Hệ Thống Giáo Dục Việt Nam - Việt Nam Education System

 

Hàng năm vào đúng ngày 5 tháng 9, là ngày tưụ trường của tất cả học sinh mẫu giaó, học sinh trung tiểu học, và sinh viên ṭan cơi Việt Nam. Niên học năm 2004-2005, cũng vẫn khai giảng vào ngày nầy dù đó là ngày chủ nhật. Để có một tầm nh́n xác thực vào t́nh trạng giáo dục Việt Nam, chúng tôi liên lạc với TS MTT, Chủ tịch BCH Hội KH&KT  Việt Nam và cũng là một nhà giáo trước 1975.

 

Hỏi 1: Trước hết xin TS MTT cho biết khái quát về t́nh h́nh giaó dục Việt Nam hiện tại.

Đáp 1: Thưa anh. Với dân số trên 82 triệu, niên học 2004-2005 đă quy tụ trên 22 triệu học sinh các cấp ở cả nước; trong đó gồm 3 triệu trẻ em trong các cơ sở giaó dục mầm non, 18 triệu học sinh phổ thông, 400 ngàn học sinh trung học chuyên nghiệp, và khoảng 1,1 triệu sinh viên đại học thuộc các ngành chuyên môn khác nhau.

Nh́n chung và so sánh với tỷ lệ dân số, sĩ số sinh viên đại học vẫn c̣n quá ít chiếm 1,3% dân số mà thôi. Nếu lấy California làm thí dụ, Cali với 34 triệu người dân trong đó có 4 triệu sinh viên chiếm 11,75%. Ngược lại, số học sinh tương đối cao. Hai điều trên đây cho thấy giaó dục Việt Nam hiện tại không có sự phân bố đồng bộ, nghĩa là hệ thống đại học không đủ cho nhu cầu quá tải của học sinh sau khi tốt nghiệp trung học phổ thông hay chuyên nghiệp.

 

Hỏi 2: Trước 75, TS cũng là một nhà giaó ở Việt Nam, TS  nhận định thế nào về giáo dục Việt Nam trong quá khứ và hiện tại.

Đáp 2: Thưa anh, ở Việt Nam trước 75, giáo dục miền Nam dựa theo ba mục tiêu: Dân tộc-Nhân bản-và Khai phóng. Từ 3 hướng trên miền Nam đă cố gắng đáp ứng với những yêu cầu đề ra do LHQ về các quyền trẻ em trong giáo dục ṭan diện là quyền được sống c̣n (right to survival), quyền được phát triển ṭan diện (develop to the fullest), và quyền được bảo vệ chống lại các ảnh hưởng của quyền lực, lạm dụng và bốc lột, và nhất là quyền được tham dự vào các sinh hoạt gia đ́nh, văn hóa và đời sống xă hội. Các quyền hạn trên được LHQ cổ súy để cho trẻ em trên thế giới có được một sự giáo dục ṭan diện và hài ḥa trong việc phát triển bản thân.. Trong điều 3 của Thỏa ước LHQ có ghi rơ là trẻ em phải được đặc biệt hưởng các tiêu chuẩn y tế, giaó dục, tư pháp và các dịch vụ xă hội cần thiết để bảo vệ những ǵ tốt nhất cho trẻ em.

 

Hỏi 3: C̣n Việt Nam hiện tại có đặt trọng tâm vào các nền tảng trên hay không thưa ông?

Đáp 3: Việt Nam hiện tại đă phê chuẩn Thoả ước LHQ về quyền trẻ em vào ngày 20/2/1990 và công bố luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em ngày 21/8/1991. Cũng theo định nghĩa của LHQ, trẻ em là tất cả trẻ em từ mới sơ sinh cho đến 16 tuổi.

 

Hỏi 4: Như  vậy, Việt Nam đă tiếp nhận đầy đủ thông tin cũng như chấp nhận h́nh thức giáo dục ṭan diện và bảo vệ trẻ em do LHQ đề ra. Nhưng theo quan điểm cá nhân của Ts th́ thực trạng hiện tại của nền giáo dục Việt Nam như thế nào?

Đáp 4: Thưa anh. Đây là một câu hỏi lớn, quả thật khó đúc kết trong khuôn khổ hạn hẹp của chương tŕnh. Tuy nhiên chúng tôi có thể tóm tắt gọn nhẹ là Giáo dục Việt Nam hiện tại đang phải đối mặt với 4 vấn nạn căn bản như sau: Trường sở, Giáo viên, Chương tŕnh  học, và tệ hại hơn hết là tệ trạng thu học phí, lệ phí cho việc học và dạy kèm cũng như những áp lực vật chất và tinh thần từ phía phụ huynh và giáo viên. Từ các vấn nạn kể trên, nhiều hệ lụy  tính tiêu cực sẽ phát sinh ảnh hưởng không nhỏ đến phẩm chất giáo dục của Việt Nam hiện tại.

