Quả ngọt mà không ngon (nhập khẩu)
"Chỉ tḥ tay vào bể hoá chất ngâm hoa quả là đă phải đi cấp cứu v́ bỏng, c̣n lỡ ngă xuống bể ngâm th́ coi như... toi mạng" - giới lái buôn hoa quả nhập khẩu (NK) thường kể với nhau về việc sử dụng hoá chất bảo vệ thực vật để bảo quản hoa quả có rất nhiều điều rùng rợn kiểu như vậy. Rơ ràng hoá chất bảo vệ thực vật sử dụng để ngâm tẩm hoa quả là chất độc hại thực sự. Nhưng để ngăn không cho những loại hoa quả NK tẩm ướp những loại hoá chất độc hại tới sức khoẻ con người th́ gần như chẳng có biện pháp ǵ từ phía các cơ quan chức năng. Cửa khẩu Tân Thanh (Lạng Sơn), nơi được coi là vị trí quản lư chặt chẽ về kiểm dịch hoa quả, thực phẩm th́ vẫn c̣n nhiều điều phải bàn.
|
Xe container chở hoa quả từ |
Kiểm dịch cho có lệ
Theo thống kê của Chi cục Hải quan cửa khẩu Tân Thanh, mỗi ngày cửa khẩu này có tới 100 tấn hoa quả nhập khẩu (NK) chính ngạch. Với lưu lượng hàng hóa NK lớn như vậy, cửa khẩu này trở thành "điểm nóng" của hoa quả ngoại NK vào VN. Khẳng định với PV Báo Lao Động về vấn đề kiểm soát vệ sinh an toàn thực phẩm đối với hàng NK, ông Phạm Tất Trường - Chi cục trưởng Chi cục Hải quan cửa khẩu Tân Thanh cho biết: "Tất cả các nhóm hàng hoá thuộc loại này, chúng tôi yêu cầu phải chấp hành nghiêm ngặt quy định về kiểm dịch. Hồ sơ làm thủ tục NK phải có xác nhận của kiểm dịch y tế và hồ sơ kiểm dịch thực vật đúng yêu cầu, Hải quan mới làm thủ tục NK".
|
Xe ô tô chở hoa qua rnhập từ TP |
Quả thật, mọi vấn đề kiểm dịch ở cửa khẩu này diễn ra đúng như lời ông Trường nêu. Bởi chúng tôi được tận mắt chứng kiến sự mẫn cán của các nhân viên kiểm dịch khi thi hành công vụ. Khi chủ hàng đến làm thủ tục khai báo, các cán bộ kiểm dịch ra tận xe hàng lấy mẫu theo đúng tiêu chuẩn quy định. Ngoài việc kiểm tra bằng cảm quan như: Mắt nh́n, mũi ngửi, tay sờ... anh em c̣n sục sạo sâu bên trong từng xe hàng để lấy mẫu kiểm tra xem có các loại côn trùng, nấm bệnh, vi sinh vật gây hại hay không. Tất cả các mẫu kiểm tra đều được đưa ngay về trạm để thử "test".
Rất thận trọng khi trả lời từng câu hỏi của chúng tôi, ông Nguyễn Văn Học, Trạm trưởng Trạm kiểm dịch thực vật Tân Thanh nói: "Nếu... chưa phát hiện được có biểu hiện vi phạm, chúng tôi phải làm thủ tục cho lô hàng NK". Cũng theo lời ông Học cho biết, mới ngày 8.4.2004 vừa qua trạm đă phát hiện được một lô hàng là giống dâu có chứa rệp, trước đó anh em cũng phát hiện ra một lô hàng khoai tây giống có chứa nấm bệnh. Cả hai trường hợp này, kiểm dịch không làm thủ tục cho NK mà buộc chủ hàng phải trả về nơi xuất xứ hoặc tiêu huỷ.
