Phát Triển Bền Vững Xanh trên Lưu Vực Sông - Sustainable Green Development on River Watershed.

 

Trong khoảng vài tháng trở lại đây, Việt Nam đă mở nhiều hội nghị cấp quốc gia về những vần đề liên quan đến môi trường như:

-           Hội nghị Mội trường ṭan quốc tổ chức tại Hà Nội vào cuối tháng 4, 2005;

-           Hội thảo quốc gia về phát triển bền vững xanh trên lưu vực sông tại Tp HCM vào ngày 30 và 31 tháng 5,2005;

-           Tổ chức những hội thảo ở các thành phố lớn và Tp HCM để chào mừng Ngày Môi trường Thế giới 2005 vào ngày 5 tháng 6.

Vừa qua, trên Tạp chí KH&MT của Đài ACTD, TS MTT đă tŕnh bày về Hội nghị Môi trường  và Ngày MTTG 2005. Hôm nay, chúng tôi trở lại với ông qua Hội thảo Quốc gia về Phát triển bền vững trên lưu vực sông.

 

Hỏi 1: Trước hết xin TS cho biết sơ lược về mục đích của cuộc Hội thảo nầy.

Đáp 1: Thưa anh. Để hưởng ứng chương tŕnh hành động quốc gia về bảo vệ môi trường cho nên chúng ta đă thấy có nhiều diễn biến thuận lợi trong công cuộc đẩy mạnh việc bảo vệ môi trường và phát triển bền vững. Hội thảo quốc gia kỳ nầy cũng nhằm trong mục đích trên hầu tạo cơ hội gặp gỡ giữa các nhà khoa học, nhà quản lư môi trường, các cơ sở công nghiệp nhằm trao đổi kết quả nghiên cứu và kinh nghiệm về bảo vệ môi trường của các thành phố trên lưu vực sông.

Cục Bảo vệ Môi trường và Đại học quốc gia Tp Sài G̣n là hai cơ quan tổ chức Hội thảo. Ngoài ra c̣n có một số công ty về môi trường và công nghệ xanh tài trợ như: Cty Econet Eng. Ltd, Cty Glowtec Environmental Việt Nam, Cty Compatible Solutions v. v....

 

Hỏi 2: Mục đích của cuộc hội thảo quá rơ ràng như TS vừa nêu trên, nhưng nôị dung chứa đựng những vấn đề nào đáng quan tâm thưa TS?

Đáp 2: Nội dung Hội thảo Quốc gia kỳ nầy tập trung vào 3 hướng chính căn cứ vào khái niệm phát triển bền vững đề ra do LHQ qua Nghị tŕnh-21 là: phát triển kinh tế, tăng cường phúc lợi cho người dân, và đẩy mạnh công cuộc bảo vệ môi trướng. Ba hướng đó là:

1-         Vấn đề bảo vệ môi trường và phát triển bền vững của các đô thị trên lưu vực sông qua việc nghiên cứu hiện trạng, những thành tựu và những  vấn đề c̣n tồn đọng;

2-         Vấn đề quy hoạch môi trường chiến lược của các lưu vực sông và môi trường đô thị và khu công nghiệp; cùng với công nghệ xử lư ô nhiễm và khắc phục rủi ro môi trường để bảo đảm mục tiêu phát triển bền vững;

3-         Quản lư công cuộc bảo vệ môi trường như xử lư chất thải, công tŕnh hạ tầng trên lưu vực sông nhằm mục đích phát triển bền vững các thành phố xanh cho lưu vực.

 

Hỏi 3: Trong ba hướng chính vừa nêu trên, xin TS cho biết nội dung cụ thể của những báo cáo như thế nào và mức độ nghiên cứu có thể đưa đến những kết luận nào không?

Đáp 3: Trước khi trả lời câu hỏi trên chúng tôi xin nói qua về thành phần thuyết tŕnh viên trong 230 nhà khoa học và tham dự viên. Tuyệt đại đa số các báo cáo đến từ Viện Môi trường và Tài nguyên, Cục và Sở Môi trường trên ṭan quốc. Chỉ có 3 chuyên đề được nghiên cứu ở đại học trong đó ĐH Bách khoa Tp Sài G̣n có đề tài:Vấn đề ngập nước ở thành phố Sài G̣n và Phát triển đô thị trên vùng bị ngập lụt, và ĐH Xây dựng Hà Nội với đề tài:Nghiên cứu xử lư nước thải đô thị Việt Nam. Nơi đây chúng tôi thấy thiếu vắng sự đóng góp của tư nhân và cơ sở sản xuất công nghệ.

 

Trong 37 đề tài thuyết tŕnh cho hai ngày Hội thảo, có 13 đề tài nói về hiện trạng môi trường, 9 đề tài về xử lư chất thải, 10 đề tài cho quy hoạch môi trường. C̣n những vấn đề tồn đọng cũng như công cuộc quản lư môi trường tập trung vào 5 báo cáo mà thôi.

 

Hỏi 4: Trong hai ngày Hội thảo với 37 đề tài thuyết tŕnh, theo TS nhận định th́ kết quả có những điểm cụ thể nào không?

Đáp 4: Dạ có thưa anh, kết quả là 12 tỉnh thuộc lưu vực sông Sàig̣n Đồng Nai đă đồng ư kư văn bản cam kết hợp tác bảo vệ môi trường trên lưu vực nầy. Trước mắt thành lập Ủy ban bảo vệ môi trường lưu vực với mục đích:

-           Xây dựng cơ sở dữ liệu phẩm chất nguồn nước mặt, nước ngầm;

-           Giám sát phẩm chất thống nhất;

-           Nâng cao phẩm chất quản lư môi trường;

-           Sau cùng, xây dựng quy chế bảo vệ nguồn nước sông Sàig̣n Đồng Nai về phẩm chất, lưu lượng và định mức xử dụng.