 

Hỏi 5: TS có thể khai triển thêm từng vấn đề một.

Đáp 5: Trước hết, nếu nói về pḥng ốc, với số lượng 21 triệu trẻ em từ mẫu giáo đến học sinh trung tiểu học, có khả năng tăng thêm 1% mỗi năm th́ ngân sách quôc gia hiện tại không đủ để đáp ứng kịp với đà gia tăng dân số nầy. Từ đó kéo theo nhiều khiếm khuyết tiếp theo như sự thiếu hụt giaó viên và phẩm chất giaó dục cũng không được chăm sóc chu đáo. Đối với các quốc gia tiên tiến trên thế giới, ngân sách dành cho y tế và giaó dục có thể nói đă chiếm tỷ lệ đa số của ngân sách quốc gia, trong lúc đó Việt Nam chưa đầu tư đúng mức vào hai dịch vụ căn bản và cần thiết cho sự phát triển quốc gia trong tương lai nầy.

 

Hỏi 6: C̣n chương tŕnh giáo dục th́ sao?

Đáp 6: Nói chung về chương tŕnh giáo dục, quả thật Việt Nam chưa đuổi kịp với đà tiến hóa của thế giới trong thế kỷ 21 nầy. Có thể v́ Việt Nam đă đặt nhiều nhu cầu quốc gia khác như chính trị, kinh tế, phát triển, và nhiều lư do khác nữa mà giáo dục đă không được Việt Nam đem lên thành ưu tiên hàng đầu cũng như việc cải tổ giaó dục để thích ứng với chiều hướng ṭan cầu hóa, một điều cần thiết để phát triển quốc gia trong tương lai mà Việt Nam cũng không lưu tâm đến. Có những môn học ḥan ṭan không cần thiết cho việc phát triển quốc gia vẫn được duy tŕ trên 30 năm nay và chiếm một thời lượng lớn trong chương tŕnh học cũng như trong các cuộc thi tuyển vào đại học. Đặc biệt đối với trẻ em, có những môn học , tiết mục ḥan ṭan không phù hợp với sự phát triển mầm non, mà trái lại có thể tạo ra những phản ứng tiêu cực cho xă hội trong tương lai.

 

Hỏi 7: Xin TS nêu ra một vài thí dụ cụ thể cho lập luận của TS vừa nêu trên.

Đáp 7: Chúng tôi muốn đưa ra đây một thí dụ về một Quyết định của Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo ngày 22/12/2004 vào mùa thi tuyển sinh từ năm 2005 là, học sinh phải thi tốt nghiệp 1 trong 2 phương án sau đây trước khi được ghi tên vào cuộc thi tuyển  vào đại học:

-           Thứ nhất: Triết học Mac Lenin, Chủ nghĩa xă hội khoa học, Kinh tế chính trị Mac Lenin, Lịch sử Đảng CS Việt Nam và tư tưởng HCM.

-           Thứ hai: Triết học Mac Lenin, Kinh tế chính trị Mac Lenin, Chủ nghĩa xă hội khoa học,.

Thiết nghĩ, những môn học nầy không giúp ích ǵ được trong suy nghĩ của những chuyên viên Việt Nam tương lai ngơ hầu đóng góp cho công cuộc phát triển chung của đất nước.

 

Hỏi 8: C̣n thí dụ nào khác nữa không thưa ông?

Đáp 8: Một thí dụ nữa là nói về sách giao khoa Đố vui để học của bộ Văn hóa Thông tin. Sách nầy đă gieo vào đầu óc các học sinh ngây thơ những h́nh ảnh hết sức tiêu cực của xă hôị đương thời. Trong sách trên, đầy rẩy những câu hỏi câu đố đại khái như sau: Mua cái bờm xôm, Tay ôm Thị Hến, Say sưa tới bến, Mặt đỏ phừng phừng, Một phút với cưng, Tiền lương mất sạch. Là ǵ? Lời giải: Bia ôm. Ngoài ra c̣n nhiều câu đố  về đĩ điếm, Nhà chứa, Karaôkê ôm v.v... Phụ huynh của các em làm thế nào để giải thích cho một đứa em nhỏ thuộc hạn tuồi tiểu học về những vấn nạn hết sức tiêu cực trong xă hội Việt Nam hiện tại?

