LĐ số 132 Ngày 11.05.2004 Cập nhật: 08:07:44 - 11.05.2004

Về loạt bài "Thực phẩm phiêu lưu kư":
Thuốc tẩm hoa quả chứa chất độc màu da cam

Thu Hà thực hiện
Sau loạt bài điều tra của Báo Lao Động về t́nh trạng hoa quả, thực phẩm nhập về Việt Nam được ngâm tẩm các loại hoá chất độc hại, xung quanh vấn đề sử dụng và mức độ độc hại mà các hoá chất bảo quản hoa quả, thực phẩm, chúng tôi không khỏi bàng hoàng khi nhận được thêm những thông tin mới về việc sử dụng hoá chất bảo quản trong hoa quả mà tiến sĩ Nguyễn Đức Tuấn - Trưởng pḥng Thí nghiệm môi trường thuộc Trung tâm Kỹ thuật tiêu chuẩn - đo lường - chất lượng 1 vừa cung cấp cho Báo Lao Động.

Một mẫu chất diệt cỏ được
dùng trong bảo quản hoa quả.

´ Được biết, pḥng thí nghiệm môi trường của Trung tâm Kỹ thuật tiêu chuẩn - đo lường - chất lượng 1 thời gian qua đă tiếp nhận được khá nhiều mẫu hoá chất và mẫu hoa quả từ mọi miền đất nước gửi về xét nghiệm hoá chất bảo quản,  tiến sĩ có thể cho biết về t́nh trạng sử dụng hoá chất trong việc bảo quản hoa quả như thế nào?
- Mấy năm nay, chúng tôi thường xuyên tiến hành phân tích dư lượng thuốc bảo vệ thực vật và hoá chất bảo quản trong hoa quả và thực phẩm. Kết quả nhiều đợt phân tích cho thấy tất cả các loại hoa quả Trung Quốc và cam Việt Nam đều có chứa thuốc diệt cỏ 2,4-D và 2,4,5-T. Theo nguồn tin từ các tỉnh cung cấp th́ các loại hoá chất này đang được nông dân sử dụng vào mục đích bảo quản hoa quả. Một trong những ví dụ cụ thể là tháng 9.2003, Trung tâm Thông tin và Chuyển giao công nghệ Hà Giang đă chuyển đến chúng tôi hai gói bột in chữ Trung Quốc với h́nh ảnh quả hồng tươi rói, qua phân tích chúng tôi t́m thấy nhiều hợp chất trong đó có hoá chất 2,4-D dạng kỹ thuật có hàm lượng 70%. Riêng gói thuốc diệt cỏ có băng màu xanh đậm c̣n t́m thấy hoá chất 2,4,5-T.

Cho đến thời điểm này bà Nguyễn Thị Kim, Cục trưởng Cục Vệ sinh an toàn thực phẩm (Bộ Y tế) đă khảo sát xong t́nh trạng nhập lậu các loại thực phẩm, hoa quả qua con đường tiểu ngạch ở biên giới như Báo Lao Động đă nêu và trở về Hà Nội. Tuy nhiên, về vấn đề này, Bộ Y tế cho biết đến ngày 13.5, đại diện Bộ Y tế sẽ có trả lời chính thức Báo Lao Động về những cảnh báo mà báo đă nêu, đó là t́nh trạng sử dụng các hoá chất độc hại trong việc ngâm tẩm để bảo quản hoa quả và thực phẩm.  