|
Dùng xe ba gác đưa về |
Lực lượng chủ công trong việc bảo vệ an toàn thực phẩm hoa quả ở cửa khẩu Tân Thanh là trạm kiểm dịch y tế. Ông Triệu Văn Má, tổ phó tổ kiểm dịch cho biết: "Chưa hề phát hiện được". Tuy nhiên, ông Má cũng thừa nhận là phương tiện kiểm dịch của trạm c̣n quá nghèo nàn. Đứng ở vị trí tiền tiêu để bảo vệ an toàn thực phẩm cho hàng triệu người tiêu dùng, nhưng trạm mới chỉ được trang bị các "test" thử nhanh chỉ có khả năng phát hiện các hoá chất bảo vệ thực vật có gốc Carbamat, phốtphát, thio phốt phát và loại độc tố vi nấm có thể gây bệnh ung thư (Aflatoxin). Nếu dân buôn hoa quả sử dụng những loại hoá chất bảo vệ thực vật khác để chống nấm mốc, vi khuẩn gây ôi thối... theo những tỉ lệ tuỳ thích, có thể gây tác hại cho sức khoẻ người tiêu dùng th́ các phương tiện kiểm soát của trạm này coi như... "tịt". Trước câu hỏi của chúng tôi: Nếu hoa quả thực phẩm NK là những sản phẩm biến đổi gene, liệu có thể phát hiện để ngăn chặn? ông Má lắc đầu "Điều đó vượt quá khả năng của chúng tôi".
Để 6 tháng, hoa quả vẫn không héo
Theo lời của các thương lái chuyên kinh doanh mặt hàng hoa quả NK, P̣ Chài chỉ là chợ trung chuyển hoa quả từ khắp đất nước Trung Quốc đưa về để chuyển sang VN tiêu thụ qua cửa khẩu Tân Thanh. Để bảo vệ được hoa quả không bị ôi thối trong quá tŕnh vận chuyển cả hàng ngàn cây số, các chủ hàng đă sử dụng rất nhiều loại hoá chất bảo vệ thực vật có nồng độ sát khuẩn cao để diệt khuẩn, nấm mốc phá hoại.
|
Chợ bày bán hoa quả nhập lậu từ TQ |
Chính nhờ có sự tẩm ướp theo kiểu này mà các mặt hàng lê, táo, cam... để hàng tháng trời vẫn tươi rói như vừa mới thu hoạch. Để chứng minh cho những điều nêu trên, một cán bộ hải quan nói với chúng tôi: "Mùa thu hoạch táo bên Trung Quốc đă qua từ lâu, nhưng táo Trung Quốc NK vẫn chở ḱn ḱn qua biên giới". Theo lời các chủ hàng buôn hoa quả cho hay, hàng đă được tẩm ướp hoá chất có thể để từ 4 - 6 tháng mà không sợ héo và không ôi thối, hư hỏng. C̣n đó là hoá chất ǵ th́ đến ngay cả giới thương lái buôn hoa quả cũng không thể biết, bởi chủ hàng giấu kín bưng không hề tiết lộ. Một đồng nghiệp chúng tôi cho biết, có lần trót dại sục tay vào bể hoá chất đang ngâm táo, đêm đó anh phải đi cấp cứu v́ bỏng rát không thể chịu nổi. Vậy mà người tiêu dùng của ta vẫn cứ vô tư ăn những hoa quả đă được tẩm ướp những hoá chất này.
Vậy mà trên thị trường Hà Nội, TPHCM, Hải Pḥng... hoa quả TQ vẫn vô tư bày bán. Nhiều loại quả như lê, táo, dâu tây... bày cả tháng trời, dưới mưa nắng mà vẫn tươi nguyên như vừa hái trên cây xuống. Nhóm pV Điều tra
Không thể phát hiện thuốc bảo vệ thực vật và hoá chất bảo quản ngoài danh mục |
Các nhà khoa học Mỹ tiếp tục cảnh báo về nhiễm độc dioxin ở Biên Hoà:
Tránh sử dụng một số loại thực phẩm bị nhiễm độc
Tiến sĩ, bác sĩ Lê Kế Sơn - Giám đốc Quỹ Bảo trợ nạn nhân chất độc da cam khuyến cáo người dân ở Biên Hoà không nên ăn một số loại động vật có khả năng nhiễm dioxin cao.
