Bảo quản hoa quả bằng chất diệt cỏ rất nguy hiểm
Về nguyên tắc, các chất diệt cỏ như 2,4 D, diuron, 2,4,5-T... có tác dụng ức chế hô hấp của hoa quả, làm chúng chín chậm lại. V́ thế nếu dùng chúng để bảo quản, hoa quả sẽ tươi lâu hơn. Song chất diệt cỏ lại thường có lẫn dioxin, cực độc với người tiêu dùng.
Tất cả các thuốc diệt cỏ đều có chung một tác dụng là ức chế hô hấp, gây rụng lá. Chính v́ đặc điểm này, quân đội Mỹ đă sử dụng chúng trong chiến tranh Việt Nam để làm trụi lá rừng, nhằm phá huỷ nơi ẩn nấp của bộ đội Việt Nam. Cũng do tác dụng ức chế hô hấp, chất diệt cỏ làm chậm lại quá tŕnh chín của hoa quả, giữ chúng tươi lâu.
Do vậy, một số nơi đă tuỳ tiện sử dụng chúng vào bảo quản hoa quả. Quy tŕnh bảo quản là pha thuốc diệt cỏ vào chậu với một lượng nước nhất định, đổ từng mẻ hoa quả vào, vớt ra để se, rồi bọc vào nilon mang đi bán.
Theo TS NV Khai, chuyên gia về dung dịch điện hoá, người từng thực hiện nhiều chương tŕnh bảo quản hoa quả cho nông dân với biệt danh "Ông già ozon", khi các chất diệt cỏ khô đi và kết tinh lại, chúng chui vào các tế bào lục lạp trong quả và đóng chặt ở đó. Nước thông thường không thể hoà tan được. Ngoài ra, việc bọc quả trong nilon khiến cho các chất diệt cỏ không bay hơi, mà ngấm vào vỏ rồi khuyếch tán vào ruột quả. Quả càng mọng nước, vỏ càng mỏng, quá tŕnh khuyếch tán càng nhanh và thời gian để càng lâu, nồng độ trong ruột càng tăng cao (cho đến khi nồng độ ở vỏ và ruột bằng nhau).
TS Nguyễn Bá Trinh, Viện Hoá học thuộc Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam khẳng định, bản thân các chất diệt cỏ như 2,4 D, diuron, 2,4,5-T cũng gây hại lên người, nhưng không mạnh lắm. Điều đáng nói là quá tŕnh sản xuất chúng đă tạo ra một lượng rất nhỏ sản phẩm phụ dioxin, có hoạt độc cực mạnh, không thể tinh chế sạch được. Theo đường máu hay mồ hôi, chất này đi vào cơ thể và kích thích cơ thể sản sinh ra chất tiếp nhận, giúp đưa dioxin vào trong tế bào. Khi đă vào đến tế bào, dioxin sẽ bị các men đặc biệt chuyển hoá thành một dạng chất thứ cấp có hoạt tính. Chúng tác động lên ADN và làm sai lệch nó, gây ra những dị thường về tính trạng như méo miệng, mù mắt, tật nguyền...
Với những sản phẩm này, không chỉ có người ngâm tẩm và người trực tiếp ăn là nhiễm độc, những người bán trung gian cũng bị ảnh hưởng trực tiếp, do khi đóng mở gói bọc, hơi độc xông lên.
Tiến sĩ Khải đề xuất một giải pháp cho những loại hoa quả bị ngâm tẩm thuốc diệt cỏ hiện nay là rửa bằng nước ozon - một kỹ thuật đă được Pháp đề xuất từ lâu. Ông cho biết, ozon thuộc số những chất ôxi hoá mạnh nhất, có thể phá huỷ nhiều chất hữu cơ, thậm chí với cả những nhóm độc hại như 2,4 D và 2,4,5-T. Điều đáng nói là chất này rất không bền, có khả năng phân huỷ nhanh chóng thành oxi, v́ thế không gây độc cho người. Chỉ cần ngâm hoa quả bằng nước ozon ở hàm lượng cực nhỏ (tương đương với 3% của 5/1.000) trong thời gian nửa tiếng đến một giờ, rồi phơi khô một thời gian là an toàn. Kết quả kiểm định với mẫu hoa quả nhiễm thuốc trừ sâu của Chi cục Bảo vệ thực vật Hà Tây đo tại Cục bảo vệ thực vật và cam ngâm thuốc diệt cỏ đo tại Viện cây ăn quả và Viện Công nghệ Sinh học, đă cho thấy, hàm lượng các chất này đều trở lại mức tự nhiên, trong giới hạn cho phép.
