Giải Pháp Cho Sự Hâm Nóng Toàn Cầu: Nhốt Khí CO2 Lại - Solution For The Global Warming: Putting A Lid On CO2

RFA - Tạp chí Khoa học & Môi trường

 

Mối quan tâm hiện tại của thế giới là hiệu ứng nhà kính từ đó tạo ra sự hâm nóng toàn cầu.Thán khí CO2 là một nhân tố chính trong hiệu ứng nhà kính nầy. Do đó tứ nhiều năm qua, các nhà khoa học trên thế giới đă tập trung trí tuệ vào việc giải quyết hay hạn chế sự h́nh thành khí CO2 trong sản xuất hoặc bằng những công nghệ sạch, hay t́m phương cách trừ khử chúng. Trong mục Tạp chí KH&MT hôm nay, TS MTT trở lại với chúng ta về vấn đề nầy.

 

Hỏi 1: Trước hết, xin TSMTT cho thính giả biết thêm về t́nh trạng hiệu ứng nhà kính hiện nay và phương hướng giải quyết chung của thế giới như thế nào?

Đáp 1: Thưa anh, hiệu ứng nhà kính là một hiện tượng phát sinh do phát triển trên thế giới qua sản xuất. Các khí thải hồi vào bầu khí quyển là nguyên nhân chính của hiệu ứng nầy, trong đó thán khí hay CO2 chiếm đa số. Trung b́nh trên thế giới CO2 chiếm 70% lượng khí nhà kính; nhưng riêng đối với Hoa Kỳ th́ lượng khí nầy có tỷ lệ là 81%. Do đó, nguyên tắc căn bản của tất cả công tŕnh nghiên cứu là làm thế nào để giảm thiểu lượng CO2 thải hồi vào không khí. Các hướng giải quyết hiện nay tập trung vào các suy nghĩ sau đây: hoặc làm đậm đặc khí CO2 lại, hoặc nhốt giữ CO2 trong môi trường ngoài không khí, hoặc dùng áp suất cao, hoặc bơm khí CO2 vào ḷng đất hay ḷng biển sâu.

 

Hỏi 2: Thưa TS, những công nghệ nào ở HK phóng thích nhiều CO2 so với các quôc gia khác trên thế giới?

Đáp 2: Ở HK công nghệ năng lượng điện chiếm đến 39% lượng khí thải CO2, trong đó điện năng đến từ than đá chiếm 52% trong tỷ lệ trên. Tiếp theo sau là các phương tiện di chuyển như: xe, xe lửa, máy bay... chiếm 32%. Sau hết là CO2 thải hồi từ các công nghệ sản xuất khác. Hiện tại, trử lượng than đá của HK có thể dùng trong ṿng 250 năm sắp tới và giá than rất rẻ từ 1 đến 2 xu một cân. Do đó khó có thể chuyển hóa hay giảm thiểu công nghệ nầy.

 

Hỏi 3: TS vừa nói 81% lượng khí thải ở HK là thán khí, số c̣n lại là các khí nào?

Đáp 3: Ngoài thán khí ra, trong khí thải c̣n có: khí methane, 9%, nitrogen oxide, 5%, sulfur hexachloride, hydrofluorocarbon, và perchlorocarbon chiếm 2%, và khí CO2 từ các nguồn khác là 3%. Tổng cộng hàng năm, HK phóng thích vào không khí 1,53 tỷ tấn tính theo lượng carbon tương đương đóng góp vào sự hâm nóng toàn cầu.

 

Hỏi 4: Về ba nguyên nhân chính tạo ra thán khí vừa kể trên, chúng ta có phương cách nào làm giảm lượng khí thải nầy không thưa TS?

Đáp 4: Như chúng tôi vừa tŕnh bày trên, do điều kiện tự nhiên, việc dùng than đá để biến thành điện năng khó có thể giảm thiểu được. Tuy nhiên nếu biết tận dụng các nguồn điện năng thiên nhiên như: gió, ánh sáng mặt trời, sóng và thủy triều, cùng các loại năng lượng tái tạo khác từ rác và vi sinh, chúng ta có thể hạn chế được mức xử dụng than đá.

