Ô Nhiễm Arsenic Trong Nguồn Nước ở Việt Nam

Arsenic Pollution in Drinking Water in VietNam

 

 

Viễn ảnh ô nhiễm arsenic trong nguồn nước sinh hoạt ở Việt Nam, đă không c̣n là một nghi vấn nữa. Đây là môt sự thật.. Ngày 21/6 vừa qua, Đại diện Cơ quan y tế Thế giới (WHO) và Quỷ Nhi đồng Thế giới (UNICEF) cùng Bộ Y tế VN đă thảo luận về t́nh trạng ô nhiễm arsenic ở VN và đă đi đến kết luận là t́nh h́nh ở một vài địa phương rất nghiêm trọng như ở Bangladesh, nơi được đánh giá là có độ ô nhiễm cao nhất thế giới. UNICEF c̣n ước tính là ở VN hiện tại có độ trên 10 triệu nạn nhân đă bị nhiễm hoá chất nầy.

Được biết TS MTT đă bỏ ra nhiều năm để khảo sát t́nh trạng arsenic trong đất và nước ở Việt Nam. Ông đă thử nghiệm hàng trăm mẫu nước từ Bắc chí Nam từ năm 1999 cho đến nay. Tạp chí KH&MT hôm nay xin được phỏng vần TS MTT về vấn đề ô nhiễm trên.

 

Hỏi 1: Thưa TS, nguyên do nào khiến cho TS hướng đến vấn đề nhiễm độc arsenic trong môi trường nước ở Việt Nam?

Đáp 1: Thưa anh, là một chuyên viên  trong việc quản lư và xử lư môi trường tại Hoa kỳ gần 20 năm, chúng tôi đă hằng lưu tâm đến những vấn đề môi sinh liên quan đến ô nhiễm nguồn nước, đất và không khí. Nhưng từ khi Hội nghị Thượng đỉnh về Toàn cầu hóa tại Rio de Janeiro năm 1992 tại Ba Tây, vấn đề Việt Nam trở thành ưu tiên hàng đầu của chúng tôi trong nghiên cứu.

Năm 1997, chúng tôi đă đóng góp về t́nh trạng ô nhiễm nguồn nước ở thành phố Hồ chí Minh trong ngày Đại hội của Hội Khoa học & Kỹ thuật Việt Nam (VAST) tại khách sạn Hyatt, Garden Grove. Tiếp theo đó, trong năm 1998, chúng tôi đă cảnh báo vấn nạn D D T và nitrate hiện diện trong nguồn nước ở ĐBSCL. Và sau cùng, ô nhiễm arsenic trong nguồn nước trở thành trọng tâm nghiên cứu của chúng tôi sau khi vấn đề arsenic ở Bangladesh và Tây Aán độ đă được thế giới xem như là một thảm nạn của thế kỷ. Thảm nạn nầy ảnh hưởng lên hơn 50 triệu người sống trong vùng sau hơn 25 năm được UNICEF tài trợ, khoan đào hơn 4 triệu giếng với mục đích để cho người dân có nguồn nước sạch.

 

Hỏi 2: Có phải v́ Bangladesh mà anh nghĩ đến vấn đề tương tự của Việt Nam không?

Đáp 2: Thưa anh, sông Hằng hà (Ganges) bắt nguồn từ rặng Hy Mă Lạp sơn mang phù sa xuống đồng bằng hạ lưu là Bangladesh; hiện tượng nầy cũng tương tự như sông Cửu Long, phát nguồn từ cao nguyên Tây Tạng, và ĐBSCL là hạ lưu sau cùng của ḍng sông trước khi chảy vào biển Thái B́nh. Cấu trúc của hai cao nguyên ở vào niên đại đệ tứ. Phù sa có màu rỉ sắt quen thuộc ở miền Nam Việt Nam, đó chính là arseno-pyrite với công thức hóa học là As-FeS2. Chất nầy mang nguồn arsenic trong thiên nhiên và không ḥa tan trong nước. Chính v́ lư do tương tự sau khi so sánh hai ḍng sông khiến cho chúng tôi lưu tâm đến vấn đề nhiễm độc arsenic tại Viêt Nam. Từ xa xưa, người dân ĐBSCL có thói quen đánh phèn bằng hàn the (borax) hay phèn chua trước khi dùng. Theo năm tháng phù sa tích tụ ở trong ḷng đất sâu. Trong khi đào giếng, arseno-pyrite tiếp xúc với oxy trong không khí và qua phản ứng oxyd hóa và khử, arsenic được phóng thích, ḥa tan trong nước dưới dạng arsenite và arseniate, chính chất sau cùng là nguyên nhân làm nhiễm độc nguồn nước.