-           Quan trọng hơn cả là đề nghị chi phí công tác bảo vệ môi trường trên tăng lên từ 1% đến 3,5% tổng sản lượng quốc gia.

 

Hỏi 5: Như vậy, cuộc Hội thảo nầy có đưa đến những kết quả nào có tính cách quốc gia không thưa TS và nguyên nhân nào đă làm cho những ư kiến trong Hôị thảo khó được đem ra áp dụng?

Đáp 5: Thành thật mà nói, chúng tôi ghi nhận những cố gắng và quyết tâm của Việt Nam trong công cuộc bảo vệ môi trường và đẩy mạnh phát triển bền vững. Nhưng tại Việt Nam cũng c̣n nhiều yếu tố khách quan cũng như chủ quan đă hạn chế hay làm chậm bớt tiến tŕnh phát triển bền vững trên. Nguyên nhân chủ quan chính có thể được liệt kê ra đây là: Việt Nam chưa kiểm soát và quản lư tất cả hoạt động sản xuất và bảo vệ môi trường đồng bộ giữa các Cty quốc doanh và tư doanh. Luật môi trường đă được diễn dịch trong thời gian qua đă không được áp dụng thống nhất và xuyên suốt, có nhiều nới lỏng cho quốc doanh, và thắt chặt cho tư doanh, đặc biệt đối với những cty do đầu tư ngoại quốc. Chính điều nầy là nguyên nhân chính làm cho các công ty hay tư nhân ngoại quôc ngần ngại bỏ vốn đầu   vào một vùng đất có luật lệ không rơ ràng như Việt Nam.

C̣n nguyên nhân khách quan là, Việt Nam qua gần năm 20 đẩy mạnh công cuộc phát triển nhằm mục đích làm tăng của cải vật chất và thành phẩm cho nên chính sách quốâc gia của Việt Nam không đặt trọng tâm vào việc quản lư và bảo vệ môi trường. Do đó, nhân sự của công tác nầy không được đào tạo đúng mức về phẩm chất cũng như về số lượng để đáp ứng kịp với nhu cầu phát triển của một quốc gia sau chiến tranh.

Nguyên do khách quan thứ hai có thể được kể ra đây là nguồn vốn đầu tư quá ít so với nhu cầu giải quyết những tồn đọng trong môi trường, từ đó chính sách và Nghị quyết của Việt Nam như Nghị quyết xử lư triệt để vi phạm môi trường đă không được thực hiện đúng mức.

 

Hỏi 6: TS có thể giải thích thêm về  Nghị quyết xử lư triệt để như thế nào?

Đáp 6: Qua Nghị quyết 41 của Việt Nam, các thành phố phải triển khai và thi hành nghị quyết xử lư triệt để các cơ sở vi phạm và làm ô nhiễm môi trường. Thành phố và Sở môi trường từng địa phương đă làm biên bản hầu hết các cơ sở vi phạm và đă ra hạn định cho các cơ sở trên phải điều chỉnh, hay giải quyết hay phải di dời. Nhưng trên thực tế, trong suốt thời gian qua, những cơ sở chấp hành lịnh của Tp chiếm chưa đầy 1% nếu lấy Tp Sài G̣n làm thí dụ. Như vậy, 99% tồn đọng vẫn là những câu hỏi khó có lời giải đáp ít nhất trong một tương lai gần. Một thí dụ cụ thể là hầu hết các Cty dệt nhuộm ở khu vực kinh Tham Lương, thuộc Tp Sài G̣n đă vi phạm môi trường trầm trọng, và phải được giải quyết theo tinh thần của Nghị quyết xử lư triệt để ban hành từ năm 2003; nhưng cho đến nay vẫn c̣n giữ nguyên trạng hay nếu có, chỉ được giải quyết lấy lệ mà thôi. Hạn lệnh đóng cửa đă trôi qua từ lâu nhưng cũng không thấy có nhà máy nào chấp hành nghiêm chỉnh! Nên nhớ chất thải của công nghệ dệt nhuộm nầy đă góp phần không nhỏ vào việc biến sông Sàig̣n thành ḍng sông đen trong mùa khô qua  nhận xét của TS Phạm Khôi Nguyên, Thứ trưởng thường trực Bộ Môi trường và Tài nguyên: Các cơ quan quản lư nhà nước đang lúng túng trong việc t́m kiếm các giải pháp để hạn chế và ngăn ngừa t́nh trạng ô nhiễm ngày càng tăng ở lưu vực sông Sàig̣n và Đồng Nai. Đây là khu vực có vùng kinh tế trọng điểm cao nhất nước, nhưng cũng là nơi ô nhiễm bức xúc nhất.

 

Để kết luận, chúng tôi nghĩ Việt Nam cần phải đẩy mạnh hơn nữa công cuộc bảo vệ môi trường qua việc áp dụng triệt để những luật lệ đă ban hành, không nhân nhượng bất cứ dưới h́nh thức nào, đặc biệt là Luật Môi trường qua 17 lần điều chỉnh từ năm 1993 đến nay, đă được phê chuẩn cũng như sẽ đem vàp áp dụng kể từ ngày 1/1/2006.

 

Kính chào Quư thính giả của Đài ACTD