Nghị Định Thư Về An Toàn Sinh Học

 

 

Trong thời gian qua, Tc KH&MT có trao đổi với Ts MTT về Công Ước Đa Dạng Sinh học. Một trong những vấn đề mấu chốt được đề cập trong CƯ là An toàn Sinh học (ATSH). Đây là một khái niệm nêu lên nhu cầu bảo vệ sức khỏe của con người và ǵn giữ môi trường không bị những tác động bên ngoài ảnh hưởng đến an toàn sinh học. Trong buổi hội luận hôm nay, chúng tôi trở lại đề tài nầy với Ts MTT.

 

Hỏi 1: Trước hết xin Ts cho biết nguyên nhân h́nh thành ATSH.

Đáp 1: Thưa anh. Từ khi CƯ ĐDSH ra đời và có hiệu lực từ năm 1993. Cũng trong khoảng thời gian nầy công nghệ sinh học (CNSH) trên toàn thế giới đă phát triển mạnh nhằm mục đích đáp ứng nhu cầu về thực phẩm, nông nghiệp, và sức khỏe cho con người. CƯ ĐDSH đă tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiếp cận, trao đổi, và chuyển giao các công nghệ sinh học liên quan đến việc bảo tồn và xử dụng bền vững ĐDSH giữa các quốc gia. Do đó, vào tháng 11, 1995, Hội nghị các thành viên trong CƯ ĐDSHđă thành lập nhóm nghiên cứu về ATSH để tiến tới việc xây dựng dự thảo về NĐT ATSH.

Và ngày 29 tháng 1, 2000 tại Montreal, Canada, NĐT về ATSH đă ra đời. NĐT nầy c̣n có tên là NĐT Cartagena. Đây là một khung quốc tế nhằm hài ḥa các nhu cầu hổ tương giữa các quốc gia về thương mại và bảo vệ môi trường của ngành CNSH. Việt Nam đă phê chuẩn NĐT ATSH vào ngày 21/1/2004 và trở thành thành viên chính thức vào ngày 20/4/2004. Bộ Tài nguyên & Môi trường là cơ quan trách nhiệm cho NĐT ATSH của VN.

 

Hỏi 2: Viêt Nam đă là thành viên trong NĐT ATSH từ năm 2004, từ đó đến nay, VN đă có những hành động nào trong nghiên cứu phát triển CNSH cũng như bảo vệ ATSH không thưa ông?

Đáp 2; Nói về CNSH, từ thập niên 1980 trở đi, VN đă bắt đầu để ư đến CNSH trong các ngành ứng dụng nông nghiệp, thủy sản, y dược, v.v... qua những kỹ thuật ADN, sinh vật biến đổi di truyền, và các kỹ thuật khác qua nhiều kế hoạch 5 năm của VN. C̣n về ATSH, vào năm 2002, VN đă nhận được một ngân sách 183 ngàn Mỹ kim cho một dự án do Chương tŕnh Môi trường LHQ (UNDP). Mục tiêu của dự án là chuẩn bị một khung quốc gia về ATSH phù hợp với các quy định của NĐT Cartagena về ATSH. Dự án nầy do Cục Bảo vệ Môi trường đảm trách và kéo dài trong 6 tháng. NĐT Cartagena là một trong những hiệp ước quốc tế nằm trong CƯ ĐDSH. Đây cũng là một sự cam kết của cộng đồng quốc tế về bảo đảm an toàn trong vận chuyển, xử lư và xử dụng các sinh vật biến đổi gen. Đây cũng là một ràng buộc quốc tế đầu tiên về ATSH.

 

Hỏi 3; Xin TS nói rơ thêm về các hoạt động chính của dự án.

Đáp 3: Đây là một dự án có tính cách thông tin và phổ biến những quy định trong NĐT ATSH, đưa ra những khái niệm mới cho những nhà làm khoa học trong nước cho ngành CNSH. Trước hết dự án có mục tiêu điều tra và thu thập tài liệu về:

-           Hiện trạng xử dụng CNSH hiện tại phù hợp với NĐT ATSH;

-           Các văn kiện hiện hành của VN liên quan đến CNSH và ATSH;

-           Các dự án trong nước đang hoạt động hay đă lên kế hoạch liên quan đến việc xử dụng CNSH;

-           Các khung quốc gia về ATSH đă có trong khu vực;

-           Thông tin về những chuyên gia trong nước đang hoạt động trong lĩnh vực CNSH và ATSH.

