LĐ số 134 Ngày 13.05.2004 Cập nhật: 08:06:17 - 13.05.2004

Hậu "Thực phẩm phiêu lưu kư"
Người tiêu dùng bắt đầu tẩy chay hoa quả Trung Quốc

Sáng ngày 12.5, phóng viên Báo Lao Động đă có mặt tại một số chợ ở Hà Nội. Ghi nhận của chúng tôi là thông tin trên báo khiến người tiêu dùng bắt đầu tẩy chay các loại hoa quả nhập từ Trung Quốc như dưa hấu, mận, cam, táo, nho... Tại chợ Đền Lừ, chợ Hàng Da, chợ Mơ... ngay từ ngoài cửa, những người kinh doanh hoa quả cũng xôn xao về sự kiện hoa quả có tẩm ướp loại hoá chất diệt cỏ độc hại. Tuy nhiên, theo cơ quan chức năng, một số mẫu được kiểm nghiệm cho thấy chất bảo quản ở hoa quả không vượt ngưỡng cho phép.

Ngày 12.5, hoa quả về
chợ Long Biên giảm.

"Tẩy chay" hàng Trung Quốc
Bước chân vào chợ Hàng Da, nơi tập trung một lượng lớn các cửa hàng kinh doanh hoa quả của Hà Nội, chúng tôi đă nghe được các chủ hộ kinh doanh buôn bán hoa quả bàn tán về thông tin đọc được trên báo. Chị Trần Thị Thuỷ - số 5 chợ Hàng Da cho biết: "Ngay từ những năm 1999, khi quưt Trung Quốc c̣n là "hàng thượng", mỗi lần mở thùng quưt ra tôi đă thấy nhiều quả quưt sau khi bỏ lớp nylon bọc ngoài quả quưt được phủ một lớp xanh xám như nấm mốc, ngửi thấy mùi hăng hắc. Tôi đă cho một số chị phóng viên để làm xét nghiệm mà chẳng thấy phát hiện ra cái ǵ?". Chị Nguyệt bán hàng gần đó nói thêm: "Em cũng thấy hiện tượng tương tự nhưng cứ nghĩ đó là phấn quả nên cũng cho qua. Nhiều lúc để đỡ bẩn tay khách hàng em cứ rửa, lau hoa quả cho sạch. Có biết đâu ḿnh cũng có thể bị nhiễm độc cũng nên? Để chắc ăn từ nay mỗi khi xếp hoa quả xong phải rửa tay mới được!". Hiện nay hầu hết các cửa hàng kinh doanh hoa quả tại chợ Hàng Da không bán hoa quả rẻ tiền Trung Quốc mà chủ yếu là các loại hoa quả chính vụ của Việt Nam như: Chuối, xoài, đu đủ, dưa hấu, mận, vải, nhăn... Theo những người kinh doanh tại chợ Mơ, số lượng khách hàng hỏi hoa quả Trung Quốc và các loại cam Việt Nam giảm hẳn.

Chợ đầu mối, người kinh doanh cũng sợ không dám nhập hàng
Vẫn như những ngày khác, chợ Long Biên tấp nập xe ra khỏi chợ lúc sáng sau khi đă "đổ" hàng tại đây. Từng gian hàng vẫn đầy ngập hoa quả chính vụ. Số lượng khách buôn lấy hàng về chợ lẻ tập trung khá nhiều. Song có một đặc điểm mà hầu hết những người kinh doanh tại chợ đều nhận thấy đó là một số hoa quả nhập lậu từ Trung Quốc như: Lê, táo, dưa, nho, quưt... những nhà buôn lấy ít hẳn. Theo chị Nguyễn Thị Hoa - một chủ hàng đổ bán buôn tại chợ Long Biên tâm sự: "Nếu như trước đây mỗi mặt hàng hoa quả Trung Quốc khách buôn nhiều có thể lấy đến 5 sọt (làn), người ít th́ 2 - 3 sọt th́ hai hôm nay lượng hàng tiêu thụ giảm. Khách mua nhiều chỉ 1 sọt, nhiều khách hàng c̣n từ chối mặt hàng hoa quả này. Bất kỳ ai cũng có thể nh́n thấy ngay lượng hàng c̣n ứ lại chợ. Mặt hàng này, chủ yếu bây giờ chỉ có gánh hàng rong mua bán lẻ trên các tuyến phố". Cùng với các loại hoa quả Trung Quốc, một số mặt hàng cũng bắt đầu bị tẩy chay như: Cam vàng, nho tím Sài G̣n. Nhiều chủ hàng tại chợ Long Biên, chợ Mơ và chợ Đền Lừ dở khóc, dở cười v́ những ngày trước nhập hàng về định "ôm" chuẩn bị cho ngày cuối tuần, nay thấy tiêu thụ chậm bắt đầu lo sợ. Cùng kinh doanh như chị Hoa, anh Khánh nói: "C̣n hơn 5 tạ cam vàng tôi "ôm" nay chắc phải bán tháo. Để lâu khéo thành "nạn" dưa hấu của những năm trước". Không chỉ có những người kinh doanh tại chợ e ngại đối với loại hoa quả Trung Quốc và một số loại hoa quả Việt Nam mà ngay kể cả những người bán hoa quả rong từ các tỉnh về Hà Nội cũng bắt đầu chuyển sang kinh doanh những loại hoa quả "thuần" hơn. Chị Trương Thị Hoà ở  Mậu Lương, Hà Tây nói: "Trước tôi cũng hay bán cam vàng, cam xanh các loại nhưng từ ngày hôm qua khách hàng không mua, tôi phải bán tháo. Từ hôm nay bắt đầu tôi lấy mận và xoài bán kèm. Nghe thông tin từ báo đài, sợ thật!".

