Hội Nghị Dioxin 2006 Tại Oslo

Oslo Conference: Dioxin 2006

 

Hàng năm, Hội đồng Cố vấn Quốc tế ( IAB) tổ chức một Hội nghị quốc tế về các chất ô nhiễm hữu cơ chứa halogen và các chất ô nhiễm hữu cơ bền vững, trong đó ghi nhận những biến chuyển cùng sự thay đổi môi trường do những hóa chất trên gây ra trên thế giới. Tc KH&MT kỳ nầy thảo luận với TS MTT vế Hội nghị nầy.

 

Hỏi 1: Trước hết xin TS cho biết khái lược về Hội nghị Dioxin 2006?

Đáp 1: Thưa Anh. Như thường lệ hàng năm thế giới tổ chức một Hội nghị quốc tế hàng năm vào tháng 8. Năm vừa qua Hội nghị đă diễn ra tại thàng phố Toronto (Canada). Năm nay Hội nghị đă chọn Oslo, thủ đô Hoàng gia Norway làm địa điểm cho hội nghị từ ngày 21 đến 26 tháng 8, 2006. Hội nghị lần nầy là kỳ thứ 26 và có tên  Hội nghị Quốc tế về các Hợp chất hữu cơ bền vững - Dioxin 2006 (ISHPO-Dioxin 2006). Chủ đề cho năm nay là:Chuyển đạt thông tin khoa học trong không khí thân hữu về các hợp chất ô nhiễm hữu cơ bền vững chứa halogen (Communicating the Science of Halogenated POPs in a friendly atmosphere). Qua chủ đề trên, chúng ta thấy tinh thần hội nghị kỳ nầy có tính cách khoa học, xă hội thân thiện hơn trong việc trao đổi những thông tin khoa học về vấn đề nầy.

 

Hỏi 2: Hội nghị tập trung vào những vấn đề ǵ cho kỳ nầy thưa TS?

Đáp 2:   Đứng về b́nh diện khoa học, hội nghị đặt trọng tâm vào phương pháp lấy mẫu và phân tích, sự  h́nh thành những nơi ô nhiễm, nguồn gốc ô nhiễm và phương pháp xử lư ô nhiễm. Ngoài ra, hội nghị c̣n lưu tâm đến ảnh hưởng lên hệ sinh thái cùng mức độ tiếp nhiễm lên con người. Sau cùng, hội nghị đưa ra những đề nghị về mức độ và chiều hướng ảnh hưởng lên môi trường cũng như nghiên cứu nguy cơ tác động lên con người và môi trường. Hội nghị cũng đưa ra nhiều chuyên đề về ảnh hưởng của các hợp chất trên lên vùng Bắc cực, lên trầm tích cùng những thực phẩm đồ biển. Về con người, hội nghị tập chú về ảnh hưởng lên mức sinh sản, ảnh hưởng lên hệ thần kinh và ảnh hưởng lên sức khỏe của trẻ sơ sinh và trẻ em. 

 

Hỏi 3: Việt Nam có tham dự Hội nghị kỳ nầy không thưa TS?

Đáp 3: Dạ có thưa Anh. Trong lúc Vụ kiện của Hội Nạn nhân Chất độc Da cam/Dioxin Việt Nam kiện 37 Cty Hóa chất Hoa Kỳ về ảnh hưởng lên môi trường và con người, gây ra khoảng độ 4,8 triệu nạn nhân c̣n đang tiếp diễn tại ṭa Kháng án New York, lần nầy phái đoàn VN đi phó hội do GS BS Nguyễn Trọng Nhân làm trưởng phái đoàn trong kỳ họp lần thứ 26 nầy.

 

Hỏi 4: Xin Ông cho biết hoạt động của phái đoàn trong kỳ họp nầy.

Đáp 4: Theo chương tŕnh nghị sự do VN công bố, trong ngày khai mạc đầu tiên BS NTN  sẽ tiếp xúc với Chủ tịch Hội Thân hữu Việt-Đức Guenter Jiesensfeld và sẽ bàn cụ thể về việc xây dựng một nhà giữ trẻ em nạn nhân của chất độc màu da cam tại Đà Nẵng. Được biết con số nạn nhân được VN cho biết lần nầy giảm xuống c̣n khoảng độ 2  triệu chứ không là 4,8 như trong hồ sơ vụ kiện. Trong chương tŕnh thuyết tŕnh, đề tài của VN do Phó GS TS Nguyễn Văn Tường đưa ra những kết quả nghiên cứu mới nhất của VN về ảnh hưởng của dioxin dưới đề tài: Các biến đổi về mặt di truyền, miễn dịch, sinh hóa, huyết học và tồn lưu dioxin trên các đối tượng phơi nhiễm nguy cơ cao.