 

Hỏi 3: Qua kinh nghiệm của Bangladesh, anh đă đặt vấn đề với Quỷ Nhi Đồng LHQ (UNICEF) vào thời điểm nào và về vấn đề ǵ?

Đáp 3: Với mục đích truy t́m thêm thông tin, chúng tôi, qua email, đă hội ư với giáo sư Chappel, thuộc viện đại học Colorado ở Denver, và là Điều tra viên chính (Chief Investigator) của Hoa kỳ về điều tra và xử lư ô nhiễm tại Bangladesh. Chúng tôi cũng nhiều lần trao đổi với giáo sư qua các Hội nghị Quốc tế về Arsenic tổ chức hàng năm tại San Diego. Măi đến đầu năm 1999, chúng tôi mới có điều kiện trực tiếp đặt vấn đề với cơ quan UNICEF có trụ sở đặt tại Hà Nội qua một tài liệu nghiên cứu ban đầu do chúng tôi soạn thảo

 

Hỏi 4: Công việc phân tích mẫu nước của TS ở Việt Nam để t́m biết vấn đề ô nhiễm arsenic đă diễn ra trong thời gian từ 1/99 đến nay. Xin TS cho biết về cách thức lấy mẫu nước, ai đă làm công việc phân tích và mục đích để làm ǵ?

Đáp 4: Với những trao đổi trực tiếp và qua các tài liệu tham khảo về nguy cơ ô nhiễm arsenic trên thế giới, chúng tôi bắt đầu thu thập dữ kiện. Qua bạn bè và thân nhân có dịp về thăm quê hương, chúng tôi chuẩn bị sẳn các chai lọ đặc biệt để chứa mẫu nước và nhờ họ đi lấy mẫu ở tất cả những nơi đă thăm viếng. Các mẫu nước được thu thập từ Hà Nội đến tận vùng ĐBSCL và được phân tích tại Hoa kỳ.

 

Kết quả đă được công bố trong ngày Hội thảo do HKHKTVN tổ chức tại đại học Santa Ana vào tháng 11, 2000. Tuy là kết quả ban đầu và cần phải phân tích thêm nhiều mẫu nữa, nhưng chúng tôi có thể kết luận rằng nguồn nước ở nhiều vùng tại ĐBSCL đă bắt đầu bị nhiễm độc arsenic.  Các mẫu nước thu thập đă được phân tích tại pḥng thí nghiệm ở California  do chính chúng tôi phụ trách về an toàn sản phẩm và kiểm soát phẩm chất. Có tất cả 22 kim loại, 70 hợp chất hữu cơ, và 7 anions đă được phân tích cho mỗi mẫu. Mục đích của các cuộc phân tích nầy là để truy t́m sự hiện diện của arsenic, cùng các hợp chất hữu cơ trong nước. Chúng tôi đă phân tích các mẫu nước ở nhiều nơi trong những tỉnh ở miền Nam sau đây: Biên Ḥa, Sàig̣n, Tân An, Mỹ Tho, G̣ Công, Bến Tre, Vĩnh Long, Cần Thơ, Trà Vinh, Châu Đốc, Sóc Trăng, Sa Đéc và Tân Châu. Hiện tại ở nhiều nơi, nồng độ arsenic đă đạt đến mức giới hạn của tiêu chuẩn an toàn do Liên Hiệp Quốc quy định là 10 ug/L (ppb - phần tỷ).

 

Hỏi 5: Xin hăy tạm ngừng ở đây để nói một vài điều về arsenic. Nó là một kim loại có sẳn trong ḷng đất, từ đó nó thẩm lậu vào nước ngầm ở sâu dưới đất. C̣n có xuất xứ nào khác khiến có arsenic trong nước không, thưa TS?

Đáp 5: Ngoài sự hiện diện của arsenic dưới dạng phù sa arseno-pyrite như đă nói trên, các cuộc nghiên cứu năm 1999 do TS Gustafson (Thụy Điển) tại ĐBSCL cho thấy hàm lượng của arsenic trong đất ở vùng nầy khá cao từ 20 - 130 mg/Kg so với mức trung b́nh trong thiên nhiên là 4 mg/Kg. Thêm nữa, việc xử dụng quá tải các loại phân bón, thuốc bảo vệ thực vật cũng có thể là một nguồn cung cấp arsenic trong nguồn nước và ḷng đất v́ arsenic là một trong những tác nhân chính trong việc điều chế các loại thuốc kể trên.

