Công Ước Quốc Tế Về Hóa Chất Độc Hại
International conventions on Hazardous chemicals
Sau khi Hội nghị Thượng đỉnh về Ṭan cầu hóa tại Rio de Janeiro năm 1992, nhiều Nghị Quyết, Công Ước liên quan đến các hoá chất độc hại và ô nhiễm không khí cùng hiện tượng nhà kính lần lượt ra đời như Nghị định thư Kyoto 1997, Công ước Stockholm, năm 2001, và Công ước Rotterdam, 2004. TC KH&KT kỳ nầy thảo luận với TS MTT về hai công ước sau cùng liên quan đến việc xử dụng, chuyển vận và trao đổi một số hoá chất được đánh giá là độc hại nhất giữa các quốc gia trên thế giới.
Hỏi 1: Trước hết xin Ts MTT duyệt sơ về kết quả của Hội nghị Thượng đỉnh về Toàn cầu hóa và những chuyển biến sau hội nghị.
Đáp 1: Thưa anh, Kể từ khi đúc kết bản Thông cáo chung, qua sự đồng ư của 192 đại diện của các quốc gia trên thế giới, Hôị nghị đồng ư về việc thành lập những tổ chức để thúc đẩy và kiểm soát những vấn nạn môi trường trên thế giới như sau:
- Kư kết về việc kiểm soát hiệu ứng nhà kính qua NĐT Kyoto trong đó việc hạn chế sự phát thải khí CO2 vào bầu khí quyển là chính;
- Kư kết về Đa dạng sinh học nêu lên tính cách bảo vệ, kiểm kê và chia xẻ hổ tương những vấn đề môi sinh giữa các quốc gia;
- Luật về biển với mục đích điều ḥa các hoạt động kinh tế trên mặt biển, cũng như quy định ranh giới và bảo vệ nguồn cá biển giữa các quốc gia.;
- Luật đánh cá ngoài biển khơi áp dụng cho ṭan thế giới;
- Kư kết về việc cấm kỵ các nước tân tiến chuyển vận chất phế thải kỹ nghệ qua các quốc gia kém mở mang.
Hỏi 2; Như trong phần dẫn nhập có hai Công ước quan trọng liên quan đến những hóa chất độc hại là CƯ Stockholm và Rotterdam, xin ông nói về công ước Stockholm trước.
Đáp 2: Thưa anh, CƯ Stockholm được chấp thuận vào ngày 22-5-2001 qua kết quả của Hội nghị Khoáng đại vềø CƯ Stockholm trên các hợp chất hữu cơ khó phân hủy (CPSC POP) hay gọi tắt là POPs (persistent Organic Pollutants). Hội nghị do Tổ chức Phát triển Kỹ nghệ thuộc LHQ bảo trợ (UNIDO). Và kết quả sau hai ngaỳ hội nghị là danh sách 12 hoá chất độc hại bị cấm sản xuất và xử dụng.
Hỏi 3: Đó là hoá chất nào thưa ông?
Đáp 3: 12 hoá chất trên c̣n có tên gọi là hoá chất dơ bẩn (dirty) mà đứng đần là PCBs, Dioxins, Furans, Aldrin, Dieldrin, DTT, Endrin, Chlordane, Hexachlorobebzen (HCB) Mirex, Toxaphene, và Heptachlor. Đây là những hoá chất độc hại cdùng trong công nghệ cách điện như PCBs, trong thuốc diệt muỗi như DDT, và những hoá chất c̣n lại dùng để sản xuất các loại thuốc bảo vệ thực vật như thuốc trừ sâu rầy, trừ nấm mốc, diệt cỏ dại v.v.. .
Hỏi 4: Trong danh sách có chất dioxin làm chúng tôi liên tưởng đến Việt Nam và chất Da cam trong thời chiến tranh. Như vậy mức độ độc hại của chất nầy như thế nào so với các hóa chất khác nằm trong danh sách thưa ông?