 

Hỏi 9: Trong 4 vấn nạn căn bản cho giáo dục Việt Nam, TS có nói đến nạn câu chuyện tiền nong trong giáo dục, xin ông cho biết t́nh trạng nầy như thế nào?

Đáp 9: Chúng tôi chỉ xin lấy một thí dụ điển h́nh về học phí của một học sinh trường Trung học Phổ thông Nguyễn Thượng Hiền trong niên học 2001-2002 mà không b́nh luận là: - Đóng góp hàng tháng 130.000 đồng, - Học thêm buổi thứ hai 50.000 đồng, - Tiền tổ chức phục vụ bán trú 30.000 đồng, - Học vi tính 20.000 đồng. Thậm chí có tháng phải đóng đến 350.000 đồng cho một học sinh lớp 10. Nên nhớ lương một kỹ sư mới ra trường trong thời điểm nầy là 370.000 đồng/tháng.

 

Hỏi 10: Trước những hiện trạng TS đă vừa nêu lên về t́nh trạng giaó dục Việt Nam hiện tại, ông có những suy nghĩ tích cực nào về vấn đề nầy trong tương lai hay không?

Đáp 10: Thưa anh. Lời phát biểu của Bộ trưởng Giáo dục-Đào tạo trong niện học 2004-2005 là nên hạn chế việc dạy thêm học thêm, cũng như những lời kết án của GS Ḥan Tụy về tệ trạng học phí trong giaó dục Việt Nam là nạn dạy thêm là một khối u dị dạng. Thêm nữa, một người trong cuộc có trọng lượng nhiều nhất trong lănh vực giáo dục là TS Đỗ Nguyên Phương, Trưởng Ban khoa Giaó TƯ Đảng CS Việt Nam đă phát biểu như sau: Cơ chế giáo dục hiện nay vẫn dành chỗ đứng cho những người làm việc cầm chừng, dung túng sự lười biếng trong sáng tạo, không tạo được sự đua chen cần thiết và chính đáng về tài năng và cống hiến. Qua những h́nh ảnh tiêu cực trên, và với tư cách một nhà giáo trước đây, chúng tôi nhận thấy trước sau ǵ Việt Nam cũng cần phải chấn chỉnh laị ṭan bộ hệ thống giáo dục hiện tại từ sơ cấp đến đại học.. C̣n ǵ vô lư cho bằng một em bé mẫu giáo cần phải được trắc nghiệm về tóan và sinh ngữ  trước khi được nhận vào học. Một trẻ em 4-5 tuổi vào lớp mẫu giáo để chuẩn bị vào lớp chính quy là tiểu học chứ không phải được sát hạch để trở nên thần đồng.

 

GS Vơ Ṭng Xuân cũng nhận diện được sự suy thoái vế phẩm chất giaó dục ngày nay là do chương tŕnh học quá nặng, nhất là nặng về những môn học chính trị, do đó thới gian cho các môn học chuyên môn bị thu hẹp. Từ đó sinh viên khi tốt nghiệp sẽ không c̣n th́ giờ để phát huy sáng kiến và rèn luyện chuyên môn thêm..

Thêm nữa, một số cán bộ quản lư giaó dục và giáo chức chưa ṭan tâm ṭan ư phục vụ giáo dục, thiếu gương mẫu về đạo đức và lối sống, vi phạm luật pháp nhất là trong những dịch vụ thi cử và tuyển sinh v.v... đă làm t́nh trạng giaó dục đă xuống cấp càng tệ hại hơn.

 

Do đó đă đến lúc Việt Nam cần phải trực diện với vấn đề giáo dục, mạnh dạn nhận rơ phẩm chất giáo dục c̣n nhiều hạn chế của ḿnh qua những điều kiện khách quan và chủ quan của đất nước. Hiện tại có hai h́nh ảnh tương phản trong giáo dục, đó là nhu cầu học của thanh thiếu niên ngày càng tăng, nhưng khả năng đáp ứng của hệ thống giáo dục Việt Nam c̣n nhiều giới hạn. Cũng như chương tŕnh đào tạo hiện tại không thích hợp với nhu cầu và điều kiện phát triển Việt Nam. Nhận diện rơ hai giới hạn trên, để rồi từ đó, thực hiện một cuộc cải cách giáo dục xuyên qua những hệ thống giaó dục đă ổn định của các quốc gia trong vùng mà chuẩn bị hành trang cho những thành viên của đất nước trong tương lai ḥan chỉnh hơn trước tiến tŕnh ṭan cầu hóa hiện nay.

 

Kính chào Quư thính giả của Đài ACTD