Ngày 11.8, trên tạp chí Ngành nghề và Y học Môi trường, số tháng 8.2003, các nhà khoa học Mỹ đă công bố bản báo cáo: "Chất độc da cam vẫn tiếp tục nhiễm độc người dân và thực phẩm ở Biên Hoà", cho thấy "95% mẫu máu lấy từ 43 người ở Biên Hoà, t́m thấy có mức độ TCCDD cao (đây là chất độc nhất của dioxin). Thử nghiệm trên 16 mẫu gà, vịt, thịt lợn, ḅ, cá ếch ở chợ Biên Hoà, hồ Biên Hùng và một căn cứ quân sự cũ của Mỹ ở gần đó cho thấy mức dioxin cao đáng kể trong 6 mẫu. Các nhà khoa học Mỹ đă đưa ra kết luận: "Nguồn nhiễm độc ở Biên Hoà hiện vẫn là nguy cơ trực tiếp và dai dẳng đe doạ cuộc sống của người dân tại đây".
Năm 1999, cố Giáo sư, bác sĩ Lê Cao Đài (Uỷ ban Quốc gia điều tra về hậu quả chất độc hoá học dùng trong chiến tranh ở VN, nguyên Giám đốc Quỹ Bảo trợ nạn nhân chất độc da cam) đă cùng các cộng sự nghiên cứu và công bố mức độ nhiễm độc dio xin ở khu vực sân bay Biên Hoà: Theo tài liệu của Bộ Quốc pḥng Mỹ, vào trước năm 1971 đă xảy ra một vụ ṛ rỉ chất độc da cam, khoảng từ 5.000 tới 7.000 galong chất độc da cam tràn ra khu vực kho hoá chất trong khu vực sân bay Biên Hoà. Cố GS Lê Cao Đài đă đưa bốn mẫu đất được lấy trên bề mặt và ở độ sâu 20 - 30cm gửi đi Nhật Bản xét nghiệm, kết quả cho thấy 3 trên 4 mẫu có chứa nồng độ dioxin cao (1.160.000 ppt; 10.580 ppt và 606.969 ppt - nồng độ dioxin trong đất cho phép ở Mỹ là 1.000 ppt, nếu trên mức đó buộc dân phải cách ly và tẩy độc). Kết quả xét nghiệm máu ở một số người dân Biên Hoà (do các nhà khoa học Mỹ và VN thực hiện) đă công bố tại các hội nghị khoa học cho thấy 19/20 mẫu có nồng độ dioxin cao, trong đó có tới 15 mẫu có nồng độ dioxin đặc biệt cao (từ 20 lần đến 135 lần so với nồng độ b́nh thường). Các nhà khoa học Mỹ đưa ra nhận định: "Điều đáng quan tâm là nhiều người không từng sống ở khu vực sân bay Biên Hoà trong chiến tranh, thậm chí nhiều người ra đời sau chiến tranh vẫn có nồng độ dioxin trong máu cao".
Trong báo cáo công bố vào tháng 8 này, GS Amold Schecter (Trường Y tế cộng đồng - ĐHTH Texas ở Dallas) nhấn mạnh: "Có nhiều biện pháp giúp người dân tránh được nhiễm độc trong tương lai, trong đó có việc kêu gọi mọi người thay thế thực phẩm bị nhiễm độc bằng nguồn thực phẩm khác. Người ta không t́m thấy nhiều dấu vết dioxin c̣n lại ở trong đất, tuy nhiên dioxin có thể t́m thấy trong bùn lắng dưới đáy ao hồ và đây có thể là nguyên nhân khiến cá và vịt bị nhiễm độc nhiều hơn". Chiều 12.8, TS-BS Lê Kế Sơn - Giám đốc Quỹ Bảo trợ nạn nhân chất độc da cam cho biết: "Cần thiết phải khuyến cáo nhân dân ở vùng đất nhiễm dioxin cao không nên ăn các động vật có khả năng nhiễm dioxin cao, sống chủ yếu trong lớp bùn ao, nơi lắng đọng dioxin như cua, ốc, cá da trơn... để tránh dioxin xâm nhập vào cơ thể. L.H - M.H