Đáp 4: Thưa anh. Theo như nhiều người đă nhận định th́ chất dioxin (số ít) là chất độc nhất trong các loại hoá chất hiện có trên thế giới. Nhưng chúng tôi xin thưa là dioxins (số nhiều), PCBs, và Furans là ba nhóm hoá chất có tính độc hại tương đương do đó chúng có tên chung là dioxin-tương đương. Có tất cả 127 hóa chất từ ba nhóm nầy. Cho nên, mặc dù trong sách chỉ để tên 12 hóa chất , nhưng thật ra có hàng trăm hóa chất đă bị cấm. C̣n những hoá chất c̣n lại cũng là những chuyển hóa chất của chlor và các nhân benzene, cho nên cũng có tính độc hại tương đương như nhau. Tất cả những hóa chất trên đều có nguy cơ gây ra ung thư cho con người.
Một số hóa chất trên khi được pha chế thành thuốc sát trùng, hay diệt cỏ dại đều mang những thương hiệu khác nhau như: Aldrin c̣n có tên là Altox, Compound 118, Aldrosol. Dieldrin có tên thong maĩ là Quintox, D 31, Illoxil. C̣n DDT có tên là Detox, Dicophane, Pentech, Santobane. Endrin có tên Compound 269, Hexadrin, Mendrin, và Chlordane c̣n có tên Dowchlor, Octachlor, Toxichlor, và M 140.
Các thương hiệu kể trên đây hiện đang được dùng rộng răi trong nông nghiệp, thậm chí c̣n xử dụng trong việc chăn nuôi thủy sản trong công tác khử trùng ở Việt Nam. Riêng PCBs c̣n được công nhân nhà máy xi măng Thủ Đức dùng trong việc rửa tay chân.
Hỏi 5: Xin TS giải thích tại sao 12 hóa chất trên độc hại?
Đáp 5: Sở dĩ các hoá chất trên độc hại v́ chúng rất bền vững v́ những tính chất vật lư và hóa học của chúng. Trước hết chúng không bị phân hủy qua hiện tượng sinh thoái hóa (bio-degradation). Thời gian bán hủy trong thiên nhiên nghĩa là thớ gian bị phân hủy phân nửa của chúng vào khoảng 10 năm. Thí dụ như 1Kg Dioxin được phun xịt năm 1962 th́ đến năm 1972 chỉ c̣n lại 500 gr tồn tại trên mặt đất hay trong trầm tích hay trong ao hồ. Và đến năm 1982, chỉ c̣n lại 250 gr. Thêm một yếu tố khác nữa là các hoá chất trên có thể di chuyển xa theo gió (không khí), theo ḍng nước và ảnh hưởng lên môi trường ở những nơi cách xa nơi phát xuất. Chính v́ vậy mới có Công ước Stockholm nầy.
Hỏi 6: Ngoài 12 hóa chất dơ bẩn trên, CƯ có nghiên cứu thêm những hóa chất đặc biệt nào khác không thưa ông?
Đáp 6: Dạ có thưa anh. Vào kỳ nhóm họp diễn ra tại Stockholm từ 1 đến 5 tháng 5, 2006, Công ước sẽ cứu xét sự độc hại của các hoá chất sau đây:
- Perfluo octane sulfonate;
- Chlodecone hay Kepone. Đây là một loại thuốc sát trùng cự mạnh;
- Pentabromodiphenyl và hexabromodiphenyl ethers: Đây là hai nhóm hóa chất dùng để điều chế các dung dịch chửa cháy như cháy rừng.
Ngoài ra c̣n một số hóa chất khác đang được đệ tŕnh. Những hoá chất vừa kể trên được đem ra nghị sự là v́ chúng đă được chứng minh rằng có nguy cơ độc hại lên con người qua những bằng cớ khoa học của nhiều khoa học gia trên thế giới và đă được đa số đồng thuận.
Hỏi 7: Trở lại Công ước Stockholm, có bao nhiêu quốc gia trên thế giới tham dự và phê chuẩn công ước trên. Và Việt Nam có tham gia vào công ước nầy không thưa TS?