 

Đối với các phương tiện di chuyển, những công nghệ mới làm tăng năng suất trong việc xử dụng nguyên liệu, biến nguyên liệu xăng dầu sạch hơn, cho ít khí thải hơn, khuyến khích việc xử dụng xe chạy bằng điện năng hay nguyên tử năng...Những điều trên đây sẽ làm giảm bớt lượng khí thải phóng thích vào không khí. Các công nghệ trên đây đang được chính phủ HK cổ súy qua Harlan Whatson, Phụ trách Thương thuyết về sự thay đồi khí hậu toàn cầu, như sau: Các công nghệ phải chuyển hóa để tạo năng lượng trong tương lai hướng đến sự kiện không c̣n ảnh hưởng đến mối lo sợ về mức thay đổi thời tiết nữa.

 

Hỏi 5: C̣n về phía chính phủ HK, có những biện pháp nào khuyến khích các nhà sản xuất và người dân giảm thiểu lượng khí thải vào không khí không, thưa TS?

Đáp 5: Dạ có thưa anh. trước hết chính phủ tài trợ hay phụ cấp chương tŕnh năng lượng nào có mục đích hạn chế hay không c̣n phóng thích thán khí nữa. Chính phủ cũng đẫy mạnh chương tŕnh năng lượng mặt trời, năng lượng gió, và nhất là công nghệ biến than thành hơi trước khi chuyển thành điện năng. Chính công nghệ sau cùng nầy hy vọng sẽ làm giảm thiểu 30% lượng khí thải do công nghệ nhiệt điện từ than đá.

C̣n về phía người dân, chính phủ tài trợ chi phí cho việc thiết lập các hệ thống điện năng từ gió và mặt trời. Tại HK, chúng ta sẽ được khấu trừ 15% chi phí thiết lập hệ thống năng lượng mặt trời hay 4,50 Mỹ kim cho mỗi Kw/giờ xử dụng loại năng lượng nầy cho việc khai thuế hàng năm.

Thêm nữa, công nghệ biến Hydrogen thành điện năng cũng đang được tiến hành và hy vọng có thể đi vào ứng dụng trong ṿng vài năm nữa.

Và ở một số nhà máy lọc dầu một công nghệ mới được thành h́nh là chuyển lượng khí CO2 vào các túi dầu thô trước khi tinh chế đầu để đạt được hiệu suất xăng dầu cao hơn.

Quan trọng nhất là công nghệ nhốt khí CO2 vào ḷng đất hay ḷng biển. Hai công nghệ nầy có thể hấp thụ một lượng lớn khí thải CO2 và hy vọng sẽ là một giải đáp cho vấn nạn hâm nóng toàn cầu.

 

Hỏi 6: Trước hết xin TS nói về công nghệ bơm CO2 dưới áp suất vào các túi dầu.

Đáp 6: Tại vùng viễn Tây Canada, từ năm 2000, chính phủ đă bơm CO2 dưới áp suất cao vào túi dầu ở Weyburn với mục đích thu hồi lượng dầu c̣n lại trong vùng nầy. Biện pháp nầy  được ước tính là có thể nhốt lại 22 triệu tấn CO2; đối lại, lượng CO2 trong túi dầu sẽ sản xuất lại 130 triệu thùng dầu 20 năm sau đó.

 

Hỏi 7: Tiếp theo, xin TS nói về công nghệ nhốt khí CO2 vào ḷng đất.

Đáp 7: Theo Scott Klara, phát ngôn viên của Bộ Năng Lượng HK, công nghệ nhốt khí CO2 vào ḷng đất sẽ được ứng dụng rộng răi khắp HK vào năm 2012. Ngay từ bây giờ, các quy định về chuyên chở khí, cũng như phí tổn chuyển vận từ các công ty đến nơi nhốt đang được cứu xét giữa chính quyền và các công ty lớn trong nước. Theo tính toán, th́ vào năm 2012, chi phí cho việc xử lư 1 tấn CO2 là 10 Mỹ kim. Cũng theo tính toán, năm 2001, HK phóng thích 6,2 tỷ tấn CO2 vào khí quyển, và cho đến năm 2050, HK vẫn sẽ giữ nguyên lượng khí thải nầy v́ đă nhốt được 5,3 tỷ tấn hàng năm; và trong khoảng thời gian nầy HK sẽ tăng sản lượng quôc gia lên gấp nhiều lần.