 

Hỏi 5: TS có thể cho thính giả của Đài biết thêm chi tiết của báo cáo khoa học trên hay  không?

Đáp 5; Dạ được. Theo báo cáo, tại một số vùng như khu vực sân bay Đà Nẵng, sân bay Biên Ḥa, và Nam Đông (Thừa Thiên) vẫn thấy c̣n tồn lưu hàm lượng dioxin trong môi trường cao cần được xử lư. Riêng về sức khỏe con người, kết quả nghiên cứu cho thấy, tỷ lệ loạn h́nh thái bạch cầu (Hodgkins and non-Hodgkins lymphoma) trong nhóm nguy cơ tiếp nhiễm tại Biên Ḥa là 59% và Nam Đông là 24,7% cao gấp nhiều lần so với nhóm tại Hải Pḥng, nhóm hoàn toàn không có tiếp xúc với dioxin và sau chiến tranh chỉ có 2,6%. Thêm nữa, khả năng đáp ứng tạo kháng thể chống viêm gan B của nhóm có nguy cơ tiếp nhiễm cao ở Biên Ḥa và Nam Đông thấp hơn so với nhóm ở Hải Pḥng. Ngoài ra trong báo cáo cũng c̣n có những nghiên cứu kết quả cho thấy t́nh trạng sức khỏe của cựu chiến binh từng tham gia chiến đấu ở chiến trường miền Nam, sau 30 năm tiếp xúc với chất độc Da cam đến nay trong máu vẫn c̣n tồn lưu dioxin và có những biểu hiện bịnh lư về thần kinh, hô hấp, và bịnh da liễu cao.

 

BS Tường c̣n cho biết, kết quả nghiên cứu nầy là công tŕnh cấp quốc gia có sự tham gia của trường Y khoa Hà Nội, Y khoa TpHCM, Học viện Quân Y và Viện Công nghệ sinh học.

 

Hỏi 6: Qua kết quả nghiên cứu trên, ư kiến của Ông như thế nào, cũng như tính xác tín của một cuộc nghiên cứu khoa học của báo cáo có tính thuyết phục cao hay không?

Đáp 6: Theo quan điểm cá nhân của chúng tôi sau khi duyệt qua những kết quả nghiên cứu, chúng tôi có vài ghi nhận sau đây: Báo cáo đưa ra những con số thống kê từng vùng có nguy cơ gây ra ô nhiễm và so sánh với với những vùng không bị tiếp nhiễm. Điều nầy khó có thể đưa ra kết luận chính xác nguyên nhân là dioxin?  Và nếu giả sử là do dioxin, tác giả không chứng minh được nguồn gốc dioxin gây ra đến từ đâu? Một trong những mục tiêu của Hội nghị Oslo kỳ nầy là đặt trọng tâm vào phương pháp lấy mẫu và phân tích cũng như sự h́nh thành nơi ô nhiễm. Được biết trong báo cáo nghiên cứu trên, các phân tích mẫu được thực hiện tại Trung tâm dịch vụ phân tích và thí nghiệm TpHCM và Viện khoa học sức khỏe và môi trường Fukuoka (Nhật Bản). Theo chỗ chúng tôi được biết, việc phân tích dioxin rất tốn kém, khoảng $1000 Mỹ kim/mẫu, và phải xử dụng sắc kư HRGCMS, làm sao Trung tâm phân tích ở VN có khả năng phân tích mẫu v́ không có dụng cụ trên?

 

Hỏi 7: Trở qua Vụ kiện Da cam, VN có vận động chiến dịch nào không để yểm trợ cho vụ kiện trong kỳ Hội nghị nầy không thưa ông?

