Ngày Nước Thế Giới 2006: Nước và Văn Hóa

2006 World Water Day: Water and Culture

 

Hàng năm đến ngày 22/3 LHQ tổ chức Ngày Nước Thế Giới do quyết định của ĐHĐ LHQ ngày 22/3/1992. Cứ mỗi 3 năm thế giới lại nhóm họp dưới danh nghĩa Diễn Đàn Nước Thế Giới, và Diễn đàn kỳ thứ tư trong năm nay sẽ diễn ra tại thành phố Mexico. Tạp chí KH&MT thảo luâïn với TS MTT về vấn đề nầy hôm nay.

 

Hỏi 1: Ngày Nước thế giới 2006 cũng là Diễn đàn Nước kỳ 4, trước hết xin TS MTT cho biết chủ đề và các cơ quan bảo trợ Ngày Nước năm nay.

Đáp 1: Thưa anh, đặc biệt năm nay là kỳ nhóm họp của Diễn đàn nước kỳ 4, do đó Phân bộ Khoa học Nước thuộc Cơ quan LHQ về Giáo dục, Khoa học, và Văn hóa tức UNESCO chỉ định điều hợp những hoạt động trong ngày nầy trên thế giới. Chủ đề năm nay là: Nước và Văn Hóa. Chủ đề nầy cũng là một phần tiếp nối cho Thập Kỷ Hành Động Quốc tế 2005 - 2015 để đánh dấu quyết tâm của LHQ về việc cung cấp nước sạch cho mọi người trên thế giới vào năm 2015. Quyết tâm nầy cũng nằm trong chiến lược đă được các quốc gia thành viên chấp thuận vào năm 1992. Đó là: - Cổ động chương tŕnh giáo dục truyền thông về nước, - Sách động mối quan tâm của giới trẻ trong học đường, - Cổ động những chương tŕnh tự-cứu trợ (self-help) trong cộng đồng, - Tăng cường sự bảo trợ từ các cơ sở công và tư để làm cho Ngày Nước thế giới tăng phần ư nghĩa.

 

Hỏi 2: Trước khi đi vào chi tiết của chủ đề năm nay, xin ông cho biết t́nh trạng phân bố nước trên thế giới như thế nào, có khả quan hơn năm 2005 hay không?

Đáp 2: LHQ luôn luôn nhắc nhở mọi quốc gia là: Nguồn nước trên thế giới không là đặc ân cho một quốc gia hay dân tộc nào, do đó quyền có được nước sạch phải là một quyền b́nh đẳng cho tất cả mọi người. Thưa anh, t́nh h́nh nước năm nay càng tệ so với năm ngoái: 1,2 tỷ người trên thế giới không có nguồn nước an toàn so với 1,1 tỷ năm vừa qua, vẫn c̣n khoảng 2,4 tỷ người không có hệ thống phóng uế hợp vệ sinh. Trong mỗi phút trên trên thế giới có 9 người chết liên quan đến các bịnh tật do nước trong đó có 5 trẻ em.

V́ vậy, năm nay Ông TTK LHQ, Kofi Anan khuyến cáo và cổ súy cho việc thành lập Nghị hội Quốc tế về Quyền Có nước (International Convention On the Right to Water). Nghị hội nầy đă được dự trù và đă có kế hoạch ghi trong Nghị tŕnh 21 về kế hoạch phát triển bền vững cho thế kỷ 21. Ông cũng tiếp tục kêu gọi mọi quốc gia trên thế giới phải hợp quần lại để có được một nguồn nước sạch, an toàn cho nhân loại. Và Ông kết luận: Nguồn nước trên thế giới là sinh lộ của chúng ta cho việc sống c̣n, và cho việc phát triển bền vững ở thế kỷ thứ 21 nầy.

 

Hỏi 3: Chủ đề Nước và Văn hóa định cho năm nay có vẻ triết lư và trừu tượng, LHQ và các quốc gia khai triển chủ đề nầy như thế nào thưa TS?

Đáp 3: Trước khi đi vào định nghĩa của Phân bộ Khoa học Nước thuộc UNESCO, chúng tôi xin tŕnh bày một số đề tài tiêu biểu của các cơ quan quốc tế trong ngày nầy. Trước hết, Quỹ Nhi đồng LHQ (UNICEF) luôn luôn đặt trọng tâm lên quyền bảo vệ trẻ con, để giúp đở trẻ con có đủ nhu cầu tối thiểu trong đời sống để phát triển. Do đó một Phân bộ của Quỹ nầy là Chương tŕnh Nước, Môi trường, và An toàn Vệ sinh (Water, Environment, and Sanitation Program) đặt biệt theo dơi t́nh trạng và nhu cầu nước của trẻ con và phụ nữ để làm thống kê và thông báo cho thế giới những tin tức cập nhật về vấn đề nầy.