Sau khi các cơ quan thông tin đại chúng cảnh báo về hiện tượng sử dụng chất bảo quản độc hại trong hoa quả, trong một bộ phận kinh doanh và người tiêu dùng bước đầu có hiện tượng "tẩy chay" đối với hoa quả Trung Quốc và một số loại hoa quả VN.

Ông Hoàng Thuỷ Tiến, Phó Cục trưởng Cục ATVSTP (Bộ Y tế): Người tiêu dùng không nên quá lo lắng Trao đổi với phóng viên Báo Lao Động, ông Hoàng Thuỷ Tiến cho biết: Cho đến thời điểm này kết quả mà Trung tâm Kỹ thuật tiêu chuẩn đo lường chất lượng 1 đưa ra là một kết quả đúng, nhưng chưa phải là kết quả đánh giá chung cho tất cả các loại hoa quả. Một số mẫu mà Cục Kiểm nghiệm cho thấy chất bảo quản ở hoa quả không vượt ngưỡng cho phép. Một số mẫu kiểm nghiệm có tồn dư hàm lượng chất diệt cỏ 2,4- D, nhưng chỉ tồn dư trong vỏ.

Mặc dù kết quả mà báo chí công bố rất cần thiết để người dân thận trọng và cảnh giác, nhưng cũng không nên quá lo lắng.

 

NHAN DAN - Cập nhật  14:12 ngày 13-05-2004               

 

Dư lượng chất độc hại trong hoa quả không gây nguy hiểm


Bộ Y tế khẳng định nghiêm cấm việc sử dụng các hóa chất bảo vệ thực vật để bảo quản hoa quả nhưng cho biết dư lượng hóa chất độc hại có trong hoa quả (kể cả cam) đang lưu hành trên thị trường Việt Nam không gây nguy hiểm đến sức khỏe con người.

 

Phó Cục trưởng Cục Vệ sinh An toàn Thực phẩm Hoàng Thủy Tiến phát biểu như trên ngày 12/5 trước dư luận phản ánh hoa, quả lưu hành trên thị trường được bảo quản bằng chất bảo vệ thực vật.

 

Theo quy định của Bộ Y tế, hóa chất bảo vệ thực vật 2, 4, 5-T và 2, 4-D trong táo, mơ, trứng, sữa và các loại quả mọng khác chỉ được có giới hạn tồn dư tối đa không quá 0,05mg/kg hoa quả. Như vậy lượng hóa chất độc hại tồn dư trong kết quả nghiên cứu của Trung tâm kỹ thuật Tiêu chuẩn đo lường chất lượng vẫn ở dưới ngưỡng cho phép.

 

Theo các nhà khoa học, người tiêu dùng không nên quá hoang mang. Nguy cơ ngộ độc chỉ xảy ra ở liều lượng cao gấp trăm lần và số lượng sử dụng thường xuyên (hàng ngày).

 

Tuy nhiên, ông Tiến cũng cảnh báo các nhà sản xuất, chế biến và bảo quản hoa quả không v́ thế mà được phép lạm dụng các loại hóa chất bảo vệ thực vật. Nếu không cẩn thận về liều lượng và thời gian sử dụng hóa chất sẽ gây tác hại đến sức khỏe cho chính bản thân họ, gia đ́nh, người thân và người tiêu dùng.

 

Để bảo đảm cung cấp cho nhân dân nguồn thực phẩm và rau quả an toàn, Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn, Tổng cục Hải quan và Bộ y tế sẽ tăng cường kiểm tra, kiểm soát các loại thuốc bảo vệ thực vật không rơ nguồn gốc trôi nổi trên thị trường; khuyến cáo người dân và nhà sản xuất, kinh doanh chế biến thực phẩm không lạm dụng các hóa chất bảo quản thực vật mà cần sử dụng các biện pháp bảo quản bằng nhiệt độ, khí ozon và các phương pháp dân gian như vùi cát, bôi vôi.

 

Đặc biệt tại các cửa khẩu, các cơ quan liên ngành sẽ tăng cường kiểm tra, kiểm dịch các loại thực phẩm và hoa quả nhập khẩu.



 

Theo TTXVN

 

HoaQuaTamDaCam0513.doc