 

Hỏi 6: Nói đến nhiễm độc bởi arsenic, vậy những ảnh hưởng đối vơiù sức khỏe của con người như thế nào?

Đáp 6: Đây là một ảnh hưởng dài hạn. Trường hợp xảy ra ở Bangladesh cho chúng ta rơ nét về di hại do sự hiện diện của arsenic trong nguồn nước. Tùy theo mức độ xâm nhập vào cơ thể con người, những hội chứng do sự nhiễm độc arsenic thay đổi theo thời gian. Từ việc da ở ḷng bàn tay, bàn chân cho đến vùng da ở trước ngực trở thành đen xậm do việc arsenic tích tụ trong cơ thể từ 5 đến 10 năm. Đó là một trong những chứng bịnh có tên là arsenicosis. Sau hơn 15 năm bị nhiễm độc, các bộ phận trong cơ thể như gan, thận, lá lách bị sưng to, hệ thống thần kinh, đường hô hấp bị suy thoái. Sau hơn 20 năm trở đi, các chứng ung thư gan, lá lách, bàng quan, thận bắt đầu xuất hiện. Hàng năm số tử vong ở Bangladesh v́ arsenic lên đến hàng chục ngàn người. Như vậy, phải cần một thời gian dài mới cảm nhận được mức nhiễm độc của arsenic; và việc giải thích cho người dân hiểu được nguy cơ ô nhiễm trên quả thật rất khó khăn.

 

Hỏi 7:  Vào năm 2002, chính thủ tướngViệt Nam hiện tại Phan văn Khải đă nh́n nhận vấn đề ô nhiễm sẽ là một thảm trạng lớn của Việt Nam. Anh có nghe nói như thế không? Trong trường hợp nào mà họ đă nh́n nhận như thế?

Đáp 7: Vâng, thưa anh, có một sự kiện cần phải nêu ra là, vào cuối tháng tư năm 2002, thủ tướng Phan Văn Khải của chính quyền hiện tại đă công bố chính thức rằng nạn ô nhiễm arsenic trong nguồn nước có thể là một thảm nạn trong tương lai cho Việt Nam cũng như đă chỉ thị cho Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường phải lập phương án, điều tra và nghiên cứu vấn đề nầy.

 

Hỏi 8: Sau quyết định của Thủ Tướng VN, các Bột trên có hành động nào cụ thể không thưa ông?

Đáp 8: Thưa anh. Từ đó đến nay, các nhà có trách nhiệm vẫn tiếp tục lấy mẫu phân tích khắp nơi và đưa lên nhiều báo cáo quan trọng đặc biệt ỏ những vùng như khu Giảng Vơ, Hà Nội, ở Hà Nam, Hà Tây, Đồng Tháp, và An Giang. Kết quả cho thấy là đa số các mẫu đều có hàm lượng cao hơn định mức quy định của As từ 7 đến 29 lần. Mức quy định của As là 50 ug/L). Nhiều khoa học gia cũng đă đề nghị một số biện pháp xử lư As trong nguồn nước nữa.

 

Hỏi 9: Đó là những phương pháp xử lư ǵ thưa ông?

Đáp 9: Các nhà khoa học ở Viện Hóa công nghệ và Trường Đại học Bách khoa HN

đă đưa ra giải pháp loại trừ As là than gáo dừa có thể giải quyết trong phạm vi qia đ́nh. Qua thông tin, chúng tôi cũng được biết UNICEF VN ở HN đă lấp đặt thí điểm bể lọc xử lư As có giàn mưa, cát vàng dày 60 - 90 cm, và đă có kết quả rất khả quan.

 

Hỏi 10: Theo ông, hai biện pháp trên có tính cách khả thi và có thể giải quyết được vấn đề hay không?

Đáp 10: Thưa anh. Hai phương pháp trên chỉ có tính cách giải quyết trong pḥng thí nghiệm hay một thí điểm nhỏ mà thôi. Lư do là than bội từ gáo dừa khô có hoạt tính rất cao, có khả năng hấp thu (adsorption) As giới hạn và trong quy mô nhỏ.Nếu một gia đ́nh xử dụng 1 m3 nước hàng ngày, làm sao có thể có đủ lượng than hoạt tính v́ giá thành rất cao. Chính v́ lư do đó, nếu cả vùng bị ô nhiễm, làm sao có đủ lượng than cung cấp...và thêm nữa làm sao giải quyết được phế thải than có chứa As? C̣n giải pháp thứ hai của UNICEF chỉ là một cách nói, hoàn toàn không có tính khả thi trong quy mô lớn...

