Nguyễn Minh Quang & Đỗ Hiếu, RFA
Kể từ năm 1975, một hệ thống thủy lợi qui mô đă được xây dựng trong toàn vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) ở Việt Nam nhằm mục đích phát triển nhanh chóng vùng đồng bằng trù phú nầy. Có thể nói hệ thống thủy lợi đó đă góp phần không nhỏ trong việc phát triển kinh tế và xă hội của ĐBSCL và cho cả nước trong thời gian qua; nhưng cũng chính nó đă phát sinh ra nhiều vấn đề, mà ảnh hưởng tiêu cực càng ngày càng rơ nét, và có thể trở thành một lực cản cho việc phát triển kinh tế và xă hội bền vững của ĐBSCL trong tương lai.
Trong một chương tŕnh Khoa học và Môi trường trước, Kỹ sư (KS) Nguyễn Minh Quang đă tŕnh bày những sự kiện, mà theo Ông, là nguyên nhân trực tiếp của những vấn đề thủy lợi ở ĐBSCL hiện nay. Tuần nầy, chúng tôi kính mời quư thính giả theo dơi tiếp cuộc trao đổi với Ông.
Kỹ sư Quang là một kỹ sư công chánh chuyên nghiệp (professional engineer) của tiểu bang California và cũng là một chuyên viên thuộc Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam. Trước năm 1975, ông là một chuyên viên phục vụ tại Ủy ban Quốc gia Thủy lợi trực thuộc Bộ Công Chánh và Giao thông ở Sài G̣n, phụ trách công tác nghiên cứu và soạn thảo các kế hoạch phát triển thủy lợi ở miền Nam Việt Nam cũng như công tác đo đạc thủy học và tiên đoán lũ lụt ở ĐBSCL.
Hỏi: Trong một chương tŕnh trước, KS đă tŕnh bày chi tiết một trong những ảnh hưởng tiêu cực về mặt thủy học của hệ thống thủy lợi hiện nay ở ĐBSCL, đó là làm cho t́nh trạng lũ lụt ở ĐBSCL ngày càng thêm nghiêm trọng. Ngoài ảnh hưởng tiêu cực đối với t́nh trạng lũ lụt, hệ thống thủy lợi hiện nay ở ĐBSCL c̣n có ảnh hưởng tiêu cực nào khác về mặt thủy học không, thưa KS?
Đáp: Dạ thưa, một ảnh hưởng tiêu cực khác của hệ thống thủy lợi hiện nay ở ĐBSCL, cũng gây tai hại có lẽ không kém sự thay đổi t́nh trạng lũ lụt. Đó là t́nh trạng sạt lở và bồi lắng, không những trong sông rạch tự nhiên và kinh đào lớn nhỏ, kể cả sông Tiền và sông Hậu, mà nó c̣n có ảnh hưởng đến việc bồi đắp bờ biển ở phía Nam cửa sông Cửu Long, và có thể có ảnh hưởng đến sự an nguy của bán đảo Cà Mau trong tương lai.
Hỏi: T́nh trạng sạt lở và bồi lắng ở ĐBSCL hiện nay đă đến mức độ như thế nào?
Đáp: Dựa theo tin tức đăng tải trên báo chí trong nước, t́nh trạng sạt lở và bồi lắng đang diễn ra ở một mức độ chưa từng thấy ở khắp nơi trong ĐBSCL. Sạt lở diễn ra liên tục trong mùa lũ lẫn mùa cạn, từ thượng nguồn đến hạ nguồn sông Tiền và sông Hậu, trong các sông rạch nội đồng, và ngay cả vùng ven biển.
Thí dụ như ở tỉnh Đồng Tháp, có 89 khu vực sạt lở thuộc 42 xă, phường, thị trấn ven sông Tiền và Hậu với chiều dài khoảng 162 km, mà nghiêm trọng nhất là ở thị xă Sa Đéc. Ở tỉnh An Giang, có khoảng 50 điểm sạt lở mà nghiêm trọng nhất là thị trấn Tân Châu và xă Mỹ Ḥa Hưng thuộc thành phố Long Xuyên.
Ở tỉnh Vĩnh Long, có 56 điểm sạt lở bờ sông Hậu, Cổ Chiên, và Măng Thít với chiều dài khoảng 80 km. Tỉnh Cần Thơ có 14 điểm sạt lở. Tỉnh Hậu Giang có 3 điểm sạt lở lớn ở Ngả Sáu, Ngả Bảy, và kinh Xà No. Tỉnh Bến Tre có 2 điểm sạt lở ở sông An Hóa, huyện Châu Thành và sông Hàm Luông ở huyện Giồng Trôm. Ở tỉnh Bạc Liêu, mỗi năm có hàng chục vụ sạt lở dọc theo sông Gành Hào ở huyện Đông Hải và Giá Rai. Rạch Bảo Định ở thành phố Mỹ Tho cũng bị sạt lở.