´ Tiến sĩ có thể nói rơ hơn về hai loại hoá chất này và một số loại hoá chất bảo quản khác có trong hoa quả Trung Quốc hoặc người dân Việt Nam sử dụng vào việc bảo quản?
- Theo kết quả điều tra của cán bộ khoa học Sở Khoa học Công nghệ Môi trường Hà  Giang, hai loại thuốc trên đang được sử dụng phổ biến để bảo quản cam, thời gian bảo quản có thể lên tới 6 tháng trong môi trường thường. Qua phân tích của chúng tôi, cả hai loại thuốc diệt cỏ 2,4-D và 2,4,5-T có thể diệt cỏ với hàm lượng cao, nếu sử dụng với hàm lượng ít sẽ kích thích tăng trưởng thực vật. Tuy nhiên một vấn đề mà khiến tôi bàng hoàng khi phát hiện ra hoá chất 2,4,5-T và 2,4-D là các thuốc diệt cỏ này  cũng đă từng được sử dụng trong chiến tranh Việt Nam dưới tên gọi chất độc màu da cam. Đặc biệt loại hoá chất 2,4,5-T rất độc đă bị cấm sử dụng do có chứa hàm lượng dioxin được h́nh thành trong quá tŕnh tổng hợp.
Bên cạnh đó, một chất cũng ít khi thiếu trong các hoá chất bảo quản hoa quả này là thành phần lưu huỳnh.
´ Hàm lượng hoá chất trên được t́m thấy trong hoa quả tồn dư như thế nào, khả năng độc hại ra sao, thưa tiến sĩ?
- Từ kết quả phân tích cho thấy, hàm lượng sử dụng chất diệt cỏ 2,4-D và 2,4,5-T ở mức 0,4mg/kg ở vỏ hoa quả và 0,04mg/kg ở ruột hoa quả. Hiện nay chưa có phát hiện nào từ việc nhiễm độc tức khắc đối với người sử dụng các loại hoá chất này. Song về lâu dài nếu có hàm lượng dioxin trong hoa quả mà người tiêu dùng sử dụng có thể làm người sử dụng bị nhiễm độc từng ngày. Sự nhiễm độc này không chỉ cho người tiêu dùng mà cho chính cả những người sử dụng và những người bán hàng hàng ngày phải tiếp xúc với hoá chất độc hại. Đây chính là điều mà chúng ta cần cảnh báo tránh t́nh trạng ảnh hưởng đến thế hệ mai sau do 2,4-D và 2,4,5-T có khả năng gây đột biến gene. Những chất bảo quản này có giá rất rẻ, chỉ từ 1.000-2.000 đồng/gói (10 gam) th́ quả thật rất khó ngăn cản người dân sử dụng nó. Đó là mối nguy hiểm rất rơ ràng.
- Xin cảm ơn tiến sĩ!

 

LĐ số 131 Ngày 10.05.2004 Cập nhật: 09:32:58 - 10.05.2004

Đă xác định nguyên nhân vụ  ngộ độc ở Lâm Đồng

Tin từ Sở Y tế Lâm Đồng: Ngày 9.5, bước đầu đă xác định được nguyên nhân vụ ngộ độc tập thể tại nhà hàng Đại Lợi nằm trên đường Bùi Thị Xuân - Đà Lạt là do thức ăn được chế biến từ hoa kim châm có chất kích thích tăng trưởng trước khi thu hoạch. Vào ngày 5.5, một đoàn du khách gồm 44 CN Cty may Việt Tiến (TPHCM) đến Đà Lạt tham quan, vào nhà hàng Đại Lợi để ăn trưa, trong đó có món rau kim châm. Sau khi ăn, toàn bộ số CN được đưa đến Bệnh viện Lâm Đồng cấp cứu trong t́nh trạng bụng đau, nôn oẹ, tiêu chảy... trong đó 5 người bị ngộ độc nặng phải truyền dịch. Sau hơn 24 tiếng đồng hồ nằm viện, toàn bộ các bệnh nhân đă b́nh phục và xuất viện. K.D

 

LĐ số 133 Ngày 12.05.2004 Cập nhật: 08:14:14 - 12.05.2004

Sau thông tin "Thuốc tẩm hoa quả chứa chất độc màu da cam":
Người dân thực sự "sốc"!