 

Hỏi 11: Như vậy TS đă có giải pháp nào trong nghiên cứu chưa và có biện pháp nào đề nghị cho VN?

Đáp 11: Dạ có thưa Anh. Về việc xử lư những vùng nước bị nhiễm độc, chúng tôi cũng cố truy t́m những phương thức rẽ tiền thích ứng với điều kiện Việt Nam, mặc dù trên thế giới đă có quá nhiều biện pháp để giải quyết hữu hiệu bằng các phương pháp hóa học, vật lư như: dùng hydroxid sắt III, phương pháp thẩm thấu nghịch (reverse osmosis), trao đổi ion v. v.. .. Những phương pháp nầy đ̣i hỏi thiết bị tối tân và chi phí cao, không thể thực hiện được trong điều kiện Việt Nam hiện tại.

           

Do đó chúng tôi nghiên về các phương pháp thiên nhiên như việc dùng thực vật để khử arsenic. Qua tham khảo chúng tôi được biết tiến sĩ Leno Ho, thuộc đại học Florida đă khám phá và chứng minh được rằng một loại cây thuộc họ dương xỉ (fern) có tên là Pteris Vittata có khả năng hấp thụ 755mg/Kg arsenic trong ṿng 2 tuần lễ. Cây dương xỉ nầy chính là cây Rau Rán mọc ở những lạch nước trong miền Nam VN theo GS Phạm Hoàn Hộ trong Cây Cỏ Miền Nam. Và mới đây nhất (3/2005), trong một báo cáo khoa học của TS Parvez Haris, thuộc VĐH Leicester, Anh Quốc đă chứng minh việc dùng rễ cây lục b́nh (water hyacinth, tên khoa học là Eichhornia Crassipe) để khử arsenic. Rễ cây khô được xay nhuyễn có khả năng hấp thụ As trong một dung dịch có nồng độ 200 phần tỷ trong ṿng 60 phút.

 

Hỏi 12: Phương pháp dùng rễ cây lục b́nh dường như đang được xử dụng tại Bangladesh?

Đáp 12: Đúng, nhưng tại Bangladesh hiện tại qua các báo cáo hàng năm của Hội nghị Quốc tế về As ở San Diego, phương pháp giải quyết vấn nạn ô nhiễm As ở đây ngoài phương pháp dùng rễ cây lục b́nh, UNICEF c̣n trợ giúp chính quyền sở tại thiết lập những hồ chứa nước mưa dùng trong công việc ăn uống mà thôi. Và biện pháp sau cùng chính là biện pháp hữu hiệu nhất để giải quyết vấn đề.

 

UNICEF đă cổ súy và hổ trợ cho việc đào giếng ở VN từ thập niên 1980, mặc dù đă biết rất rơ qua kinh nghiệm của Bangladesh, cũng chính do UNICEF tài trợ việc đào trên 4 triệu giếng từ thập niên 70 tạo nên mối thăm họa cho đất nước nầy. Chính v́ vậy,VN cần phải yêu cầu UNICEF giải quyết vấn nạn ô nhiễm, v́ chính họ là nguyên nhân gây ra ô nhiễm nơi đây. Theo những thông tin mới nhất, người dân miền quê Hà NAm đă bắt đầu lấp giếng, và xây các hồ chứa nước mưa, có nơi dung tích lên đến 40 m3.

 

Do đó, chúng tôi nghĩ Việt Nam họ cần yêu cầu UNICEF chấm dứt việc khuyến khích và tài trợ công tác đào và khoan giếng, và thay thế bằng việc tài trợ cho việc lấp đặt hồ chứa nước mưa công cộng ở những vùng bị ô nhiễm.

 

Thêm nữa, Việt Nam cũng cần phải có kế hoạch và nhân sự giải thích cho người dân hiểu được nguy cơ nhiễm độc arsenic và mức độ nguy hiểm cùng cách xử dụng đúng đắn các lọai thuốc bảo vệ thực vật để tránh những vụ ngộ độc hoặc tai nạn cho người dân như đă xảy ra thường xuyên, v́ thông tin và giáo dục người dân là biện pháp pḥng bị hay nhất trước các vấn nạn môi trường đang xảy ra ở Việt Nam.