Tiếp theo, dự án tiến hành việc thiết lập các khung quốc gia về ATSH. Và sau cùng, tổ chức các hội nghị, hội thảo, tập huấn về vấn đề kiểm soát và quản lư sinh vật biến đổi gen cùng xuất bản những văn kiện, báo cáo của các hội nghị cấp quốc gia và xuất bản dự thảo khung quốc gia về ATSH.

 

Hỏi 4: Một trong các mục tiêu của dự án là điều tra và thu thập tài liệu về các dự án CNSH đang hoạt động, Ông có thể cho biết VN có dự án nào liên quan đến vấn đề nầy và hiện đang tiến hành hay không?

Đáp 4: VN đă có những công tŕnh xây dựng CNSH trong những giai đoạn của kế hoạch 5 năm. Trong giai đoạn 1981- 1985, VN đă triển khai và phát triển những ứng dụng các kỹ thuật sinh học trong nông nghiệp và y dược. Trong chương tŕnh nghiên cứu phục vụ nông nghiệp giai đoạn 1986- 1990, VN nghiên cứu bước đầu về hệ vi sinh cố định đạm chất, nghiên cứu về sự phân lập và chọn một số ṇi vi khuẩn có khả năng cố định đạm chất ở vùng rễ lúa. Chương tŕnh CNSH giai đoạn 1991- 1995 đă khai triển 19 đề tài về công nghệ xử lư môi trường, chọn tạo giống cây trồng, và sản xuất chế phẩm vi sinh và chế biến thực phẩm, cấy mô thực vật trong việc nhân giống cây ăn trái, cây lâm nghiệp và cây thuốc..

Chương tŕnh CNSH bền vững phát triển nông lâm nghiệp và thủy sản, bảo vệ môi trường và sức khỏe con người trong giai đoạn 1995- 2000 qua chương tŕnh nghiên cứu ứng dụng CNSH về tạo giống cây trồng, gia súc, sản xuất phân bón và thuốc trừ sâu sinh học.

Và chương tŕnh nghiên cứu cho giai đoạn 2001- 2005 có mục tiêu xây dựng tiềm lực khoa học và công nghệ về CNSH làm căn bản cho việc tiếp nhận chuyển giao, cải tiến, và phát triển công nghệ phục vụ phát triển nông nghiệp, y dược và thủy sản. Nội dung nghiên cứu chính là các ứng dụng về kỹ thuật di truyền phân tử trong công tác tạo giống cây trồng và thủy sản.

 

Hỏi 5: CNSH VN đă được khai triển và nghiên cứu hơn ¼ thế kỷ qua, ông có nhận thấy những tiến bộ nào của VN trong công nghệ nầy không?

Đáp 5: CNSH của VN phục vụ cho nông nghiệp đă tạo ra các ḍng lúa có độ thuần nhất cao, chịu hạn tốt, tạo ra được những giống lúa chịu phèn, mặn, sâu bịnh phù hợp cho từng vùng sinh thái. C̣n CNSH trong chăn nuôi đă hoàn tất  quy tŕnh công nghê gây sự rụng trứng cho ḅ cao sản, kỹ thuật cấy truyền phôi để gia tăng sản xuất sữa và nuôi ḅ thịt. Trong thủy sản, công nghệ nhân tạo giống tôm sú, di giống và thuần hóa một số cá nuôi. Trong y dược, nghiên cứu và chẩn đoán sớm và chính xác các bịnh đặc biệt là các nguồn gen tạo ra ung thư. CNSH VN c̣n phục vụ xử lư môi trường , xử lư chất thải rắn, cũng như đă thành công trong việc xác định hai chuẩn vi khuẩn có khả năng phân giải cellulose sau 4 ngày, rút ngắn thời gian ủ rác là 10 ngày trước kia. Và đặc biệt hơn cả, dự án đă có một chương tŕnh thu thập, bảo tồn và lưu giữ các giống, loài động thực vật và vi sinh cùng bảo tồn đa dạng sinh học. Căn cứ theo Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh học, VN có 1.939 loài thuộc thực vật nổi, 697 loài rong tảo, 13.766 loài thực vật trên cạn, 8.203 loài động vật không xương sống biển, 1.000 ở đất, 5.115 loài côn trùng, 2.582 loài cá, 260 loài ḅ sát, 832 loài chim, và 275 loài thú.

Ngoài ra, và cụ thể nhất là Quyết định TT VN kư ngày 26/8/2005 về việc ban hành quy chế quản lư ATSH đối với các sinh vật biến đổi gen, sản phẩm, hàng hóa có nguồn gốc từ sinh vật biến đổi gen. Quyết định gồm 8 Chương, 24 Điều và 2 Phụ lục, tương đối khá rơ ràng trong nghiên cứu, phát triển, sản xuất, và vi phạm.