 

Trong lúc đó, Chương tŕnh Phát triển LHQ (UNDP) có mục đích giúp đở các quốc gia cố gắng đạt được sự phát triển con người bền vững bằng cách trợ giúp phương tiện tài chính cũng như những chương tŕnh phát triển khác trong đó nạn cứu đói giảm nghèo là chính. Các chương tŕnh liên quan về nước của UNDP là:

 

-           Giúp đở các quốc gia trong cung cách quản lư nguồn nước;

-           Thành lập những trung tâm phát triển vùng khô;

-           Thiết lập hệ thống quản trị nguồn nước ngọt và môi trường như: phẩm chất nước, hệ thống dẫn thủy nhập điền, nước ngầm, quản trị nguồn nước giữa các quốc gia, nước và hệ sinh thái, nạn hạn hán và ngập lụt, và việc quản lư nước trong các thành phố;

-           Quan trọng hơn cả là khuyến khích tư nhân hợp tác với chính quyền trong việc bảo vệ môi trường nhất là ở các thành phố lớn.

C̣n Tổ chức Lương Nông Thế Giới (FAO) đặt trọng tâm đến việc tăng trưởng nguồn dinh dưởng và tiêu chuẩn cho đời sống cũng như tăng khả năng sản xuất trong nông nghiệp và điều kiện sống của người dân khắp nơi. Các chương tŕnh chính là quản lư và phát triển nguồn nước cho nông nghiệp để đi đến một sự phát triển bền vững hầu tạo ổn định và nâng cao đời sống người nông dân.

 

Hỏi 4: Bây giờ xin TS nói về chủ đề qua định nghiơa của UNESCO năm nay.

Đáp 4: UNESCO nhận định rằng, chúng ta thường thiết lập những thành phố ở gần nguồn nước như sông, hồ, biển. Chúng ta tắm trong nước. Chúng ta đùa giởn trong nước. Chúng ta làm việc với nước. Kinh tế của chúng ta được xây dựng trên nguồn chuyển vận nước. Sản phẩm chúng ta làm ra để mua bán, trao đổi đều có chứa ít hoặc nhiều nước. Đời sống chúng ta liên hệ mật thiết với nước. Nếu không có nước chung quanh chúng ta, không có độ ẩm của không khí, thiếu sự cuồng nộ của những ḍng sông, hay các ṿi nước trong nhà bếp...th́ cuộc sống của chúng ta sẽ không tồn tại. Tuy nhiên, trong 10 năm qua, con người tiếp tục xử dụng nguồn nước bừa băi trong sự ích kỷ. Ở nhiều quốc gia con người xử dụng một lượng nước nhiều gấp 10, 20 lần so với người dân của nhiều quốc gia khác. Do đó chủ đề Nước và Văn Hóa năm nay có mục đích gây sự chú ư của nhân loại để có một hướng nh́n tích cực hơn về nước trong nhận định và xử dụng. Đặc biệt hơn cả làsự tôn vinh nước như là một tập tục văn hóa và tôn giáo trên khắp thế giới.

 

Mỗi người, mỗi dân tộc có tầm nh́n khác nhau về nước thiêng (sacred water) của ḿnh và khẳng định rằng đó là một giá trị của đời sống. Từ đó qua nhận thức trên, con người tiếp nhận và quản lư nguồn nước một cách khác nhau.

 

Hỏi 5: Xin ông có thể nói thêm về nhận thức của các tôn giáo về nước thiêng hay không?

Đáp 5: Thưa anh. Nước và tôn giáo hợp lại là một khía cạnh rất tích cực: nguồn nước thiêng tùy theo từng nhận thức có quyền lực và có khả năng biến đổi thế giới, làm giảm bớt tội lỗi, và tạo dựng phúc lành. Nước trừ khử chất đă bị ô nhiễm và làm tinh khiết trở lại trong ư nghĩa vật lư và tượng trưng. Nước là cuộc sống và là một vật thể tinh thần (spiritual matter), là trung gian giữa đấng tối cao tùy theo tôn giáo và con người.

 

Trong Phật giáo, nước dùng trong dịch vụ an táng. Thân xác hay tro bụi của người chết được thả vào ḍng sông và được một ông sư tụng niệm với lời chúc: Mưa sẽ làm đầy nước sông, và đưa người chết vào biển cả của sự giải thoát...