Hỏi: C̣n t́nh trạng bồi lắng th́ ra sao, thưa KS?
Đáp: Thưa, mức độ bồi lắng ở ĐBSCL th́ cũng không kém so với mức độ sạt lở. Một thí dụ điển h́nh là sự xuất hiện của những “cồn mới nổi” trong sông Tiền ở xă An Phong, Tân B́nh và Tân Quới, tỉnh Đồng Tháp và trong sông Hậu ở xă Mỹ Ḥa Hưng, thành phố Long Xuyên. T́nh trạng bồi lắng khiến cho sông Ba Lai, một nhánh của sông Tiền, đang cạn dần.
Mức độ nghiêm trọng của t́nh trạng bồi lắng được thể hiện qua việc bồi lắp cửa Định An, một trong những cửa sông Hậu chảy ra biển Đông. Theo một nghiên cứu của Bộ Giao thông Vận tải Việt Nam, cửa Định An đang bị cát bồi lắp với một mức độ khủng khiếp khiến cho độ sâu ở đây chỉ c̣n khoảng 3 mét và không ổn định.
Hỏi: Như vậy, KS có thể giải thích thêm cho quư thính giả của Đài biết v́ sao hệ thống thủy lợi hiện nay đă ảnh hưởng đến t́nh trạng sạt lở và bồi lắng ở ĐBSCL?
Đáp: Theo khoa học sông ng̣i, một ḍng sông chỉ ổn định khi cơ chế và t́nh trạng thủy học của nó cân bằng với t́nh trạng địa chất ở nơi mà nó chảy qua. Khi sự cân bằng nầy mất đi, ḍng sông sẽ tự điều chỉnh để lập lại sự cân bằng đă mất qua hiện tượng sạt lở, bồi lắng, hoặc mănh liệt hơn là di chuyển ḷng lạch. Sạt lở xảy ra khi bờ hoặc đáy sông mất cân bằng do ḍng chảy trong sông đổi hướng hoặc gia tăng vận tốc. Khi vận tốc ḍng chảy giảm đi, phù sa sẽ lắng xuống gây bồi lắng.
Hệ thống thủy lợi hiện nay ở ĐBSCL đă làm cho cơ chế và t́nh trạng thủy học của sông Mekong mất cân bằng, không những trong lănh thổ Việt Nam mà cả trong lănh thổ Kampuchia, nhất là vùng dọc theo biên giới Việt-Miên. Ở thượng nguồn, hệ thống đê đập ngăn lũ không cho nước lũ chảy tràn qua biên giới mà tập trung vào sông rạch làm cho chiều sâu và vận tốc ḍng chảy gia tăng. Ở hạ nguồn, việc lấy nước canh tác cùng với hệ thống đê đập ngăn mặn và đê biển làm giảm vận tốc ḍng chảy, mà có nhiều nơi, nước không c̣n luân lưu được nữa.
Hỏi: KS có thể cho một thí dụ điển h́nh không?
Đáp: Có thể nói cống đập Ba Lai ở tỉnh Bến Tre là một thí dụ điển h́nh, v́ công tŕnh nầy là 1 trong 9 công tŕnh của dự án đại thủy nông có tên là Dự án Ngọt hóa Bắc Bến Tre, với kinh phí lên đến 1.230 tỉ đồng (khoảng 92 triệu Mỹ kim). Cống được khánh thành và đưa vào sử dụng ngày 30 tháng 4 năm 2002.
Từ đó đến nay, v́ cửa sông Ba Lai bị cống bít kín, nước sông Ba Lai dồn vào sông Giao Ḥa để chảy qua sông Mỹ Tho; do đó, nước chảy rất xiết và làm cho hai bờ sông đều bị sạt lở. Cống Ba Lai có lẽ cũng là nguyên nhân chính khiến cho cồn Bà Đáng ở huyện Châu Thành đang ch́m xuống sông Ba Lai.
Ngày trước, cồn có diện tích khoảng 300 ha được dự trù xây dựng điểm du lịch sinh thái, nay chỉ c̣n vài chục mét vuông mà thôi. Cũng cần nói thêm là, ngoài ảnh hưởng tiêu cực về mặt thủy học, cống Ba Lai c̣n có những ảnh hưởng tiêu cực khác, chẳng hạn như về mặt môi trường, nông ngư nghiệp, và xă hội.
Hỏi: Các cơ quan chức năng và những người có trách nhiệm hiện nay ở Việt Nam có nhận thấy ảnh hưởng của hệ thống thủy lợi đối với t́nh trạng sạt lở và bồi lắng ở ĐBSCL không, thưa KS?