Sau khi báo Lao Động số 132 ra ngày 11.5 đăng ư kiến của ông Trưởng pḥng Thí nghiệm môi trường (Trung tâm Kỹ thuật tiêu chuẩn - đo lường - chất lượng 1) khẳng định rằng qua tiến hành xét nghiệm một số mẫu hoa quả có tẩm hoá chất trên thị trường, đă phát hiện ra hàm lượng độc tố dioxin, c̣n gọi là chất độc màu da cam, tất cả những người dân mà PV t́m gặp đều giật ḿnh và mường tượng ra những h́nh ảnh đáng sợ...

Hoa quả từ Trung Quốc được đưa
về bán tại chợ Long Biên (Hà Nội).

Bác Bùi Thu Hường, 13 Bà Triệu, HN: Tôi thực sự "sốc"! Đă đến nước này th́ chúng tôi yêu cầu các cơ quan của Nhà nước phải có ngay những biện pháp mạnh để ngăn chặn t́nh trạng sử dụng hoá chất độc hại trên hoa quả gây thiệt hại cho người tiêu dùng. Lần nào đi chợ, tôi cũng phải cân nhắc để chọn những loại hoa quả ít khả năng bị ngâm tẩm hoá chất nhất, như cam th́ chỉ mua cam Sài G̣n, nho th́ chỉ mua nho xanh, dưa hấu ngọt quá cũng chẳng dám ăn... Tôi cũng chẳng dám mua hoa quả bán rong mà mua ở hàng quen, nhưng giờ nghe thông tin này th́ sợ quá, chắc cũng phải tạm dừng ăn hoa quả thôi.

Bác Trần Văn Dưỡng, 48 Trần Quư Cáp, HN: C̣n ai dám ăn hoa quả nữa! Nếu quả thật thông tin trên Báo Lao Động đưa là chính xác th́ người dân chẳng c̣n ai dám ăn hoa quả nữa. Mới hôm trước tôi cũng đọc báo thấy người ta nói rằng có nhiều hoá chất độc hại trên hoa quả và khuyên rằng khi mua nên chọn những loại hoa quả héo, xấu mă, lại phải chọn những cửa hàng đông người hay quen biết th́ mới mua. Quả thật, người tiêu dùng giờ chẳng biết phải tin vào đâu nữa, luôn phải chịu thiệt tḥi, có khi tiền th́ mất mà tật lại mang. 

Chị Trần Thị Hảo, khu tập thể Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn, Kim Liên, HN: Tôi sợ hoa quả Trung Quốc. Tôi đang mang bầu nên nhu cầu dinh dưỡng từ hoa quả rất cao, ngày nào cũng phải mua để ăn. Tôi thường cố tránh những loại hoa quả có nguồn gốc từ Trung Quốc v́ trước đây khi làm phiên dịch tiếng Trung, tôi được tiếp xúc với nhiều người phụ nữ đă từng sống ở Trung Quốc về. Công việc của họ là đi chân trần lội vào bể hoá chất để ngâm tẩm hoa quả và nhiều người trong số họ chân đă bị hoá chất ăn ṃn. T́nh trạng mất an toàn vệ sinh thực phẩm của chúng ta thực sự đang ở mức báo động đỏ. Tôi chỉ mong muốn Nhà nước hăy có những biện pháp kịp thời để bảo vệ sức khoẻ cho người tiêu dùng.

Bác Lều Đức (Hàng Gai - Việt kiều từ Pháp mới về): Không thể "đùa" với chuyện ăn uống. Việc phát hiện ra độc tố dioxin trên hoa quả thực sự là điều ngoài sức tưởng tượng của tôi. Có lẽ, chúng ta đă quá lơi lỏng trong vấn đề VSATTP. Tôi sống ở Pháp lâu rồi, thấy người ta làm rất nghiêm chuyện này bởi chuyện ăn uống không thể "đùa" được. Hàng tháng, các cơ quan chức năng của họ đều tổ chức những cuộc kiểm tra chất lượng của các loại hoa quả, thực phẩm bán trong chợ, siêu thị... Ngoài ra, họ c̣n thuê lực lượng thanh niên thất nghiệp đi kiểm tra thường xuyên về vấn đề VSATTP với giá khá rẻ, vừa tận dụng được lực lượng nhàn rỗi, lại vừa tiết kiệm được chi phí.

