Báo Cáo Hiện Trạng Môi Trường Quốc Gia 2005 (II)

2005 Report On National Environment Status (II)

 

Trên tạp chí KH&MT kỳ rồi, chúng tôi có thảo luận với TS MTT về các sức ép của việc phát triển kinh tế và xă hội lên môi trường Việt Nam. Kỳ nầy, hiện trạng môi trường được tŕnh bày tiếp theo xuyên qua báo cáo với những góp ư của Ts MTT về vấn đề nầy.

 

Hỏi 1: Trước hết, xin Ts tŕnh bày về các thẩm định về môi trường trong Báo cáo.

Đáp 1: Báo cáo hiện trạng môi trường kỳ nầy đă được Bộ TN&MT phân tích kỹ lưỡng gồm: môi trường nước lục địa và nước biển, môi trường không khí, môi trường đất, đa dạng sinh học, và đặc biệt chất thải rắn cùng những tai nạn thiên nhiện và các vấn nạn môi trường. Nh́n chung t́nh trạng môi trường cũng không thay đổi ǵ khá hơn so với những nhận định của chúng tôi trong Hội nghị về Chiến lược Phát triển Bền vững cho Việt Nam tại Đại học Maryland vào tháng 11, 2003.

 

Hỏi 2: Như vậy xin ông cho biết lần lượt các t́nh trạng trên, trước hết là môi trường nước và nước biển như thế nào.

Đáp 2: Nước lục địa gồm nước mặt và nước ngầm. Hiện nay vấn đề ô nhiễm nguồn nước là một sự thật. Tại các lưu vực sông gần những vùng có phát triển cao như sông Đồng Nai, SàiG̣n, Thị Vải, sông Cầu, sông Nhuệ v.v&.. đang bị ô nhiễm trầm trọng. Đối với nguồn nước ngầm, nhiều nơi đă phát hiện có sự ô nhiễm hóa chất độc hại từ dư lượng của phân bón và hoá chất bảo vệ thực vật. Tệ hại hơn nữa là mực nước ngầm ngày càng bị tận dụng cho việc tưới tiêu và nuôi trồng thủy sản.Do đó nhiều vùng đất đă bị lún sâu như ở Trà Vinh và Cà Mau. Kết quả là hiện tại nguồn nước ngầm đă cho thấy có nhiều chỉ dấu sút giảm. Việt Nam tuy là một nước có vũ lượng cao, nhưng theo báo cáo Chiến lược quốc gia về tài nguyên nước đến năm 2020 th́ hiện tại lượng nước trung b́nh tính theo đầu người tụt xuống c̣n 3.840 m3/năm, thấp hơn mức quy định của thế giới là 4000 m3.

Về môi trường nước biển th́ phẩm chất nước ở các vùng biển và cận duyên vẫn c̣n tương đối sạch, ngoại trừ các cửa sông lớn và một số thành phố ven biển có phát triển mạnh như Vũng Tàu, Bà Rịa, Nha Trang, Phan Thiết, Hải Pḥng, Hạ Long, Quảng Ninh v.v.. Tất cả là do tác động của con người qua phát triển kinh tế và những hệ lụy phát triển như nuôi trồng thủy sản, giao thông vận tải đường biển và những tại nạn tràn dầu, việc khai thác khoáng sản, và các dịch vụ du lịch. Theo các nghiên cứu mới nhất th́ nước biển gần bờ hiện nay đang có chỉ dấu của những kim loại độc hại như đồng, ch́, cadmium, arsenic, và thủy ngân. Và trầm tích biển cũng cho thấy sự hiện diện của kẽm, thủy ngân, và cadmium.

 

Hỏi 3: C̣n môi trường không khí như thế nào thưa ông?