Đáp 7:Có tất cả 151 quốc gia tham dự tại Stockholm vào hai ngày 22 và 23-5-2001. Việt Nam đă kư kết vào ngày 23/5 năm đó cũng như quốc hội Việt Nam đă phê chuẩn ngày 22-7-2002. Công ước đă chính thức trở thành luật vào ngày 27-5-2004. Trong kỳ họp lần nầy, VN đă cử TS Phạm Khôi Nguyên, Thứ trưởng Bộ TN&MT tham gia thảo luận tại các phiên họp của hội nghị. Ông có đề nghị quốc tế giúp đỡ VN để thực hiện các dự án xủ lư chất thải hữu cơ khó phân hủy (POPs).
Hỏi 8: C̣n các quy định chung của công ước như thế nào thưa ông?
Đáp 8: Đây là một công ước quốc tế về môi trường nhằm mục tiêu:
- Bảo vệ, bảo tồn và nâng cao phẩm chất của môi trường chung trên thế giới;
- Bảo vệ sức khoẻ của con người;
- Xử dụng hợp lư và thận trọng tất cả nguồn tài nguyên thiên nhiên;
- Và sau cùng vận động và cổ súy sự hợp tác quốc tế trong việc giải quyết những vấn nạn môi trường ṭan cầu hay từng vùng.
Hỏi 9: Việt Nam đă kư kết và phê chuẩn công ước vào năm 2002, điều nầy có nghĩa là Việt Nam chấp nhận thi hành những điều luật ghi trong công ước. Theo TS, Việt Nam đă hành xử như thế nào trong việc áp dụng công ước trên?
Đáp 9: Công ước có quy định rơ ràng việc cấm sản xuất và xử dụng những hoá chất trên. Nhưng trên thực tế, đối với các quốc gia đă phát triển như Âu châu, Bắc Mỹ, Úc.. ., họ đă tuân thủ và chấp hành Công ước như HK đă chấm dứt việc sản xuất và dùng D DT từ năm 1973.
Riêng Việt Nam, v́ không có khả năng sản xuất các hoá chất trên, nhưng mặc dù đă kư kết nhưng vẫn tiếp tục xử dụng hàng loạt các hoá chất nêu trên. Chỉ nội trong 3 năm 1992, 1993, và 1994 Việt Nam đă nhập trên 300 ngàn tấn DDT từ Nga, TQ, và Tiệp Khắc. Trong những năm sau nầy số lượng tuy có giảm nhưng vẫn c̣n quá cao trên dưới 100 ngàn tấn so với diện tích trồng trọt và chăn nuôi hiện có của Việt Nam. Theo TS NGô Kiều Oanh, với diện tích khai thác nông nghiệp và thủy sản trên ṭan quốc vào khỏang 12 triệu hecta, chỉ cần khoảng 30 ngàn tấn các loại thuốc bảo vệ thực vật là quá đủ cho nhu cầu.
Riêng về hóa chất PCBs, hiện tại đă có khoảng 30 tấn phế thải ở nhà máy xi măng Thủ Đức vẫn c̣n chờ đợi phương cách để xử lư. Và những hóa chất độc hại c̣n lại Việt Nam cũng vẫn c̣n xử dụng dưới những thương hiệu khác nhau. Trên toàn quốc hiện tại c̣n 15 kho chứa hóa chất bảo vệ thực vật và 3 khu tồn trử hóa chất độc hại nhưng không có thương hiệu rơ ràng đang cần phải xử lư gấp.
Những điều trên đây cho thấy Việt Nam không tuân thủ những ǵ Việt Nam đă kư kết với thế giới, không lưu tâm đến công cuộc bảo vệ môi trường chung.
Đây mới chính là vấn nạn môi trường lớn của Việt Nam hiện tại. Và cho đến nay chung ta vẫn chưa thấy Việt Nam có chỉ dấu tích cực nào cho thấy Việt Nam có chiều hướng thay đổi cung cách phát triển quốc gia ứng hợp với chiều hướng ṭan cầu hóa.
Trong lầøn tới chúng tôi sẽ trao đổi với thính giả về công ước Rotterdam và một số công ước khác liên quan đến môi trường chung trên thế giới.
Kính chào Quư thính giả của Đài ACTD