 

Hỏi 8: C̣n việc nhốt khí CO2 trong ḷng biển như thế nào thưa TS?

Đáp 8: Công nghệ nhốt CO2 vào ḷng biển dược công ty StatOil, Na Uy thực hiện đầu tiên vào năm 1996 ở một giàn khoan dầu thuộc vùng biển của quốc gia nầy. Thán khí từ các nhà máy sẽ được hóa lỏng và bơm thẳng vào ḷng biển sâu độ 1.000 mét xuyên qua hệ thống có chứa sắt (Fe) làm chất xúc tác để tạo ra nguồn phân bón cho các loài phiêu sinh vật (phytoplankton) sống trong nước biển có khả năng đồng hóa diệp lục tố như cây cỏ trong không khí. Các sinh vật nầy sẽ hấp thụ thán khí và phóng thích dưởng khí (O2) vào nước biển.  Công ty đă bơm trên 2 triệu tấn CO2 vào thềm lục địa của ḷng đại dương. Theo ước tính, kỹ thuật nầy có khả năng bơm 600 tỷ tấn CO2 tương đương với tổng số lượng CO2 toàn Âu châu phóng thích trong ṿng 400 năm. Với công nghệ trên đây, theo ước tính của công ty StatOil khả năng cả đại dương và thềm lục địa có thể hấp thụ 200.000 tỷ tấn carbon tương đương, chấm dứt dễ dàng hiện tượng hâm nóng toàn cầu, nếu chương tŕnh được thế giới chấp nhận.

Theo Peter Brewer, khoa học gia ở Viện Nghiên cứu Sinh vật biển Monterey ( Monterey Bay Aquarium & Research Institute), hiện tại có khoảng 20 triệu tấn thán khí đi vào ḷng đại dương hàng ngày, di chuyển và trộn lẫn với nước biển ở dưới sâu tạo thành những luồn nước có nồng độ thán khí thật cao. Luồng nước nầy di chuyển và ḥa tan theo thời gian để cuối cùng biến mất vào ḷng đại dương.

 

Hỏi 9: Như vậy th́ vấn nạn hâm nóng toàn cầu có thể được giải quyết trong một tương lai gần đây phải không thưa TS?

Đáp 9: Thưa anh, tuy những biện pháp chúng tôi vừa nêu trên đây có khả năng giải quyết vấn nạn toàn cầu và không làm đ́nh trệ sự phát triển kinh tế của các quốc gia trên thế giới. Tuy nhiện vấn đề không đơn giản như thế. Trên hành tinh chúng ta đang sống, mỗi quốc gia riêng rẽ đều có tầm nh́n về chính trị, kinh tế, cung cách quản lư đất nước khác biệt nhau, nhiều khi có những mâu thuẫn khó hàn gắn. Do đó đi t́m một sự đồng thuận chung để giải quyết một vấn nạn của thế giới quả rất khó khăn. Trừ khi sự hâm nóng toàn cầu nầy trở thành một nguy cơ sống chết trước mắt cho nhân loại. Điều đó chưa xảy ra trong hiện tại cho nên việc giải quyết chung sẽ không xảy ra trong hiện tại hay tương lai gần đây. Tuy nhiên, để kết luận cho buổi hội luận hôm nay, ngày 5/6 hàng năm là Ngày Môi trường Thế giới. Năm nay, ngày nầy sẽ được LHQ tổ chức tại San Francisco, CA từ ngày 1 đến 5/6 qua chủ đề Thành phố xanh nhằm mục đích cổ súy một cuộc sống tử tế cho nhân loại trong tương lai. Đ6è tài chính vần là những biện pháp cần thiết để giảm thiểu nguồn khí CO2 phát thải vào không khí hầu làm chậm lại tiến tŕnh hâm nóng ṭan cầu.

Kính chào Quư thính giả của Đài ACTD