***

Dưa hấu Trung Quốc được nhập lậu
về chợ đầu mối Long Biên.

Cũng ngay trong sáng ngày 11.5, qua điện thoại và email, Báo Lao Động cũng đă nhận được nhiều ư kiến của bạn đọc gọi đến, bày tỏ sự lo ngại trước t́nh trạng có rất nhiều loại hoa quả được ngâm tẩm bằng chất diệt cỏ (chất độc màu da cam). Người tiêu dùng hoàn toàn có lư khi thông tin này gần như không được công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng.

Đă có kết quả thuốc tẩm hoa quả chứa chất độc màu da cam, sao cơ quan chức năng không công bố để mọi người thận trọng khi mua hoa quả sử dụng. Đọc bài "Thuốc tẩm hoa quả chứa chất độc màu da cam" tôi thấy như bị "sốc" về ảnh hưởng của các thuốc diệt cỏ 2,4 - D và 1,4,5 - T đối với sức khoẻ  con người, nhất là cho thế hệ tương lai. Vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm luôn luôn là hồi chuông báo động khẩn cấp, v́ liên quan đến sức khoẻ người dân và cả nền kinh tế của đất nước. Nguyễn Chấn (Tập thể Nam Đồng, Hà Nội)

Chiều 11.5, Bộ trưởng Bộ Y tế Trần Thị Trung Chiến đă trao đổi với đại diện Báo Lao Động về loạt bài "Thực phẩm phiêu lưu kư". Bộ trưởng rất hoan nghênh những thông tin rất khách quan và xác thực này, đồng thời mong muốn các cơ quan thông tin đại chúng tiếp tục phản ánh và tuyên truyền về công tác vệ sinh an toàn thực phẩm. Bộ trưởng cũng cho biết: "Nghị định xử phạt trong lĩnh vực ATVSTP đang được tŕnh Chính phủ, trong đó đề nghị thành lập các trung tâm kiểm nghiệm thực phẩm, xây dựng một số labo để nâng cao công tác kiểm nghiệm". 

Ư thức của người Việt Nam về vệ sinh thực phẩm quá kém. Vấn đề hoa quả được bảo quản bằng hoá chất đă được cảnh báo  từ nhiều năm nay, nhưng dường như người dân không biết sợ. Tuy nhiên, theo tôi chỉ có báo chí lên tiếng về vấn đề vệ sinh thực phẩm là chủ yếu, c̣n các cơ quan y tế, quản lư thị trường, bảo vệ thực vật... vẫn chưa coi trọng vấn đề này. Nếu như các cơ quan này phối hợp với báo chí cùng tuyên truyền mạnh th́ người dân sẽ ư thức hơn về vệ sinh thực phẩm.  Dương Kim Hồng (Hà Tây)
Làm sao để việc sử dụng hoá chất độc hại bảo quản hoa quả phải chấm dứt. Tôi khẩn thiết đề nghị các ngành chức năng phải có biện pháp hữu hiệu để làm việc này, v́ sức khoẻ người dân hiện tại và mai sau. Không chỉ hoa quả nhập lậu mà hoa quả Việt Nam cũng bị chính người Việt Nam thiếu hiểu biết sử dụng với mục đích lợi nhuận. Cần có h́nh thức xử phạt thật nặng đối với những cá nhân cố t́nh sử dụng hoá chất độc hại, đặc biệt là loại thuốc diệt cỏ 2,4 - D và 2,4,5 - T có khả năng gây đột biến gene, để bảo quản hoa quả. Nguyễn Phương Linh (
)
Nhóm PV thực hiện

 

HoaQuaTamChatDaCam0511.doc