 

Hỏi 6: Ngoài những thành tựu trên, VN có những chương tŕnh, hợp tác quốc tế về CNSH và ATSH với các quốc gia trong lưu vực hay không thưa ông?

Đáp 6: Theo thống kê VN, từ trước tới nay đă có trên 21 ngàn hoạt động hợp tác về CNSH trong khu vực Á Châu, và khoảng 6,8 ngàn hợp tác quốc tế khác. Những hợp tác nầy do Bộ KH&CN đảm trách. Ngoài ra c̣n có những chương tŕnh hợp tác NGO và phát triển CNSH như GEF, IUCN. Quỷ Châu Á, học bổng Fulbright, Hiệp hội Bảo tồn thiên nhiên Thụy Điển, v. v...

 

Hỏi 7: Qua trao đổi với TS trong suốt những năm qua, chúng tôi thấy VN đă phê chuẩn và tham dự hầu như tất cả các tổ chức của LHQ, các Công Ước, Nghị định thư về môi sinh, môi trường, nhưng tại sao t́nh trạng môi trường của VN ngày càng xuống cấp, TS có giải thích nào cho sự nghịch lư nầy chăng?

Đáp 7: Thưa Anh. Trong suốt hơn 2 năm qua, chúng tôi đă tŕnh bày và trao đổi với thính giả của Đài ACTD về sự tham gia của VN qua tất cả chương tŕnh môi trường của LHQ, từ Ngày Nước thế giới, Ngày Đất, Ngày Môi trường, từ Nghị tŕnh- 21, từ các Công ước Stockholm, Rotterdam, Đa dạng sinh học, ATSH và NĐT Kyoto về sự hâm nóng toàn cầu. Điều đó có nghĩa là VN đă tiếp cận và thu thập đầy đủ thông tin, tài liệu, và đă là thành viên chính thức trong tất cả những tổ chức đă liệt kê trên đây. Thiết nghĩ, nguyên nhân làm cho môi trường ngày càng xuống cấp gồm những nguyên nhân khách quan và chủ quan, trong đó cần kể đến: nhân sự chuyên môn, sự thiếu hụt về ngân sách, quần chúng chưa được phổ cập tin tức và được hướng dẫn rơ ràng về những chương tŕnh  chính sách môi trường.

Nhưng có hai nguyên nhân chúng tôi nghĩ là quan trọng nhất; đó là chính sách phát triển kinh tế và xă hội của VN không đặt trọng tâm vào việc bảo vệ môi trường là chính yếu, và năo trạng của lănh đạo VN không thích ứng kịp với đà tiến hóa chung trên thế giới. Và rốt ráo lại nguyên nhân sau cùng mới chính là cốt lơi của vấn đề. V́ sao?

 

Chúng tôi muốn nói, năo trạng xây dựng đất nước trong ngắn hạn, nhằm nhắm tới một sự phát triển biểu kiến trong trước mắt nhưng không nghĩ đến những thăm nạn do phát triển không đồng bộ, tận dụng tài nguyên thiên nhiên của quốc gia như nguồn nước ngầm, nạn phá rừng bừa băi, việc khai thác triệt để đất canh tác...

 

Mặc dù VN cũng có những kế hoạch quốc gia như Chiến lược phát triển quốc gia và Bảo vệ môi trường trong từng thập niên một, nhưng trong quá tŕnh thực hiện, hệ thống quản lư của VN về môi trường chưa thể hiện tương xứng với nhiệm vụ phải làm,    cán bộ quản lư vẫn c̣n thiếu về lượng và yếu về phẩm chất,  chưa kể đến vô số h́nh thức tiêu cực trong quản lư như cửa quyền, tham nhũng v.v... Về các kế hoạch phát triển tổng thể, hiện vẫn c̣n trong giai đoạn rà soát và khai triển, cũng như các cơ quan điều hành kế hoạch vẫn chưa được phân nhiệm rơ ràng do đó có nhiều trùng lấp và chồng chéo nhau gây ra nhiều nghịch lư trong công cuộc quản lư chung.

 

Tóm lại, công cuộc đẩy mạnh giáo dục môi trường đến mọi tầng lớp quần chúng là diều cần thiết và nhất là việc thay đổi năo trạng của lănh đạo VN để có một tầm nh́n rộng và xa hơn trong việc quản lư đất nước và phát triển bền vững trước tiến tŕnh toàn cầu hóa ở thế kỷ 21 nầy.