 

Trong Thiên chúa giáo, nước liên quan mật thiết với lễ báp têm, một chứng niệm trước công cộng của niềm tin và là dấu hiệu chào mừng Thiên chúa. Khi làm lễ, cả thân người phải ch́m sâu trong nước, hoặc tượng trưng là đổ vài giọt nước trên đầu. Nước trong suy nghĩ nầy hiện thân cho sự trong sạch, gội rữa trọn vẹn các tội lỗi nguyên thủy.

 

C̣n trong đạo Islam, nước tượng trưng cho mọi sự Trên (above) và Ngoài (beyond) của tất cả sự tinh khiết. Trước mỗi buổi cầu nguyện, 5 lần trong một ngày, tín đồ muslim phải gội đầu, rữa tay chân. Trong điều kiện không có nước, tín đồ phải dùng cát để làm sạch thân thể trước khi cầu nguyện hay chạm đến kinh Koran.

 

Hỏi 6: Trở vế Ngày Nước Thế giới năm nay, LHQ c̣n đưa ra nhận định nào khác hơn không thưa TS?

Đáp 6: Thưa anh. Có một Báo cáo của Chương tŕnh Môi trường LHQ (UNDP) căn cứ vào kết quả nghiên cứu của 1.500 chuyên gia thế giới về nước, đă nhận định rằng nông nghiệp là mối lo ngại chính trên mặt trận nước ngọt do việc xử dụng quá nhiều nước của các quốc gia trong việc tăng gia sản xuất nông nghiệp. Điều nầy đă làm sút giảm về lưu lượng của sông ng̣i, do đó làm tăng độ mặn trong nước ơ những nơi gần cửa sông đặc biệt là vào mùa khô. Báo cáo cũng đă cảnh báo rằng an ninh lương thực có nguy cơ gia tăng vào năm 2020.

 

Hỏi 7: Như vậy Ngày Nước thế giới năm nay có vẽ như một ngày thiêng liêng trong ư nghĩa tôn giáo và văn hóa dân tộc. Trở lại câu chuyện môi trường, TS có nhận xét ǵ về t́nh trạng nước ở VN hay không?

Đáp 7: Thưa anh. T́nh trạng nước ở VN trong năm qua đă có thêm nhiều chỉ dấu không sáng sủa, cả ở nguồn nước mặt và nước ngầm. Ở những ḍng sông gần nơi các trọng điểm phát triển của 64 khu công nghiệp hay khu chế xuất toàn quốc, có thể nói tuyệt đại đa số nước thải của những khu trên chảy thẳng vào sông rạch. Từ sông Cầu, Sông Nhuệ, Sông Đáy, sông Tô Lịch ở ngoài Bắc, cho đến sông Thị Vải, La Ngà, Đồng Nai, Sài G̣n ở miền Nam là những thí dụ điển h́nh nhất. Riêng tại ĐBSCL trong năm nay, t́nh trạng cá bè chết hàng loạt từ thượng lưu Châu Đốc đến Cần Thơ, Mỹ Tho làm cho sản xuất thủy sản giảm đến 40%. Các nhà xuất cảng VN phải nhập cảng tôm sú và cá ba sa từ Trung Quốc và Mă Lai để xuất cảng qua các quốc gia c̣n hợp đồng. Cũng cần nên nói thêm rằng một nghi vấn cho hai trận động đất ở vùng Sài G̣n trong năm vừa qua là do việc tận dụng nguồn nước ngầm cho sinh hoạt và tưới tiêu làm cho mực nước ngầm càng xuống thấp hơn, nhiều nới thấp hơn 10 m.

 

Trong hội thảo Chiến lược quốc gia về tài nguyên nước năm 2020 tổ chức tại Hà Nội ngày 1/12/2005 vừa qua, các nhà chuyên gia đă nhận định rằng:tài nguyên nước của VN ẩn chứa nhiều yếu tố không bền vững về phẩm chất. Tài nguyên nầy đă có dấu hiệu suy thoái và ô nhiễm.

 

Cũng theo đánh giá trên, nguồn nước mặt và nước ngầm có dấu hiệu cạn kiệt. Hiện nay lượng nước trung b́nh tính theo đầu người trên thế giới là 4.000 m3/người/năm, nhưng VN chỉ đạt được 3.800 m3/người/năm mặc dù vũ lượng ở VN tương đối cao so với nhiều quốc gia, trung b́nh vào khoăng 1.500 đến 2.000 mm/năm.

 

Để kết luận, nhân Ngày Nước Thế giới năm nay, t́nh trạng nước ở VN được đánh giá là không khả quan v́ phẩm chất nước ngày càng xuống cấp, v́ ô nhiễm, và trử lượng nước suy giảm.

 

Kính chào Quư thính giả của Đài ACTD