Đáp: Theo nhận xét của tôi, các cơ quan chức năng và những người có trách nhiệm quy hoạch thủy lợi ở Việt Nam đă nhận thấy ảnh hưởng tai hại của hệ thống thủy lợi đối với t́nh trạng sạt lở và bồi lắng ở ĐBSCL, nhưng họ không muốn hoặc không dám khẳng định trực tiếp và rơ ràng.
Thí dụ như Phó giáo sư - Tiến sĩ Lê Minh Hùng, Viện Khoa học Thủy lợi th́ cho rằng “…t́nh trạng xói lở bờ sông, ḷng sông có nhiều nguyên nhân; trong đó nổi cộm là sự tác động trực tiếp từ con người.”
Giáo sư Tiến sĩ Vơ Ṭng Xuân, Hiệu trưởng Trường Đại học An Giang cũng nói rằng: “Ngày nay, do tác động của con người, ḍng chảy biến đổi nhanh, t́nh trạng sạt lở càng phức tạp.”
KS Huỳnh Thế Năng, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NNPTNT) An Giang th́ trực tiếp và rơ ràng hơn một chút, khi ông nhận xét như sau (trích nguyên văn): “Đến nay, việc quy hoạch khai thác cát, nuôi trồng thủy sản và hệ thống kênh thoát lũ ở ĐBSCL đang diễn ra một cách tự phát, mạnh và bất hợp làm ảnh hưởng bờ, gây xói lở vách sông. Khắc phục và điều chỉnh việc nầy vượt quá khả năng của từng địa phương. V́ vậy, rất cần Bộ NNPTNT tiến hành ngay đề tài nghiên cứu chuyên sâu, giúp các địa phương có cơ sở khoa học để hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại và khai thác lợi thế ḍng sông, theo định hướng phát triển bền vững cả về môi trường và xă hội.”
Hỏi: Có những biện pháp nào được đưa ra để khắc phục t́nh trạng sạt lở ở ĐBSCL không?
Đáp: Dạ thưa, chỉ có một vài biện pháp cục bộ được đưa ra ở một vài địa phương, nhưng những biện pháp nầy cũng không có hiệu quả, mặc dù rất tốn kém. Thí dụ như việc xây dựng bờ kè dài 612 m với trị giá khoảng 120 tỉ đồng để bảo vệ thị trấn Tân Châu, nhưng thị trấn nầy đang có nguy cơ ch́m xuống sông Tiền.
Gần đây hơn, một bờ kè ở Bạc Liêu cũng bị ch́m xuống sông v́ sạt lở. Bờ kè ở khu vực Tỉnh ủy An Giang ở thành phố Long Xuyên cũng đang bị sạt lở uy hiếp. C̣n những biện pháp tổng thể cho toàn vùng ĐBSCL, cũng theo lời KS Huỳnh Thế Năng, Giám đốc Sở NNPTNT An Giang, th́ chưa được nghiên cứu.
Hỏi: Trong phần đầu của chương tŕnh, KS có cho biết hệ thống thủy lợi hiện nay ở ĐBSCL có thể có ảnh hưởng đến việc bồi đấp bờ biển ở phía Nam cửa sông Cửu Long, và có thể có ảnh hưởng đến sự an nguy của bán đảo Cà Mau trong tương lai. KS có thể giải thích thêm về vấn đề nầy không ạ?
Đáp: Như chúng ta đă biết, vùng ĐBSCL h́nh thành do phù sa của sông Cửu Long bồi đấp, và hiện tượng nầy vẫn đang tiếp diễn. Ngày trước, phù sa trong nước lũ chảy tràn lắng đọng đồng đều ở nội đồng trong vùng Đồng Tháp Mười và Tứ giác Long Xuyên. Sự bồi lắng nầy tương đương với mức lún do nền đất phù sa nén lại, nên ĐBSCL vẫn duy tŕ được cao độ.
Hệ thống thủy lợi hiện nay ngăn chận phần lớn lượng nước lũ chảy tràn; do đó, vùng nội đồng không c̣n được bồi đắp như trước, mặt đất sẽ mất dần cao độ và toàn thể ĐBSCL có nguy cơ tụt thấp hơn mặt nước biển.
Phù sa trong nước lũ cũng được sông Tiền và Hậu mang ra biển Đông. Với một vận tốc cân bằng với ḍng nước biển ven bờ, lượng phù sa nầy lắng đọng ven bờ khiến bán đảo Cà Mau lấn ra biển hàng trăm mét mỗi năm. Hệ thống thủy lợi hiện nay không những làm giảm lượng phù sa mà c̣n làm tăng vận tốc ḍng chảy trong sông Tiền và sông Hậu. Hậu quả là lượng phù sa đă ít lại bị đẩy ra xa ngoài biển Đông nên không thể bồi đắp bán đảo Cà Mau như trước./.