Đáp 3: Những nguồn gây ô nhiễm chính vẫn là các nhà máy hoá chất và tiểu thủ công nghiệp. Rất nhiều nhà máy c̣n nằm trong nội thành, do đó t́nh trạng ngày càng tê hại hơn nữa v́ nguồn không khí bẩn trực tiếp tác hại vào buồng phổi của cư dân sống trong đó. Thí dụ điển h́nh là thành phố HCM có trên 30 ngàn tiểu thủ công nghiệp trong thành phố không kể hàng ngàn cơ sở hóa chất, nhà máy dệt nhuộm, cùng các khu công nghiệp khu chế xuất. Thêm nữa số lượng giao thông vận tải tăng theo đà sản xuất và gia tăng dân số làm cho t́nh trạng ngày càng xuống cấp thêm. Những chất ô nhiễm không khí chính là: khí sulfide dioxide (SO2), nitrogen dioxide (NO2), carbon monoxide (NO), sulfide hydrogen (H2S), bụi lơ lửng (PM10), ch́, và các hợp chất hữu cơ nhẹ trong xăng dầu. Theo nghiên cứu, nguồn gây ra ô nhiễm không khí chính là do giao thông vận tải chiếm từ 70 đến 90% tại các đô thị. Trong lúc đó, nông thôn vẫn c̣n nguồn không khí tương đối trong lành.

 

Hỏi 4: Trở qua môi trường đất, ảnh hưởng của phát triển lên đất ra sao, thưa ông?

Đáp 4: Việt Nam có khoăng 33 triệïu mẫu đất trong đó 3/4 diện tích gồm đồi núi. Diện tích sông ng̣i và núi đá không có rừng chiếm 1,3 triệu mẫu. Nếu tính trung b́nh so với dân số, diện tích đất so với đầu người của Việt Nam rất thấp chỉ bằng 1/6 mức trung b́nh của các nước trên thế giới. Các nguồn ô nhiễm chính là: phân bón hóa học và hóa chất bảo vệ thực vật trong canh tác nông nghịệp, chất thải đô thị, chất thải từ các khu công nghiệp, làng nghề và nhất là chất thải từ dịch vụ khai thác mơ. Ngoài ra c̣n có những nguyên nhân do thiên nhiên như lụt và giông băo, đất chùi, đất lỡ làm đất mất lớp đất màu mở hữu cơ như ở vùng B́nh Thuận, Ninh Thuận. Cũng như nguyên nhân đến từ con người qua sự gia tăng dân số làm mất đất canh tác, phát triển đô thị, nạn cháy rừng v.v...

 

Hỏi 5: C̣n đa dạng sinh học của Việt Nam như thế nào, có bị ảnh hưởng nhiều do phát triển không?

Đáp 5: Việt Nam là một quốc gia nguyên thủy có tính đa dạng sinh học rất cao, là một trong 25 nước chiếm khoăng 6,5% các loài trên thế giới. Tuy nhiên trong thớ gian phát triển trong 20 năm trở lại đây, có nhiều nguyên nhân làm biến đổi đa dạng sinh học làm cho t́nh trạng trở thành suy thoái hơn. Các nguyên nhân đó là: Việc xử dụng đất đai thiếu quy hoạch, khai thác và xử dụng tài nguyên sinh học không bền vững, có nhiều sinh vật từ nước ng̣ai xâm nhập gây thiệt hại không nhỏ cho môi trường như ḷai ốc bươu vàng, bèo Nhật Bản, và loại mai dương (mimosa pigra). Sự xuất hiện của ba loài nầy đă làm đăo lộn đa dạng sinh học, phá hại mùa màng và làm giảm năng suất cây trồng. Ngoài ra c̣n có các nguyên nhân khác như t́nh trạng ô nhiễm nguồn nước, nạn cháy rừng, thiên tai, và nhất là t́nh trạng quản lư môi trường c̣n lỏng lẽo và nhân sự không đáp ứng được nhu cầu chuyên môn. Theo tài liệu trong cuốn Sách Đỏ Việt Nam 2004 do Viện Khoa học Công nghệ Việt Nam soạn thảo, và sau hai năm thực hiện với sự cộng tác của trên 70 nhà khoa học th́ tổng số loài động vật, thực vật hoang dă trong thiên nhiên đang bị đe dọa đă lên đến mức 857 loài trong đó có 407 ḷai động vật và 450 loài thực vật. Vào thời điểm khảo sát từ 1992 đến 1996, chỉ có 706 loài bị đe dọa mà thôi.

 

Hỏi 6: C̣n t́nh trạng chất thải rắn th́ sao, thưa TS?

