Động đất ở miền Nam Việt Nam - Earthquakes in Southern Vietnam

 

Theo tin tức trên báo chí trong nước, vào khoảng 20 giờ 30 tối ngày 5 tháng 8 vừa qua, một trận động đất đă xảy ra và làm rung chuyển nhiều khu vực ở miền Đông Nam bộ, nhất là tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, Đồng Nai, và thành phố Hồ Chí Minh.  Theo Phó giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Thủy, Viện trưởng Viện Vật lư Địa cầu, trận động đất có cường độ từ 4 đến 5 độ Richter với tâm địa chấn ở ngoài khơi cách bờ biển Vũng Tàu khoảng 30 km và nằm sâu từ 10 đến 15 km dưới ḷng đất.  Để t́m hiểu thêm về trận động đất nầy, chúng tôi có trao đổi với Kỹ sư (KS) Nguyễn Minh Quang, một chuyên viên thuộc Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam.  KS Quang tốt nghiệp Trường Cao đẳng Công chánh, Trung tâm Quốc gia Kỹ thuật Phú Thọ, Sài G̣n năm 1972 và phục vụ tại Ủy ban Quốc gia Thủy lợi trực thuộc Bộ Công Chánh và Giao thông ở Sài G̣n cho đến năm 1975.  Ông là một kỹ sư công chánh chuyên nghiệp của tiểu bang California và hiện làm việc tại miền Nam California, nơi động đất xảy ra thường xuyên nhất ở Hoa Kỳ.  Xin mời quư thính giả theo dơi.

 

Hỏi: Thưa KS, trận động đất vào đêm 5 tháng 8 năm 2005 và những hậu chấn tiếp theo ở miền Nam Việt Nam đă gây ngạc nhiên và hốt hoảng cho nhiều người dân ở các tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu và Đồng Nai và thành phố Hồ Chí Minh.  Với tư cách của một kỹ sư công chánh đang sinh sống trong vùng có động đất thường xuyên, KS có nhận xét ǵ về ảnh hưởng của các trận động đất nầy?

 

Đáp: Dạ thưa, trước khi trả lời câu hỏi, tôi muốn làm sáng tỏ danh từ chuyên môn dùng để ấn định mức độ và cường độ của một trận động đất, mà tôi dịch từ chữ magnitude và intensity của tiếng Anh.

 

Danh từ mức độ dùng để chỉ độ lớn của một trận động đất; do đó, nó chỉ có một trị số mà thôi.  Có nhiều định nghĩa khác nhau, nhưng định nghĩa thông dụng nhất hiện nay là mức độ tại tâm địa chấn (local magnitude), được tính toán theo sự di chuyển của mặt đất.  Tiến sĩ (TS) Charles F. Richter thuộc Viện Khoa học California đă phát minh một thước đo (scale) để ấn định mức độ tại tâm địa chấn vào năm 1935 nhằm mục đích so sánh độ lớn của các trận động đất.  Thước nầy được gọi là thước Richter và vẫn được dùng cho đến ngày nay.

 

C̣n danh từ cường độ dùng để chỉ sức mạnh của một trận động đất, hay nói cách khác, dùng để đánh giá tác hại của nó; do đó, nó có thể thay đổi từ nơi nầy qua nơi khác.  Khác với mức độ, cường độ được ấn định dựa theo ảnh hưởng đối với con người và công tŕnh; do đó, nó có thể không khách quan.  Vào năm 1902, ông Giuseppe Mercalli, một chuyên viên núi lửa người Ư, đă phát minh ra thước đo cường độ động đất được biết với tên thước Mercalli.  Thước nầy được sử dụng cho đến khi bị thước Richter thay thế vào năm 1935.

 

Đối với các trận động đất ở miền Nam Việt Nam vào ngày 5 và 6 tháng 8 vừa qua th́ rất khó để lượng định ảnh hưởng, v́ cho đến nay, vẫn chưa có một nguồn tin tức chính xác nào về đặc tính, mức độ, và vị trí của chúng.  Tuy nhiên, với sự rung chuyển mà người dân cảm nhận được, th́ ảnh hưởng của chúng rất đáng quan tâm, nhất là về mặt tâm lư.

