch tổng thể cho toàn lưu vực sông Mekong. Kế hoạch nầy cần phải được lượng định đúng theo mẩu mực quốc tế hiện hành, dựa trên nhưng tiêu chuẩn được thỏa thuận trước giưa các quốc gia thành viên, không phân biệt ranh giới quốc gia, và phải cứu xét và giảm thiểu ảnh hưởng của các dự án lên sự xâm nhập của nước mặn trong sông Cửu Long và vùng ĐBSCL.

Trong phạm vi quốc gia, một kế hoạch khai thác và phát triển lưu vực sông Cửu Long ở Cao Nguyên và vùng ĐBSCL cần được soạn thảo để đệ trình lên cơ quan hợp tác quốc tế và làm nền tảng trong việc thương thảo với các quốc gia thành viên của tổ chức quốc tế nầy. Kế hoạch phải toàn diện, thực tế, linh động, và uyển chuyển để có thể đối phó với mọi tình huống của kế hoạch tổng thể cho toàn lưu vực sông Mekong. Để yểm trợ cho việc soạn thảo kế hoạch và cung cấp dư kiện cần thiết cho công tác nghiên cứu và lượng định về sau, một chương trình đo đạc và thu thập dư kiện về khí tượng, thủy học, và chất lượng nước cho lưu vực sông Cửu Long ở Cao Nguyên và vùng ĐBSCL phải được thực hiện càng sớm càng tốt. Kế hoạch khai thác và phát triển vùng ĐBSCL nầy se là nền tảng để chọn lựa các phương pháp ky thuật để đối phó với sự xâm nhập của nước mặn trong sông Cửu Long.

Một giải pháp thỏa đáng cho sự xâm nhập của nước mặn trong sông Cửu Long có thể là một sự kết hợp của tất cả các phương pháp bao gồm sự gia tăng lưu lượng của sông Cửu Long trong lanh thổ Việt Nam (giảm sử dụng nước sông Cửu Long hoặc xây hồ chứa nước ở Đồng Tháp Mười), cống ngăn mặn, đập đá hàn, và điều kiện tự nhiên (không làm gì cả). Tất cả phải nhằm một mục đích là làm sao cho việc khai thác và phát triển mang lại nhiều lợi nhất trong khi giảm thiểu các ảnh hưởng tai hại của các dự án thủy lợi trong toàn lưu vực sông Mekong lên cư dân và hệ thống sinh thái của sông Cửu Long và vùng ĐBSCL.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Chow, V.T. 1964. Handbook of Applied Hydrology. McGraw-Hill Book Company, New York, New York.
[2] The United States Environmental Protection Agency. July 1976. Quality Criteria for Water. U.S. Government Printing Office, Washington, D.C.
[3] Sawyer, Clair N. and P.L. McCarty. 1978. Chemistry for Environmental Engineering. McGraw-Hill Book Company, New York, New York.
[4] The California Regional Water Quality Control Board, Central Coast Region. September 8, 1994. Water Quality Control Plan. San Luis Obispo, California.
[5] McKee, J.E. and H.W. Wolf. 1963. "Water Quality Criteria," unpublished report to Paul R. Bonderson, California State Water Quality Control Board.
[6] Rawson, D.S. and J.E. Moore. 1944. "The Saline Lakes of Saskatchewan." Canada Journal of Resources. 22:141.
[7] National Technical Advisory Committee to the Secretary of the Interior. 1968. Water Quality Criteria. U.S. Government Printing Office, Washington, D.C.
[8] American Association for the Advancement of Science. 1967. Estuaries. Publication No. 83. Washington, D.C.
[9] The U.S. Army Corps of Engineers, New Orleans District. September 1997. "An overview of the Mississippi River's Saltwater Wedge." New Orleans, Louisiana.
[10] Mai, Truyet T. April 1, 1999. Personal Communication. West Covina, California.
[11] Vo, Minh Q. December 1995. "Use of Soil and Agrohydrological Characteristics in Developing Technology Extrapolation Methodology: A Case Study of the Mekong Delta, Vietnam." M. Sc. thesis, Graduate School, University of the Phillipines. Los BaOos, Phillipines.
[12] White, Ian, M. Melville, and J. Sammut. December 6-7, 1996. "Possible Impacts of Salinewater Intrusion Floodgates in Vietnam's Lower Mekong Delta." Seminar on Environmental and Development in Vietnam. Canberra, Australia.

HÌNH VẺ

Hình 1 Hình dạng tổng quát của sự xâm nhập của nước mặn trong sông ngòi
(Trích từ "An overview of the Mississippi River's Saltwater Wedge." The U.S. Army Corps of Engineers, New Orleans District. September 1997)

Hình 2 Đập đá hàn ở cửa sông để ngăn chận sự xâm nhập của nước mặn.
(Trích từ "An overview of the Mississippi River's Saltwater Wedge." The U.S. Army Corps of Engineers, New Orleans District. September 1997)

June 99

Top