Đáp 6: Thưa anh. Nói về chất thải rắn, chúng tôi đă tŕnh baỳ trên tạp chí nầy nhiều kỳ  trong thời gian qua. Tưụ trung chất thải rắn gồm chất thải gia cư (sinh hoạt), chất thải độc hại do các cơ sơ sản xuất, chế biến công nghiệp, và chất thải y tế. Qua quá tŕnh phát triển và qua sự gia tăng dân số, tất cả các loại chất thải trên đều tăng nhanh chóng. Thí dụ điển h́nh là chất thải gia cư tăng từ 0,4Kg/người/ngày cho năm 2002 lên đến gần 1kg/ngày cho năm 2004, nghĩa là gần 13 triệu tấn/năm. C̣n chất thải độc hại tăng nhanh ở các khu phát triển công nghiệp lớn như Hà Nội, Hải Pḥng, Quảng Ninh, TpHCM, Đồng Nai, B́nh Dương, Bà Rịa-Vũng Tàu chiếm gần 130 ngàn tấn/năm. Chất thải công nghiệp không nguy hại là 2,5 triêụ/tấn/năm. Và chất thải y tế chiếm 21 ngàn tấn/năm trong đó 1/3 lượng chất thải nầy tập trung ở Hà Nội và TpHCM.

Vấn để thu gom chất thải và hệ thống xử lư các loại chất thải trên vẫn không theo kịp đà phát triển, cho nên t́nh trạng ô nhiễm môi trường ngày càng trầm trọng thêm ra trong hiện tại.

 

Hỏi 7: Như TS vừa tŕnh bày, hiện trạng môi trường Việt Nam có rất nhiều vần đề tạo ra do phát triển, ngoài ra môi trường c̣n chịu nhiều ảnh hưởng của thiên nhiên và những tại nạn môi trường  trong việc vận hành các cơ sở công nghiệp. Vần đề nầy gây ảnh hương như thế nào thưa ông?

Đáp 7: Về thiên nhiên, trước hết phải nói đến băo ở Việt Nam. Việt Nam là một quốc gia nằm trong vùng nhiệt đới có áp thấp, băo thường xảy ra từ tháng 7 đến tháng 10 hàng năm. Sau mỗi cơn băo, tùy theo cường độ, thiệt hại về môi trường có thể được đan cử như sau: ô nhiễm môi trừơng do lượng rác ứ đọng, nước mặt và nước ngầm bị ô nhiễm, đồng ruộng và khu dân cư có thể bị nhiễm mặn. Ngoài ra c̣n t́nh trạng lụt, gió lốc, hạn hán tùy theo vùng. Đặc biệt lần đầu tiên trong lịch sử nước Việt, Việt Nam đă bị động đất trong năm vừa qua. Nguyên nhân của động đất được suy diễn là do xử dụng quá tải nguồn nước ngầm làm cho lớp đất bên dưới không c̣n an toàn nữa. Sau hết là các tai nạn môi trường như dịch cúm gia cầm H5N1, tai nạn ch́m tàu và tràn dầu cũng đă xảy ra ở những vùng phát triển kỹ nghệ dầu khí và có dịch vụ vận chuyển đường thủy thường xuyên.

 

Hỏi 8: Để kết luận phần thảo luận hôm nay, ông đánh giá những nhận định trên Báo Cáo như thế nào?

Đáp 8: Trong hai kỳ liên tiếp chúng tôi tŕnh bày Báo Cáo Hiện trạng môi trường

qua các sức ép môi trường và t́nh trạng chung. Báo Cáo lần nầy nêu lên nhiều chi tiết cũng như thực trạng đang xảy ra cho Việt Nam. Tuy là một bức tranh không sáng sủa, nhưng các nhà làm khoa học Việt Nam lần nầy đă làm một cuộc thẩm định rất chính xác, nói lên những nguy cơ có thể xảy đến trong một tương lai không xa nếu nhà cầm quyền không có biện pháp qiải quyết thích đáng. Trong kỳ tới chúng tôi sẽ nói về việc đánh giá t́nh h́nh hoạt động bảo vệ môi trường của Việt Nam để từ đó b́nh luận thêm một số đề nghị để giải quyết vấn đề.

 

Kính chào Quư thính giả của Đài ACTD