 

Hỏi: Vừa qua, Viện Vật lư Địa cầu đă chánh thức công bố kết quả khảo sát về các trận động đất trong ngày 5 và 6 tháng 8 dựa trên dữ kiện của địa chấn kư Nha Trang.  Kết quả cho biết trận động đất ngày 5 tháng 8 xảy trên đường đứt găy Tây Biển Đông với tâm địa chấn cách Nha Trang chừng 230 km về phía nam và cách Vũng Tàu khoảng 230 km về phía đông ở độ sâu chừng 10 km.  KS có nhận xét ǵ về kết quả nầy?   

 

Đáp: Dựa theo tin tức trên báo chí trong những ngày vừa qua, dường như có một cuộc tranh luận giữa các chuyên viên có thẩm quyền ở trong nước về vị trí của các trận động đất nầy.  TS Nguyễn Ngọc Thủy và Nguyễn Đ́nh Xuyên của Viện Vật lư Địa cầu th́ cho rằng trận động đất xảy ra trên đứt găy Thuận Hải-Minh Hải.  TS Khoa học Hoàng Văn Quư của Viện Nghiên cứu Khoa học và Thiết kế Dầu khí th́ nói là do quá tŕnh tái hoạt động của đứt găy kiến tạo sông Sài G̣n.  Thạc sĩ (ThS) Địa chất Đỗ Văn Linh của Liên đoàn Bản đồ Địa chất miền Nam th́ khẳng định rằng trận động đất nằm ở cánh đông của đới đứt găy phương kinh tuyến Lộc Ninh-TP Hồ Chí Minh.  ThS Nguyễn Ngọc Hoa cũng thuộc Liên đoàn Bản đồ Địa chất miền Nam th́ cho rằng tâm động đất có thể nằm tại giao điểm của đứt găy Sài G̣n-Vàm Cỏ Đông với đứt găy Thuận Hải-Minh Hải.  Theo sự suy luận của tôi, kết quả khảo sát của Viện Vật lư Địa cầu do Ông Lê Tử Sơn công bố cũng chỉ là một tranh luận như những tranh luận khác mà thôi, bởi v́ trên phương diện kỹ thuật, vị trí và mức độ của một trận động đất không thể được tính toán chính xác bằng dữ kiện của một địa chấn kư duy nhất.

 

Hỏi: Như vậy, có cách nào khác để xác định vị trí và mức độ của các trận động đất nầy không, thưa KS?

 

Đáp: Dạ thưa, không có cách nào khác để xác định chính xác vị trí và mức độ của các trận động đất nầy, nếu không có dữ kiện của ít nhất 3 địa chấn kư nằm gần khu vực động đất.  V́ địa chấn kư Nha Trang là địa chấn kư duy nhất ở Việt Nam ghi nhận được chấn động, Viện Vật lư Địa cầu Việt Nam có thể yêu cầu các quốc gia láng giềng như Indonesia, Thái Lan, Maylasia, Singapore, và Phillipnes hoặc các cơ quan quốc tế cung cấp dữ kiện nếu địa chấn kư gần nhất của họ ghi nhận được.

 

Hỏi: Theo TS Nguyễn Ngọc Thủy, Viện Vật lư Địa cầu đă kiến nghị lắp đặt thêm 12 trạm quan sát động đất nữa tại miền Nam như Trường Sa, Côn Đảo, Phú Quốc, Bạc Liêu, Vũng Tàu,&  để tăng cường khả năng dự báo động đất.  KS có nghĩ rằng các trạm mới nầy sẽ cải thiện khả năng của Viện Vật lư Địa cầu hay không?        

 

Đáp: Nếu 12 trạm nầy được đặt đúng chỗ và được điều hành đúng mức, chúng sẽ giúp Viện Vật lư Địa cầu có thêm nhiều dữ kiện cần thiết trong việc lượng định động đất ở miền Nam Việt Nam.  Các trạm hiện hữu cũng cần được nâng cấp để cải thiện hiệu năng của hệ thống quan trắc động đất quốc gia.  Vấn đề c̣n lại là khả năng và kinh nghiệm của nhân viên và đường lối điều hành của Viện.  Nhân viên phục trách các trạm quan trắc phải được huấn luyện chuyên môn và tu nghiệp thường xuyên để có thể sử dụng và bảo quản các dụng cụ quan trắc và thông tin một cách có hiệu quả.  Các trạm quan trắc phải được nối kết trực tiếp để Viện có thể thu thập dữ kiện khi cần thiết.  Với một đội ngũ 30 nhân viên nghiên cứu địa chấn, Viện có thể làm được nhiều việc nếu đội ngũ nầy thực sự có khả năng và kinh nghiệm và được sự tài trợ đúng mức của chánh phủ.  Viện cũng cần phối hợp và tranh thủ sự trợ giúp, nhất là về mặt huấn luyện và kỹ thuật, của các cơ quan chuyên môn về động đất trên thế giới, và nhất là gia nhập vào các hệ thống quan trắc động đất toàn cầu như GEOFON của Đan Mạch hoặc IRIS của Hoa Kỳ để có thể tiếp nhận được tin tức hữu ích về động đất trên thế giới.