Ngoài ra, cũng theo ông Khải, do tác dụng diệt khuẩn, mốc rất mạnh, nên ozon cũng có tác dụng bảo quản hoa quả tươi lâu. Hiện tại, ông đă áp dụng kỹ thuật bảo quản trên cho thanh long, bưởi, mận, vải... tại Hà Giang, Lao Cai, Vĩnh Long, Lục Ngạn, Lâm Đồng, Cà Mau và một số tỉnh khác.
Tuy nhiên, theo tiến sĩ Trinh, cần có những kiểm định sâu hơn về phương pháp này, bởi ozon oxi hoá rất mạnh, nên có thể phá huỷ tế bào, và nếu đi vào cơ thể người, nó có thể gây biến đổi ADN.
Phân biệt hoa quả có ngâm tẩm chất diệt cỏ:
- Không có cuống hoặc cuống giả (do chất diệt cỏ phá huỷ phần này trước tiên).
- Cuống trắng khô cứng (đă để quá lâu ngày).
- Bóng đẹp khác thường
Làm sạch nước nhiễm arsen bằng dương xỉ
Chất độc chết người arsen có thể được tách khỏi nước nhờ một "bộ lọc" hoàn toàn tự nhiên - cây dương xỉ. Mark Elless thuộc Tập đoàn hệ thống Edenspace ở Dulles, bang Virginia, Mỹ và cộng sự đă phát hiện thấy loài dương xỉ có tên gọi Pteris vittata hút arsen ra khỏi nước bẩn.
Chúng làm giảm nồng độ chất này trong nước xuống đến mức an toàn chỉ trong ṿng chưa đầy 1 ngày. Theo các chuyên gia, quy tŕnh lọc sinh học trên có thể là một giải pháp rẻ tiền để loại arsen ra khỏi nước cấp, chỉ bằng cách trồng dương xỉ trực tiếp trong nước.
T́nh trạng nhiễm arsen trong nước uống và nước tưới tiêu đang là mối đe dọa nghiêm trọng đến sức khỏe người dân ở Bangladesh và Ấn Độ, bởi nhiều giếng khoan ở đây nhiễm arsen. Khi nước được hút lên để tưới cho lúa, arsen cũng tích lũy trong cây. Ước tính, khoảng 3.000 người Bangladesh có thể đang chết dần mỗi năm do nhiễm chất độc này.
Elless và cộng sự hy vọng loài dương xỉ họ t́m thấy có thể được sử dụng để lọc nước ở những quốc gia như vậy, bởi phương pháp rất rẻ tiền và dương xỉ mọc nhanh chóng trong điều kiện khí hậu nóng ẩm như ở Đông Nam Á.
Tuy nhiên, Andrew Meharg, một chuyên gia trong lĩnh vực loại bỏ arsen bằng thực vật, cho rằng kỹ thuật trên chỉ phù hợp đối với việc làm sạch nước trên quy mô nhỏ ở các nước phát triển, chứ không thể dùng để xử lư nước ô nhiễm ở các quốc gia đang phát triển. Theo ông, rất khó để trồng một lượng dương xỉ đủ lớn để lọc lượng nước tưới tiêu khổng lồ, và rằng Bangladesh cũng thiếu cơ sở hạ tầng để duy tŕ hệ thống xử lư như vậy.
Pteris vittata được xác định 3 năm trước đây như là một loài cây có khả năng siêu tích lũy arsen. Mỗi kg thực vật này có thể hấp thụ 22 gam arsen, và chúng mọc rất nhanh. Trong nghiên cứu gần đây nhất, Elless và cộng sự đă kiểm tra khả năng thực tế của loài dương xỉ này bằng cách đo lượng arsen mà chúng hấp thu được và thời gian để làm việc đó. Họ phát hiện thấy loài cây này làm giảm nồng độ arsen từ mức 200 microgam/lít nước xuống c̣n chưa đầy 1%, thấp hơn tiêu chuẩn nước sạch của Cơ quan bảo vệ môi trường Mỹ, chỉ trong ṿng chưa đầy 1 ngày.