Đáp 7: Thưa Anh. Dĩ nhiên là VN không bỏ qua bất cứ hành động nào để vận động cho Vụ kiện. Do đó, Hội nghị cũng là một diễn đàn để cho VN cổ súy, kêu gọi sự đồng thuận của bè bạn khắp năm châu. Có một điều chúng tôi không hiểu là tại sao lần nầy VN chỉ công bố có khoảng 2 triệu nạn nhân mà thôi thay v́ 4,8 triệu? Đối với trong nước, VN đă tổ chức Ngày nạn nhân chất độc Da cam cách đây hai tháng, vận động gây 100 tỷ đồng để giúp nạn nhân. Và ngày 11 tháng 8 vừa qua, Ô Trần Xuân Thu, Tổng thư lư Hội NNCĐDCVN trong một cuộc họp báo tại Hà Nội có tuyên bố là Chương tŕnh Phát triển LHQ đang vận động 10 triệu Mỹ kim để giúp VN làm sạch môi trường trong những vùng có nguy cơ ô nhiễm chất da cam trong thời gian chiến tranh VN. Cũng theo VN, hiện có khoảng 30 điểm nóng, là những vùng có phạm vi giới hạn nhưng mức độ ô nhiễm rất cao, có nguy cơ hủy hoại môi trường. Và dĩ nhiên đây cũng chỉ là một con số phỏng đoán của VN mà thôi. Một trong những điểm nóng đó là phi trường Biên Ḥa, kết quả đo đạt do BS Lê Cao Đài phân tích đă t́m thấy nồng độ của đất là 606.969 phần ức (Chúng tôi không thể hiểu được bằng phương pháp đo đạc nào mà BS LCĐ có thể đưa ra con số chính xác đến mức độ trên!).

 

Hỏi 8: Qua buổi trao đổi hôm nay, để kết luận, TS có ư kiến ǵ về vấn đề Da cam ở VN?

Đáp 8: Thưa Anh. Như đă tŕnh bày trong gần 10 năm qua, chúng tôi không loại bỏ ảnh hưởng lên sức khỏe của chất Da cam lên con người, nhưng chúng tôi luôn cổ súy việc nghiên cứu để truy t́m tận gốc nguyên nhân  gây ra hàng triệu nạn nhân ở VN nếu có. Nếu chất Da cam là nguyên nhân chính, câu hỏi kế tiếp được đặt ra là làm thế nào chứng minh được nạn nhân là do chất da cam trong thời chiến hay trong thời b́nh. Ngay trong báo cáo của TS NVTường, ông cũng không chứng minh được nạn nhân là do chất da cam nữa mà chỉ dùng những con số thống kê để đưa ra kết luận những bịnh tật là do tiếp nhiễm chất da cam.

 

Việc xử dụng ồ ạt thuốc sát trùng, trừ sâu, diệt cỏ dại, diệt nấm để đẩy mạnh nông nghiệp và chăn nuôi ở VN từ năm 1986 trở đi cũng có thể là nguyên nhân  chính gây tác hại lên sức khỏe của người dân. Do đó, nghiên cứu một cách khoa học như Hội nghị Oslo kỳ nầy đưa ra, cũng là một yếu tố giúp VN có thêm một cái nh́n khách quan hơn về vần đề chất độc da cam.

 

Ngay tại Hoa Kỳ, nghiên cứu trên mức tác hại của Dioxin gần đây đă được các nhà khoa học xét lại. Vào năm 2003 Cơ quan Bảo vệ Môi trường HK (USEPA) công bố sau khi tái thẩm định mức tác hại của Dioxin là: Dioxin là tác nhân gây ung thư cho con người. Nhưng vào tháng 6 vừa qua, Hội đồng Nghiên cứu Quốc gia HK (National Research Council), với sự đồng thuận của tất cả thành viên trong Hội dồng, đă khuyến cáo EPA là nên điều chỉnh lại mức tác hại. Đó là Dioxin có thể gây ra ung thư cho con người. Điều đó nói lên sự tác hại của Dioxin đă được các nhà làm khoa học lượng giá trở lại rất kỹ. Và điều nầy cũng chứng minh được là sự lượng giá trên cho đến nay chỉ là những thẩm định qua thí nghiệm lên thú vật, từ đó diễn đạt thành mức tác hại lên con người. Do đó mức độ chính xác chỉ có thể phỏng đoán chứ không thể nào khẳng định được.