 

Hỏi: Theo chỗ chúng tôi được biết, người dân sinh sống trong các chung cư như 289 và 727 Trần Hưng Đạo, Cô Giang, Nguyễn Công Trứ, v.v. dường như chịu ảnh hưởng nặng nề v́ họ cảm nhận chấn động mạnh nhất.  Sở Xây dựng TP Hồ Chí Minh cho rằng các chung cư nầy quá cũ nên chất lượng kháng chấn của chúng đă giăm.  KS có ư kiến ǵ về vấn nầy.

 

Đáp: Dạ thưa tôi không nghĩ là chất lượng kháng chấn của các chung cư nầy bị giăm do tuổi thọ, bởi v́ chúng chưa bao giờ được thiết kế để kháng chấn.  Tuy nhiên, chúng vẫn có khả năng kháng chấn v́ chúng được thiết kế để chống với một số lực tương tự, thí dụ như sức gió.  Khả năng nầy có lẽ đủ để chống lại các trận động đất vừa qua, v́ không có một dấu hiệu nào cho thấy cấu trúc của chúng bị thiệt hại nghiêm trọng sau các trận động đất.  Câu hỏi ở đây là liệu khả năng nầy có được duy tŕ hay không nếu các trận động đất tương tự hoặc mạnh hơn sẽ xảy thường xuyên trong tương lai.

 

Người dân sống trong các chung cư nầy cảm nhận chấn động khác nhau bởi v́ các trận động đất có cường độ khác nhau tùy theo điều kiện tại nơi quan sát.  Các chung cư cao và quá tải th́ sẽ giao động mạnh hơn các chung cư thấp và có ít người ở, mặc dù ở cùng một vị trí.  Và đó có lẽ là lư do tại sao chỉ có người dân sống trong Khu 1 của chung cư 727 Trần Hưng Đạo th́ cảm nhận được động đất, c̣n ở Khu 2 th́ không.  Do đó, giăm tải cho các chung cư nầy có lẽ là biện pháp tốt nhất và nhanh nhất.  

 

Hỏi: Dựa theo kiến thức về địa chất, động đất ở miền Nam rất hiếm và nếu có th́ cũng không mạnh và ít khi cảm nhận được.  Nhưng kể từ thập niên 1990, động đất xảy ra thường xuyên và hầu như càng ngày càng mạnh thêm, nhất là ở khu vực ngoài khơi Vũng Tàu.  KS có thể giải thích về hiện tượng nầy không? 

 

Đáp: Thưa động đất là một hiện tượng tự nhiên do sự chuyển động th́nh ĺnh dọc theo đường tiếp giáp của vỉ địa chất (tectonic plates) hoặc đường đứt găy (fauls) của vỏ trái đất.  Các đường đứt găy nầy đă được phát hiện ở ngoài khơi Vũng Tàu và vùng đồng bằng sông Cửu Long, nhưng hoạt động của chúng th́ chưa ai biết.  Dó đó, cần phải nghiên cứu xem các hoạt động gần đây có phải do tác động của con người hay không, v́ ảnh hưởng do tác động của con người đă được xác định ở một vài nơi ở Hoa Kỳ, Canada, và Nhật Bản.  Các tác động nầy bao gồm có việc tống khứ nước thải bằng cách bơm xuống giếng sâu, bơm nước xuống các túi dầu để khai thác dầu, và việc xây dựng các hồ chứa nước.  Các trận động đất do tác động của con người thường có mức độ thấp, nhưng động đất lên đến 5.5 độ Richter và hậu chấn tiếp theo đă được xác nhận.